Thảm cảnh của người di cư lén lút
Một số nhận định của Đức Ông Vittorio Nozza, Giám Đốc Caritas Italia về thảm cảnh của người di cư lén lút vào Italia
Trong tuần qua lại có thêm mấy trăm người di cư lén lút được hải quan Italia vớt trên eo biển ngoài khơi đảo Lampedusa mạn cực nam Italia. Nhưng đồng thời người ta cũng vớt được mấy chục xác người tị nạn chết trên biển dạt vào bờ, vì thuyền nhỏ hay canô của họ bị chìm.
Những người di cư này thuộc nhiều quốc tích khác nhau, đa số là người dân các nước Phi châu, nhưng cũng có người các nước Đông Âu và Á châu. Đã xảy ra nhiều vụ đắm tầu thê thảm khiến cho hàng trăm người di cư bị chết.
Năm 1996 một tầu chở người di cư bị đắm ngoài khơi Tunisi khiến cho 283 người bị chết và mắc vào lưới của các người đánh cá dưới lòng biển cả mấy tháng trời. Ngày 25 tháng 12 năm 1996 có thêm 300 người khác chết vì tầu bị chìm ngoài khơi giữa đảo Malta và đảo Sicilia, vì tầu hàng Libăng Friendship đụng tầu Yohan. Ngày 20 tháng 6 năm 2003 một chiếc tầu chở 250 người di cư lén lút bị đắm ngoài khơi Tunisi khiến cho 50 người chết và 160 người bị mất tích. Rồi ngày mùng 4 tháng 10 năm 2004 một tầu chở người di cư bị đắm ngoài khơi Tunisi khiến cho 17 người chết và 40 người bị mất tích. Ngày 19 tháng 8 năm 2006 một chiếc thuyền chở 120 người di cư được hải quân Italia cứu. Chiếc thuyền bị lật khiến cho 10 người chết và 40 người bị mất tích. Ngay 17 tháng 5 năm 2006 một thuyền chở 66 người di cư lênh đênh nhiều ngày trên biển khiến cho 50 người thiệt mạng. Và mới nhất là ngày mùng 7 tháng 6 vừa qua một tầu chở 150 người di cư khởi hành từ cảng Zuwarah bên Libia bị chìm khiến cho 40 người chết và 100 người mất tích.
Người di cư từ các nước Mali, Niger, Ciad và Etiopia đến Libia, và từ Libia lén lút vào Italia. Libia có 5,5 triệu dân và có từ 1,2 tới 1,5 triệu người di cư lén lút. Năm 2006 đã có 21.400 người từ Libia di cư lén lút vào Italia, năm 2007 có gần 17.000 người.
Ngày 18-6-2008 Quốc Hội Âu châu đã bỏ phiếu các luật mới về di cư và hồi hương những người di cư bất hợp pháp. Luật mới cố gắng dung hoà nhu cầu tiếp đón nhân công, cần thiết cho sức phát triển kinh tế của nhiều nước trong Liên Hiệp, điển hình như Đức, Pháp, Italia và Tây Ban Nha, với tình liên đới và vấn đề an ninh. Ủy Ban di cư Âu châu cho biết nếu không có làn sóng di cư hàng năm cung cấp cho các quốc gia trong Liên Hiệp 1,5 đến 2 triệu nhân công, thì vào năm 2050 Âu châu sẽ mất 100 triệu công nhân. Vì thế cần phải điều hành nhu cầu công nhân làm sao để nền kinh tế Âu châu không bị thiệt thòi. Hiện nay người di cư xin thường trú có 70% cơ may được chấp nhận tại Đức, 2% tại Hy Lạp và 0% tại Slovac. Có 1 triệu người tị nạn được thừa nhận và hằng năm có 200.000 đơn xin.
Chính quyền Italia cũng đưa ra luật ngặt hơn đối với người di cư, và trong các tuần qua đã có nhiều cuộc bố ráp bắt giữ và trục xuất các người di cư bất hợp pháp. Người di cư bất hợp pháp có thể bị tù tới 18 tháng.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Ông Vittorio Nozza, Giám Đốc Caritas Italia, về thảm cảnh của người di cư lén lút vào Italia.
Hỏi: Thưa Đức Ông, ngày 16 tháng 6 vừa qua lại xảy ra cảnh hàng chục người di cư lén lút vào Italia bằng đường biển bị thiệt mạng. Rồi ngày 17 tháng 6 lại có thêm hàng trăm người cặp bờ biển Lampedusa nữa. Không thể ngăn chặn làn sóng người di cư trốn chạy quê hương của họ, trả tiền để được chở lén lút vào Italia, hay sao thưa Đức Ông?
Đáp: Từ nhiều năm nay chúng ta đã chứng kiến cảnh di cư liên tục này. Nó diễn tả sự tuyệt vọng của những người phải rời bỏ quê hương của họ vì cảnh chiến tranh hay đói kém. Và làn sóng di cư này không kiềm hãm được, mặc dù các chính quyền có đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn làn sóng di cư. Do đó hoặc phải coi hiện tượng di cư như là một thực tại của hiện tại và tương lai, và có các hành động giúp điều khiển được nó, hoặc tiếp tục phân tán nghị lực trong các hành động ngăn chặn từng chứng minh cho thấy và tiếp tục chứng minh cho thấy chúng không hữu hiệu.
Hỏi: Thưa Đức Ông, nếu có cơ may có thể thay đổi được, thì cơ may đó là gì? Nghĩa là theo Đức Ông, phải làm những gì để có các giải pháp hữu hiệu cho vấn đề di cư?
Đáp: Trước hết phải củng cố và gia tăng các liên hệ giữa các chính quyền của người di cư và các chính quyền các nước nơi người di cư muốn tới. Chắc chắn là đã có một số nỗ lực nào đó, nhưng chúng đã không được thực hiện một cách xác tín và cương quyết. Trái lại cần phải tổ chức làm sao để có thể điều khiển được các hiện tượng di cư này. Ngoài ra cũng cần phải thay đổi tâm thức chính trị nữa. Trong thời đại có các dân tộc di chuyển, và toàn bộ các dân tộc này di chuyển, thì không thể giả bộ quay mặt đi nơi khác được. Thái độ quay mặt làm lơ như thế là một món qùa đối với các tổ chức tội phạm lợi dụng làn sóng di cư để làm tiền. Cần phải săn sóc, theo dõi và hướng dẫn làn sóng di cư, mà các tổ chức tội phạm này muốn hướng tới các hoạt động phạm pháp. Ngay cả khi giữa các quốc gia có sự đồng ý với nhau, thái độ qúa dễ dãi cũng dẫn đưa tới tình trạng không thể điều khiến được hiện tượng di cư nữa.
Hỏi: Trong một hoàn cảnh như thế các dịch vụ làm tiền liên quan tới hiện tượng người di cư do các tổ chức tội phạm chủ mưu, có sức nặng nào thưa Đức Ông?
Đáp: Các nhóm tội phạm tổ chức các chuyến đi này của người di cư lén lút hiện nay thu nhập số tiền lời có thể so sánh với nạn buôn bán ma túy. Vì thế cần có một hành động cụ thể bảo đảm cho các cơ cấu quốc gia có thể kiểm soát các vùng đất của mình, bảo đảm sự tự do và phẩm giá của người di cư, cũng như sự an toàn cá nhân của họ. Và phải luôn nhớ rằng sự cung cấp công ăn việc làm và nhà ở cho họ là phương thế hữu hiệu nhất để cho các đám đông tuyệt vọng này không rơi vào tay của các tổ chức tội phạm, và nỗ lực giúp họ hội nhập môi trường sống là khí giới định đoạt giúp đương đầu với các vấn đề này.
Hỏi: An ninh và hội nhập có phải là các phương thức đối nghịch nhau không thưa Đức Ông?
Đáp: Tôi không thấy chúng đối nghịch với nhau, cả khi chúng ta có dùng sự hội nhập để đối chọi với vấn đề an ninh đi nữa; bởi vì chúng tôi chủ trương rằng để hiện tượng di cư được xảy ra trong sự tôn trọng công lý và pháp luật, cần phải có một lối thoát, mà chỉ có sự hội nhập mới có thể bảo đảm được mà thôi. Cần phải có các nguồn tài lực thích hợp. Chúng ta cứ xem hiện nay tại Italia đã có rất nhiều người di cư có cuộc sống bình thường: trên tổng số 4 triệu người di cư đã có hơn 3 triệu người có nhà ở, được học hành và cũng có công ăn việc làm vv... Một vài dân tộc như các dân tộc Đông Âu lại gần gũi với chúng ta hơn, vì họ cũng có nền văn hóa giống nền văn hóa của Italia, do đó tiến trình hội nhập lại càng mau chóng hơn nữa. Nhưng sự kiện này không được khiến cho chúng ta bỏ quên các anh chị em thuộc các quốc gia nghèo miền nam bán cầu tìm di cư đến đất nước của chúng ta. Như thế mục đích chiến thuật là củng cố việc hội nhập của người di cư, bằng cách giải quyết vấn đề thiếu nhà ở và nạn bàn giấy chậm chạp rườm rà, và biến sự di cư bình thường hợp pháp trở thành một lãnh vực, trong đó có thể điều hợp những người mới tới. Nhưng rất tiếc là 50 triệu Euros của tài khóa năm 2007 đã bị tiêu một cách khác đi, chứ không cho các chương trình hội nhập người di cư.
Hỏi: Thưa Đức Ông, chính quyền Italia đã xin Liên Hiệp Âu Châu trợ giúp vì một mình Italia không có khả năng ngăn chặn làn sóng người di cư vào Âu châu qua ngã Italia, Đức Ông nghĩ sao?
Đáp: Dĩ nhiên là một mình Italia không thể đương đầu với làn sóng di cư lén lút ngày càng gia tăng này. Vấn đề không phải là giải tỏa cho bằng đồng hành và điều hành làn sóng đó. Hiện tượng di cư đã trở thành rộng lớn tới độ chỉ có thể giải quyết nó trên bình diện Âu châu. Đương nhiên là Italia phải trực tiếp chịu sức nặng của hiện tượng di cư hơn các quốc gia khác, vì là quốc gia gần nhất với Phi châu và một số nước Đông Âu khác, cũng như có nhiều bờ biển dễ cặp bến nhất, và các hải cảng của Italia đã từng nằm trong lộ trình hàng hải từ xa xưa. Do đó Italia phải có một đường lối chính trị di cư phản ánh các dấn thân của các chủ thể khác nhau cùng dấn thân trong việc giải quyết vấn đề. Sau cùng Italia cũng như Âu châu phải bước vào trong một viễn tượng mới. Nghĩa là phải xác tín rằng vấn đề đích thật không phải là số người di cư cần cho phép thường trú, mà là các dụng cụ giúp đồng hành với họ và giúp họ hội nhập. Ngoài ra sự kiện cánh tay của người di cư hữu dụng cho Italia, thì các kỹ nghệ gia và các hãng xưởng doanh thương đã chứng minh cho thấy với số nhân công họ yêu cầu và thâu dụng, chứ không phải tổ chức Caritas.
(Avvenire 18-6-2008)
Một số nhận định của Đức Ông Vittorio Nozza, Giám Đốc Caritas Italia về thảm cảnh của người di cư lén lút vào Italia
Trong tuần qua lại có thêm mấy trăm người di cư lén lút được hải quan Italia vớt trên eo biển ngoài khơi đảo Lampedusa mạn cực nam Italia. Nhưng đồng thời người ta cũng vớt được mấy chục xác người tị nạn chết trên biển dạt vào bờ, vì thuyền nhỏ hay canô của họ bị chìm.
Những người di cư này thuộc nhiều quốc tích khác nhau, đa số là người dân các nước Phi châu, nhưng cũng có người các nước Đông Âu và Á châu. Đã xảy ra nhiều vụ đắm tầu thê thảm khiến cho hàng trăm người di cư bị chết.
Năm 1996 một tầu chở người di cư bị đắm ngoài khơi Tunisi khiến cho 283 người bị chết và mắc vào lưới của các người đánh cá dưới lòng biển cả mấy tháng trời. Ngày 25 tháng 12 năm 1996 có thêm 300 người khác chết vì tầu bị chìm ngoài khơi giữa đảo Malta và đảo Sicilia, vì tầu hàng Libăng Friendship đụng tầu Yohan. Ngày 20 tháng 6 năm 2003 một chiếc tầu chở 250 người di cư lén lút bị đắm ngoài khơi Tunisi khiến cho 50 người chết và 160 người bị mất tích. Rồi ngày mùng 4 tháng 10 năm 2004 một tầu chở người di cư bị đắm ngoài khơi Tunisi khiến cho 17 người chết và 40 người bị mất tích. Ngày 19 tháng 8 năm 2006 một chiếc thuyền chở 120 người di cư được hải quân Italia cứu. Chiếc thuyền bị lật khiến cho 10 người chết và 40 người bị mất tích. Ngay 17 tháng 5 năm 2006 một thuyền chở 66 người di cư lênh đênh nhiều ngày trên biển khiến cho 50 người thiệt mạng. Và mới nhất là ngày mùng 7 tháng 6 vừa qua một tầu chở 150 người di cư khởi hành từ cảng Zuwarah bên Libia bị chìm khiến cho 40 người chết và 100 người mất tích.
Người di cư từ các nước Mali, Niger, Ciad và Etiopia đến Libia, và từ Libia lén lút vào Italia. Libia có 5,5 triệu dân và có từ 1,2 tới 1,5 triệu người di cư lén lút. Năm 2006 đã có 21.400 người từ Libia di cư lén lút vào Italia, năm 2007 có gần 17.000 người.
Ngày 18-6-2008 Quốc Hội Âu châu đã bỏ phiếu các luật mới về di cư và hồi hương những người di cư bất hợp pháp. Luật mới cố gắng dung hoà nhu cầu tiếp đón nhân công, cần thiết cho sức phát triển kinh tế của nhiều nước trong Liên Hiệp, điển hình như Đức, Pháp, Italia và Tây Ban Nha, với tình liên đới và vấn đề an ninh. Ủy Ban di cư Âu châu cho biết nếu không có làn sóng di cư hàng năm cung cấp cho các quốc gia trong Liên Hiệp 1,5 đến 2 triệu nhân công, thì vào năm 2050 Âu châu sẽ mất 100 triệu công nhân. Vì thế cần phải điều hành nhu cầu công nhân làm sao để nền kinh tế Âu châu không bị thiệt thòi. Hiện nay người di cư xin thường trú có 70% cơ may được chấp nhận tại Đức, 2% tại Hy Lạp và 0% tại Slovac. Có 1 triệu người tị nạn được thừa nhận và hằng năm có 200.000 đơn xin.
Chính quyền Italia cũng đưa ra luật ngặt hơn đối với người di cư, và trong các tuần qua đã có nhiều cuộc bố ráp bắt giữ và trục xuất các người di cư bất hợp pháp. Người di cư bất hợp pháp có thể bị tù tới 18 tháng.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của Đức Ông Vittorio Nozza, Giám Đốc Caritas Italia, về thảm cảnh của người di cư lén lút vào Italia.
Hỏi: Thưa Đức Ông, ngày 16 tháng 6 vừa qua lại xảy ra cảnh hàng chục người di cư lén lút vào Italia bằng đường biển bị thiệt mạng. Rồi ngày 17 tháng 6 lại có thêm hàng trăm người cặp bờ biển Lampedusa nữa. Không thể ngăn chặn làn sóng người di cư trốn chạy quê hương của họ, trả tiền để được chở lén lút vào Italia, hay sao thưa Đức Ông?
Đáp: Từ nhiều năm nay chúng ta đã chứng kiến cảnh di cư liên tục này. Nó diễn tả sự tuyệt vọng của những người phải rời bỏ quê hương của họ vì cảnh chiến tranh hay đói kém. Và làn sóng di cư này không kiềm hãm được, mặc dù các chính quyền có đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn làn sóng di cư. Do đó hoặc phải coi hiện tượng di cư như là một thực tại của hiện tại và tương lai, và có các hành động giúp điều khiển được nó, hoặc tiếp tục phân tán nghị lực trong các hành động ngăn chặn từng chứng minh cho thấy và tiếp tục chứng minh cho thấy chúng không hữu hiệu.
Hỏi: Thưa Đức Ông, nếu có cơ may có thể thay đổi được, thì cơ may đó là gì? Nghĩa là theo Đức Ông, phải làm những gì để có các giải pháp hữu hiệu cho vấn đề di cư?
Đáp: Trước hết phải củng cố và gia tăng các liên hệ giữa các chính quyền của người di cư và các chính quyền các nước nơi người di cư muốn tới. Chắc chắn là đã có một số nỗ lực nào đó, nhưng chúng đã không được thực hiện một cách xác tín và cương quyết. Trái lại cần phải tổ chức làm sao để có thể điều khiển được các hiện tượng di cư này. Ngoài ra cũng cần phải thay đổi tâm thức chính trị nữa. Trong thời đại có các dân tộc di chuyển, và toàn bộ các dân tộc này di chuyển, thì không thể giả bộ quay mặt đi nơi khác được. Thái độ quay mặt làm lơ như thế là một món qùa đối với các tổ chức tội phạm lợi dụng làn sóng di cư để làm tiền. Cần phải săn sóc, theo dõi và hướng dẫn làn sóng di cư, mà các tổ chức tội phạm này muốn hướng tới các hoạt động phạm pháp. Ngay cả khi giữa các quốc gia có sự đồng ý với nhau, thái độ qúa dễ dãi cũng dẫn đưa tới tình trạng không thể điều khiến được hiện tượng di cư nữa.
Hỏi: Trong một hoàn cảnh như thế các dịch vụ làm tiền liên quan tới hiện tượng người di cư do các tổ chức tội phạm chủ mưu, có sức nặng nào thưa Đức Ông?
Đáp: Các nhóm tội phạm tổ chức các chuyến đi này của người di cư lén lút hiện nay thu nhập số tiền lời có thể so sánh với nạn buôn bán ma túy. Vì thế cần có một hành động cụ thể bảo đảm cho các cơ cấu quốc gia có thể kiểm soát các vùng đất của mình, bảo đảm sự tự do và phẩm giá của người di cư, cũng như sự an toàn cá nhân của họ. Và phải luôn nhớ rằng sự cung cấp công ăn việc làm và nhà ở cho họ là phương thế hữu hiệu nhất để cho các đám đông tuyệt vọng này không rơi vào tay của các tổ chức tội phạm, và nỗ lực giúp họ hội nhập môi trường sống là khí giới định đoạt giúp đương đầu với các vấn đề này.
Hỏi: An ninh và hội nhập có phải là các phương thức đối nghịch nhau không thưa Đức Ông?
Đáp: Tôi không thấy chúng đối nghịch với nhau, cả khi chúng ta có dùng sự hội nhập để đối chọi với vấn đề an ninh đi nữa; bởi vì chúng tôi chủ trương rằng để hiện tượng di cư được xảy ra trong sự tôn trọng công lý và pháp luật, cần phải có một lối thoát, mà chỉ có sự hội nhập mới có thể bảo đảm được mà thôi. Cần phải có các nguồn tài lực thích hợp. Chúng ta cứ xem hiện nay tại Italia đã có rất nhiều người di cư có cuộc sống bình thường: trên tổng số 4 triệu người di cư đã có hơn 3 triệu người có nhà ở, được học hành và cũng có công ăn việc làm vv... Một vài dân tộc như các dân tộc Đông Âu lại gần gũi với chúng ta hơn, vì họ cũng có nền văn hóa giống nền văn hóa của Italia, do đó tiến trình hội nhập lại càng mau chóng hơn nữa. Nhưng sự kiện này không được khiến cho chúng ta bỏ quên các anh chị em thuộc các quốc gia nghèo miền nam bán cầu tìm di cư đến đất nước của chúng ta. Như thế mục đích chiến thuật là củng cố việc hội nhập của người di cư, bằng cách giải quyết vấn đề thiếu nhà ở và nạn bàn giấy chậm chạp rườm rà, và biến sự di cư bình thường hợp pháp trở thành một lãnh vực, trong đó có thể điều hợp những người mới tới. Nhưng rất tiếc là 50 triệu Euros của tài khóa năm 2007 đã bị tiêu một cách khác đi, chứ không cho các chương trình hội nhập người di cư.
Hỏi: Thưa Đức Ông, chính quyền Italia đã xin Liên Hiệp Âu Châu trợ giúp vì một mình Italia không có khả năng ngăn chặn làn sóng người di cư vào Âu châu qua ngã Italia, Đức Ông nghĩ sao?
Đáp: Dĩ nhiên là một mình Italia không thể đương đầu với làn sóng di cư lén lút ngày càng gia tăng này. Vấn đề không phải là giải tỏa cho bằng đồng hành và điều hành làn sóng đó. Hiện tượng di cư đã trở thành rộng lớn tới độ chỉ có thể giải quyết nó trên bình diện Âu châu. Đương nhiên là Italia phải trực tiếp chịu sức nặng của hiện tượng di cư hơn các quốc gia khác, vì là quốc gia gần nhất với Phi châu và một số nước Đông Âu khác, cũng như có nhiều bờ biển dễ cặp bến nhất, và các hải cảng của Italia đã từng nằm trong lộ trình hàng hải từ xa xưa. Do đó Italia phải có một đường lối chính trị di cư phản ánh các dấn thân của các chủ thể khác nhau cùng dấn thân trong việc giải quyết vấn đề. Sau cùng Italia cũng như Âu châu phải bước vào trong một viễn tượng mới. Nghĩa là phải xác tín rằng vấn đề đích thật không phải là số người di cư cần cho phép thường trú, mà là các dụng cụ giúp đồng hành với họ và giúp họ hội nhập. Ngoài ra sự kiện cánh tay của người di cư hữu dụng cho Italia, thì các kỹ nghệ gia và các hãng xưởng doanh thương đã chứng minh cho thấy với số nhân công họ yêu cầu và thâu dụng, chứ không phải tổ chức Caritas.
(Avvenire 18-6-2008)