Huế - Thứ 7 ngày 17 tháng 5 năm 2008, các bạn sinh viên năm cuối học tập nơi đây đã có buổi gặp gỡ Bế Giảng, tại hội trường Dòng Thánh Tâm. “Mục đích của buổi gặp gỡ này là giúp cho các bạn sinh viên có thêm cơ hội biết nhau, hiểu nhau hơn để cùng giúp nhau, giúp nhau không phải là những cái mường tượng mà là bằng những công việc cụ thể trong cuộc sống tương lai mai này” – Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, đặc trách sinh viên Huế, nói.
Đồng hành với các bạn sinh viên ngày hôm nay, không chỉ có các Cha, các Sơ trong Ban Đặc trách sinh viên Huế mà còn có sự góp mặt của Nữ tu M. Thécla Trần Thị Giồng - Tiến sĩ Tư Vấn Tâm Lý. Được biết Sơ là người gốc Huế, hiện đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Là một con người ngiêm túc trong công việc nên dù bận rộn, Sơ vẫn giữ đúng lời hứa để có mặt trong buổi gặp gỡ này.
Không giống như những buổi gặp gỡ trước, cuộc gặp gỡ lần này có sự trầm lắng bởi bao nỗi lo toan cho kì thi tốt nghiệp, cho công việc và cho tương lai sắp tới đang hiện rõ trên từng khuôn mặt của sinh viên năm cuối. Không lo sao được khi trước mắt mỗi người khi ra trường là cả một tương lai, không lo sao được khi chiếc bằng Đại học mới chỉ bằng 1/10 đoạn đường của mỗi người. Trường đời là môi trường đòi hỏi ở mỗi sinh viên một khả năng thực sự mới có thể trụ vững được. Vậy làm sao để bước vào đời một cách vững vàng? Đó là câu hỏi được nhiều bạn sinh viên đặt ra.
Giải đáp câu hỏi này Tiến sĩ tâm lý M. Thécla đã đi vào phân tích và đưa ra cho các bạn sinh viên những đường hướng cần thiết.
Mỗi biến cố là một khởi điểm, các bạn tốt nghiệp Đại học với tấm bằng trên tay mới chỉ là một mốc khởi điểm mới để bước vào đời. Nhưng để có được một khởi điểm tốt, mỗi bạn cần có sự đầu tư, chuẩn bị về tri thức, chuẩn bị về vốn sống và chuẩn bị cả về đạo đức. “ Tuổi trẻ không cố gắng thì tuổi già sẽ ân hận; tuổi trẻ gieo thì tuổi già gặt; tuổi trẻ đầu tư thì tuổi già lấy cả vốn lẫn lãi”. Tuổi trẻ là một công trình đang bỏ ngỏ và mỗi người phải biết tự xây cho hoàn thiện công trình đó, Tiến sĩ nói.
Nữ tu cũng đề cập đến “vận may”. Muốn có đựơc sinh ngữ, muốn có được kiến thức, … thì phải học, chính điều đó sẽ tạo ra vận may cho mỗi người, không có cái gì tự nhiên mà có, chính vì thế để có được vận may khi vào đời mỗi người phải chuẩn bị hàng ngày, nỗ lực hàng ngày nhằm tạo ra cho mình một khả năng về trí tuệ, tạo cho mình một vận may để có thể chủ động tạo cho mình một vận may.
Sơ cũng chia sẻ thêm: “Cái khởi điểm không quan trọng mà quan trọng là điểm tới”. Vì thế ngay khi ra trường mỗi bạn sinh viên phải biết bắt đầu nỗ lực để tìm điểm đến cho tương lai. Chính nỗ lực sẽ tạo nên sự khác biệt.
Đến với sinh viên lần này, không quên nhắc lại hai chữ “Nghiêm túc” trong lần gặp gỡ trước, Tiến Sĩ cũng dành tặng cho các bạn sinh viên chữ “Nhẫn”. Chữ “Nhẫn” có giá trị quan trọng đối với mỗi bạn khi ra trường. Sơ phân tích thêm: “Trong nhẫn có nhịn và trong nhịn có nhục”, để cho người khác sai bảo chính là những thử thách bước đầu mà các bạn sinh viên bắt buộc phải vượt qua”.
Sơ M. Thécla cũng đề cập đến vấn đề thời gian: “ Thời gian là của cải Chúa ban, là nén vàng Chúa trao cho mỗi người, vì thế phải biết tân dụng thời gian để sử dụng hết nén vàng đó. Đừng ngại ít hay nhiều mà điều quan trọng là chúng ta dùng đến nó – Sơ nói.
Khi nói đến vấn đề lựa chọn công việc, Sơ cũng định hướng: “Nên bắt đầu từ những cái thấp nhất, đừng ngại lương thấp, đừng ngại lao động và cũng đừng ngại khó nhọc. Đó là công việc của các sinh viên khi ra trường. Có những công việc giúp cho mình lớn lên và cũng có những công việc làm cho mình dậm chân tại chỗ thậm chí là bị thụt lùi. Do đó phải biết lựa chọn những công việc có sự thử thách và đòi hỏi sự sáng tạo để có cơ hội tiến triển trong nghề, trong nghiệp”.
Điều cuối cùng Sơ bày tỏ trong buổi gặp gỡ, đó là làm sao mỗi bạn bước vào đời với cái vui, cái năng lực (sức sống); đó là cái đẹp, cái duyên và là yếu tố thành công. Điều đó được thể hiện qua ánh mắt “Nhìn vào con mắt thấy tràn đầy sức sống và hi vọng” - Sơ nói:
Khi được hỏi về tâm trạng, khi tâm sự với các bạn sinh viên Huế, Sơ cho biết: “ Với kinh nghiệm dạy học, Sơ có nhiều điều thao thức muốn dặn dò với các bạn sinh viên (vì Sơ là người trong nhà Dòng giáo dục). Khi tiếp súc với giới trẻ Sơ thấy nhiều cái “sốt ruột”. Thêm vào đó vì sợ không còn dịp gặp lại nên Sơ cố gắng nói, nói làm sao để lọt tai và đặc biệt là để “lọt lòng”, để các bạn sinh viên cảm nhận được điều mình nói. Điều mà sơ muốn gửi gắm tới các bạn đó là: “ làm sao để các em có ý thức, để xây dựng cho mình một cuộc đời có giá trị, có ý nghĩa.”
Còn sơ Anna Nguyễn Thị Hồng Nhung - Dòng Mến Thánh Giá Huế - trong Ban đặc trách sinh viên Huế, nhắn nhủ tới các bạn sinh viên khi ra trường đó là: “ Mỗi người khi ra trường, hãy đưa tất cả những gì mình đã học được từ trường Đại học và phong trào sinh viên Công Giáo để phục vụ xã hội và Giáo Hội, hầu trả ơn cho những người mình đã mang ơn để xứng đáng là con của Thiên Chúa, là con của Giáo Hội”.
Sau buổi gặp gỡ, các bạn sinh viên có cuộc thảo luận câu hỏi về “Thành tựu của cuộc sống” nhiều bạn sinh viên đã đưa ra quan điểm của mình
Bạn Anna Nguyễn Thị Kim Oanh cho biết: “Mình nhận thấy muốn có được giá trị của cuộc sống thì cần có sự chuẩn bị, chuẩn bị tốt sẽ có được thành công đó là một thành tựu”.Còn bạn An tôn Hồ Đắc Dũng, sinh viên khoa công nghệ thông tin - trường Đại học khoa học Huế, bày tỏ: “ Mỗi người sau khi đã trưởng thành, chuẩn bị cho mình một hành trang để bước vào đời, trở thành những người có ích cho xã hội và Giáo hội thì cần định hướng con đường mình đi, xây dựng được cho mình một tương lai bền vững. Sống làm sao để cảm thấy tâm hồn mình luôn được bình an, để vững tin trên đường đời. Đó cũng là một khía cạnh của thành tựu.”
Qua những ý kiến về “Thành tựu của cuộc sống”, Sơ Thécla Trần Thị Giồng khẳng định thêm: “Mỗi người đều có một định hướng xa, do đó liệu có bao giờ là thành tựu. Vì thế mỗi người cần phải có một quan điểm về thành tựu để có thể đạt đến được”.
Còn cha Tuyến - Đặc trách sinh viên Công giáo nhấn mạnh: “Đừng có tách mình ra khỏi mục tiêu, mỗi người phải đặt ra câu hỏi: Tôi làm gì để đạt đến mục tiêu đó?”.
Cũng trong buổi thảo luận, Quý Cha, Quý Sơ đặc trách và toàn bộ các bạn SV cũng được nghe câu chuyện của bạn Giuse Lê Đại Vương - SV Khoa Lý, Trường Đại học Khoa học. Vương kể: “ Mình là một người ước ao đi học nhưng vì điều kiện không cho phép nên việc học hành của mình cũng gặp nhiều khó khăn, lúc đó mình chỉ ước học hết lớp 9 rồi đi làm nhưng không ngờ mình đã đi học tiếp Đại học. Ngày đậu đại học nhiều người đã khuyên mình nghỉ học (vì điều kiện gia đình khó khăn sẽ khó trang trải cho việc học Đại học của mình), nhưng đến hôm nay mình đã chuẩn bị tốt nghiệp Đại học, đó là một hồng ân của Thiên Chúa mà với sức riêng của bản thân, mình sẽ không thể làm được. Qua đó mình tín thác vào Chúa hơn”.Với Vương, thành công là cái gì đó không kể lớn hay nhỏ, đó là công lao vất vả, rèn luyện của mỗi người.
Cuối buổi thảo luận, theo đề nghị của Cha đặc trách, sinh viên Công giáo, các bạn sinh viên năm cuối đã lập ra một địa chỉ email: svcg2008@gmail.com, để giúp đỡ nhau, giới thiệu việc làm cho nhau trong những bước đầu khi ra trường.
Sau bữa cơm tối đầm ấm, các bạn sinh viên đã bước vào buổi tĩnh nguyện dưới sự chủ tế của Đức Giám Mục Phụ tá Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng. Sau một ngày ồn ào vui chơi, các bạn đã tìm về với bầu khí thinh lặng để cầu xin và tạ ơn Chúa về những hồng ân Thiên Chúa đã ban cho mỗi người trong suốt thời gian học Đại học vừa qua.
Đức Cha Phụ tá cũng nhắn gửi tới mỗi bạn sinh viên: “Mỗi người hãy học nên giống Chúa Kitô là người bạn, người thầy, người cha của mình để biết trao ban tình yêu cho nhau”. Nhân dịp này Đức Cha Phụ tá cũng có đôi lời cảm ơn Cha đặc trách sinh viên đã kiên trì trong công việc, cảm ơn Hội Dòng Thánh Tâm đã tạo điều kiện để các bạn sinh viên có cơ hội gặp gỡ nhau. “Cầu chúc và hy vọng các bạn sẽ có niềm tin để bước vào đời”, Đức Cha Phụ tá nói.
Giữa cái lắng đọng của ngày đầu mùa hạ xứ Huế, buổi gặp gỡ đã kết thúc, nhưng vẫn còn vọng mãi trong lòng mỗi sinh viên năm cuối, lời tri ân: “Thật hạnh phúc cho chúng con khi được học tập và sinh hoạt trên mảnh đất Huế thân thương này. Chúng con xin cảm tạ Chúa đã cho chúng con những ngày tháng đầy ắp kỉ niệm trong “Gia đình” sinh viên Công giáo Huế, để chúng con trang bị thêm hành trang bước vào đời”.
Nữ tu Thécla nói chuyện với sinh viên |
Không giống như những buổi gặp gỡ trước, cuộc gặp gỡ lần này có sự trầm lắng bởi bao nỗi lo toan cho kì thi tốt nghiệp, cho công việc và cho tương lai sắp tới đang hiện rõ trên từng khuôn mặt của sinh viên năm cuối. Không lo sao được khi trước mắt mỗi người khi ra trường là cả một tương lai, không lo sao được khi chiếc bằng Đại học mới chỉ bằng 1/10 đoạn đường của mỗi người. Trường đời là môi trường đòi hỏi ở mỗi sinh viên một khả năng thực sự mới có thể trụ vững được. Vậy làm sao để bước vào đời một cách vững vàng? Đó là câu hỏi được nhiều bạn sinh viên đặt ra.
Giải đáp câu hỏi này Tiến sĩ tâm lý M. Thécla đã đi vào phân tích và đưa ra cho các bạn sinh viên những đường hướng cần thiết.
Mỗi biến cố là một khởi điểm, các bạn tốt nghiệp Đại học với tấm bằng trên tay mới chỉ là một mốc khởi điểm mới để bước vào đời. Nhưng để có được một khởi điểm tốt, mỗi bạn cần có sự đầu tư, chuẩn bị về tri thức, chuẩn bị về vốn sống và chuẩn bị cả về đạo đức. “ Tuổi trẻ không cố gắng thì tuổi già sẽ ân hận; tuổi trẻ gieo thì tuổi già gặt; tuổi trẻ đầu tư thì tuổi già lấy cả vốn lẫn lãi”. Tuổi trẻ là một công trình đang bỏ ngỏ và mỗi người phải biết tự xây cho hoàn thiện công trình đó, Tiến sĩ nói.
Nữ tu cũng đề cập đến “vận may”. Muốn có đựơc sinh ngữ, muốn có được kiến thức, … thì phải học, chính điều đó sẽ tạo ra vận may cho mỗi người, không có cái gì tự nhiên mà có, chính vì thế để có được vận may khi vào đời mỗi người phải chuẩn bị hàng ngày, nỗ lực hàng ngày nhằm tạo ra cho mình một khả năng về trí tuệ, tạo cho mình một vận may để có thể chủ động tạo cho mình một vận may.
Sơ cũng chia sẻ thêm: “Cái khởi điểm không quan trọng mà quan trọng là điểm tới”. Vì thế ngay khi ra trường mỗi bạn sinh viên phải biết bắt đầu nỗ lực để tìm điểm đến cho tương lai. Chính nỗ lực sẽ tạo nên sự khác biệt.
Đến với sinh viên lần này, không quên nhắc lại hai chữ “Nghiêm túc” trong lần gặp gỡ trước, Tiến Sĩ cũng dành tặng cho các bạn sinh viên chữ “Nhẫn”. Chữ “Nhẫn” có giá trị quan trọng đối với mỗi bạn khi ra trường. Sơ phân tích thêm: “Trong nhẫn có nhịn và trong nhịn có nhục”, để cho người khác sai bảo chính là những thử thách bước đầu mà các bạn sinh viên bắt buộc phải vượt qua”.
Sơ M. Thécla cũng đề cập đến vấn đề thời gian: “ Thời gian là của cải Chúa ban, là nén vàng Chúa trao cho mỗi người, vì thế phải biết tân dụng thời gian để sử dụng hết nén vàng đó. Đừng ngại ít hay nhiều mà điều quan trọng là chúng ta dùng đến nó – Sơ nói.
Quý Cha và Quý Sơ sinh hoạt với sinh viên năm cuối |
Điều cuối cùng Sơ bày tỏ trong buổi gặp gỡ, đó là làm sao mỗi bạn bước vào đời với cái vui, cái năng lực (sức sống); đó là cái đẹp, cái duyên và là yếu tố thành công. Điều đó được thể hiện qua ánh mắt “Nhìn vào con mắt thấy tràn đầy sức sống và hi vọng” - Sơ nói:
Khi được hỏi về tâm trạng, khi tâm sự với các bạn sinh viên Huế, Sơ cho biết: “ Với kinh nghiệm dạy học, Sơ có nhiều điều thao thức muốn dặn dò với các bạn sinh viên (vì Sơ là người trong nhà Dòng giáo dục). Khi tiếp súc với giới trẻ Sơ thấy nhiều cái “sốt ruột”. Thêm vào đó vì sợ không còn dịp gặp lại nên Sơ cố gắng nói, nói làm sao để lọt tai và đặc biệt là để “lọt lòng”, để các bạn sinh viên cảm nhận được điều mình nói. Điều mà sơ muốn gửi gắm tới các bạn đó là: “ làm sao để các em có ý thức, để xây dựng cho mình một cuộc đời có giá trị, có ý nghĩa.”
Còn sơ Anna Nguyễn Thị Hồng Nhung - Dòng Mến Thánh Giá Huế - trong Ban đặc trách sinh viên Huế, nhắn nhủ tới các bạn sinh viên khi ra trường đó là: “ Mỗi người khi ra trường, hãy đưa tất cả những gì mình đã học được từ trường Đại học và phong trào sinh viên Công Giáo để phục vụ xã hội và Giáo Hội, hầu trả ơn cho những người mình đã mang ơn để xứng đáng là con của Thiên Chúa, là con của Giáo Hội”.
Sau buổi gặp gỡ, các bạn sinh viên có cuộc thảo luận câu hỏi về “Thành tựu của cuộc sống” nhiều bạn sinh viên đã đưa ra quan điểm của mình
Bạn Anna Nguyễn Thị Kim Oanh cho biết: “Mình nhận thấy muốn có được giá trị của cuộc sống thì cần có sự chuẩn bị, chuẩn bị tốt sẽ có được thành công đó là một thành tựu”.Còn bạn An tôn Hồ Đắc Dũng, sinh viên khoa công nghệ thông tin - trường Đại học khoa học Huế, bày tỏ: “ Mỗi người sau khi đã trưởng thành, chuẩn bị cho mình một hành trang để bước vào đời, trở thành những người có ích cho xã hội và Giáo hội thì cần định hướng con đường mình đi, xây dựng được cho mình một tương lai bền vững. Sống làm sao để cảm thấy tâm hồn mình luôn được bình an, để vững tin trên đường đời. Đó cũng là một khía cạnh của thành tựu.”
Qua những ý kiến về “Thành tựu của cuộc sống”, Sơ Thécla Trần Thị Giồng khẳng định thêm: “Mỗi người đều có một định hướng xa, do đó liệu có bao giờ là thành tựu. Vì thế mỗi người cần phải có một quan điểm về thành tựu để có thể đạt đến được”.
Còn cha Tuyến - Đặc trách sinh viên Công giáo nhấn mạnh: “Đừng có tách mình ra khỏi mục tiêu, mỗi người phải đặt ra câu hỏi: Tôi làm gì để đạt đến mục tiêu đó?”.
Cũng trong buổi thảo luận, Quý Cha, Quý Sơ đặc trách và toàn bộ các bạn SV cũng được nghe câu chuyện của bạn Giuse Lê Đại Vương - SV Khoa Lý, Trường Đại học Khoa học. Vương kể: “ Mình là một người ước ao đi học nhưng vì điều kiện không cho phép nên việc học hành của mình cũng gặp nhiều khó khăn, lúc đó mình chỉ ước học hết lớp 9 rồi đi làm nhưng không ngờ mình đã đi học tiếp Đại học. Ngày đậu đại học nhiều người đã khuyên mình nghỉ học (vì điều kiện gia đình khó khăn sẽ khó trang trải cho việc học Đại học của mình), nhưng đến hôm nay mình đã chuẩn bị tốt nghiệp Đại học, đó là một hồng ân của Thiên Chúa mà với sức riêng của bản thân, mình sẽ không thể làm được. Qua đó mình tín thác vào Chúa hơn”.Với Vương, thành công là cái gì đó không kể lớn hay nhỏ, đó là công lao vất vả, rèn luyện của mỗi người.
Đức Cha Phụ tá chủ tế buổi tĩnh nguyện |
Sau bữa cơm tối đầm ấm, các bạn sinh viên đã bước vào buổi tĩnh nguyện dưới sự chủ tế của Đức Giám Mục Phụ tá Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng. Sau một ngày ồn ào vui chơi, các bạn đã tìm về với bầu khí thinh lặng để cầu xin và tạ ơn Chúa về những hồng ân Thiên Chúa đã ban cho mỗi người trong suốt thời gian học Đại học vừa qua.
Đức Cha Phụ tá cũng nhắn gửi tới mỗi bạn sinh viên: “Mỗi người hãy học nên giống Chúa Kitô là người bạn, người thầy, người cha của mình để biết trao ban tình yêu cho nhau”. Nhân dịp này Đức Cha Phụ tá cũng có đôi lời cảm ơn Cha đặc trách sinh viên đã kiên trì trong công việc, cảm ơn Hội Dòng Thánh Tâm đã tạo điều kiện để các bạn sinh viên có cơ hội gặp gỡ nhau. “Cầu chúc và hy vọng các bạn sẽ có niềm tin để bước vào đời”, Đức Cha Phụ tá nói.
Giữa cái lắng đọng của ngày đầu mùa hạ xứ Huế, buổi gặp gỡ đã kết thúc, nhưng vẫn còn vọng mãi trong lòng mỗi sinh viên năm cuối, lời tri ân: “Thật hạnh phúc cho chúng con khi được học tập và sinh hoạt trên mảnh đất Huế thân thương này. Chúng con xin cảm tạ Chúa đã cho chúng con những ngày tháng đầy ắp kỉ niệm trong “Gia đình” sinh viên Công giáo Huế, để chúng con trang bị thêm hành trang bước vào đời”.