Bài huấn dụ của ĐTC Benedictô XVI Lễ Chúa Lên Trời
Chúng ta đã bước vào tháng 5 dương lịch, quen gọi là tháng Đức Mẹ. Tuy nhiên, bài huấn dụ trước khi đọc kinh kính Đức Mẹ hôm qua được dành cho đề tài của lễ phụng vụ đó là Lễ Chúa Lên trời. Nói đúng ra, chiều thứ bảy vừa rồi, thứ bảy đầu tháng 5, đức thánh cha đã ra đền thờ Đức Bà Cả để chủ sự buổi đọc kinh Mân côi, và sau đó ngài đã đọc một bài huấn từ ngắn, trong đó ngài đã giải thích ý nghĩa của kinh nguyện này, một kinh nguyện đặt Chúa Giêsu làm trung tâm của việc suy gẫm: cùng với Mẹ Maria, người tín hữu ôn lại những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử cứu độ. Khi suy gẫm những mầu nhiệm vui, sáng, thương, mừng của Chúa, chúng ta đặt Chúa làm trung tâm của cuộc sống, của thời gian, của gia đình làng mạc của chúng ta. Chúng ta muốn đón tiếp Chúa Giêsu để mang một luồng gió mát cho những mối tương quan của chúng ta với tha nhân, thường bị ô nhiễm vì những luồng khí tiêu cực.Và nhất là khi tụ họp nhau để cầu nguyện, chúng ta muốn họa laị quang cảnh các tín hữu tiên khởi tại Giêrusalem, hợp với Đức Thánh Mẫu để khẩn nài Chúa Thánh Thần đến. Hình ảnh của nhà Tiệc Ly được gợi lên một lần nữa trong bài huấn dụ trưa chúa nhựt, khi đức Bênêđictô XVI tiếp xúc với hơn 100 ngàn tín hữu tập trung tại quảng trường thánh Phêrô để tham dự Thánh lễ nhân dịp kỷ niệm 140 năm thành lập phong trào Công Giáo Tiến hành Italia. Vì thế, trưa chúa nhựt, đức thánh cha đã đọc hai bài huấn từ: một bài dành cho các tín hữu, trình bày ý nghĩa của lễ Chúa Lên Trời, và một bài dành cho các thành viên của Công Giáo Tiến hành Italia. Trước hết, xin quý vị theo dõi bài suy niệm dẫn vào kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng.
Anh chị em thân mến
Hôm nay, tại nhiều quốc gia, trong đó có nước Italia, là lễ trọng Chúa Giêsu lên trời. một mầu nhiệm đức tin mà sách Tông đồ công vụ đặt vào 40 ngày sau cuộc Phục sinh (xc Cv 1,3-11), trong khi mà tại Vatican và một số quốc gia khác, lễ này đã được mừng vào thứ năm vừa qua. Sau khi Chúa lên trời, các môn đệ tiên khởi đã tụ họp trong nhà Tiệc Ly chung quanh Mẹ Maria, trong niềm trông đợi hồng ân Thánh Linh mà Chúa Giêsu đã hứa (xc Cv 1,14). Vào chúa nhựt đầu tháng 5, tháng kính Đức Mẹ, chúng ta sống lại cảm nghiệm ấy về sự hiện diện tinh thần của Mẹ. Quảng trường thánh Phêroo hôm nay xuất hiện như một nhà Tiệc ly lộ thiên, đông nghẹt các tín hữu, đa số là các hội viên của Công giáo Tiến hành Italia. Tôi sẽ nói chuyện với họ sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng
Trong những lời từ giã các môn đệ, Chúa Giêsu đã nhiều lần nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc Người “trở về với Chúa Cha”, như là cuộc hoàn tất sứ mạng của mình. Thực vậy, Người đã đến thế gian để đưa con người về với Thiên Chúa, không phải bằng lý thuyết theo kiểu như một triết nhân hay một thầy đời, nhưng một cách hiện thực, giống như mục tử đua đoàn chiên về chuồng. Chúa Giêsu “ra đi” trở về quê hương trên trời sau khi đã sống trọn vẹn cuộc “ra đi” vì chúng ta. Vì chúng ta mà Người đã từ trời xuống thế, vì chúng ta mà Người trở về trời sau khi đã sống trọn kiếp người như chúng ta, đã chịu khổ nhục cho đến mỗi chết trên thập giá, và đã nếm cảnh vực thẳm của sự xa cách Thiên Chúa. Chính vì vậy mà Chúa Cha đã hài lòng với Người và đã siêu tôn Người, (xc Pl 2,9), đã trao lại cho Người vinh quang sung mãn, nhưng lần này cùng với nhân tính nữa. Thiên Chúa ở trong con người – con người ở trong Thiên Chúa. Đây là một chân lý không phải là trừu tượng xa vời, nhưng rất thực tiễn. Vì thế niềm hy vọng Kitô giáo, dựa trên Chúa Kitô, không phải là điều hão huyền, nhưng, theo như tác giả thư gửi người Do thái, “trong đó, chúng ta ra như tìm được cái neo cho cuộc sống” (Dt 6,19).
Thử hỏi: con người thuộc mọi thời đại cần tới cái gì, nếu không phải là điểm tựa vững bền cho cuộc sống? Đến đây ta thấy ý nghĩa sâu đậm của việc Đức Maria hiện diện ở giữa chúng ta. Cũng tựa như các môn đệ tiên khởi, khi nhìn lên Mẹ, chúng ta được mời hãy hướng về Chúa Giêsu, Đấng tuy không có mặt giữa chúng ta về thể lý, nhưng đang chờ chúng ta trên nhà của Cha. Chúa Giêsu mời chúng ta đừng đứng mà nhìn lên trời cao, nhưng hãy họp nhau cầu nguyện xin hồng ân Thánh Linh. Cửa Nước trời chỉ mở ra cho kẻ nào được tái sinh từ trên cao, nghĩa là từ Thần khí của Thiên Chúa (xc Ga 3,3-5), và người đầu tiên được “tái sinh từ trên cao” chính là đức Maria. Chúng ta hãy hướng về Mẹ trong niềm hân hoan Phục sinh với lời cầu nguyện Lạy Nữ vương Thiên đàng
Sau khi ban phép lành Toà thánh và ngỏ lời chào thăm các phái đoàn hành hương bằng các tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây ban nha, Ba lan, đức thánh cha đã đọc một bài huấn dụ khác dành cho phong trào Công giáo Tiến hành Italia. “Công giáo tiến hành”, nếu dịch sát chữ là “Hành động của người Công giáo” là một phong trào giáo dân được thành lập cách đây 140 năm. Nhân dịp kỷ niệm đặc biệt này, một hội nghị toàn quốc đã được tổ chức tại Rôma từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 5, với sự tham dự của các giám mục, linh mục, đại diện các phân ngành và các chi bộ giáo phận. Hôm qua, từ khắp nước, 150 ngàn người đã về tham dự thánh lễ cử hành vào lúc10 giờ rưỡi tại quảng trường thánh Phêrô do đức Hồng y Angelo Bagnasco, chủ tịch hội đồng giám mục. Sau thánh lễ là buổi gặp gỡ với đức thánh cha. Bài huấn dụ nhấn mạnh đến khẩu hiệu được chọn cho đại hội toàn quốc lần này, đó là người Kitô hữu là những công dân xứng đáng của Tin mừng. Đức tin thúc đẩy chúng ta phục vụ quốc gia cách nhiệt thành hơn, tìm cách mang các giá trị nhân bản vào đời sống xã hội. Trong một thời đại mà con người có xu hướng đi tìm hưởng thụ, tư ích, người Kitô hữu làm chứng cho những giá trị tuyệt đối, thúc gịục mọi người hãy đi tìm công ích. Các thành viên phong trào Công giáo tiến hành được mời gọi cách riêng hãy nhìn lên tấm gương của nhiều vị thánh xuất thân từ hàng ngũ của mình, để can đảm bước vào con đường nên thánh. Nhắc lại tư tưởng của một tác giả vô danh vào thế kỷ thứ hai trong bức thư gửi ông Diognetô, theo đó các Kitô hữu sống giữa đời, không có gì khác biệt về y phục, nhà cửa, lương thực; nhưng họ đã mang lại một sức sống mới cho xã hội, bởi vì họ có một niềm tin, một niềm hy vọng, một tình thương khác biệt.
Bên cạnh những lời chào mừng và ghi ân, để đánh dấu kỷ niệm 140 năm thành lập, phong trào Công giáo tiến hành Italia đã quyết định dâng tặng một món quà cụ thể, đó là cất hai trường học tại Sierra Leone bên Phi châu.
Chúng ta đã bước vào tháng 5 dương lịch, quen gọi là tháng Đức Mẹ. Tuy nhiên, bài huấn dụ trước khi đọc kinh kính Đức Mẹ hôm qua được dành cho đề tài của lễ phụng vụ đó là Lễ Chúa Lên trời. Nói đúng ra, chiều thứ bảy vừa rồi, thứ bảy đầu tháng 5, đức thánh cha đã ra đền thờ Đức Bà Cả để chủ sự buổi đọc kinh Mân côi, và sau đó ngài đã đọc một bài huấn từ ngắn, trong đó ngài đã giải thích ý nghĩa của kinh nguyện này, một kinh nguyện đặt Chúa Giêsu làm trung tâm của việc suy gẫm: cùng với Mẹ Maria, người tín hữu ôn lại những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử cứu độ. Khi suy gẫm những mầu nhiệm vui, sáng, thương, mừng của Chúa, chúng ta đặt Chúa làm trung tâm của cuộc sống, của thời gian, của gia đình làng mạc của chúng ta. Chúng ta muốn đón tiếp Chúa Giêsu để mang một luồng gió mát cho những mối tương quan của chúng ta với tha nhân, thường bị ô nhiễm vì những luồng khí tiêu cực.Và nhất là khi tụ họp nhau để cầu nguyện, chúng ta muốn họa laị quang cảnh các tín hữu tiên khởi tại Giêrusalem, hợp với Đức Thánh Mẫu để khẩn nài Chúa Thánh Thần đến. Hình ảnh của nhà Tiệc Ly được gợi lên một lần nữa trong bài huấn dụ trưa chúa nhựt, khi đức Bênêđictô XVI tiếp xúc với hơn 100 ngàn tín hữu tập trung tại quảng trường thánh Phêrô để tham dự Thánh lễ nhân dịp kỷ niệm 140 năm thành lập phong trào Công Giáo Tiến hành Italia. Vì thế, trưa chúa nhựt, đức thánh cha đã đọc hai bài huấn từ: một bài dành cho các tín hữu, trình bày ý nghĩa của lễ Chúa Lên Trời, và một bài dành cho các thành viên của Công Giáo Tiến hành Italia. Trước hết, xin quý vị theo dõi bài suy niệm dẫn vào kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng.
Anh chị em thân mến
Hôm nay, tại nhiều quốc gia, trong đó có nước Italia, là lễ trọng Chúa Giêsu lên trời. một mầu nhiệm đức tin mà sách Tông đồ công vụ đặt vào 40 ngày sau cuộc Phục sinh (xc Cv 1,3-11), trong khi mà tại Vatican và một số quốc gia khác, lễ này đã được mừng vào thứ năm vừa qua. Sau khi Chúa lên trời, các môn đệ tiên khởi đã tụ họp trong nhà Tiệc Ly chung quanh Mẹ Maria, trong niềm trông đợi hồng ân Thánh Linh mà Chúa Giêsu đã hứa (xc Cv 1,14). Vào chúa nhựt đầu tháng 5, tháng kính Đức Mẹ, chúng ta sống lại cảm nghiệm ấy về sự hiện diện tinh thần của Mẹ. Quảng trường thánh Phêroo hôm nay xuất hiện như một nhà Tiệc ly lộ thiên, đông nghẹt các tín hữu, đa số là các hội viên của Công giáo Tiến hành Italia. Tôi sẽ nói chuyện với họ sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương thiên đàng
Trong những lời từ giã các môn đệ, Chúa Giêsu đã nhiều lần nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc Người “trở về với Chúa Cha”, như là cuộc hoàn tất sứ mạng của mình. Thực vậy, Người đã đến thế gian để đưa con người về với Thiên Chúa, không phải bằng lý thuyết theo kiểu như một triết nhân hay một thầy đời, nhưng một cách hiện thực, giống như mục tử đua đoàn chiên về chuồng. Chúa Giêsu “ra đi” trở về quê hương trên trời sau khi đã sống trọn vẹn cuộc “ra đi” vì chúng ta. Vì chúng ta mà Người đã từ trời xuống thế, vì chúng ta mà Người trở về trời sau khi đã sống trọn kiếp người như chúng ta, đã chịu khổ nhục cho đến mỗi chết trên thập giá, và đã nếm cảnh vực thẳm của sự xa cách Thiên Chúa. Chính vì vậy mà Chúa Cha đã hài lòng với Người và đã siêu tôn Người, (xc Pl 2,9), đã trao lại cho Người vinh quang sung mãn, nhưng lần này cùng với nhân tính nữa. Thiên Chúa ở trong con người – con người ở trong Thiên Chúa. Đây là một chân lý không phải là trừu tượng xa vời, nhưng rất thực tiễn. Vì thế niềm hy vọng Kitô giáo, dựa trên Chúa Kitô, không phải là điều hão huyền, nhưng, theo như tác giả thư gửi người Do thái, “trong đó, chúng ta ra như tìm được cái neo cho cuộc sống” (Dt 6,19).
Thử hỏi: con người thuộc mọi thời đại cần tới cái gì, nếu không phải là điểm tựa vững bền cho cuộc sống? Đến đây ta thấy ý nghĩa sâu đậm của việc Đức Maria hiện diện ở giữa chúng ta. Cũng tựa như các môn đệ tiên khởi, khi nhìn lên Mẹ, chúng ta được mời hãy hướng về Chúa Giêsu, Đấng tuy không có mặt giữa chúng ta về thể lý, nhưng đang chờ chúng ta trên nhà của Cha. Chúa Giêsu mời chúng ta đừng đứng mà nhìn lên trời cao, nhưng hãy họp nhau cầu nguyện xin hồng ân Thánh Linh. Cửa Nước trời chỉ mở ra cho kẻ nào được tái sinh từ trên cao, nghĩa là từ Thần khí của Thiên Chúa (xc Ga 3,3-5), và người đầu tiên được “tái sinh từ trên cao” chính là đức Maria. Chúng ta hãy hướng về Mẹ trong niềm hân hoan Phục sinh với lời cầu nguyện Lạy Nữ vương Thiên đàng
Sau khi ban phép lành Toà thánh và ngỏ lời chào thăm các phái đoàn hành hương bằng các tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây ban nha, Ba lan, đức thánh cha đã đọc một bài huấn dụ khác dành cho phong trào Công giáo Tiến hành Italia. “Công giáo tiến hành”, nếu dịch sát chữ là “Hành động của người Công giáo” là một phong trào giáo dân được thành lập cách đây 140 năm. Nhân dịp kỷ niệm đặc biệt này, một hội nghị toàn quốc đã được tổ chức tại Rôma từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 5, với sự tham dự của các giám mục, linh mục, đại diện các phân ngành và các chi bộ giáo phận. Hôm qua, từ khắp nước, 150 ngàn người đã về tham dự thánh lễ cử hành vào lúc10 giờ rưỡi tại quảng trường thánh Phêrô do đức Hồng y Angelo Bagnasco, chủ tịch hội đồng giám mục. Sau thánh lễ là buổi gặp gỡ với đức thánh cha. Bài huấn dụ nhấn mạnh đến khẩu hiệu được chọn cho đại hội toàn quốc lần này, đó là người Kitô hữu là những công dân xứng đáng của Tin mừng. Đức tin thúc đẩy chúng ta phục vụ quốc gia cách nhiệt thành hơn, tìm cách mang các giá trị nhân bản vào đời sống xã hội. Trong một thời đại mà con người có xu hướng đi tìm hưởng thụ, tư ích, người Kitô hữu làm chứng cho những giá trị tuyệt đối, thúc gịục mọi người hãy đi tìm công ích. Các thành viên phong trào Công giáo tiến hành được mời gọi cách riêng hãy nhìn lên tấm gương của nhiều vị thánh xuất thân từ hàng ngũ của mình, để can đảm bước vào con đường nên thánh. Nhắc lại tư tưởng của một tác giả vô danh vào thế kỷ thứ hai trong bức thư gửi ông Diognetô, theo đó các Kitô hữu sống giữa đời, không có gì khác biệt về y phục, nhà cửa, lương thực; nhưng họ đã mang lại một sức sống mới cho xã hội, bởi vì họ có một niềm tin, một niềm hy vọng, một tình thương khác biệt.
Bên cạnh những lời chào mừng và ghi ân, để đánh dấu kỷ niệm 140 năm thành lập, phong trào Công giáo tiến hành Italia đã quyết định dâng tặng một món quà cụ thể, đó là cất hai trường học tại Sierra Leone bên Phi châu.