Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
(Bài giảng Thánh lễ Vọng tại Đại Hội Công GiáoViệt Nam tại Aschaffenburg (Đức), ngày 10.5.2008)
1. Ông Elisa biết thầy mình là ngôn sứ Elia sắp được được rước về trời nên theo sát không rời ông một bước. Hai ông đến bờ sông Gio-đan, ông Elia dùng áo choàng của mình, cuộn lại rồi đập xuống nước. Nước rẽ ra hai bên. Hai ông qua ráo chân. Khi đã qua rồi, ông Elia nói với ông Elisa: “Anh cứ xin, thầy có thể làm gì cho anh trước
khi thầy được đem đi, rời xa anh?” Ông Elisa đáp: “Xin cho con được hai phần thần khí của thầy!” Ông Elia đáp: “Anh xin một điều khó đấy! Nhưng nếu anh thấy thầy khi thầy được đem đi rời anh, thì sẽ được như thế; bằng không thì không được”. Các ông còn vừa đi vừa nói, thì một cỗ xe đỏ như lửa và những con ngựa đỏ như lửa tách hai người ra. Và ông Elia lên trời trong cơn gió lốc. Thấy thế ông Elisa kêu lên: “Cha ơi! Cha ơi! Hỡi chiến xa và chiến mã của It-ra-en!” Rồi ông không thấy thầy mình nữa. Ông túm lấy áo mình và xé ra làm hai mảnh. Ông lượm lấy áo choàng của ông Êlia rơi xuống. Ông trở về và đứng bên bờ sông Gio-đan. Ông lấy áo choàng của ông Êlia đã rơi xuống mà đập xuống nước và nói: “Đức Chúa, Thiên Chúa của Elia ở đâu?”. Ông đập xuống nước, nước rẽ ra hai bên, và ông Elisa đi qua. Các anh em ngôn sứ ở Giêricô thấy ông ở đằng xa thì nói: “Thần khí của ông Elia đã ngự xuống trên ông Elisa”. Họ đến ông và sụp xuống đất lạy ông” . (2 V 2, 7...).
Từ câu chuyện đó, trích từ Sách Các Vua, trong một buổi cầu nguyện Thánh Linh, một người trong nhóm cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa con cảm tạ Chúa vì không những đã ban cho chúng con một phần Thần Khí như ông Elia đã cho ông Elisa, nhưng Chúa ban Thánh Linh đầy đủ cho chúng con, không những cho một người hay một ít người đặc biệt, nhưng cho tất cả mọi người chúng con”.
2. Kính thưa Anh chị em trong Chúa Kitô, ngày chịu phép Rửa Tội, chúng ta đã được “tái sinh và đổi mới trong Chúa Thánh Thần” , được làm con Thiên Chúa, được tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi; được tháp nhập vào Đức Kitô và Hội Thánh; được các hồng ân của Chúa Thánh Thần; được Chúa Thánh Thần đến ở trong tâm hồn, biến nó thành nơi cư ngụ của Người, và tác động đưa chúng ta dần dần đến hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa Ba Ngôi (TY GLHTCG 263).
Ngày nhận Bí Tích Thêm Sức, chúng ta “được đổ tràn Chúa Thánh Thần cách đặc biệt, như trong ngày lễ Ngũ Tuần” để có sức mạnh đặc biệt mà làm chứng cho đức tin Kitô giáo” (TY GLHTCH 268).
Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ngày lễ Ngũ Tuần trên các Tông Đồ, làm cho ai nấy được tràn đầy ơn Thánh Thần, nói được những tiếng khác nhau, can đảm làm chứng Chúa Kitô tử nạn và phục sinh, không phải là một biến cố đặc biệt lẻ loi đã kết thúc trong lịch sử của Giáo hội cách đây hơn hai ngàn năm, rồi không liên quan gì đến Giáo hội và chúng ta nữa. Chúa Thánh Thần vẫn còn tiếp tục đến cách âm thầm, dịu hiền, để thánh hóa Giáo hội và các linh hồn. Người thánh hóa bằng những mời gọi nhẹ nhàng, những lay động thiêng liêng, những gợi hứng, những nhắc nhở, quở trách, những cắn rứt lương tâm, những soi sáng, thức tỉnh, thúc giục, lôi cuốn chúng ta đến các nhân đức, đến những điều lành thánh và những quyết tâm tốt lành. Tắt một lời, và nói theo thánh Phanxicô đờ Sales Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh, là: “hướng về tất cả những gì đặt chúng ta trong cuộc hành trình đưa đến sự thiện hảo vĩnh cửu” .
Hằng ngày tôi đi bộ từ nhà đến sở làm việc Bộ Truyền Giáo chừng 15 phút, tôi thường lần hạt, hoặc đọc chuỗi Thương xót mà Chúa Giêsu dạy thánh nữ Faustina truyền bá để cầu cho người hấp hối được nhận biết lòng thương xót của Thiên Chúa. Trên đường tôi gặp nhiều người: những người quét đường, những người hành khất, các bà mẹ dẫn con nhỏ đến trường v.v. Bình thường là như vậy. Nhưng một hôm, tự nhiên một tư tưởng rất mạnh đánh động tôi: Những người tôi gặp là con Chúa và là anh em với tôi. Họ đi làm việc, sinh hoạt hằng ngày, có khi họ rất vất vả để vật lộn với cuộc sống, nhưng không biết từ khi thức dậy cho đến bây giờ họ có nghĩ đến Chúa không, có chào Chúa như vợ chồng con cái chào nhau khi thức dậy hay không? Không biết họ có nhớ mình là con Chúa hay không? Nếu không, thì tội nghiệp họ quá. Chúa là Cha của họ mà họ không biết hay biết mà hờ hững không có tâm tình gì. Tôi cảm thấy thương họ, tội nghiệp họ. Từ hôm đó, mỗi gặp một người đi ngược chiều với tôi, tôi cầu nguyện cho họ. Mọi người là anh em với ta, chân lý nầy chúng ta vẫn biết, nhưng Chúa Thánh Thần hôm đó cho tôi một ánh sáng mới và giúp tôi có cái nhìn mới, tích cực về những người tôi gặp.
Mới đây, ĐHY Phạm Minh Mẫn, TGM Saigòn, có chia sẻ với LTSR và anh chị em giáo dân tại Rôma về công việc mục vụ ở thành phố. Ngài cho biết: ở Saigòn có trên 80 dòng tu nam, tu đoàn tông đồ và tu hội đời, và còn nhiều dòng chui nữa, mỗi dòng có một đoàn sủng đặc biệt. Ngài nói: “Chúa Thánh Thần muốn thổi đâu thì thổi; thổi thật nhiều, thổi tứ tung, làm cho giáo quyền địa phương phải mệt, phải có bổn phận chăm sóc các dòng tu đó” . Giáo phận Saigòn có tổ chức những khóa thần học, kinh thánh cho giáo dân, hy vọng mỗi lớp được vài chục người, nhưng không ngờ có hằng trăm người đăng ký xin học. Đó là do Chúa Thánh Thần thúc đẩy tâm hồn những người giáo dân khao khát Lời Chúa và giáo lý của Giáo hội.
3. Để nghe thấy được những gợi hứng của Chúa Thánh Thần ở trong linh hồn chúng ta, để có mối quan hệ thiết thân với Chúa Chúa Thánh Thần và, cùng với Người, với Chúa Cha và Chúa Con, chúng ta cần phải sống ba yếu tố nền tảng sau đây: Ngoan ngoãn, Cầu nguyện, Kết hợp với Thánh giá.
Thứ nhất: Ngoan ngoãn.
Chính Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý, cùng với những gợi hứng của Người, làm cho các tư tưởng, ước muốn và hành động của chúng ta có một ý nghĩa siêu nhiên; chính Chúa Thánh Thần là Sự Sống thúc giục chúng ta nghe theo và sống theo giáo huấn của Chúa Giêsu với mọi chiều kích thâm sâu của Lời Chúa; chính Chúa Thánh Thần là Ánh sáng, hướng dẫn lương tâm để chúng ta ý thức ơn gọi của mình, giúp chúng ta thực hiện những gì Thiên Chúa đợi chờ chúng ta (x. J. Escrivà, Gesù che passa, Chúa Giêsu đi qua, 135).
Thánh Phaolô nói: “Phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14). Vậy nếu chúng ta ngoan ngoãn để cho Thần Chân Lý và Sự Sống hướng dẫn thì đời sống tâm linh của chúng ta sẽ phát triển; chúng ta sẽ phó thác mình trong cánh tay Thiên Chúa nhân lành, một cách tự nhiên, như trẻ thơ lao mình vào cánh tay bao bọc yêu thương của cha nó.
“Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ em, thì sẽ chẳng vào được Nước Trời” (Mt 18,3). Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu hiểu được lời Chúa và khám phá ra “con đường thơ ấu”: Nó không phải là ấu trĩ, nhưng là trưởng thành thiêng liêng. Nó giúp chúng ta hiểu sự cao siêu lạ lùng của tình yêu bao la của Thiên Chúa, cho chúng ta nhận biết sự bé nhỏ yếu đuối của mình, để rồi đồng hóa ý muốn ta với ý muốn của Thiên Chúa.
Thứ hai: Đời sống cầu nguyện.
Chúa Giêsu luôn cầu nguyện với Chúa Cha để kết hợp với Người trong Chúa Thánh Thần. Tình yêu thúc đẩy chúng ta quan hệ với nhau, bạn bè với nhau, tìm cách gặp nhau, và nói chuyện với nhau. Đôi bạn nam nữ yêu nhau, luôn tìm cách gặp nhau và tỏ tình yêu cho nhau. Những cú điện thoại hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng cho những người thân thương là sự biểu lộ tình bạn, tình yêu, tình cảm, lòng biết ơn, sự quí mến đối với những người ta thương yêu quí trọng.
Cầu nguyện có thể ví như những cú điện thoại chúng ta gọi trực tiếp lên Chúa, Cha chúng ta, không chỉ để xin ơn mà thôi, nhưng còn để biểu lộ tâm tình yêu mến, biết ơn của ta đối với Người nữa. Chỉ cần ta hướng lòng, hướng trí lên Chúa là Chúa đã biết và đã nhận được rồi. “Khi anh em cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin” .
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu nói: “Đối với tôi cầu nguyện là một sự phóng con tim, một cái nhìn đơn sơ về trời, một lời kêu cảm tạ và yêu mến trong thử thách cũng như trong vui mừng” (GL HTCG, 2559). Còn thánh Gioan Damasceno thì đơn giản hơn: “Cầu nguyện là hướng tâm hồn lên cùng Chúa hoặc xin Chúa những ơn lành thích hợp” (GL HTCG, 2559).
Như vậy, chúng ta có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào: giữa đường, trong phố xá, khi lái xe, xem ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên, hay khi bận rộn với công việc nội trợ, với công tác vệ sinh. Chúa Giêsu đã nói với nguời phụ nữ Samaritana bên bờ giếng ông Giacóp rằng: “Đã đến giờ người ta sẽ thờ phượng Chúa Cha không phải trên núi nầy hay tại Giêrusalem... nhưng trong thần khí và sự thật” (x Ga 4, 21-23).
Kính thưa anh chị em, đã đến giờ chúng ta không chỉ cầu nguyện ở nhà thờ, khi tham dự cử hành Thánh Lễ, nhưng phải cầu nguyện luôn, ở mọi nơi, mọi lúc. Thánh Phalô khuyên tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca: “Anh em hãy... cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (Tx 5,17-19).
Đã đến lúc mỗi người tín hữu chúng ta cần tập sống thân mật, kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, ngay chính trong công việc làm ăn sinh sống hằng và trong mọi hoàn cảnh: khi vui mừng, lúc khổ đau, ở bàn giấy, ở xưởng sở, ở học đường, trong siêu thị, lúc xem truyền hình, v.v.. Làm như vậy, đời chúng ta sẽ là một chuỗi dài những phút cầu nguyện, thân mật với Chúa. Nếu chúng ta thường xuyên thân mật với Chúa Thánh Thần thì Người sẽ “cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, bằng những tiếng kêu rên. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì (x Rm 8,22).
Thứ ba: Kết hợp với Thánh giá.
Đức Kitô đã phải trải qua cuộc thương khó và tử nạn để đến Phục Sinh. Con đường nầy cũng là con đường mà người Kitô hữu phải đi qua. Thánh Phaolô dạy: “Một khi cùng chịu đau khổ với Đức Kitô, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người” (Rm 8,17).
Nếu chúng ta nhất định đặt thánh giá vào trung tâm của linh hồn và trong mọi sinh hoạt của chúng ta; nếu chúng ta từ bỏ chính mình, dẹp trừ lòng kiêu căn và tính ích kỷ để sống vì tình yêu Chúa; và nếu chúng ta sống đức tin, đức cậy và đức ái, thì chắc chắn chúng ta sẽ nhận được lữa yêu mến, ánh sáng chân lý và sự ủi an của Chúa Thánh Thần. Bấy giờ tâm hồn chúng ta sẽ được an bình và hạnh phúc, thứ bình an và hạnh phúc mà thế gian không cho được. “Hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5,22-23). Và “ở đâu có Thần Khí của Chúa, thì ở đó có tự do” (2 Cr 3,17).
4. “Lạy Chúa Thánh Thần, xin xuống tràn ngập tâm hồn các tín hữu, và xin nhóm lữa tình yêu Chúa trong lòng họ. Amen. (Ca khúc alleluia).
(Bài giảng Thánh lễ Vọng tại Đại Hội Công GiáoViệt Nam tại Aschaffenburg (Đức), ngày 10.5.2008)
1. Ông Elisa biết thầy mình là ngôn sứ Elia sắp được được rước về trời nên theo sát không rời ông một bước. Hai ông đến bờ sông Gio-đan, ông Elia dùng áo choàng của mình, cuộn lại rồi đập xuống nước. Nước rẽ ra hai bên. Hai ông qua ráo chân. Khi đã qua rồi, ông Elia nói với ông Elisa: “Anh cứ xin, thầy có thể làm gì cho anh trước
khi thầy được đem đi, rời xa anh?” Ông Elisa đáp: “Xin cho con được hai phần thần khí của thầy!” Ông Elia đáp: “Anh xin một điều khó đấy! Nhưng nếu anh thấy thầy khi thầy được đem đi rời anh, thì sẽ được như thế; bằng không thì không được”. Các ông còn vừa đi vừa nói, thì một cỗ xe đỏ như lửa và những con ngựa đỏ như lửa tách hai người ra. Và ông Elia lên trời trong cơn gió lốc. Thấy thế ông Elisa kêu lên: “Cha ơi! Cha ơi! Hỡi chiến xa và chiến mã của It-ra-en!” Rồi ông không thấy thầy mình nữa. Ông túm lấy áo mình và xé ra làm hai mảnh. Ông lượm lấy áo choàng của ông Êlia rơi xuống. Ông trở về và đứng bên bờ sông Gio-đan. Ông lấy áo choàng của ông Êlia đã rơi xuống mà đập xuống nước và nói: “Đức Chúa, Thiên Chúa của Elia ở đâu?”. Ông đập xuống nước, nước rẽ ra hai bên, và ông Elisa đi qua. Các anh em ngôn sứ ở Giêricô thấy ông ở đằng xa thì nói: “Thần khí của ông Elia đã ngự xuống trên ông Elisa”. Họ đến ông và sụp xuống đất lạy ông” . (2 V 2, 7...).
Từ câu chuyện đó, trích từ Sách Các Vua, trong một buổi cầu nguyện Thánh Linh, một người trong nhóm cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa con cảm tạ Chúa vì không những đã ban cho chúng con một phần Thần Khí như ông Elia đã cho ông Elisa, nhưng Chúa ban Thánh Linh đầy đủ cho chúng con, không những cho một người hay một ít người đặc biệt, nhưng cho tất cả mọi người chúng con”.
2. Kính thưa Anh chị em trong Chúa Kitô, ngày chịu phép Rửa Tội, chúng ta đã được “tái sinh và đổi mới trong Chúa Thánh Thần” , được làm con Thiên Chúa, được tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi; được tháp nhập vào Đức Kitô và Hội Thánh; được các hồng ân của Chúa Thánh Thần; được Chúa Thánh Thần đến ở trong tâm hồn, biến nó thành nơi cư ngụ của Người, và tác động đưa chúng ta dần dần đến hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa Ba Ngôi (TY GLHTCG 263).
Ngày nhận Bí Tích Thêm Sức, chúng ta “được đổ tràn Chúa Thánh Thần cách đặc biệt, như trong ngày lễ Ngũ Tuần” để có sức mạnh đặc biệt mà làm chứng cho đức tin Kitô giáo” (TY GLHTCH 268).
Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ngày lễ Ngũ Tuần trên các Tông Đồ, làm cho ai nấy được tràn đầy ơn Thánh Thần, nói được những tiếng khác nhau, can đảm làm chứng Chúa Kitô tử nạn và phục sinh, không phải là một biến cố đặc biệt lẻ loi đã kết thúc trong lịch sử của Giáo hội cách đây hơn hai ngàn năm, rồi không liên quan gì đến Giáo hội và chúng ta nữa. Chúa Thánh Thần vẫn còn tiếp tục đến cách âm thầm, dịu hiền, để thánh hóa Giáo hội và các linh hồn. Người thánh hóa bằng những mời gọi nhẹ nhàng, những lay động thiêng liêng, những gợi hứng, những nhắc nhở, quở trách, những cắn rứt lương tâm, những soi sáng, thức tỉnh, thúc giục, lôi cuốn chúng ta đến các nhân đức, đến những điều lành thánh và những quyết tâm tốt lành. Tắt một lời, và nói theo thánh Phanxicô đờ Sales Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh, là: “hướng về tất cả những gì đặt chúng ta trong cuộc hành trình đưa đến sự thiện hảo vĩnh cửu” .
Hằng ngày tôi đi bộ từ nhà đến sở làm việc Bộ Truyền Giáo chừng 15 phút, tôi thường lần hạt, hoặc đọc chuỗi Thương xót mà Chúa Giêsu dạy thánh nữ Faustina truyền bá để cầu cho người hấp hối được nhận biết lòng thương xót của Thiên Chúa. Trên đường tôi gặp nhiều người: những người quét đường, những người hành khất, các bà mẹ dẫn con nhỏ đến trường v.v. Bình thường là như vậy. Nhưng một hôm, tự nhiên một tư tưởng rất mạnh đánh động tôi: Những người tôi gặp là con Chúa và là anh em với tôi. Họ đi làm việc, sinh hoạt hằng ngày, có khi họ rất vất vả để vật lộn với cuộc sống, nhưng không biết từ khi thức dậy cho đến bây giờ họ có nghĩ đến Chúa không, có chào Chúa như vợ chồng con cái chào nhau khi thức dậy hay không? Không biết họ có nhớ mình là con Chúa hay không? Nếu không, thì tội nghiệp họ quá. Chúa là Cha của họ mà họ không biết hay biết mà hờ hững không có tâm tình gì. Tôi cảm thấy thương họ, tội nghiệp họ. Từ hôm đó, mỗi gặp một người đi ngược chiều với tôi, tôi cầu nguyện cho họ. Mọi người là anh em với ta, chân lý nầy chúng ta vẫn biết, nhưng Chúa Thánh Thần hôm đó cho tôi một ánh sáng mới và giúp tôi có cái nhìn mới, tích cực về những người tôi gặp.
Mới đây, ĐHY Phạm Minh Mẫn, TGM Saigòn, có chia sẻ với LTSR và anh chị em giáo dân tại Rôma về công việc mục vụ ở thành phố. Ngài cho biết: ở Saigòn có trên 80 dòng tu nam, tu đoàn tông đồ và tu hội đời, và còn nhiều dòng chui nữa, mỗi dòng có một đoàn sủng đặc biệt. Ngài nói: “Chúa Thánh Thần muốn thổi đâu thì thổi; thổi thật nhiều, thổi tứ tung, làm cho giáo quyền địa phương phải mệt, phải có bổn phận chăm sóc các dòng tu đó” . Giáo phận Saigòn có tổ chức những khóa thần học, kinh thánh cho giáo dân, hy vọng mỗi lớp được vài chục người, nhưng không ngờ có hằng trăm người đăng ký xin học. Đó là do Chúa Thánh Thần thúc đẩy tâm hồn những người giáo dân khao khát Lời Chúa và giáo lý của Giáo hội.
3. Để nghe thấy được những gợi hứng của Chúa Thánh Thần ở trong linh hồn chúng ta, để có mối quan hệ thiết thân với Chúa Chúa Thánh Thần và, cùng với Người, với Chúa Cha và Chúa Con, chúng ta cần phải sống ba yếu tố nền tảng sau đây: Ngoan ngoãn, Cầu nguyện, Kết hợp với Thánh giá.
Thứ nhất: Ngoan ngoãn.
Chính Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý, cùng với những gợi hứng của Người, làm cho các tư tưởng, ước muốn và hành động của chúng ta có một ý nghĩa siêu nhiên; chính Chúa Thánh Thần là Sự Sống thúc giục chúng ta nghe theo và sống theo giáo huấn của Chúa Giêsu với mọi chiều kích thâm sâu của Lời Chúa; chính Chúa Thánh Thần là Ánh sáng, hướng dẫn lương tâm để chúng ta ý thức ơn gọi của mình, giúp chúng ta thực hiện những gì Thiên Chúa đợi chờ chúng ta (x. J. Escrivà, Gesù che passa, Chúa Giêsu đi qua, 135).
Thánh Phaolô nói: “Phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14). Vậy nếu chúng ta ngoan ngoãn để cho Thần Chân Lý và Sự Sống hướng dẫn thì đời sống tâm linh của chúng ta sẽ phát triển; chúng ta sẽ phó thác mình trong cánh tay Thiên Chúa nhân lành, một cách tự nhiên, như trẻ thơ lao mình vào cánh tay bao bọc yêu thương của cha nó.
“Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ em, thì sẽ chẳng vào được Nước Trời” (Mt 18,3). Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu hiểu được lời Chúa và khám phá ra “con đường thơ ấu”: Nó không phải là ấu trĩ, nhưng là trưởng thành thiêng liêng. Nó giúp chúng ta hiểu sự cao siêu lạ lùng của tình yêu bao la của Thiên Chúa, cho chúng ta nhận biết sự bé nhỏ yếu đuối của mình, để rồi đồng hóa ý muốn ta với ý muốn của Thiên Chúa.
Thứ hai: Đời sống cầu nguyện.
Chúa Giêsu luôn cầu nguyện với Chúa Cha để kết hợp với Người trong Chúa Thánh Thần. Tình yêu thúc đẩy chúng ta quan hệ với nhau, bạn bè với nhau, tìm cách gặp nhau, và nói chuyện với nhau. Đôi bạn nam nữ yêu nhau, luôn tìm cách gặp nhau và tỏ tình yêu cho nhau. Những cú điện thoại hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng cho những người thân thương là sự biểu lộ tình bạn, tình yêu, tình cảm, lòng biết ơn, sự quí mến đối với những người ta thương yêu quí trọng.
Cầu nguyện có thể ví như những cú điện thoại chúng ta gọi trực tiếp lên Chúa, Cha chúng ta, không chỉ để xin ơn mà thôi, nhưng còn để biểu lộ tâm tình yêu mến, biết ơn của ta đối với Người nữa. Chỉ cần ta hướng lòng, hướng trí lên Chúa là Chúa đã biết và đã nhận được rồi. “Khi anh em cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin” .
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu nói: “Đối với tôi cầu nguyện là một sự phóng con tim, một cái nhìn đơn sơ về trời, một lời kêu cảm tạ và yêu mến trong thử thách cũng như trong vui mừng” (GL HTCG, 2559). Còn thánh Gioan Damasceno thì đơn giản hơn: “Cầu nguyện là hướng tâm hồn lên cùng Chúa hoặc xin Chúa những ơn lành thích hợp” (GL HTCG, 2559).
Như vậy, chúng ta có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào: giữa đường, trong phố xá, khi lái xe, xem ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên, hay khi bận rộn với công việc nội trợ, với công tác vệ sinh. Chúa Giêsu đã nói với nguời phụ nữ Samaritana bên bờ giếng ông Giacóp rằng: “Đã đến giờ người ta sẽ thờ phượng Chúa Cha không phải trên núi nầy hay tại Giêrusalem... nhưng trong thần khí và sự thật” (x Ga 4, 21-23).
Kính thưa anh chị em, đã đến giờ chúng ta không chỉ cầu nguyện ở nhà thờ, khi tham dự cử hành Thánh Lễ, nhưng phải cầu nguyện luôn, ở mọi nơi, mọi lúc. Thánh Phalô khuyên tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca: “Anh em hãy... cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (Tx 5,17-19).
Đã đến lúc mỗi người tín hữu chúng ta cần tập sống thân mật, kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, ngay chính trong công việc làm ăn sinh sống hằng và trong mọi hoàn cảnh: khi vui mừng, lúc khổ đau, ở bàn giấy, ở xưởng sở, ở học đường, trong siêu thị, lúc xem truyền hình, v.v.. Làm như vậy, đời chúng ta sẽ là một chuỗi dài những phút cầu nguyện, thân mật với Chúa. Nếu chúng ta thường xuyên thân mật với Chúa Thánh Thần thì Người sẽ “cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, bằng những tiếng kêu rên. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì (x Rm 8,22).
Thứ ba: Kết hợp với Thánh giá.
Đức Kitô đã phải trải qua cuộc thương khó và tử nạn để đến Phục Sinh. Con đường nầy cũng là con đường mà người Kitô hữu phải đi qua. Thánh Phaolô dạy: “Một khi cùng chịu đau khổ với Đức Kitô, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người” (Rm 8,17).
Nếu chúng ta nhất định đặt thánh giá vào trung tâm của linh hồn và trong mọi sinh hoạt của chúng ta; nếu chúng ta từ bỏ chính mình, dẹp trừ lòng kiêu căn và tính ích kỷ để sống vì tình yêu Chúa; và nếu chúng ta sống đức tin, đức cậy và đức ái, thì chắc chắn chúng ta sẽ nhận được lữa yêu mến, ánh sáng chân lý và sự ủi an của Chúa Thánh Thần. Bấy giờ tâm hồn chúng ta sẽ được an bình và hạnh phúc, thứ bình an và hạnh phúc mà thế gian không cho được. “Hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5,22-23). Và “ở đâu có Thần Khí của Chúa, thì ở đó có tự do” (2 Cr 3,17).
4. “Lạy Chúa Thánh Thần, xin xuống tràn ngập tâm hồn các tín hữu, và xin nhóm lữa tình yêu Chúa trong lòng họ. Amen. (Ca khúc alleluia).