Ý kiến của một anh Thợ Rèn về Vụ Cầu Nguyện ở Tòa Khâm Sứ
Tui là một người giáo dân ở vùng xô viết Nghệ Tĩnh, nơi đã chịu thiệt thòi về thời tiết, kinh tế và tôn giáo. Thợ rèn tui có chút thiệt thòi khi cái vụ cầu nguyện đòi đất ở Tòa Khâm sứ, Thái Hà và Hà Đông diễn ra. Số là tui có một cái máy tính cũ kỹ do đứa con vừa tốt nghiệp đại học để lại. Sau khi xin được việc, nó gấp rút bày cho tui cách vào mạng internet. Nó đi rồi, tui mới khổ làm sao về cái vụ vượt tường lửa để vô mạng VietCatholic. May mà có cha xứ chỉ cho tôi cách vô mạng. Ngài lại còn chỉ cho các trang Công giáo khác nữa: nào là Veritas, Chúc Cứu Thế, v.v… Hay nhất là vô trang tìm kiếm www.google.com và đánh chữ cần tìm, ví dụ Tòa Khâm Sứ, thì tha hồ mà đọc. Hóa ra cái trình độ văn hóa thật là cần thiết trong thời đại này.
Hôm nay có hai vợ chồng bà con ở Hà Nội vô thăm tui. Họ kể cho tui nghe chuyện Tòa Khâm Sứ, chuyện Thái Hà. Nó đúng như những gì mà tui đọc được trên mạng. Cảm xúc khi được nghe một người trực tiếp đến cầu nguyện ở đó kể lại thật là đặc biệt. Hơn nữa người đàn ông còn nói rằng chính ông là một trong những người mang tượng Đức Mẹ Sầu Bi vào đặt ở Tòa Khâm Sứ. Có một điều trên mạng không nói tới là: cho đến bây giờ, ngày 04/3/2008, thì vẫn có người đến cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ hằng ngày, đông nhất là vào ngày thứ Bảy và Chúa nhật. Còn một điều nữa là cho cho người vào để cắm hoa và dọn dẹp nơi tượng Đức Mẹ Sầu Bi.
Trước đây tui cứ nghĩ cái từ "phố Đức Bà" là do các anh phóng viên trên mạng đặt ra, nhưng mà bây giờ tui nghe chính miệng một bà già người Hà Nội nói. Tên phố Đức Bà nổi tiếng đến mức mà bà quên luôn cái tên phố cũ của nó. Ở Thái Hà trước chỉ có 1 cái lều, nay có thêm 2 cái lều nữa. Có lẽ giáo dân thấy "ở đây hay lắm, nên làm 3 lều" cho giống câu chuyện trên núi Tabor chăng! Bây giờ người ta thường đi du lịch ở đâu, còn tui mong được đi thăm Hà Nội, để hòa vào dòng người đến cầu nguyện những nơi nổi tiếng đó. Được như vậy có thể sẽ thêm đức tin, đức cậy, đức kính mến hơn. Ước được như thế!
Tui thật sự xúc động và cảm phục về đức tin và lòng can đảm của bà con giáo dân Hà Nội, những người chịu cảnh rét mướt khi đứng ra đòi công lý. Và tui còn cảm phục hơn nữa khi nghe tin Đức Cha Kiệt nói sẵn sàng đi tù vì giáo dân của mình. Tui rất vui khi có người ở Nam Định nói muốn lên thủ đô đi tù thay cho giáo dân Hà Nội. Ở dưới quê hiện không có việc làm, mà đối với người dân tụi tui thì đi tù vẫn còn sướng hơn ở nhà, vì không phải vất vả làm ăn. Ở trong tù lại có các cha, các bà xơ và có cả đức cha; không chừng người ta còn làm nhà thờ trong tù nữa thì vui lắm.
Ngoài ra tui cũng nói lên điêù này là trước đây tui không ưa đức cha Sang lắm, vì hay thấy ngài viết trên báo 'Người Công giáo Việt Nam'. Sự kiện Tòa Khâm Sứ xảy ra, thấy ngài là một chủ chăn nhiệt tình ủng hộ và các bài viết của ngài cũng khá hay. Bây giờ tôi mới thấy quý và cảm phục ngài. Kể cũng phải: 77 tuổi thì biết mệnh trời rồi. Phải chăng lời nói của những người già đáng cho chúng ta nghe theo. Cứ theo cái đà này thì không lâu nữa đâu mọi việc sẽ được đưa ra ánh sáng hết.
Chẳng bù cho ông cụ Trương Bá Cần lẩm cẩm ở Sài Gòn, không xứng danh là một linh mục Công giáo chút nào cả. Chúng tôi là những người giáo dân vốn tôn trọng hàng linh mục, vì họ có chức thánh. Chúng tôi đề nghị ông đừng dùng danh xưng 'linh mục' ở đầu tên của ông nữa. Ngay cả báo "Công giáo và gian tặc" của ông chúng tôi đã tẩy chay từ lâu rồi. Tôi cũng đề nghị các phóng viên đừng trích những lời của báo gian tặc đó trên mạng. Hễ đọc được những lời từ báo này là tui tức đến lộn ruột lên được. Nếu chúng ta không đọc, không mua, không nói đến thứ báo đó nữa, thì nó sẽ mong chóng sập tiệm mà. Quý vị có tin không?
Tui làm một chân trong ban hành giáo xứ. Năm ngoái, tui cũng được người ta biếu cho báo 'Người Công giáo Việt Nam', nhưng tui không đọc. Ở xứ tui thì cha xứ và ban hành giáo 'bị' biếu 2 số báo công giáo giỗm đó mỗi tuần. Cha xứ của tui nói ngài "không ưa đọc thứ báo đó, các ông muốn đọc thì đọc, nhưng phải biết rằng: đây là báo nhà nước mang danh Công giáo, chứ không phải báo đạo. Muốn biết tin chính xác thì nghe đài ngoại quốc hay vô mạng mà đọc". Và chẳng hiểu mô tê gì mà năm nay không thấy họ đưa thứ báo đó tới nữa. Hoan hô cán bộ nhà nuớc vì đã không gửi báo 'Người Công giáo Việt Nam' cho tui!
Thợ rèn tui xin đóng góp một số ý kiến lan man như thế để quý độc giả xem khi trà dư tửu hậu. Tui sẽ trở lại nếu tui có thời gian.
Tui là một người giáo dân ở vùng xô viết Nghệ Tĩnh, nơi đã chịu thiệt thòi về thời tiết, kinh tế và tôn giáo. Thợ rèn tui có chút thiệt thòi khi cái vụ cầu nguyện đòi đất ở Tòa Khâm sứ, Thái Hà và Hà Đông diễn ra. Số là tui có một cái máy tính cũ kỹ do đứa con vừa tốt nghiệp đại học để lại. Sau khi xin được việc, nó gấp rút bày cho tui cách vào mạng internet. Nó đi rồi, tui mới khổ làm sao về cái vụ vượt tường lửa để vô mạng VietCatholic. May mà có cha xứ chỉ cho tôi cách vô mạng. Ngài lại còn chỉ cho các trang Công giáo khác nữa: nào là Veritas, Chúc Cứu Thế, v.v… Hay nhất là vô trang tìm kiếm www.google.com và đánh chữ cần tìm, ví dụ Tòa Khâm Sứ, thì tha hồ mà đọc. Hóa ra cái trình độ văn hóa thật là cần thiết trong thời đại này.
Hôm nay có hai vợ chồng bà con ở Hà Nội vô thăm tui. Họ kể cho tui nghe chuyện Tòa Khâm Sứ, chuyện Thái Hà. Nó đúng như những gì mà tui đọc được trên mạng. Cảm xúc khi được nghe một người trực tiếp đến cầu nguyện ở đó kể lại thật là đặc biệt. Hơn nữa người đàn ông còn nói rằng chính ông là một trong những người mang tượng Đức Mẹ Sầu Bi vào đặt ở Tòa Khâm Sứ. Có một điều trên mạng không nói tới là: cho đến bây giờ, ngày 04/3/2008, thì vẫn có người đến cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ hằng ngày, đông nhất là vào ngày thứ Bảy và Chúa nhật. Còn một điều nữa là cho cho người vào để cắm hoa và dọn dẹp nơi tượng Đức Mẹ Sầu Bi.
Trước đây tui cứ nghĩ cái từ "phố Đức Bà" là do các anh phóng viên trên mạng đặt ra, nhưng mà bây giờ tui nghe chính miệng một bà già người Hà Nội nói. Tên phố Đức Bà nổi tiếng đến mức mà bà quên luôn cái tên phố cũ của nó. Ở Thái Hà trước chỉ có 1 cái lều, nay có thêm 2 cái lều nữa. Có lẽ giáo dân thấy "ở đây hay lắm, nên làm 3 lều" cho giống câu chuyện trên núi Tabor chăng! Bây giờ người ta thường đi du lịch ở đâu, còn tui mong được đi thăm Hà Nội, để hòa vào dòng người đến cầu nguyện những nơi nổi tiếng đó. Được như vậy có thể sẽ thêm đức tin, đức cậy, đức kính mến hơn. Ước được như thế!
Tui thật sự xúc động và cảm phục về đức tin và lòng can đảm của bà con giáo dân Hà Nội, những người chịu cảnh rét mướt khi đứng ra đòi công lý. Và tui còn cảm phục hơn nữa khi nghe tin Đức Cha Kiệt nói sẵn sàng đi tù vì giáo dân của mình. Tui rất vui khi có người ở Nam Định nói muốn lên thủ đô đi tù thay cho giáo dân Hà Nội. Ở dưới quê hiện không có việc làm, mà đối với người dân tụi tui thì đi tù vẫn còn sướng hơn ở nhà, vì không phải vất vả làm ăn. Ở trong tù lại có các cha, các bà xơ và có cả đức cha; không chừng người ta còn làm nhà thờ trong tù nữa thì vui lắm.
Ngoài ra tui cũng nói lên điêù này là trước đây tui không ưa đức cha Sang lắm, vì hay thấy ngài viết trên báo 'Người Công giáo Việt Nam'. Sự kiện Tòa Khâm Sứ xảy ra, thấy ngài là một chủ chăn nhiệt tình ủng hộ và các bài viết của ngài cũng khá hay. Bây giờ tôi mới thấy quý và cảm phục ngài. Kể cũng phải: 77 tuổi thì biết mệnh trời rồi. Phải chăng lời nói của những người già đáng cho chúng ta nghe theo. Cứ theo cái đà này thì không lâu nữa đâu mọi việc sẽ được đưa ra ánh sáng hết.
Chẳng bù cho ông cụ Trương Bá Cần lẩm cẩm ở Sài Gòn, không xứng danh là một linh mục Công giáo chút nào cả. Chúng tôi là những người giáo dân vốn tôn trọng hàng linh mục, vì họ có chức thánh. Chúng tôi đề nghị ông đừng dùng danh xưng 'linh mục' ở đầu tên của ông nữa. Ngay cả báo "Công giáo và gian tặc" của ông chúng tôi đã tẩy chay từ lâu rồi. Tôi cũng đề nghị các phóng viên đừng trích những lời của báo gian tặc đó trên mạng. Hễ đọc được những lời từ báo này là tui tức đến lộn ruột lên được. Nếu chúng ta không đọc, không mua, không nói đến thứ báo đó nữa, thì nó sẽ mong chóng sập tiệm mà. Quý vị có tin không?
Tui làm một chân trong ban hành giáo xứ. Năm ngoái, tui cũng được người ta biếu cho báo 'Người Công giáo Việt Nam', nhưng tui không đọc. Ở xứ tui thì cha xứ và ban hành giáo 'bị' biếu 2 số báo công giáo giỗm đó mỗi tuần. Cha xứ của tui nói ngài "không ưa đọc thứ báo đó, các ông muốn đọc thì đọc, nhưng phải biết rằng: đây là báo nhà nước mang danh Công giáo, chứ không phải báo đạo. Muốn biết tin chính xác thì nghe đài ngoại quốc hay vô mạng mà đọc". Và chẳng hiểu mô tê gì mà năm nay không thấy họ đưa thứ báo đó tới nữa. Hoan hô cán bộ nhà nuớc vì đã không gửi báo 'Người Công giáo Việt Nam' cho tui!
Thợ rèn tui xin đóng góp một số ý kiến lan man như thế để quý độc giả xem khi trà dư tửu hậu. Tui sẽ trở lại nếu tui có thời gian.