Đạo Đức Internet – Khái Niệm Căn Bản
Thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới đang phát triển rất nhanh. Khả thể để một người tiếp cận với những người khác tại những phần đất nhau trên thế giới qua phương tiện truyền thông hiện đại đã khiến cho thế giới hình như càng lúc càng bị thu nhỏ lại, trở thành một thực thể mà người ngày nay gọi là – “Làng Toàn Cầu” (Global Village).[1] Thực vậy, Internet - một trong những kỷ thuật vừa bắt đầu phát triển vào cuối thể kỷ 20 và đang phát triển rất nhanh trong thế kỷ 21 - đang làm cho thực thể Toàn Cầu này trở thành hiện thực. [2] Giữa những phát triển của môi trường toàn cầu hoá và kỷ thuật cao cấp, chúng ta không thể phủ nhận một ý thức mảnh liệt của chủ nghĩa thế tục đang ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của con người, đặc biệt tại Á châu, như Đức thánh Cha Gioan Phao lô II, trong thông điệp Hội Thánh tại Á châu phát biểu:
Chiều kích của nền văn hoá toàn cầu, được hiện thực hoá bởi kỷ thuật truyền thông hiện đại, có lẽ là chiều kích quan trọng đang nhanh chóng lôi kéo các cơ cấu xã hội Á châu vào nền văn hoá tiêu thụ toàn cầu phát xuất từ chủ nghĩa thế tục và chủ nghĩa vật chất mà hậu quả là sự xói mòn truyền thống gia đình và những giá trị xã hội vốn là sợi dây nối kết con người và xã hội. [3]
Lời cảnh giác này là tiếng chuông báo động của việc giảm sút những giá trị vốn không chỉ phát sinh do sự biến đổi từ phía con người nhưng cũng phát xuất từ sự canh tân vẫn còn đang tiếp tục xảy ra trong đời sống Hội Thánh.
Cho đến nay, Hội Thánh đã đưa ra nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề đạo đức trong truyền thông nhằm giúp con người một khả thể để họ có thể phán đoán các kỷ thuật truyền thông. Đức Thánh Cha Pio XI trong thông điệp Vigilanti Cura (VC) nói:
Mọi người đều biết sự nguy hại của những phim ảnh xấu đối với linh hồn. Chúng là những cơ hội của tội lỗi: chúng quyến rủ những người trẻ bước vào con đường của sự xấu bằng cách vinh danh những đam mê; chúng trình bày cuộc sống dưới cái nhìn sai lạc; làm vẫn đục tư tưởng, huỷ diệt tình yêu trong trắng, không tôn trọng đời sống hôn nhân, gây ảnh hưởng xấu đến gia đình. Chúng có khả năng tạo ra định kiến giữa cá nhân và sự hiểu lầm giữa các quốc gia, các tầng lớp trong xã hội, cũng như các chủng tộc. [4]
Nhưng mặt khác,
Phim ảnh tốt lại là một khả thể cho việc thực tập một nền luân lý uyên thâm ảnh hưởng đến khán giả. Song song với việc giải trí, chúng có thể gợi lên lý tưởng cao quí của cuộc sống, truyền đạt những khái niệm quí giá, phổ biến kiến thức về lịch sử, vẻ đẹp của quê cha đất tổ cũng như của các quốc gia khác một cách hiệu quả hơn. Chúng cũng giúp cho con người có thể trình bày sự thật và đức hạnh theo một hình thức hấp dẫn, sáng tạo hoặc ít ra là dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, tầng lớp trong xã hội, chủng tộc, dẹp tan những bất công, để đem đến làn sống mới cho các đòi hỏi về đạo đức, và cống hiến một cách tích cực cho căn nguyên của một xã hội công bằng trật tự trên thế giới. [5]
Vì thế, “một trong những điều cần thiết tối hậu của thời đại chúng ta là quan sát và tranh đấu cho đến cùng, để phim ảnh tự nó không thể biến thành một dụng cụ của sự suy đồi nhưng là dụng cụ có ích cho giáo dục và nâng cao giá trị con người.” [6]
Để đối phó với phim ảnh, truyền hình và truyền thanh, ngày 8 tháng 9 năm 1957, ĐTC Pio 12 đã đưa ra tông thư Miranda Prorsus (MP) về truyền thông trong thế kỷ 20. Tông thư này điểm ra vai trò song đôi của truyền thông: Chia sẻ trong quyền năng sáng tạo và trong tiến trình tự-mặc khải (self-communication) của Thiên Chúa. Bản tính tự nhiên của những vai trò này được tông thư nhìn nhận như là “quà tặng từ Thiên Chúa;” và là “sự chia sẻ trong cách diễn đạt của Thiên chúa” để giúp chúng ta hiểu rõ ràng hơn về cách thức khi phải xử dụng chúng.
Năm 1963, thánh công đồng Vatican thứ 2 đã đưa ra sắc lệnh về truyền thông xã hội, Inter Mirifica (IM). Sắc lệnh này đưa ra nhiều hướng dẫn luân lý căn bản cho những ai sử dùng phương tiện truyền thông, đồng thời cũng đề nghị nhiều phương pháp cụ thể nhằm bảo đảm rằng Hội Thánh “không được chậm trễ để đưa phương tiện truyền thông vào việc phục vụ trong nhưng hình thức đa dạng phù hợp cho việc mục vụ tông đồ.” [7]
Đây cũng là lần đầu tiên mà Hội Thánh dùng cụm từ phương tiện truyền thông theo nghĩa phương tiện truyền thông xã hội mà chúng ta đang xử dụng hiện nay. Với đòi hỏi của sắc lệnh này, Hướng Dẫn Mục Vụ đầu tiên, Communio et Progressio (C&P), đã ra đời vào năm 1971. Hướng Dẫn Mục Vụ (C&P) dạy rằng Chúa Giêsu là Nhà Truyền Thông Cứu Độ và là Người Thầy của Truyền Thông. [8] Người là Ngôi lời của Chúa Cha, trong Người mọi sự được tạo thành, là quà tặng tối cao của Chúa Cha và là sứ điệp cho toàn thể nhân loại. Trong Chúa Giêsu, Chúa Cha tự hiệp thông với chương trình sáng tạo, sự khôn ngoan và tình yêu của chính Mình (See Lk. 10:22; Jn. 1:18; 15:15). Người là Ngôi lời ở trong Chúa Cha từ nguyên thủy, và qua Người tất cả mọi tạo vật được hiệp thông trong hình ảnh của Thiên Chúa (See 2 Cor. 4:4; Col 1:15; Heb. 1:3).
Chúa Giêsu, Ngôi lời nhập thể, mạc khải cuộc sống Thiên chúa như là sự truyền đạt, chia sẻ (Jn. 1:10). Người chia sẻ chính Người và của tất cả sự thật phát xuất từ sự chia sẻ giữa Chúa Cha và Chúa Con trong Chúa Thánh Thần (Jn. 16:13-15). Truyền thông theo nghĩa này, là điểm then chốt trong mầu nhiệm của Chúa Ba ngôi. Chính vì thế, sáng tạo, cứu chuộc, và truyền thông phát xuất từ mầu nhiệm này và có cùng mục đích tối hậu là đưa nhân loại, với phương tiện truyền thông, hiệp thông với Thiên Chúa.[9]
Hướng Dẫn Mục Vụ (C&P) cũng nhấn mạnh rằng con người có quyền để truyền đạt; vì thế, con người phải được cung cấp đầy đủ cho cả phương tiện cũng như dữ kiện để truyền đạt, và mệnh đề này đã đưa đến khía cạnh khác của truyền thông: dân chủ hoá truyền thông. Hướng Dẫn Mục Vụ (C&P) cũng nhấn mạnh đến quyền để truyền đạt bên trong Hội Thánh và bên ngoài Hội Thánh tức là trong xã hội dân sự.
Hội Thánh không chỉ nói và lắng nghe cộng đồng dân chúa; Hội Thánh đối thoại với cả thế giới. Do của lệnh truyền của Thiên Chúa và do quyền sở hữu kiến thức của con người cùng nhau chia sẻ trên trần thế, mà Hội Thánh có bổn phận truyền đạt điều mà Hội Thánh tin và cách mà Hội Thánh sống một cách công khai.
Do đó, Hội Thánh không phải là một thực thể được thành lập bởi hai thành phần: một phần có nhiệm vụ để dạy và phần khác chỉ để học hỏi. Thực sự, toàn thể Hội thánh là một Hội Thánh học hỏi, một cộng đoàn của các kẻ tin, mà trong đó mọi người phải lắng nghe nhau, học hỏi nhau từ bên trong cũng như bên ngoài Hội Thánh. Vì thế, truyền thông trong Hội Thánh và qua Hội Thánh là vì quyền lợi của cộng đoàn, và sự hiệp nhất con người. Vì thế, nhu cầu cho việc đối thoại, trao đổi và sống với và cho mọi người là một điều cần thiết đối với Hội Thánh.
Đối diện với sự phát triển quá nhanh của nền kỷ thuật hiện nay, năm 1992, Hội Đồng Toà Thánh về Truyền Thông Xã Hội (The Pontifical Council for Social Communication - PCSC) đưa ra Hướng Dẫn Mục Vụ thứ hai, Aetatis Novae (AN), nối tiếp hướng dẫn thứ nhất - C&P, đã khởi đầu bằng những dòng chữ như sau:
Tại thời điểm của một kỷ nguyên mới, một sự lan tràn sâu rộng của truyền thông con người, các nền văn hoá ở nhiều nơi trên thế giới đang tạo ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống con người. Sự thay đổi của cuộc cách mạng văn hoá chỉ là một phần của những gì đang xảy ra. Hiện nay không nơi nào trên thế giới mà thái độ con người không bị nền truyền thông gây ảnh hưởng trong những phạm vi tôn giáo hoặc luân lý, chính trị và hệ thống xã hội và giáo dục. [10]
Những lời đầu tiên này của Hướng Dẫn Mục Vụ (AN) nhấn mạnh tính cách quan trọng của truyền thông xã hội trong thời đại hôm nay. Kỷ nguyên mới mà Aetatis Novae ám chỉ có nhiều khía cạnh. Bên cạnh những khía cạnh khác, Hướng Dẫn Mục Vụ (AN) còn bao gồm sự thay đổi bản chất của truyền thông và gia tăng nhanh chóng việc xử dụng phương tiện truyền thông trong đó có Internet.
Cuộc cách mạng truyền thông xã hội ngày nay bao hàm việc tái định hướng nền tảng của những yếu tố mà con người nhận thức về thế giới chung quanh họ, xác minh và diển đạt những gì mà họ nhận thức. Sự có sẵn đều đặn của những hình ảnh và tư tưởng, cùng với sự truyền tải nhanh chóng từ lục địa này đến lục địa khác, đang có những hậu quả sâu xa, cả tích cực lẫn tiêu cực,…cuộc cách mạng truyền thông có ảnh hưởng đến nhiều quan niệm ngay cả quan niệm về Hội Thánh, về phương điện cấu trúc và phương thức hoạt động của Hội Thánh. [11]
Do bởi tính cách quan trọng về bản chất của tuyền thông hiện đại, Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II, trong tông thư Redemtoris Missio, nói rằng:
Thật là chưa đủ khi chỉ dùng truyền thông để loan truyền sứ điệp Chúa Kitô và giáo huấn của Hội Thánh. Nhưng còn phải hoà nhập sứ điệp đó vào “nền văn hoá mới” phát xuất từ truyền thông hiện đại…bằng một ngôn ngữ mới, phương pháp kỷ thuật mới với một tinh thần mới. [12]
Tuy nhiên, ngôn ngữ mới, phương pháp kỷ thuật mới và tinh thần mới đòi hỏi một sự hiểu biết xâu sắc về truyền thông để có thể truyền giáo trong một kỷ nguyên truyền thông mới. Vì thế, chúng ta cần một lăng kính mới để nhìn những gì đang xảy ra trong thế giới chung quanh chúng ta. Theo Angela A. Zukowski, thì đây là một hành động căn bản của việc nhận thức, một khả năng phân tích và xử dùng dữ liệu mà chúng ta có được từ nhiều nguồn khác nhau qua Internet. [13] Để qua đó, con người có thể bước vào nền truyền thông mới và thế giới ảo của Internet hầu trực diện những thách đố có thể có đang bao phủ chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Do đó nếu chúng ta chấp nhận những thách đố này một cách nghiêm chỉnh trong vai trò của một ngôn sứ, chúng ta cần phải thay đổi cách thức mà chúng ta chuẩn bị và tham gia trong sứ vụ truyền giáo trong thế kỷ 21.
Sự phức tạp của thế giới hôm nay phát sinh nhiều vấn đề luân lý mà cho tới nay vẫn chưa có câu trả lời dễ dàng và tức thì khi sự việc xảy ra. Mặc dầu, Hội Thánh qua nhiều tài liệu về truyền thông xã hội luôn khuyến khích con người tiếp nhận nền khoa học và kỷ thuật tiên tiến hiện đại. Tuy nhiên về phương diện trách nhiệm luân lý thì Hội thánh cảnh giác rằng không phải tất cả những kỷ thuật hiện đại có thể được dùng, hoặc phải dùng. Do đó, suy nghĩ chính chắn là điều cần thiết cho một sự định giá luân lý đối với những kỷ thuật tiên tiến này để từ đó có thể quyết định giới hạn của việc xử dụng chúng như kỷ thuật nào nên dùng và kỷ thuật nào không nên tiếp tục dùng do bởi chúng có thể huỷ hoại giá trị nền tảng con người. Các tài liệu Hội Thánh đã nhận ra những vấn đề này. Do đó, qua các tài liệu này, Hội Thánh nhắc chúng ta rằng truyền thông là một hành động luân lý, vì vậy nó trói buộc con người vào sự toàn vẹn (integrity) của hành động. [14] Với viễn ảnh luân lý này, truyền thông con người là một hành trình từ tháp Babel, nơi mà truyền thông bị phá huỷ cho đến lễ Ngũ tuần với quà tặng của ngôn ngữ. [15] Thái độ của người Công giáo, theo Paul Soukup, thì “theo thánh Phao-lô: nơi nào tội lỗi hiện hữu, nơi đó có ân sủng. Và vì thế, đạo đức truyền thông là một khả thể, nếu con người hiểu bản chất của truyền thông và cách thức sai lầm mà nó vấp phạm.” [16]
Gọi Internet là “cơ hội và thách đố chứ không phải sự đe doạ,” Hội Đồng Toà Thánh về Truyền Thông Xã Hội, hôm 22 tháng 2 năm 2002, đã đưa ra hai tài liệu: Hội Thánh và Internet – định giá của cơ hội mục vụ trực tuyến; và Đạo Đức trong Internet – phản ảnh về những vấn đề đạo đức trong Internet. Hai tài liệu này đặc biệt ám chỉ rằng đặc tính hổ tương của Internet có thể giúp Hội Thánh đạt được viễn ảnh mà Công đồng Vatican II nhắm tới về sự thông hiệp giữa các thành viên trong Hội Thánh. Cả hai tài liệu, Hội Thánh và Internet và Đạo Đức trong Internet, đưa ra một số hướng dẫn cũng như một số cân nhắc.
Đạo Đức trong Internet, nhấn mạnh đến sức mạnh của kỷ thuật và cơ hội mà Internet đem lại, cho rằng nó có thể giúp đem mọi người trên hành tinh này vào một thế giới được điều hành bởi công bằng, hoà bình và yêu thương. Vì thế, vì sự thánh thiện của Hội Thánh cũng như của tất cả những ai đang tham gia vào một thế giới như thế, nên nhiều nguyên tắc căn bản cho việc định giá đạo đức cần phải được đưa ra, dựa trên sự phát triển đích thực nhân loại và trên sự trợ giúp của cá nhân, những người được tạo dựng “giống hình ảnh Thiên chúa” (St 1:24), để “phương tiện mới của truyền thông là dùng để phục vụ cho quyền lợi và sự hiệp nhất con người và các cộng đồng nhân loại.” [17]
Bên cạnh khía cạnh tích cực của Internet - dụng cụ cần thiết cho việc giáo dục và làm phong phú cho nền văn hoá cũng như tôn giáo, [18] nó còn có khía cạnh tiêu cực khác đó là nó cũng có thể được dùng “trong những mục đích khai thác, bóp méo, thống trị, và đồi bại,” [19] hay để truyền đạt những tư tưởng mang tính “thù hận, bôi nhọ, lường gạt,” hoặc chuyển tải những “hình ảnh khiêu dâm nói chung, đặc biệt những hình ảnh khiêu dâm trẻ em, cùng với những xúc phạm khác,” [20] như những vấn đề phân chia giai cấp về kỷ thuật số (digital divide), [21] “tự do ngôn luận,” [22] v.v… Với những thao thức này, Hội Thánh cần phải chú ý nhiều hơn nữa đối với những vấn đề liên quan đến truyền thông đặc biệt là Internet.
Hội Thánh và Internet lưu ý rằng “Hội Thánh trong mọi cấp bậc phải xử dụng thông thạo Internet để liên lạc với mọi người một cách hiệu quả – đặc biệt giới trẻ, những người đang có những kinh nghiệm phong phú về nền kỷ thuật mới này - và dùng chúng cách tốt nhất.” [23] Để xử dụng tốt cần phải biết chọn lựa một cách đúng đắn và khi chọn, chúng ta cần phải “biết những nguyên tắc luân lý và áp dụng chúng một cách trung tín,” [24] bởi vì tất cả những chọn lựa đều có giá trị luân lý và là chủ thể cho việc định giá đạo đức.” [25] Với những lý do này, cơ hội cho việc huấn luyện và đào tạo, đặc biệt cho giởi trẻ trong việc xử dụng “nền truyền thông mới,” đối với Hội Thánh cần phải được chú ý cách đặc biệt.
Đào tạo, theo quan điểm của triết gia Plato, là tiến trình của việc hiện thực hoá tất cả tiềm năng của con người: thể lý, tri thức và luân lý. Một sự đào tạo tốt phải bao gồm thể lý, tâm linh và tất cả những gì đẹp đẽ nhất mà chúng có thể, bởi vì đào tạo không có gì khác hơn là phát triển tất cả tài năng và tiềm lực của con người qua việc thực tập thích hợp và có chủ đích, để chuẩn bị con người trong suốt cuộc sống, để nhờ đó, con người thể đạt tới mức độ hạnh phúc mà họ có thể đạt được. [26] Cách đào tạo này cũng được Đức thánh Cha Pi-ô XII nhắc đến trong Tông thư về Phim ảnh, Truyền Thanh và Truyền Hình (Miranda Prorsus, Encyclical on Motion Pictures, Radio and Television,Pius XII Sept. 8, 1957) khi viết rằng: “Thật là quan trọng để tâm trí và khuynh hướng của khán giả được huấn luyện và giáo dục đúng đắn, để nhờ đó họ không phải chỉ hiểu về hình thức và nội dung thích hợp đối với mỗi nghệ thuật nhưng cũng được hướng dẫn bởi một lương tâm đúng đắn. [27] Ngài tin rằng huấn luyện và giáo dục con người theo chiều hướng này là đào tạo lương tâm bởi vì việc huấn luyện này sẽ bảo đảm, một mặt, làm giảm đi những nguy cơ có thể làm tổn thương đến luân lý, và mặt khác, cho phép các Kitô hữu, qua kiến thức mới mà họ nhận được, nâng cao trí tuệ để chiêm ngắm những sự thật thiên đàng.” [28]
Về vấn đề đào tạo này, ĐTC Benedicto XVI, trong thông điệp cho ngày truyền thông thế giới năm 2006, nói như sau:
Đào tạo trong việc xử dụng truyền thông một cách trách nhiệm và nghiêm chỉnh giúp con người dùng chúng một cách khôn ngoan và thích hợp. Ảnh hưởng xâu xa của từ ngữ cũng như hình ảnh mà truyền thông tin học đưa vào xã hội một cách quá dễ dàng, không thể nào được đánh giá quá cao. Nói một cách chính xác bởi vì nền truyền thông đương thời định hướng nền văn hoá phổ thông, do chính chúng phải vượt qua mọi cám dỗ nào có tính cách thao tác, đặc biệt đối với giới trẻ, và thay vào đó chúng phải theo đuổi mục tiêu giáo dục và phục vụ. Trong cách thức này, nhiệm vụ của truyền thông là bảo vệ hơn là làm xói mòn cơ cấu xã hội dân sự cao quí của con người. [29]
Theo cái nhìn này của truyền thông, thì đây là điều mà chúng ta gọi là “giáo dục truyền thông.” Giáo dục truyền thông, theo Hội Đồng Toà Thánh về Truyền Thông Xã hội, thì ‘không chỉ dạy bảo về cách thức,” nhưng còn “giúp con người hình thành những tiêu chuẩn của việc phán đoán luân lý một cách trung thực và tốt lành - một khía cạnh của “đào tạo lương tâm.” [30] Việc đào tạo này được áp dụng cho mọi người, đặc biệt giới trẻ, bởi vì chúng “cần học hỏi cách thức hành động tốt trong thế giới ảo, để có một phán đoán sâu sắc dựa theo những tiêu chí luân lý lành mạnh về những gì chúng tìm thấy ở đó, và dùng kỷ thuật mới này để phát triển nhân bản của chúng và cho quyền lợi của người khác.” [31]
Nền giáo dục này này sẽ giúp người trẻ có được “kiến thức lành mạnh cũng như kinh nghiệm về những việc chúng làm.” [32] Tuy nhiên, bởi vì vấn đề luân lý là một vấn đề nhạy cảm: ”Truyền thông đang được dùng cho mục đích tốt hay xấu?” [33] Do đó, để cho tiến trình giáo dục được thành công đòi hỏi một sự đáp trả tích cực từ giới trẻ, như Charles M. Shelton, một nhà luân lý nhắc nhở:“Chúng ta không thể bảo vệ chúng, nhưng chính những người trẻ, phải bảo vệ chúng bằng cách học hỏi, tự mở rộng tâm hồn để được huấn luyện. ” [34]
Với nền tảng này, việc tìm kiếm một phương thức khả thể để đối phó với vấn để luân lý trên Internet một cách thần học, luân lý và hành chánh là một điều cần thiết và cấp bách cho tất cả chúng ta. Và đây là điểm chính mà tập sách này tập trung để đưa ra một số hướng dẫn cụ thể trong việc xử dụng Internet với những điểm liên quan đến giới trẻ, với những chủ đề như: Internet là gì? Làm thể nào để xử dụng nó như là một phương tiện truyền thông? Đâu là năng lực và thách đố của nó đối với giới trẻ? Đâu là nền tảng thần học và đạo đức nào đã được đề cập đến trong các tài liệu về truyền thông xã hội của Hội Thánh? Đâu là những ám chỉ luân lý trong việc sử dụng Internet? Và đâu là những hướng dẫn khả thể trong việc sử dụng Internet mà giới trẻ cần phải được huấn luyện?
Chú thích:
[1] “Làng Toàn Cầu” được P. Wyndham Lewis dùng trong quyển sách tựa đề America and Cosmic Man (1948) của ông ta. Tuy nhiên, từ này cũng đựợc Herbert Marshall dùng trong sách có tựa đề The Gutenberg Galaxy: the Making of Typographic Man (1962) của ông. Trong sách này, ông đã diễn tả cách thức mà truyền thông điện tử làm phân rã biên giới không gian và thời gian trong truyền thông con người, nhờ đó con người có thể tác động lẫn nhau và sống trong cán cân toàn cầu. Theo nghĩa này, điạ cầu trở thành một ngôi làng bởi truyền thông điện tử. Ngày nay, “Làng Toàn Cầu” được dùng như một ẩn dụ (metaphor) để miêu tả Internet và World Wide Web (www). Internet toàn cầu hoá truyền thông bằng cách cho phép người xử dụng trên toàn thế giới có thể tiếp cận với nhau. Tương tự như vậy, máy vi tính được nối qua web (web-connected) cho phép con người nối lại những trang web của họ. Thực thể mới này là một khả thể cho việc tạo ra những cấu trúc xã hội mới trong bối cảnh của văn hóa. Đức thánh cha Gioan Phaolô II, trong Redemtoris Missio, 37c, cũng dùng từ này (global village) để diễn tả “một nền văn hoá mới” tạo ra bởi truyền thông hiện đại. Xem http://en.wikipedia.org/wiki/Global_village.
[2] Xem JP II, “The Rapid Development,” Vatican, Jan 24, 2005, 5.
[3] JP II, Ecclesia in Asia, EA, 39.
[4] Pius XI, VC, 24.
[5] Ibid., 25.
[6] Ibid., 30.
[7] Vat II, IM, 13.
[8] Xem PCSC, C&P, 11.
[9] Xem Haring Bernard, Free and Faithful in Christ, vol.2 (Quezon: Claretian Publication, 1985), 155.
[10] PCSC, AN, 1.
[11] Ibid., 4.
[12] JP II, RM, 37c.
[13] Xem Angela Zukowski, ”Enriching Priestly Ministry Formation,” in Franz-Josef Eilers, S.V.D., ed., Social Communication Formation in Priestly Ministry (Manila: Logos [Divine Word] Publications, Inc, 2002), 84.
[14] See PCSC, Ethics in Communication, 32.
[15] Ibid., 3.
[16] Soukup A. Paul, “Communication Theology as a Basis for Social Communication Formation,” in Franz-Josef. Eilers, S.V.D., ed., Social Communication Formation in Priestly Ministry (Manila: Logos (Divine Word) Publications, Inc, 2002), 57.
[17] PCSC, Ethics in Internet, 3 & 5.
[18] Xem PCSC, The Church and Internet, 7.
[19] PCSC, Ethics in Internet, 1.
[20] PCSC, Church and Internet, 16.
[21] PCSC, Ethics in Internet, 10.
[22] Ibid., 12.
[23] PCSC, Church and Internet, 5.
[24] Vat II, IM, 4.
[25] PCSC, Ethics in Communication, 4.
[26] Xem Plato, Laws, trans. and ed. Jowet J. Benjamin, Dialogues of Plato, Bk. II (Oxford: Clarendon Press, 1954), 654.
[27] Pius XII, MP, 57.
[28] Ibid., 61.
[29] Benedict XVI, “Message for the 40th World Communications Day 2006,” The Media: A Network for Communication, Communion and Cooperation, 4.
[30] PCSC, Church and Internet, 7.
[31] PCSC, Church and Internet, 7.
[32] Pius XII, MP, 71.
[33] PCSC, Ethics in Communication, 1.
[34] Charles M. Shelton, Morality and the Adolescent: A Pastoral Psychology Approach (New York: Cross Road, 1989), 75.
Thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới đang phát triển rất nhanh. Khả thể để một người tiếp cận với những người khác tại những phần đất nhau trên thế giới qua phương tiện truyền thông hiện đại đã khiến cho thế giới hình như càng lúc càng bị thu nhỏ lại, trở thành một thực thể mà người ngày nay gọi là – “Làng Toàn Cầu” (Global Village).[1] Thực vậy, Internet - một trong những kỷ thuật vừa bắt đầu phát triển vào cuối thể kỷ 20 và đang phát triển rất nhanh trong thế kỷ 21 - đang làm cho thực thể Toàn Cầu này trở thành hiện thực. [2] Giữa những phát triển của môi trường toàn cầu hoá và kỷ thuật cao cấp, chúng ta không thể phủ nhận một ý thức mảnh liệt của chủ nghĩa thế tục đang ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của con người, đặc biệt tại Á châu, như Đức thánh Cha Gioan Phao lô II, trong thông điệp Hội Thánh tại Á châu phát biểu:
Chiều kích của nền văn hoá toàn cầu, được hiện thực hoá bởi kỷ thuật truyền thông hiện đại, có lẽ là chiều kích quan trọng đang nhanh chóng lôi kéo các cơ cấu xã hội Á châu vào nền văn hoá tiêu thụ toàn cầu phát xuất từ chủ nghĩa thế tục và chủ nghĩa vật chất mà hậu quả là sự xói mòn truyền thống gia đình và những giá trị xã hội vốn là sợi dây nối kết con người và xã hội. [3]
Lời cảnh giác này là tiếng chuông báo động của việc giảm sút những giá trị vốn không chỉ phát sinh do sự biến đổi từ phía con người nhưng cũng phát xuất từ sự canh tân vẫn còn đang tiếp tục xảy ra trong đời sống Hội Thánh.
Cho đến nay, Hội Thánh đã đưa ra nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề đạo đức trong truyền thông nhằm giúp con người một khả thể để họ có thể phán đoán các kỷ thuật truyền thông. Đức Thánh Cha Pio XI trong thông điệp Vigilanti Cura (VC) nói:
Mọi người đều biết sự nguy hại của những phim ảnh xấu đối với linh hồn. Chúng là những cơ hội của tội lỗi: chúng quyến rủ những người trẻ bước vào con đường của sự xấu bằng cách vinh danh những đam mê; chúng trình bày cuộc sống dưới cái nhìn sai lạc; làm vẫn đục tư tưởng, huỷ diệt tình yêu trong trắng, không tôn trọng đời sống hôn nhân, gây ảnh hưởng xấu đến gia đình. Chúng có khả năng tạo ra định kiến giữa cá nhân và sự hiểu lầm giữa các quốc gia, các tầng lớp trong xã hội, cũng như các chủng tộc. [4]
Nhưng mặt khác,
Phim ảnh tốt lại là một khả thể cho việc thực tập một nền luân lý uyên thâm ảnh hưởng đến khán giả. Song song với việc giải trí, chúng có thể gợi lên lý tưởng cao quí của cuộc sống, truyền đạt những khái niệm quí giá, phổ biến kiến thức về lịch sử, vẻ đẹp của quê cha đất tổ cũng như của các quốc gia khác một cách hiệu quả hơn. Chúng cũng giúp cho con người có thể trình bày sự thật và đức hạnh theo một hình thức hấp dẫn, sáng tạo hoặc ít ra là dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, tầng lớp trong xã hội, chủng tộc, dẹp tan những bất công, để đem đến làn sống mới cho các đòi hỏi về đạo đức, và cống hiến một cách tích cực cho căn nguyên của một xã hội công bằng trật tự trên thế giới. [5]
Vì thế, “một trong những điều cần thiết tối hậu của thời đại chúng ta là quan sát và tranh đấu cho đến cùng, để phim ảnh tự nó không thể biến thành một dụng cụ của sự suy đồi nhưng là dụng cụ có ích cho giáo dục và nâng cao giá trị con người.” [6]
Để đối phó với phim ảnh, truyền hình và truyền thanh, ngày 8 tháng 9 năm 1957, ĐTC Pio 12 đã đưa ra tông thư Miranda Prorsus (MP) về truyền thông trong thế kỷ 20. Tông thư này điểm ra vai trò song đôi của truyền thông: Chia sẻ trong quyền năng sáng tạo và trong tiến trình tự-mặc khải (self-communication) của Thiên Chúa. Bản tính tự nhiên của những vai trò này được tông thư nhìn nhận như là “quà tặng từ Thiên Chúa;” và là “sự chia sẻ trong cách diễn đạt của Thiên chúa” để giúp chúng ta hiểu rõ ràng hơn về cách thức khi phải xử dụng chúng.
Năm 1963, thánh công đồng Vatican thứ 2 đã đưa ra sắc lệnh về truyền thông xã hội, Inter Mirifica (IM). Sắc lệnh này đưa ra nhiều hướng dẫn luân lý căn bản cho những ai sử dùng phương tiện truyền thông, đồng thời cũng đề nghị nhiều phương pháp cụ thể nhằm bảo đảm rằng Hội Thánh “không được chậm trễ để đưa phương tiện truyền thông vào việc phục vụ trong nhưng hình thức đa dạng phù hợp cho việc mục vụ tông đồ.” [7]
Đây cũng là lần đầu tiên mà Hội Thánh dùng cụm từ phương tiện truyền thông theo nghĩa phương tiện truyền thông xã hội mà chúng ta đang xử dụng hiện nay. Với đòi hỏi của sắc lệnh này, Hướng Dẫn Mục Vụ đầu tiên, Communio et Progressio (C&P), đã ra đời vào năm 1971. Hướng Dẫn Mục Vụ (C&P) dạy rằng Chúa Giêsu là Nhà Truyền Thông Cứu Độ và là Người Thầy của Truyền Thông. [8] Người là Ngôi lời của Chúa Cha, trong Người mọi sự được tạo thành, là quà tặng tối cao của Chúa Cha và là sứ điệp cho toàn thể nhân loại. Trong Chúa Giêsu, Chúa Cha tự hiệp thông với chương trình sáng tạo, sự khôn ngoan và tình yêu của chính Mình (See Lk. 10:22; Jn. 1:18; 15:15). Người là Ngôi lời ở trong Chúa Cha từ nguyên thủy, và qua Người tất cả mọi tạo vật được hiệp thông trong hình ảnh của Thiên Chúa (See 2 Cor. 4:4; Col 1:15; Heb. 1:3).
Chúa Giêsu, Ngôi lời nhập thể, mạc khải cuộc sống Thiên chúa như là sự truyền đạt, chia sẻ (Jn. 1:10). Người chia sẻ chính Người và của tất cả sự thật phát xuất từ sự chia sẻ giữa Chúa Cha và Chúa Con trong Chúa Thánh Thần (Jn. 16:13-15). Truyền thông theo nghĩa này, là điểm then chốt trong mầu nhiệm của Chúa Ba ngôi. Chính vì thế, sáng tạo, cứu chuộc, và truyền thông phát xuất từ mầu nhiệm này và có cùng mục đích tối hậu là đưa nhân loại, với phương tiện truyền thông, hiệp thông với Thiên Chúa.[9]
Hướng Dẫn Mục Vụ (C&P) cũng nhấn mạnh rằng con người có quyền để truyền đạt; vì thế, con người phải được cung cấp đầy đủ cho cả phương tiện cũng như dữ kiện để truyền đạt, và mệnh đề này đã đưa đến khía cạnh khác của truyền thông: dân chủ hoá truyền thông. Hướng Dẫn Mục Vụ (C&P) cũng nhấn mạnh đến quyền để truyền đạt bên trong Hội Thánh và bên ngoài Hội Thánh tức là trong xã hội dân sự.
Hội Thánh không chỉ nói và lắng nghe cộng đồng dân chúa; Hội Thánh đối thoại với cả thế giới. Do của lệnh truyền của Thiên Chúa và do quyền sở hữu kiến thức của con người cùng nhau chia sẻ trên trần thế, mà Hội Thánh có bổn phận truyền đạt điều mà Hội Thánh tin và cách mà Hội Thánh sống một cách công khai.
Do đó, Hội Thánh không phải là một thực thể được thành lập bởi hai thành phần: một phần có nhiệm vụ để dạy và phần khác chỉ để học hỏi. Thực sự, toàn thể Hội thánh là một Hội Thánh học hỏi, một cộng đoàn của các kẻ tin, mà trong đó mọi người phải lắng nghe nhau, học hỏi nhau từ bên trong cũng như bên ngoài Hội Thánh. Vì thế, truyền thông trong Hội Thánh và qua Hội Thánh là vì quyền lợi của cộng đoàn, và sự hiệp nhất con người. Vì thế, nhu cầu cho việc đối thoại, trao đổi và sống với và cho mọi người là một điều cần thiết đối với Hội Thánh.
Đối diện với sự phát triển quá nhanh của nền kỷ thuật hiện nay, năm 1992, Hội Đồng Toà Thánh về Truyền Thông Xã Hội (The Pontifical Council for Social Communication - PCSC) đưa ra Hướng Dẫn Mục Vụ thứ hai, Aetatis Novae (AN), nối tiếp hướng dẫn thứ nhất - C&P, đã khởi đầu bằng những dòng chữ như sau:
Tại thời điểm của một kỷ nguyên mới, một sự lan tràn sâu rộng của truyền thông con người, các nền văn hoá ở nhiều nơi trên thế giới đang tạo ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống con người. Sự thay đổi của cuộc cách mạng văn hoá chỉ là một phần của những gì đang xảy ra. Hiện nay không nơi nào trên thế giới mà thái độ con người không bị nền truyền thông gây ảnh hưởng trong những phạm vi tôn giáo hoặc luân lý, chính trị và hệ thống xã hội và giáo dục. [10]
Những lời đầu tiên này của Hướng Dẫn Mục Vụ (AN) nhấn mạnh tính cách quan trọng của truyền thông xã hội trong thời đại hôm nay. Kỷ nguyên mới mà Aetatis Novae ám chỉ có nhiều khía cạnh. Bên cạnh những khía cạnh khác, Hướng Dẫn Mục Vụ (AN) còn bao gồm sự thay đổi bản chất của truyền thông và gia tăng nhanh chóng việc xử dụng phương tiện truyền thông trong đó có Internet.
Cuộc cách mạng truyền thông xã hội ngày nay bao hàm việc tái định hướng nền tảng của những yếu tố mà con người nhận thức về thế giới chung quanh họ, xác minh và diển đạt những gì mà họ nhận thức. Sự có sẵn đều đặn của những hình ảnh và tư tưởng, cùng với sự truyền tải nhanh chóng từ lục địa này đến lục địa khác, đang có những hậu quả sâu xa, cả tích cực lẫn tiêu cực,…cuộc cách mạng truyền thông có ảnh hưởng đến nhiều quan niệm ngay cả quan niệm về Hội Thánh, về phương điện cấu trúc và phương thức hoạt động của Hội Thánh. [11]
Do bởi tính cách quan trọng về bản chất của tuyền thông hiện đại, Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II, trong tông thư Redemtoris Missio, nói rằng:
Thật là chưa đủ khi chỉ dùng truyền thông để loan truyền sứ điệp Chúa Kitô và giáo huấn của Hội Thánh. Nhưng còn phải hoà nhập sứ điệp đó vào “nền văn hoá mới” phát xuất từ truyền thông hiện đại…bằng một ngôn ngữ mới, phương pháp kỷ thuật mới với một tinh thần mới. [12]
Tuy nhiên, ngôn ngữ mới, phương pháp kỷ thuật mới và tinh thần mới đòi hỏi một sự hiểu biết xâu sắc về truyền thông để có thể truyền giáo trong một kỷ nguyên truyền thông mới. Vì thế, chúng ta cần một lăng kính mới để nhìn những gì đang xảy ra trong thế giới chung quanh chúng ta. Theo Angela A. Zukowski, thì đây là một hành động căn bản của việc nhận thức, một khả năng phân tích và xử dùng dữ liệu mà chúng ta có được từ nhiều nguồn khác nhau qua Internet. [13] Để qua đó, con người có thể bước vào nền truyền thông mới và thế giới ảo của Internet hầu trực diện những thách đố có thể có đang bao phủ chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Do đó nếu chúng ta chấp nhận những thách đố này một cách nghiêm chỉnh trong vai trò của một ngôn sứ, chúng ta cần phải thay đổi cách thức mà chúng ta chuẩn bị và tham gia trong sứ vụ truyền giáo trong thế kỷ 21.
Sự phức tạp của thế giới hôm nay phát sinh nhiều vấn đề luân lý mà cho tới nay vẫn chưa có câu trả lời dễ dàng và tức thì khi sự việc xảy ra. Mặc dầu, Hội Thánh qua nhiều tài liệu về truyền thông xã hội luôn khuyến khích con người tiếp nhận nền khoa học và kỷ thuật tiên tiến hiện đại. Tuy nhiên về phương diện trách nhiệm luân lý thì Hội thánh cảnh giác rằng không phải tất cả những kỷ thuật hiện đại có thể được dùng, hoặc phải dùng. Do đó, suy nghĩ chính chắn là điều cần thiết cho một sự định giá luân lý đối với những kỷ thuật tiên tiến này để từ đó có thể quyết định giới hạn của việc xử dụng chúng như kỷ thuật nào nên dùng và kỷ thuật nào không nên tiếp tục dùng do bởi chúng có thể huỷ hoại giá trị nền tảng con người. Các tài liệu Hội Thánh đã nhận ra những vấn đề này. Do đó, qua các tài liệu này, Hội Thánh nhắc chúng ta rằng truyền thông là một hành động luân lý, vì vậy nó trói buộc con người vào sự toàn vẹn (integrity) của hành động. [14] Với viễn ảnh luân lý này, truyền thông con người là một hành trình từ tháp Babel, nơi mà truyền thông bị phá huỷ cho đến lễ Ngũ tuần với quà tặng của ngôn ngữ. [15] Thái độ của người Công giáo, theo Paul Soukup, thì “theo thánh Phao-lô: nơi nào tội lỗi hiện hữu, nơi đó có ân sủng. Và vì thế, đạo đức truyền thông là một khả thể, nếu con người hiểu bản chất của truyền thông và cách thức sai lầm mà nó vấp phạm.” [16]
Gọi Internet là “cơ hội và thách đố chứ không phải sự đe doạ,” Hội Đồng Toà Thánh về Truyền Thông Xã Hội, hôm 22 tháng 2 năm 2002, đã đưa ra hai tài liệu: Hội Thánh và Internet – định giá của cơ hội mục vụ trực tuyến; và Đạo Đức trong Internet – phản ảnh về những vấn đề đạo đức trong Internet. Hai tài liệu này đặc biệt ám chỉ rằng đặc tính hổ tương của Internet có thể giúp Hội Thánh đạt được viễn ảnh mà Công đồng Vatican II nhắm tới về sự thông hiệp giữa các thành viên trong Hội Thánh. Cả hai tài liệu, Hội Thánh và Internet và Đạo Đức trong Internet, đưa ra một số hướng dẫn cũng như một số cân nhắc.
Đạo Đức trong Internet, nhấn mạnh đến sức mạnh của kỷ thuật và cơ hội mà Internet đem lại, cho rằng nó có thể giúp đem mọi người trên hành tinh này vào một thế giới được điều hành bởi công bằng, hoà bình và yêu thương. Vì thế, vì sự thánh thiện của Hội Thánh cũng như của tất cả những ai đang tham gia vào một thế giới như thế, nên nhiều nguyên tắc căn bản cho việc định giá đạo đức cần phải được đưa ra, dựa trên sự phát triển đích thực nhân loại và trên sự trợ giúp của cá nhân, những người được tạo dựng “giống hình ảnh Thiên chúa” (St 1:24), để “phương tiện mới của truyền thông là dùng để phục vụ cho quyền lợi và sự hiệp nhất con người và các cộng đồng nhân loại.” [17]
Bên cạnh khía cạnh tích cực của Internet - dụng cụ cần thiết cho việc giáo dục và làm phong phú cho nền văn hoá cũng như tôn giáo, [18] nó còn có khía cạnh tiêu cực khác đó là nó cũng có thể được dùng “trong những mục đích khai thác, bóp méo, thống trị, và đồi bại,” [19] hay để truyền đạt những tư tưởng mang tính “thù hận, bôi nhọ, lường gạt,” hoặc chuyển tải những “hình ảnh khiêu dâm nói chung, đặc biệt những hình ảnh khiêu dâm trẻ em, cùng với những xúc phạm khác,” [20] như những vấn đề phân chia giai cấp về kỷ thuật số (digital divide), [21] “tự do ngôn luận,” [22] v.v… Với những thao thức này, Hội Thánh cần phải chú ý nhiều hơn nữa đối với những vấn đề liên quan đến truyền thông đặc biệt là Internet.
Hội Thánh và Internet lưu ý rằng “Hội Thánh trong mọi cấp bậc phải xử dụng thông thạo Internet để liên lạc với mọi người một cách hiệu quả – đặc biệt giới trẻ, những người đang có những kinh nghiệm phong phú về nền kỷ thuật mới này - và dùng chúng cách tốt nhất.” [23] Để xử dụng tốt cần phải biết chọn lựa một cách đúng đắn và khi chọn, chúng ta cần phải “biết những nguyên tắc luân lý và áp dụng chúng một cách trung tín,” [24] bởi vì tất cả những chọn lựa đều có giá trị luân lý và là chủ thể cho việc định giá đạo đức.” [25] Với những lý do này, cơ hội cho việc huấn luyện và đào tạo, đặc biệt cho giởi trẻ trong việc xử dụng “nền truyền thông mới,” đối với Hội Thánh cần phải được chú ý cách đặc biệt.
Đào tạo, theo quan điểm của triết gia Plato, là tiến trình của việc hiện thực hoá tất cả tiềm năng của con người: thể lý, tri thức và luân lý. Một sự đào tạo tốt phải bao gồm thể lý, tâm linh và tất cả những gì đẹp đẽ nhất mà chúng có thể, bởi vì đào tạo không có gì khác hơn là phát triển tất cả tài năng và tiềm lực của con người qua việc thực tập thích hợp và có chủ đích, để chuẩn bị con người trong suốt cuộc sống, để nhờ đó, con người thể đạt tới mức độ hạnh phúc mà họ có thể đạt được. [26] Cách đào tạo này cũng được Đức thánh Cha Pi-ô XII nhắc đến trong Tông thư về Phim ảnh, Truyền Thanh và Truyền Hình (Miranda Prorsus, Encyclical on Motion Pictures, Radio and Television,Pius XII Sept. 8, 1957) khi viết rằng: “Thật là quan trọng để tâm trí và khuynh hướng của khán giả được huấn luyện và giáo dục đúng đắn, để nhờ đó họ không phải chỉ hiểu về hình thức và nội dung thích hợp đối với mỗi nghệ thuật nhưng cũng được hướng dẫn bởi một lương tâm đúng đắn. [27] Ngài tin rằng huấn luyện và giáo dục con người theo chiều hướng này là đào tạo lương tâm bởi vì việc huấn luyện này sẽ bảo đảm, một mặt, làm giảm đi những nguy cơ có thể làm tổn thương đến luân lý, và mặt khác, cho phép các Kitô hữu, qua kiến thức mới mà họ nhận được, nâng cao trí tuệ để chiêm ngắm những sự thật thiên đàng.” [28]
Về vấn đề đào tạo này, ĐTC Benedicto XVI, trong thông điệp cho ngày truyền thông thế giới năm 2006, nói như sau:
Đào tạo trong việc xử dụng truyền thông một cách trách nhiệm và nghiêm chỉnh giúp con người dùng chúng một cách khôn ngoan và thích hợp. Ảnh hưởng xâu xa của từ ngữ cũng như hình ảnh mà truyền thông tin học đưa vào xã hội một cách quá dễ dàng, không thể nào được đánh giá quá cao. Nói một cách chính xác bởi vì nền truyền thông đương thời định hướng nền văn hoá phổ thông, do chính chúng phải vượt qua mọi cám dỗ nào có tính cách thao tác, đặc biệt đối với giới trẻ, và thay vào đó chúng phải theo đuổi mục tiêu giáo dục và phục vụ. Trong cách thức này, nhiệm vụ của truyền thông là bảo vệ hơn là làm xói mòn cơ cấu xã hội dân sự cao quí của con người. [29]
Theo cái nhìn này của truyền thông, thì đây là điều mà chúng ta gọi là “giáo dục truyền thông.” Giáo dục truyền thông, theo Hội Đồng Toà Thánh về Truyền Thông Xã hội, thì ‘không chỉ dạy bảo về cách thức,” nhưng còn “giúp con người hình thành những tiêu chuẩn của việc phán đoán luân lý một cách trung thực và tốt lành - một khía cạnh của “đào tạo lương tâm.” [30] Việc đào tạo này được áp dụng cho mọi người, đặc biệt giới trẻ, bởi vì chúng “cần học hỏi cách thức hành động tốt trong thế giới ảo, để có một phán đoán sâu sắc dựa theo những tiêu chí luân lý lành mạnh về những gì chúng tìm thấy ở đó, và dùng kỷ thuật mới này để phát triển nhân bản của chúng và cho quyền lợi của người khác.” [31]
Nền giáo dục này này sẽ giúp người trẻ có được “kiến thức lành mạnh cũng như kinh nghiệm về những việc chúng làm.” [32] Tuy nhiên, bởi vì vấn đề luân lý là một vấn đề nhạy cảm: ”Truyền thông đang được dùng cho mục đích tốt hay xấu?” [33] Do đó, để cho tiến trình giáo dục được thành công đòi hỏi một sự đáp trả tích cực từ giới trẻ, như Charles M. Shelton, một nhà luân lý nhắc nhở:“Chúng ta không thể bảo vệ chúng, nhưng chính những người trẻ, phải bảo vệ chúng bằng cách học hỏi, tự mở rộng tâm hồn để được huấn luyện. ” [34]
Với nền tảng này, việc tìm kiếm một phương thức khả thể để đối phó với vấn để luân lý trên Internet một cách thần học, luân lý và hành chánh là một điều cần thiết và cấp bách cho tất cả chúng ta. Và đây là điểm chính mà tập sách này tập trung để đưa ra một số hướng dẫn cụ thể trong việc xử dụng Internet với những điểm liên quan đến giới trẻ, với những chủ đề như: Internet là gì? Làm thể nào để xử dụng nó như là một phương tiện truyền thông? Đâu là năng lực và thách đố của nó đối với giới trẻ? Đâu là nền tảng thần học và đạo đức nào đã được đề cập đến trong các tài liệu về truyền thông xã hội của Hội Thánh? Đâu là những ám chỉ luân lý trong việc sử dụng Internet? Và đâu là những hướng dẫn khả thể trong việc sử dụng Internet mà giới trẻ cần phải được huấn luyện?
Chú thích:
[1] “Làng Toàn Cầu” được P. Wyndham Lewis dùng trong quyển sách tựa đề America and Cosmic Man (1948) của ông ta. Tuy nhiên, từ này cũng đựợc Herbert Marshall dùng trong sách có tựa đề The Gutenberg Galaxy: the Making of Typographic Man (1962) của ông. Trong sách này, ông đã diễn tả cách thức mà truyền thông điện tử làm phân rã biên giới không gian và thời gian trong truyền thông con người, nhờ đó con người có thể tác động lẫn nhau và sống trong cán cân toàn cầu. Theo nghĩa này, điạ cầu trở thành một ngôi làng bởi truyền thông điện tử. Ngày nay, “Làng Toàn Cầu” được dùng như một ẩn dụ (metaphor) để miêu tả Internet và World Wide Web (www). Internet toàn cầu hoá truyền thông bằng cách cho phép người xử dụng trên toàn thế giới có thể tiếp cận với nhau. Tương tự như vậy, máy vi tính được nối qua web (web-connected) cho phép con người nối lại những trang web của họ. Thực thể mới này là một khả thể cho việc tạo ra những cấu trúc xã hội mới trong bối cảnh của văn hóa. Đức thánh cha Gioan Phaolô II, trong Redemtoris Missio, 37c, cũng dùng từ này (global village) để diễn tả “một nền văn hoá mới” tạo ra bởi truyền thông hiện đại. Xem http://en.wikipedia.org/wiki/Global_village.
[2] Xem JP II, “The Rapid Development,” Vatican, Jan 24, 2005, 5.
[3] JP II, Ecclesia in Asia, EA, 39.
[4] Pius XI, VC, 24.
[5] Ibid., 25.
[6] Ibid., 30.
[7] Vat II, IM, 13.
[8] Xem PCSC, C&P, 11.
[9] Xem Haring Bernard, Free and Faithful in Christ, vol.2 (Quezon: Claretian Publication, 1985), 155.
[10] PCSC, AN, 1.
[11] Ibid., 4.
[12] JP II, RM, 37c.
[13] Xem Angela Zukowski, ”Enriching Priestly Ministry Formation,” in Franz-Josef Eilers, S.V.D., ed., Social Communication Formation in Priestly Ministry (Manila: Logos [Divine Word] Publications, Inc, 2002), 84.
[14] See PCSC, Ethics in Communication, 32.
[15] Ibid., 3.
[16] Soukup A. Paul, “Communication Theology as a Basis for Social Communication Formation,” in Franz-Josef. Eilers, S.V.D., ed., Social Communication Formation in Priestly Ministry (Manila: Logos (Divine Word) Publications, Inc, 2002), 57.
[17] PCSC, Ethics in Internet, 3 & 5.
[18] Xem PCSC, The Church and Internet, 7.
[19] PCSC, Ethics in Internet, 1.
[20] PCSC, Church and Internet, 16.
[21] PCSC, Ethics in Internet, 10.
[22] Ibid., 12.
[23] PCSC, Church and Internet, 5.
[24] Vat II, IM, 4.
[25] PCSC, Ethics in Communication, 4.
[26] Xem Plato, Laws, trans. and ed. Jowet J. Benjamin, Dialogues of Plato, Bk. II (Oxford: Clarendon Press, 1954), 654.
[27] Pius XII, MP, 57.
[28] Ibid., 61.
[29] Benedict XVI, “Message for the 40th World Communications Day 2006,” The Media: A Network for Communication, Communion and Cooperation, 4.
[30] PCSC, Church and Internet, 7.
[31] PCSC, Church and Internet, 7.
[32] Pius XII, MP, 71.
[33] PCSC, Ethics in Communication, 1.
[34] Charles M. Shelton, Morality and the Adolescent: A Pastoral Psychology Approach (New York: Cross Road, 1989), 75.