THÁI HÀ -- Sáng nay, chúng tôi muốn ghé qua Thái Hà thăm “phố Đức Bà” xem bầu khí ra sao, nhất là ngày Mồng 3 Tết vừa qua đã có cuộc hành hương vĩ đại và cầu nguyện cho công lý mà theo ước lượng của nhiều người có đến cả gần 10 ngàn người tham dự, không còn chỗ chen chân. Tiện thể chúng tôi cũng muốn đến thăm những người mẹ đã “không về nhà trong dịp Tết”.
Tại Thái Hà, không khí xuân vẫn còn đó. Có rất nhiều đoàn khách hành hương từ các nơi xa đã về đây sáng nay. Biển số xe cho chúng tôi biết, họ từ Thái Nguyên xuống. Từ Hải Phòng lên. Từ Bắc Ninh qua... Chúng tôi cũng thấy một số linh mục cùng với nhóm nhỏ các gia đình giáo dân từ Miền Nam đang du xuân tại Miền Bắc cũng có mặt ở đây. Và cũng có các gia đình Việt kiều về quê ăn Tết đến cầu nguyện ở đây.
Ngay đầu nhà thờ Thái Hà, dưới chân bức tường, vẫn còn đó tấm bản chỉ đường, viết vội trên tấm bảng bằng formica: “Phố Đức Bà” và một mũi tên nghệch ngoạc.
Theo tấm bảng chỉ dẫn, qua nguyện đường thánh Giêrađô, người hành hương hay những ai quan tâm sẽ tới được “phố Đức Bà”.
Khu phố thật yên tĩnh. Có một số xe con biển số ngoại tỉnh đậu dọc con đường. Nhiều người dân ở đây cho biết, phần lớn những căn nhà ở đây là những căn hộ của các cán bộ dùng để cho thuê. Chúng tôi thấy bảng tên của rất nhiều công ty tư nhân gắn trên các căn hộ này. Cả khu phố chỉ có dăm ba lá cờ đỏ sao vàng, chứng tỏ những căn nhà này có chủ.
Từ đằng xa, phía nguyện đường Giêrađô nhìn về “phố Đức Bà”, con phố bị che khuất và bị thu hẹp bởi mấy căn hộ của một số cán bộ từng công tác lâu năm tại Dệt Thảm Len nay đã về hưu. Những căn hộ này là những căn nhà xây vội trên khu đất của Dòng Chúa Cứu Thế. Theo một số người dân tại khu vực, những căn nhà này chỉ mới được xây cách đây mấy tháng. Sau khi nghe tin Công ty May Chiến Thắng bán khu đất, những vị cán bộ “nghỉ hưu không lương” này nhanh chân lấn chiếm và xây nhà lên đó. Họ còn lấn ra cả con phố. Có chỗ con phố chỉ còn rộng khoảng 4m.
Một chị phụ nữ trung niên có nhà tại khu vực cho biết: “Chúng tôi cầu mong nhà thờ mau đòi được đất để giải quyết những khúc mắc còn tồn đọng tại đây”.
Chỉ tay về phía những căn hộ lấn chiếm, chị bức xúc cho biết: “Tôi không hiểu chính quyền này thế nào nữa. Người ta chiếm gần hết cả con đường mà chính quyền vẫn cứ làm ngơ. Chúng tôi đã nhiều lần đề bạt nguyện vọng giải toả để con đường thông thoáng, nhưng chẳng thấy ai quan tâm gì. Chúng tôi nghe nói, những gia đình lấn chiếm này, vì họ từng công tác tại Xí nghiệp Dệt thảm, họ biết chuyện tham nhũng của các cán bộ nơi đây, nên khi nghe tin Xí nghiệp bán khu đất, họ chiếm luôn mấy lô và dựng lên đó bản hiệu “Công ty Dệt thảm Long Hưng.” Các vị cán bộ biết thế, nhưng chẳng dám làm gì... Mấy gia đình này còn thách thức cả chúng tôi đấy!!! Thế mới biết đất nước này nát quá rồi...”
Quả đúng như chị phụ nữ nói, con phố bị băm nát bởi sự hiện diện của những căn nhà này. Sự hiện diện của chúng cũng cho thấy sự thối nát của chế độ, của một số cán bộ “bán lương tâm, mua lương thực”...
Vượt qua những căn nhà xây không phép, lấn đất nhà thờ, khu đất đang tranh chấp hiện ra với tất cả sự quyến rũ của nó. Cả một khu đất rộng mênh mông hiện đang để hoang hoá. Mấy chục bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp treo trên khắp bức tường, với đèn nến, hương hoa và một số bảng tạ ơn, khiến khung cảnh trở nên sáng ngời. Mấy trăm cây thánh giá gỗ, đủ mầu sắc và kích cỡ, làm cho khu phố thêm thánh thiêng. Hai căn lều bạt ngả nghiêng, siêu vẹo. Từ đằng xa, ngay cạnh chiếc lều dựng giữa cổng công ty May Chiến Thắng, một cụ già đang thắp hương cầu nguyện. Một cụ khác đang quét dọn con đường với một phong thái khiêm nhường, tận tâm...
Sự thanh bình của “phố Đức Bà”, sự hiện diện của những cụ già đang làm việc thu dọn khiến chúng tôi xúc động. Chúng tôi thầm nhủ: “Chẳng có nơi nào đẹp hơn thế”.
Khi chúng tôi đang cầu nguyện thì thấy một linh mục dẫn một đoàn khách hành hương từ Hải Phòng lên ra thăm khu đất. Những vị khách này cho biết: “Chúng tôi đọc trên Net biết ở Thái Hà có phố Đức Bà nên đến thăm.” Một người trong đoàn vui vẻ bảo: “Không hiểu sao, ra đây, thấy mến Chúa ngay. Cầu nguyện ở đây thì thế nào cũng được ơn Chúa...”
Dường như nhận xét trên có cáci sức gì lôi cuốn lạ thường. Ở đây, có cái gì đấy lôi cuốn. Có cái gì đấy khiến lòng người dấy lên một cảm xúc, một ước nguyện. Con phố vốn hiền hoà, nay được tô điểm thêm bởi những chứng từ của lòng tin, của niềm mến thương Giáo hội, của sự hy sinh đến quên mình nơi những người mẹ đã không về nhà dịp tết. Con phố vốn bị bỏ quên, nay nhiều người biết tới. Con phố vốn bình lặng, nay dậy lên một sức sống mới, sức sống của Thần khí mà những người giáo dân Thái Hà, nhất là những cụ già, thắp lên nơi đây từ ngày xảy ra tranh chấp để đòi công lý và hoà bình.
Chúng tôi hỏi các cụ: “Tết có vui không?”.
Một cụ khoảng trên tám chục, hóm hỉnh trả lời: “Mẹ là Mùa Xuân! Chúng tôi có ba chục ảnh Đức Mẹ nên có ba chục mùa xuân. Vậy, các anh bảo có vui không?”.
Chúng tôi chưa kịp trả lời thì cụ đã tiếp: “Những ngày qua là những ngày đẹp nhất trong đời chúng tôi. Với tôi, đây là cái tết ý nghĩa nhất trong đời. Chúng tôi ăn Tết với Mẹ. Ngủ với Mẹ. Chuyện trò với Mẹ. Mấy ngày tết vừa qua, con cái chúng tôi cũng ra chúc tết chúng tôi. Đó cũng là điều làm chúng tôi hạnh phúc. Chúng còn bảo chúng tôi, Mẹ cứ ở đây không phải lo gì cả... Nhiều đứa con cháu chúng tôi, trước khô khan, nay thấy mẹ như vậy, tự nhiên lại sốt sáng. Chúng còn bảo chúng tôi: “Mẹ thật là mùa xuân của chúng con”. Hạnh phúc quá các anh ơi!!!”
Chúng tôi cũng được hạnh phúc lây với các cụ.
Một cụ khác còn cho chúng tôi biết, sáng Mùng Một, mấy gia đình lương dân trong khu phố, ngay từ sáng sớm đã ra chúc tuổi các cụ. Cụ nói: “Từ ngày chúng tôi cắm lều ở đây, chúng tôi nhận được nhiều cảm thông từ anh chị em lương dân sống trong khu vực. Họ bảo chúng tôi phải kiên trì... Sáng Mùng Một Tết Mậu tý vừa qua, có hai vợ chồng, sau khi “lì xì” cho chúng tôi mỗi người hai chục ngàn, đã nói với chúng tôi rằng: ‘Chúc các cụ Năm Mới mạnh khoẻ để cầu nguyện cho Đất nước có công lý và hoà bình.’ Chúng tôi vui lắm!!!”
Chúng tôi còn đang chuyện trò với các cụ, thì thấy cha Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và Đức cha Thái Bình cùng song hành ra khu phố. Các cụ bà bỏ chúng tôi ở lại để tới đón Đức cha. Sau khi chuyện trò với các cụ, giống như mọi tín hữu tới hành hương, ngài đã thắp một nén hương, trang trọng đặt dưới khung hình Mẹ và treo lên sợi thép gai một chuỗi tràng hạt mà như ngài nói: “Cỗ tràng hạt này của Đức Thánh Cha tặng tôi. Tôi để lại nơi đây, để anh chị em có Đức Thánh Cha đồng hành và tôi nữa, tôi luôn ở bên anh chị em”.
Thấy vậy, một người trong nhóm đáp lời Đức Cha rằng: "Chúng con thật xúc động và cám ơn Đức cha Thái Bình. Đức cha đã để lại cho chúng con một tấm gương quên mình vì công lý. Suốt hơn một tháng qua, Đức cha đã tích cực, cách này cách khác, chia sẻ, nguyện cầu, đương đầu với khó khăn... góp phần để giáo dân Hà Thành được vui xuân mới an bình, hạnh phúc..."
Chúng tôi rời “phố Đức Bà”, chia tay những “mẹ già đã không về nhà ăn tết”, với nhiều cảm xúc dâng tràn.
Xuân mới đã về. Xuân sang mang theo nhiều nguyện ước. Cầu Chúa xuân mang lại cho đất nước Việt Nam an bình, cho các vị lãnh đạo quốc gia biết nhận ra sự thật và lẽ công bằng, để mùa xuân này là mùa xuân đẹp nhất cho dân tộc, cách riêng cho cộng đồng tín hữu Hà Thành có một “mùa xuân công lý”.
Thái Hà ngày 11/2/2008
Tại Thái Hà, không khí xuân vẫn còn đó. Có rất nhiều đoàn khách hành hương từ các nơi xa đã về đây sáng nay. Biển số xe cho chúng tôi biết, họ từ Thái Nguyên xuống. Từ Hải Phòng lên. Từ Bắc Ninh qua... Chúng tôi cũng thấy một số linh mục cùng với nhóm nhỏ các gia đình giáo dân từ Miền Nam đang du xuân tại Miền Bắc cũng có mặt ở đây. Và cũng có các gia đình Việt kiều về quê ăn Tết đến cầu nguyện ở đây.
Ngay đầu nhà thờ Thái Hà, dưới chân bức tường, vẫn còn đó tấm bản chỉ đường, viết vội trên tấm bảng bằng formica: “Phố Đức Bà” và một mũi tên nghệch ngoạc.
Theo tấm bảng chỉ dẫn, qua nguyện đường thánh Giêrađô, người hành hương hay những ai quan tâm sẽ tới được “phố Đức Bà”.
Khu phố thật yên tĩnh. Có một số xe con biển số ngoại tỉnh đậu dọc con đường. Nhiều người dân ở đây cho biết, phần lớn những căn nhà ở đây là những căn hộ của các cán bộ dùng để cho thuê. Chúng tôi thấy bảng tên của rất nhiều công ty tư nhân gắn trên các căn hộ này. Cả khu phố chỉ có dăm ba lá cờ đỏ sao vàng, chứng tỏ những căn nhà này có chủ.
Từ đằng xa, phía nguyện đường Giêrađô nhìn về “phố Đức Bà”, con phố bị che khuất và bị thu hẹp bởi mấy căn hộ của một số cán bộ từng công tác lâu năm tại Dệt Thảm Len nay đã về hưu. Những căn hộ này là những căn nhà xây vội trên khu đất của Dòng Chúa Cứu Thế. Theo một số người dân tại khu vực, những căn nhà này chỉ mới được xây cách đây mấy tháng. Sau khi nghe tin Công ty May Chiến Thắng bán khu đất, những vị cán bộ “nghỉ hưu không lương” này nhanh chân lấn chiếm và xây nhà lên đó. Họ còn lấn ra cả con phố. Có chỗ con phố chỉ còn rộng khoảng 4m.
Một chị phụ nữ trung niên có nhà tại khu vực cho biết: “Chúng tôi cầu mong nhà thờ mau đòi được đất để giải quyết những khúc mắc còn tồn đọng tại đây”.
Chỉ tay về phía những căn hộ lấn chiếm, chị bức xúc cho biết: “Tôi không hiểu chính quyền này thế nào nữa. Người ta chiếm gần hết cả con đường mà chính quyền vẫn cứ làm ngơ. Chúng tôi đã nhiều lần đề bạt nguyện vọng giải toả để con đường thông thoáng, nhưng chẳng thấy ai quan tâm gì. Chúng tôi nghe nói, những gia đình lấn chiếm này, vì họ từng công tác tại Xí nghiệp Dệt thảm, họ biết chuyện tham nhũng của các cán bộ nơi đây, nên khi nghe tin Xí nghiệp bán khu đất, họ chiếm luôn mấy lô và dựng lên đó bản hiệu “Công ty Dệt thảm Long Hưng.” Các vị cán bộ biết thế, nhưng chẳng dám làm gì... Mấy gia đình này còn thách thức cả chúng tôi đấy!!! Thế mới biết đất nước này nát quá rồi...”
Quả đúng như chị phụ nữ nói, con phố bị băm nát bởi sự hiện diện của những căn nhà này. Sự hiện diện của chúng cũng cho thấy sự thối nát của chế độ, của một số cán bộ “bán lương tâm, mua lương thực”...
Vượt qua những căn nhà xây không phép, lấn đất nhà thờ, khu đất đang tranh chấp hiện ra với tất cả sự quyến rũ của nó. Cả một khu đất rộng mênh mông hiện đang để hoang hoá. Mấy chục bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp treo trên khắp bức tường, với đèn nến, hương hoa và một số bảng tạ ơn, khiến khung cảnh trở nên sáng ngời. Mấy trăm cây thánh giá gỗ, đủ mầu sắc và kích cỡ, làm cho khu phố thêm thánh thiêng. Hai căn lều bạt ngả nghiêng, siêu vẹo. Từ đằng xa, ngay cạnh chiếc lều dựng giữa cổng công ty May Chiến Thắng, một cụ già đang thắp hương cầu nguyện. Một cụ khác đang quét dọn con đường với một phong thái khiêm nhường, tận tâm...
Sự thanh bình của “phố Đức Bà”, sự hiện diện của những cụ già đang làm việc thu dọn khiến chúng tôi xúc động. Chúng tôi thầm nhủ: “Chẳng có nơi nào đẹp hơn thế”.
Khi chúng tôi đang cầu nguyện thì thấy một linh mục dẫn một đoàn khách hành hương từ Hải Phòng lên ra thăm khu đất. Những vị khách này cho biết: “Chúng tôi đọc trên Net biết ở Thái Hà có phố Đức Bà nên đến thăm.” Một người trong đoàn vui vẻ bảo: “Không hiểu sao, ra đây, thấy mến Chúa ngay. Cầu nguyện ở đây thì thế nào cũng được ơn Chúa...”
Dường như nhận xét trên có cáci sức gì lôi cuốn lạ thường. Ở đây, có cái gì đấy lôi cuốn. Có cái gì đấy khiến lòng người dấy lên một cảm xúc, một ước nguyện. Con phố vốn hiền hoà, nay được tô điểm thêm bởi những chứng từ của lòng tin, của niềm mến thương Giáo hội, của sự hy sinh đến quên mình nơi những người mẹ đã không về nhà dịp tết. Con phố vốn bị bỏ quên, nay nhiều người biết tới. Con phố vốn bình lặng, nay dậy lên một sức sống mới, sức sống của Thần khí mà những người giáo dân Thái Hà, nhất là những cụ già, thắp lên nơi đây từ ngày xảy ra tranh chấp để đòi công lý và hoà bình.
Chúng tôi hỏi các cụ: “Tết có vui không?”.
Một cụ khoảng trên tám chục, hóm hỉnh trả lời: “Mẹ là Mùa Xuân! Chúng tôi có ba chục ảnh Đức Mẹ nên có ba chục mùa xuân. Vậy, các anh bảo có vui không?”.
Chúng tôi chưa kịp trả lời thì cụ đã tiếp: “Những ngày qua là những ngày đẹp nhất trong đời chúng tôi. Với tôi, đây là cái tết ý nghĩa nhất trong đời. Chúng tôi ăn Tết với Mẹ. Ngủ với Mẹ. Chuyện trò với Mẹ. Mấy ngày tết vừa qua, con cái chúng tôi cũng ra chúc tết chúng tôi. Đó cũng là điều làm chúng tôi hạnh phúc. Chúng còn bảo chúng tôi, Mẹ cứ ở đây không phải lo gì cả... Nhiều đứa con cháu chúng tôi, trước khô khan, nay thấy mẹ như vậy, tự nhiên lại sốt sáng. Chúng còn bảo chúng tôi: “Mẹ thật là mùa xuân của chúng con”. Hạnh phúc quá các anh ơi!!!”
Chúng tôi cũng được hạnh phúc lây với các cụ.
Một cụ khác còn cho chúng tôi biết, sáng Mùng Một, mấy gia đình lương dân trong khu phố, ngay từ sáng sớm đã ra chúc tuổi các cụ. Cụ nói: “Từ ngày chúng tôi cắm lều ở đây, chúng tôi nhận được nhiều cảm thông từ anh chị em lương dân sống trong khu vực. Họ bảo chúng tôi phải kiên trì... Sáng Mùng Một Tết Mậu tý vừa qua, có hai vợ chồng, sau khi “lì xì” cho chúng tôi mỗi người hai chục ngàn, đã nói với chúng tôi rằng: ‘Chúc các cụ Năm Mới mạnh khoẻ để cầu nguyện cho Đất nước có công lý và hoà bình.’ Chúng tôi vui lắm!!!”
Chúng tôi còn đang chuyện trò với các cụ, thì thấy cha Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và Đức cha Thái Bình cùng song hành ra khu phố. Các cụ bà bỏ chúng tôi ở lại để tới đón Đức cha. Sau khi chuyện trò với các cụ, giống như mọi tín hữu tới hành hương, ngài đã thắp một nén hương, trang trọng đặt dưới khung hình Mẹ và treo lên sợi thép gai một chuỗi tràng hạt mà như ngài nói: “Cỗ tràng hạt này của Đức Thánh Cha tặng tôi. Tôi để lại nơi đây, để anh chị em có Đức Thánh Cha đồng hành và tôi nữa, tôi luôn ở bên anh chị em”.
Thấy vậy, một người trong nhóm đáp lời Đức Cha rằng: "Chúng con thật xúc động và cám ơn Đức cha Thái Bình. Đức cha đã để lại cho chúng con một tấm gương quên mình vì công lý. Suốt hơn một tháng qua, Đức cha đã tích cực, cách này cách khác, chia sẻ, nguyện cầu, đương đầu với khó khăn... góp phần để giáo dân Hà Thành được vui xuân mới an bình, hạnh phúc..."
Chúng tôi rời “phố Đức Bà”, chia tay những “mẹ già đã không về nhà ăn tết”, với nhiều cảm xúc dâng tràn.
Xuân mới đã về. Xuân sang mang theo nhiều nguyện ước. Cầu Chúa xuân mang lại cho đất nước Việt Nam an bình, cho các vị lãnh đạo quốc gia biết nhận ra sự thật và lẽ công bằng, để mùa xuân này là mùa xuân đẹp nhất cho dân tộc, cách riêng cho cộng đồng tín hữu Hà Thành có một “mùa xuân công lý”.
Thái Hà ngày 11/2/2008