Đức Giêsu, bị lương y giỏi của tâm hồn
Phương pháp chữa bệnh của Đức Giêsu:
Khi biết 2 môn đệ buồn phiền rời bỏ Giêrusalem đi về nhà, với bước chân nặng nề uể oải, thì Chúa Giêsu liền xuất hiện giữa họ. Thông thường người gặp chuyện buồn ít có sẵn sàng để ý đến người khác, không dám để ý đến người xung quanh mà âm thầm chịu đựng mặc dầu trong thâm tâm của họ rất cần đến người khác quan tâm. Biết được tâm tình của họ lúc này, biết được sự thất vọng của họ khi niềm hy vọng về vị ngôn sứ Giêsu không giống như ý họ muốn, thấy được đôi chân nặng nề của họ thì Đức Giêsu đã chủ động “đến với họ, Ngài đồng hành với họ” (Ga 20: 15). Đây là hành động rất cần thiết đầu tiên của người bác sỹ tâm lý, khi muốn giúp người đang gặp chuyện buồn, thì việc cần thiết trước hết là tạo được mối tương quan thân thiện, làm sao để họ thấy mình sẵn sàng chia sẻ nỗi buồn với họ.
Bước tiếp theo Đức Giêsu đã thực hiện, đó là giúp họ nói ra được vấn đề họ đang gặp khó khăn, giúp họ chia sẻ nỗi đau trong cõi lòng của mình. Lúc này một chuyên gia giỏi sẽ là người biết gợi ý cho họ nói, nhưng đồng thời chuyên gia đó lại là người cần biết lắng nghe. Nhiều lúc vai trò của họ như là một “chiếc máy ghi âm biết phân tích”. Điều này Đức Giêsu thật là một chuyên gia, chỉ cần một câu hỏi “các anh đang bàn tán với nhau chuyện gì thế?” đã khiến họ có chút lý do để đi vào câu chuyện. Mặc dầu ban đầu 2 môn đệ có một chút kháng cự: “họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu (Ga 20: 15). Thông thường đó là phản ứng của những người “bệnh”, vì tự nhiên có người muốn xâm nhập vào thế giới đau khổ của họ, nhưng đó cũng là lúc họ bắt đầu tỏ lộ, nếu chuyên gia chữa trị biết cách xử lý thích hợp và khéo léo. Và quả thật, trước phản ứng đó Đức Giêsu rất bình tĩnh, im lặng trong chốc lát, để họ mở miệng ra mà hỏi lại Ngài. Như thế cũng là để con bệnh có cơ hội để nhận biết kẻ muốn nói chuyện với mình là ai, có đáng tin cậy hay không. Quả thật, Chúa hiểu điều họ muốn nói nhưng Ngài vẫn để cho họ tự nói ra, vì thế Ngài muốn hỏi lại: “Chuyện gì vậy?” Và thế là một câu chuyện dài về nỗi đau của họ bắt đầu. Có nhiều chuyên gia biết đại khái vấn đề của người bệnh, nhưng họ vẫn để cho con bệnh của mình tự miệng nói ra tất cả, bác sĩ không bao giờ dùng kinh nghiệm của mình để đoán về diễn biến tâm lý và tinh thần của người gặp khó khăn.
Bởi thế, Đức Giêsu đã hết sức chú tâm lắng nghe họ nói, Ngài không hề cắt đứt, không hề xen kẽ vào câu chuyện của họ. Điều quan trọng trong công tác điều trị vết thương lòng của bệnh nhân ở đây là nếu để họ nói ra thì là lúc họ giải toả được những sức ép, những cảm giác buồn phiền bị dồn nén trong lòng. Khi họ nói chúng ta cũng cần lắng nghe như thế mới hiểu được vấn đề của họ ở đây là gì, với lại mỗi người gặp khó đều có lý do và diễn biến nhiêu khi không giống nhau.
Như thế vấn đề của 2 môn đệ ở đây, cũng có thể nói điều khiến họ đau lòng ở đây là nỗi thất vọng về vị ngôn sứ Giêsu, cũng là Thầy của họ, là một người có uy thế trước mặt người đời và trước mặt Thiên Chúa, họ đã sẵn sàng theo Người để làm môn đệ của Người nhưng các thượng tế đã kết án sử cho Người, Người đã chết được 3 ngày và hôm nay có mấy bà trong nhóm họ ra thăm mộ thì không thấy xác Người nữa.
Như thế trong khi họ nói ra câu chuyện thì Đức Giêsu thấy được vấn đề lớn của họ là hiểu sai về Đức Giêsu. Trước mắt họ Đức Giêsu chỉ là người sẽ là Đấng cứu chuộc Israel, là người lãnh đạo dân kiến tạo lại Vương Quốc Israel đã bị tàn phá. Như vậy, bước tiếp theo của Đức Giêsu là giúp họ nhìn nhận đúng vấn đề, giúp họ giải thoát được sự đau khổ và nỗi thất vọng trong lòng và giúp họ lấy lại được niềm tin và sự vui mừng về Đức Giêsu phục sinh.
Thông thường, khi người ta gặp chuyện buồn, hay nội tâm bị thương hại thì người ta khó nhận ra được sự thật của vấn đề, người ta hay có chiều hướng suy nghĩ tiêu cực, trước mắt họ điều xảy ra với mình chính là những điều tồi tệ, chống lại họ. Khi biết được vấn đề này của bệnh nhân, khi nghe biết mọi chuyện liên quan đến căn bệnh của họ, thì đây là lúc người chữa trị cần có những lời phúc đáp thích hợp, chính xác. Trước tiên Đức Giêsu phân tích cho họ về sự thật vấn đề, về hiện tượng Đức Giêsu, người mà họ cho là một ngôn sứ đã bị giết chết, và nay đã mất hết tăm tích. Các môn đệ chỉ dùng bằng con mắt của người đời hay cụ thể hơn là của người Do thái lúc đó để nhìn về Đức Giêsu, vơi họ, Đức Giêsu chỉ là một vị ngôn sự bình thường, kẻ không chỉ không hồi phục được đất nước Israel mà chỉ là người thất bại, lúc này chình là người mang lại sự thất vọng cho người đời. Rồi Đức Giêsu giúp họ thay đổi một cái nhìn, Ngài dùng lời Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa để giúp họ thấy Đức Giêsu không phải là nhân vật như họ muốn, mà là Con Thiên Chúa, Người được sai đến để cứu muôn dân ra khỏi vòng tội lỗi, Đức Giêsu là “Người phải chịu khổ hình, rồi mới vào trong vinh quang của Thiên Chúa” (Ga 20: 26”.
Thực ra trong công tác trị liệu này, khi chúng ta cho những người bệnh những lời phân tích không có nghĩa là họ hiểu ngay được vấn đề, chúng ta không thể giải quyết ngay vấn đề cho họ được. Chúa Giêsu dạy cho chúng ta một cách thức mà sau đó khiến hai môn đệ đã nhận ra “ánh sáng”, đó là Người đưa họ trở về với cuộc sống thường nhật. Người chữa trị vết thương cho người khác cũng cần đưa ra tình huống bình thường trong cuộc sống, để họ không thất vọng về cuộc sống của họ mà cho họ thấy được nét dễ thương, ý nghĩa của những việc mà họ thường làm. Điều này cũng giúp họ thấy những việc họ làm đều có ích, bản thân họ đóng vai trò quan trọng trong những công việc thường nhật đó. Chúa Giêsu đã dùng chính nghi thức bẻ bánh, dùng chính bữa ăn để giúp các môn đệ nhận ra Người. (xem Ga 20: 30).
Sau khi đồng hành với “bệnh nhân”, sau khi nghe họ “hàn huyên”, sau khi “hồi âm”, phân tích hay lý giải vấn đề và ngay cả đã gợi ý cho họ một lối ra, người bác sĩ không phải là người quyết định một lối giải quyết. Hay nói cách khác người chữa trị không nên đưa ra những lời khuyên phải làm thế này thế kia mà cần phải để cho người ta tự quyết định: “Đức Giêsu lập tức biến mất” (Ga 20: 31) cũng đã nói lên điều này. Khi các môn đệ đã nhận ra đường ánh sáng bên kia đường hầm, khi họ nhận ra người mà họ vừa đồng hành, vừa đồng bàn chính là Thầy mình, người mà họ từng thất vọng đã Phục sinh thật rồi, sự kiện đã mang lại cho họ một niềm vui hết sức lớn lao. Họ biết ngay việc gì họ phải làm. Họ biết tâm hồn họ lúc đó đang rạo rực, hân hoan, vì thế không ai ngăn cản, họ tức tốc chạy trở lại Giêrusalem để báo tin cho anh em mình.
Phương pháp chữa bệnh của Đức Giêsu:
- 1. Tiếp xúc - đồng hành
- 2. Lắng nghe.
- 3. Hồi đáp – phân tích
- 4. Gợi ý một lối thoát (một hướng giải quyết)
- 5. Để người được chữa trị tự quyết định lối đi (đứng dậy, tiếp tục cuộc hành trình)
Khi biết 2 môn đệ buồn phiền rời bỏ Giêrusalem đi về nhà, với bước chân nặng nề uể oải, thì Chúa Giêsu liền xuất hiện giữa họ. Thông thường người gặp chuyện buồn ít có sẵn sàng để ý đến người khác, không dám để ý đến người xung quanh mà âm thầm chịu đựng mặc dầu trong thâm tâm của họ rất cần đến người khác quan tâm. Biết được tâm tình của họ lúc này, biết được sự thất vọng của họ khi niềm hy vọng về vị ngôn sứ Giêsu không giống như ý họ muốn, thấy được đôi chân nặng nề của họ thì Đức Giêsu đã chủ động “đến với họ, Ngài đồng hành với họ” (Ga 20: 15). Đây là hành động rất cần thiết đầu tiên của người bác sỹ tâm lý, khi muốn giúp người đang gặp chuyện buồn, thì việc cần thiết trước hết là tạo được mối tương quan thân thiện, làm sao để họ thấy mình sẵn sàng chia sẻ nỗi buồn với họ.
Bước tiếp theo Đức Giêsu đã thực hiện, đó là giúp họ nói ra được vấn đề họ đang gặp khó khăn, giúp họ chia sẻ nỗi đau trong cõi lòng của mình. Lúc này một chuyên gia giỏi sẽ là người biết gợi ý cho họ nói, nhưng đồng thời chuyên gia đó lại là người cần biết lắng nghe. Nhiều lúc vai trò của họ như là một “chiếc máy ghi âm biết phân tích”. Điều này Đức Giêsu thật là một chuyên gia, chỉ cần một câu hỏi “các anh đang bàn tán với nhau chuyện gì thế?” đã khiến họ có chút lý do để đi vào câu chuyện. Mặc dầu ban đầu 2 môn đệ có một chút kháng cự: “họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu (Ga 20: 15). Thông thường đó là phản ứng của những người “bệnh”, vì tự nhiên có người muốn xâm nhập vào thế giới đau khổ của họ, nhưng đó cũng là lúc họ bắt đầu tỏ lộ, nếu chuyên gia chữa trị biết cách xử lý thích hợp và khéo léo. Và quả thật, trước phản ứng đó Đức Giêsu rất bình tĩnh, im lặng trong chốc lát, để họ mở miệng ra mà hỏi lại Ngài. Như thế cũng là để con bệnh có cơ hội để nhận biết kẻ muốn nói chuyện với mình là ai, có đáng tin cậy hay không. Quả thật, Chúa hiểu điều họ muốn nói nhưng Ngài vẫn để cho họ tự nói ra, vì thế Ngài muốn hỏi lại: “Chuyện gì vậy?” Và thế là một câu chuyện dài về nỗi đau của họ bắt đầu. Có nhiều chuyên gia biết đại khái vấn đề của người bệnh, nhưng họ vẫn để cho con bệnh của mình tự miệng nói ra tất cả, bác sĩ không bao giờ dùng kinh nghiệm của mình để đoán về diễn biến tâm lý và tinh thần của người gặp khó khăn.
Bởi thế, Đức Giêsu đã hết sức chú tâm lắng nghe họ nói, Ngài không hề cắt đứt, không hề xen kẽ vào câu chuyện của họ. Điều quan trọng trong công tác điều trị vết thương lòng của bệnh nhân ở đây là nếu để họ nói ra thì là lúc họ giải toả được những sức ép, những cảm giác buồn phiền bị dồn nén trong lòng. Khi họ nói chúng ta cũng cần lắng nghe như thế mới hiểu được vấn đề của họ ở đây là gì, với lại mỗi người gặp khó đều có lý do và diễn biến nhiêu khi không giống nhau.
Như thế vấn đề của 2 môn đệ ở đây, cũng có thể nói điều khiến họ đau lòng ở đây là nỗi thất vọng về vị ngôn sứ Giêsu, cũng là Thầy của họ, là một người có uy thế trước mặt người đời và trước mặt Thiên Chúa, họ đã sẵn sàng theo Người để làm môn đệ của Người nhưng các thượng tế đã kết án sử cho Người, Người đã chết được 3 ngày và hôm nay có mấy bà trong nhóm họ ra thăm mộ thì không thấy xác Người nữa.
Như thế trong khi họ nói ra câu chuyện thì Đức Giêsu thấy được vấn đề lớn của họ là hiểu sai về Đức Giêsu. Trước mắt họ Đức Giêsu chỉ là người sẽ là Đấng cứu chuộc Israel, là người lãnh đạo dân kiến tạo lại Vương Quốc Israel đã bị tàn phá. Như vậy, bước tiếp theo của Đức Giêsu là giúp họ nhìn nhận đúng vấn đề, giúp họ giải thoát được sự đau khổ và nỗi thất vọng trong lòng và giúp họ lấy lại được niềm tin và sự vui mừng về Đức Giêsu phục sinh.
Thông thường, khi người ta gặp chuyện buồn, hay nội tâm bị thương hại thì người ta khó nhận ra được sự thật của vấn đề, người ta hay có chiều hướng suy nghĩ tiêu cực, trước mắt họ điều xảy ra với mình chính là những điều tồi tệ, chống lại họ. Khi biết được vấn đề này của bệnh nhân, khi nghe biết mọi chuyện liên quan đến căn bệnh của họ, thì đây là lúc người chữa trị cần có những lời phúc đáp thích hợp, chính xác. Trước tiên Đức Giêsu phân tích cho họ về sự thật vấn đề, về hiện tượng Đức Giêsu, người mà họ cho là một ngôn sứ đã bị giết chết, và nay đã mất hết tăm tích. Các môn đệ chỉ dùng bằng con mắt của người đời hay cụ thể hơn là của người Do thái lúc đó để nhìn về Đức Giêsu, vơi họ, Đức Giêsu chỉ là một vị ngôn sự bình thường, kẻ không chỉ không hồi phục được đất nước Israel mà chỉ là người thất bại, lúc này chình là người mang lại sự thất vọng cho người đời. Rồi Đức Giêsu giúp họ thay đổi một cái nhìn, Ngài dùng lời Kinh Thánh là lời của Thiên Chúa để giúp họ thấy Đức Giêsu không phải là nhân vật như họ muốn, mà là Con Thiên Chúa, Người được sai đến để cứu muôn dân ra khỏi vòng tội lỗi, Đức Giêsu là “Người phải chịu khổ hình, rồi mới vào trong vinh quang của Thiên Chúa” (Ga 20: 26”.
Thực ra trong công tác trị liệu này, khi chúng ta cho những người bệnh những lời phân tích không có nghĩa là họ hiểu ngay được vấn đề, chúng ta không thể giải quyết ngay vấn đề cho họ được. Chúa Giêsu dạy cho chúng ta một cách thức mà sau đó khiến hai môn đệ đã nhận ra “ánh sáng”, đó là Người đưa họ trở về với cuộc sống thường nhật. Người chữa trị vết thương cho người khác cũng cần đưa ra tình huống bình thường trong cuộc sống, để họ không thất vọng về cuộc sống của họ mà cho họ thấy được nét dễ thương, ý nghĩa của những việc mà họ thường làm. Điều này cũng giúp họ thấy những việc họ làm đều có ích, bản thân họ đóng vai trò quan trọng trong những công việc thường nhật đó. Chúa Giêsu đã dùng chính nghi thức bẻ bánh, dùng chính bữa ăn để giúp các môn đệ nhận ra Người. (xem Ga 20: 30).
Sau khi đồng hành với “bệnh nhân”, sau khi nghe họ “hàn huyên”, sau khi “hồi âm”, phân tích hay lý giải vấn đề và ngay cả đã gợi ý cho họ một lối ra, người bác sĩ không phải là người quyết định một lối giải quyết. Hay nói cách khác người chữa trị không nên đưa ra những lời khuyên phải làm thế này thế kia mà cần phải để cho người ta tự quyết định: “Đức Giêsu lập tức biến mất” (Ga 20: 31) cũng đã nói lên điều này. Khi các môn đệ đã nhận ra đường ánh sáng bên kia đường hầm, khi họ nhận ra người mà họ vừa đồng hành, vừa đồng bàn chính là Thầy mình, người mà họ từng thất vọng đã Phục sinh thật rồi, sự kiện đã mang lại cho họ một niềm vui hết sức lớn lao. Họ biết ngay việc gì họ phải làm. Họ biết tâm hồn họ lúc đó đang rạo rực, hân hoan, vì thế không ai ngăn cản, họ tức tốc chạy trở lại Giêrusalem để báo tin cho anh em mình.