CASTEL GANDOLFO - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các chính quyền tìm giải pháp chính trị cho các làn sóng di cư từ Phi Châu vượt Địa Trung Hải vào Âu Châu.
Lên tiếng sau khi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 31-8-2008 với hàng ngàn tín hữu hành hương tại dinh thự Castel Gandolfo, ĐTC nói:
”Trong những tuần lễ gần đây, thời sự ghi nhận sự gia tăng các vụ di cư bất hợp lệ từ Phi châu. Nhiều khi, cuộc vượt qua Địa Trung Hải tiến về Âu Châu, mà họ coi là một nơi hy vọng để tránh thoát những hoàn cảnh cam go và nhiều khi không thể chịu nổi, lại trở thành thảm trạng; như vụ đã xảy ra cách đây vài ngày dường như đã vượt lên trên cuộc vượt biên trước đây về con số cao các nạn nhân. Di dân là hiện tượng đã có ngay từ đầu lịch sử nhân loại, và vì thế, từ lâu nó vẫn có trong quan hệ giữa các dân nước. Nhưng vấn đề di cư trở thành một vấn đề cấp thiết trong thời đại ngày nay, gọi hỏi chúng ta, và trong khi kêu gọi tình liên đới của chúng ta, nó cũng đòi phải có những câu trả lời chính trị hữu hiệu. Tôi biết rằng nhiều giới chức thẩm quyền ở cấp miền, quốc gia và quốc tế đang quan tâm giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp: tôi ca ngợi và khích lệ các cấp chính quyền, xin họ tiếp tục hoạt động đầy công trạng ấy, với ý thức trách nhiệm và tinh thần nhân đạo. Cả những nước nguyên quán cũng cần chứng tỏ tinh thần trách nhiệm, không những vì đây là đồng bào của họ, nhưng cũng để loại bỏ những nguyên nhân gây ra sự di cư bất hợp pháp, cũng như để ngăn chặn ngay tại chỗ tất cả những hình thức tội phạm gắn liền với việc di cư này.
”Về phần mình, các nước Âu Châu và các nước là mục tiêu của các cuộc di cư cũng được mời gọi phát triển chung những sáng kiến và cơ cấu ngày càng thích hợp với những nhu cầu của người di cư bất hợp pháp. Và những người này cũng phải được giúp ý thức về giá trị sinh mạng của họ là một thiện ích duy nhất, luôn luôn quí giá, cần phải được bảo vệ trước những nguy hiểm rất trầm trọng họ gặp phải trong cuộc tìm kiếm những điều kiện sống tốt đẹp hơn, và cần giúp họ ý thức về nghĩa vụ tôn trọng luật pháp mà mọi người phải theo. Như một người Cha chung, tôi phải thấy nghĩa vụ sâu xa phải lưu ý mọi người về vấn đề này và kêu gọi sự cộng tác quảng đại của mỗi ngừơi và các tổ chức để đối phó với vấn đề này và tìm kiếm giải pháp. Xin Chúa tháp tùng chúng ta và làm cho những nỗ lực của chúng ta mang lại nhiều thành quả.”
Trong thời gian gần đây, nhiều thuyền nhân Phi châu vượt biên sang Italia đã bị thiệt mạng. Lính tuần duyên của Italia cũng bắt được nhiều người chuyên khai thác các thuyền nhân, tổ chức các cuộc vượt biên và bỏ rơi họ ở ngoài khơi.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC đã quảng diễn bài Phúc Âm chúa nhật thứ 22 thường niên. Ngài nói:
”Hôm nay, trong Tin Mừng, tông đồ Phêrô cũng xuất hiện hàng đầu. Nhưng Chúa nhật tuần trước chúng ta đã ngưỡng mộ thánh nhân vì niềm tin tinh tuyền nơi Chúa Giêsu, Đấng mà thánh nhân tuyên xưng là Đức Messia và là Con Thiên Chúa, lần này giai thoại tiếp ngay theo đó cho thấy một niềm tin của thánh nhân vẫn chưa trưởng thành và quá gắn bó với ”não trạng của thế gian này” (cf Rm 12,2). Thực vậy, khi Chúa Giêsu bắt đầu nói công khai về số phận đang chờ đợi ngài ở Jerusalem, nghĩa là ngài sẽ phải chịu đau khổ rất nhiều và bị giết, rồi sống lại, Phêrô phản đối và nói: ”Xin Chúa cứu Thầy khỏi điều đó; điều ấy sẽ không bao giờ xảy ra cho Thầy” (Mt 16,22). Hiển nhiên là Thầy và trò theo hai lối tư tưởng đối ngược nhau. Phêrô theo lý lẽ phàm nhân, và xác tín rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ để cho Con của Chúa kết thúc sứ mạng với cái chết trên thập giá. Trái lại Chúa Giêsu biết rằng, trong tình yêu thương bao la đối với nhân loại, Chúa Cha đã sai Ngài đến để hiến mạng sống vì họ, và nếu sứ mạng này bao gồm cuộc khổ nạn và cái chết, thì điều xảy ra như thế thật là chính đáng. Đàng khác, Chúa cũng biết rằng lời nói cuối cùng sẽ là sự phục sinh. Sự phản đối của Phêrô, tuy là do ngay tình và do tình yêu chân thành đối với Thầy, nhưng đối với Chúa Giêsu, nhưng thái độ ấy giống như một sự cám dỗ, một lời mời gọi hãy cứu mạng sống mình, trong khi chỉ qua việc mất mạng sống, Chúa mới nhận lại được cuộc sống mới mẻ và đời đời cho tất cả chúng ta.
”Nếu để cứu chúng ta, Con Thiên Chúa đã phải chịu đau khổ và chết vì đóng đanh, chắc chắn đó không phải vì kế hoạch tàn ác của Chúa Cha trên trời. Lý do là vì căn bệnh nặng nề mà Ngài phải chữa trị cho chúng ta: một sự ác nghiêm trọng và gây chết chóc đến độ nó đòi tất cả máu của Ngài. Thực vậy, chính nhờ sự chết và phục sinh mà Chúa Giêsu đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, tái lập chủ quyền của Thiên Chúa. Nhưng cuộc chiến đấu chưa chấm dứt; sự ác vẫn còn và kháng cự trong mọi thế hệ, kể cả trong thời đại chúng ta. Những kinh hoàng của chiến tranh, bạo lực trên người vô tội, lầm than và bất công đè nặng trên những người yếu là gì nếu chẳng phải là sự kháng cự của sự ác chống lại Nước Thiên Chúa? Và làm sao đáp lại bao nhiêu sự gian ác như thế nếu không bằng sức mạnh không võ trang của tình yêu chiến thắng oán thù, của sự sống không sợ chết? Đó chính là sức mạnh huyền nhiệm mà Chúa Giêsu đã dùng, dù không được cảm thông và bị nhiều môn đệ của Ngài bỏ rơi.
ĐTC nói tiếp:
”Anh chị em thân mến, để chu toàn công trình cứu chuộc, Đấng Cứu Thế tiếp tục liên kết với bản thân Ngài và sứ mạng của Ngài những người nam nữ sẵn sàng vác thánh giá và theo Ngài. Cũng như đối với Chúa Kitô, việc các tín hữu mang thánh giá không phải là điều tùy ý, nhưng là một sứ mạng phải đón nhận vì tình yêu. Trong thế giới chúng ta ngày nay, như bị sức mạnh chia rẽ và tàn phá thống trị, Chúa Kitô không ngừng đề nghị với tất cả mọi người lời mời gọi rõ ràng của Ngài: ”ai muốn làm môn đệ của Thầy, thì hãy từ bỏ sự ích kỷ của mình và vác thập giá với thầy”. Chúng ta hãy xin Mẹ Maria phù trợ, Mẹ là Đấng đầu tiên đã theo Chúa Giêsu trên đường thập giá cho đến cùng. Xin Mẹ giúp chúng ta quyết liệt đi theo Chúa, để dù trong thử thách chúng ta cảm nghiệm ngay từ bây giờ vinh quang của sự sống lại.
Lên tiếng sau khi đọc kinh Truyền Tin trưa chúa nhật 31-8-2008 với hàng ngàn tín hữu hành hương tại dinh thự Castel Gandolfo, ĐTC nói:
”Trong những tuần lễ gần đây, thời sự ghi nhận sự gia tăng các vụ di cư bất hợp lệ từ Phi châu. Nhiều khi, cuộc vượt qua Địa Trung Hải tiến về Âu Châu, mà họ coi là một nơi hy vọng để tránh thoát những hoàn cảnh cam go và nhiều khi không thể chịu nổi, lại trở thành thảm trạng; như vụ đã xảy ra cách đây vài ngày dường như đã vượt lên trên cuộc vượt biên trước đây về con số cao các nạn nhân. Di dân là hiện tượng đã có ngay từ đầu lịch sử nhân loại, và vì thế, từ lâu nó vẫn có trong quan hệ giữa các dân nước. Nhưng vấn đề di cư trở thành một vấn đề cấp thiết trong thời đại ngày nay, gọi hỏi chúng ta, và trong khi kêu gọi tình liên đới của chúng ta, nó cũng đòi phải có những câu trả lời chính trị hữu hiệu. Tôi biết rằng nhiều giới chức thẩm quyền ở cấp miền, quốc gia và quốc tế đang quan tâm giải quyết vấn đề di cư bất hợp pháp: tôi ca ngợi và khích lệ các cấp chính quyền, xin họ tiếp tục hoạt động đầy công trạng ấy, với ý thức trách nhiệm và tinh thần nhân đạo. Cả những nước nguyên quán cũng cần chứng tỏ tinh thần trách nhiệm, không những vì đây là đồng bào của họ, nhưng cũng để loại bỏ những nguyên nhân gây ra sự di cư bất hợp pháp, cũng như để ngăn chặn ngay tại chỗ tất cả những hình thức tội phạm gắn liền với việc di cư này.
”Về phần mình, các nước Âu Châu và các nước là mục tiêu của các cuộc di cư cũng được mời gọi phát triển chung những sáng kiến và cơ cấu ngày càng thích hợp với những nhu cầu của người di cư bất hợp pháp. Và những người này cũng phải được giúp ý thức về giá trị sinh mạng của họ là một thiện ích duy nhất, luôn luôn quí giá, cần phải được bảo vệ trước những nguy hiểm rất trầm trọng họ gặp phải trong cuộc tìm kiếm những điều kiện sống tốt đẹp hơn, và cần giúp họ ý thức về nghĩa vụ tôn trọng luật pháp mà mọi người phải theo. Như một người Cha chung, tôi phải thấy nghĩa vụ sâu xa phải lưu ý mọi người về vấn đề này và kêu gọi sự cộng tác quảng đại của mỗi ngừơi và các tổ chức để đối phó với vấn đề này và tìm kiếm giải pháp. Xin Chúa tháp tùng chúng ta và làm cho những nỗ lực của chúng ta mang lại nhiều thành quả.”
Trong thời gian gần đây, nhiều thuyền nhân Phi châu vượt biên sang Italia đã bị thiệt mạng. Lính tuần duyên của Italia cũng bắt được nhiều người chuyên khai thác các thuyền nhân, tổ chức các cuộc vượt biên và bỏ rơi họ ở ngoài khơi.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, ĐTC đã quảng diễn bài Phúc Âm chúa nhật thứ 22 thường niên. Ngài nói:
”Hôm nay, trong Tin Mừng, tông đồ Phêrô cũng xuất hiện hàng đầu. Nhưng Chúa nhật tuần trước chúng ta đã ngưỡng mộ thánh nhân vì niềm tin tinh tuyền nơi Chúa Giêsu, Đấng mà thánh nhân tuyên xưng là Đức Messia và là Con Thiên Chúa, lần này giai thoại tiếp ngay theo đó cho thấy một niềm tin của thánh nhân vẫn chưa trưởng thành và quá gắn bó với ”não trạng của thế gian này” (cf Rm 12,2). Thực vậy, khi Chúa Giêsu bắt đầu nói công khai về số phận đang chờ đợi ngài ở Jerusalem, nghĩa là ngài sẽ phải chịu đau khổ rất nhiều và bị giết, rồi sống lại, Phêrô phản đối và nói: ”Xin Chúa cứu Thầy khỏi điều đó; điều ấy sẽ không bao giờ xảy ra cho Thầy” (Mt 16,22). Hiển nhiên là Thầy và trò theo hai lối tư tưởng đối ngược nhau. Phêrô theo lý lẽ phàm nhân, và xác tín rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ để cho Con của Chúa kết thúc sứ mạng với cái chết trên thập giá. Trái lại Chúa Giêsu biết rằng, trong tình yêu thương bao la đối với nhân loại, Chúa Cha đã sai Ngài đến để hiến mạng sống vì họ, và nếu sứ mạng này bao gồm cuộc khổ nạn và cái chết, thì điều xảy ra như thế thật là chính đáng. Đàng khác, Chúa cũng biết rằng lời nói cuối cùng sẽ là sự phục sinh. Sự phản đối của Phêrô, tuy là do ngay tình và do tình yêu chân thành đối với Thầy, nhưng đối với Chúa Giêsu, nhưng thái độ ấy giống như một sự cám dỗ, một lời mời gọi hãy cứu mạng sống mình, trong khi chỉ qua việc mất mạng sống, Chúa mới nhận lại được cuộc sống mới mẻ và đời đời cho tất cả chúng ta.
”Nếu để cứu chúng ta, Con Thiên Chúa đã phải chịu đau khổ và chết vì đóng đanh, chắc chắn đó không phải vì kế hoạch tàn ác của Chúa Cha trên trời. Lý do là vì căn bệnh nặng nề mà Ngài phải chữa trị cho chúng ta: một sự ác nghiêm trọng và gây chết chóc đến độ nó đòi tất cả máu của Ngài. Thực vậy, chính nhờ sự chết và phục sinh mà Chúa Giêsu đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, tái lập chủ quyền của Thiên Chúa. Nhưng cuộc chiến đấu chưa chấm dứt; sự ác vẫn còn và kháng cự trong mọi thế hệ, kể cả trong thời đại chúng ta. Những kinh hoàng của chiến tranh, bạo lực trên người vô tội, lầm than và bất công đè nặng trên những người yếu là gì nếu chẳng phải là sự kháng cự của sự ác chống lại Nước Thiên Chúa? Và làm sao đáp lại bao nhiêu sự gian ác như thế nếu không bằng sức mạnh không võ trang của tình yêu chiến thắng oán thù, của sự sống không sợ chết? Đó chính là sức mạnh huyền nhiệm mà Chúa Giêsu đã dùng, dù không được cảm thông và bị nhiều môn đệ của Ngài bỏ rơi.
ĐTC nói tiếp:
”Anh chị em thân mến, để chu toàn công trình cứu chuộc, Đấng Cứu Thế tiếp tục liên kết với bản thân Ngài và sứ mạng của Ngài những người nam nữ sẵn sàng vác thánh giá và theo Ngài. Cũng như đối với Chúa Kitô, việc các tín hữu mang thánh giá không phải là điều tùy ý, nhưng là một sứ mạng phải đón nhận vì tình yêu. Trong thế giới chúng ta ngày nay, như bị sức mạnh chia rẽ và tàn phá thống trị, Chúa Kitô không ngừng đề nghị với tất cả mọi người lời mời gọi rõ ràng của Ngài: ”ai muốn làm môn đệ của Thầy, thì hãy từ bỏ sự ích kỷ của mình và vác thập giá với thầy”. Chúng ta hãy xin Mẹ Maria phù trợ, Mẹ là Đấng đầu tiên đã theo Chúa Giêsu trên đường thập giá cho đến cùng. Xin Mẹ giúp chúng ta quyết liệt đi theo Chúa, để dù trong thử thách chúng ta cảm nghiệm ngay từ bây giờ vinh quang của sự sống lại.