Sự khả tín của Sứ Điệp Fatima
Với biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, người ta có thể nói được một cách chắc chắn rằng kỷ nguyên của Mẹ Maria đã đạt tới điểm cao tột đỉnh. Và tất nhiên, cũng không một ai có thể cho rằng đó là một việc tình cờ hay một sự ngẫu nhiên được, khi những biến cố siêu nhiên lạ lùng xảy ra từ ngày 13 tháng 5 cho tới ngày 13.10.1917 tại Fatima, lại xảy ra hoàn toàn trùng hợp cùng một thời điểm với cuộc cách mạng Bon-sờ-vít, cuộc bùng nổ của phong trào cộng sản vào tháng 10 năm 1917 tại Mạc-tư-khoa, khởi đầu cho kỷ nguyên cộng sản quốc tế vô thần, chủ trương duy vật và hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa cũng như toàn bộ công trình sáng tạo vũ trụ của Người. Từ đây hai kỷ nguyên mới đại diện cho hai thế lực hoàn toàn đối lập nhau đã bắt đầu.
Như thế người ta thấy rằng trong suốt hơn 2000 năm lịch sử của Giáo Hội, chưa bao giờ thị kiến mang tính cách tiên tri của tác giả Sách Khải Huyền về cuộc chiến giữa Người Nữ «khoác áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội mười hai ngôi sao» và con «rồng đỏ khổng lồ» lại trở nên hiện thực một cách rõ rệt như thế (x. Kh 13,1tt).
Ở Mạc-tư-khoa, thủ đô Nga Sô, bộ Chính trị Trung ương Bon-sờ-vít đã nhất trí dùng bạo lực phát động một cuộc nổi dậy vào ngày 10.10.1917. Chương trình của cuộc nổi dậy: «Vào đêm 25 rạng ngày 26.10 sẽ đột chiếm dinh Mùa Đông, bản doanh của chính phủ lâm thời đang do Alexander Kerenskij lãnh đạo và sẽ bắt giam tất cả mọi thành viên của chính phủ này. Hạ viện quốc hội Sô-viết sẽ thực thi khẩu hiệu của Bon-sờ-vít ‘Tất cả mọi quyền lực là của người Sô-viết’ và đồng thời thành lập một chính phủ cách mạng do Lê-nin lãnh đạo»(1). Mục đích của cuộc cách mạng Tháng Mười Bon-sờ-vít là lật đổ chế độ Nga Hoàng và thành lập một chế độ cộng sản vô thần, hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, đàn áp và loại bỏ tôn giáo bằng mọi giá. Nhưng dĩ nhiên Mạc-tư-khoa chỉ là bước khởi đầu, hay nói đúng hơn là bàn đạp cho những người cộng sản sử dụng để nhuộm đỏ phần thế giới còn lại bằng chủ thuyết vô thần và duy vật của họ.
Nhưng 10 ngày trước đó, ngày 13.10.1917, hàng trăm ngàn người đã chứng kiến tận mắt một phép lạ vĩ đại chưa từng xảy ra trong lịch sử nhân loại, mà Thiên Chúa đã thực hiện tại Fatima do sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, phép lạ mặt trời quay cuồng bay lộn một cách vừa ngoạn mục vừa khủng khiếp. Qua đó, Thiên Chúa muốn minh chứng một cách hùng hồn cho toàn thể nhân loại về sự hiện hữu cũng như về quyền năng tối thượng bất khả phủ nhận của Người, và đồng thời đó cũng là một câu trả lời rõ ràng và trực tiếp cho phong trào cộng sản vô thần và duy vật chất do Lê-nin lãnh đạo đã bùng nổ ở Nga Sô và đang trở thành một mối đe dọa nguy hiểm cho cả thế giới.
Tuy nhiên, không chỉ sự thành công của cuộc cách mạng Tháng Mười của Bon-sờ-vít vô thần, nhưng cả những sự sửa soạn của họ trước đó, cũng đã không xảy ra ngoài con mắt của «Vị Nữ Tướng bách chiến bách thắng của Thiên Chúa!»
Thật vậy, vào tháng tư trước đó, với sự dàn xếp và giúp đỡ của các sĩ quan quân đội Đức, Lê-nin đã rời bỏ Thụy Sĩ, nơi ông đang lánh nạn, và trở lại Nga sô. Ông bắt đầu công bố các tư tưởng cách mạng và phương thức hành động của ông - mà người ta thường gọi là các «Luận Đề Tháng Tư» - để giải thích cho các thuộc hạ hiểu rõ mục đích cuộc cách mạng và vạch ra cho họ con đường rõ ràng để dẫn cuộc cách mạng đến chỗ thành công(2). Trong những tuần lễ đó, chính phủ lâm thời do Kerenskij lãnh đạo luôn luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn to lớn, trong khi đó ảnh hưởng của Lê-nin mỗi ngày mỗi lớn mạnh. Vì thế, mặc dù nhờ vào sự hỗ trợ của các đoàn quân từ mặt trận kéo về, quân đội của chính phủ Kerenskij lại một lần nữa đã dẹp tan được cuộc nổi dậy Tháng Bảy(3), nhưng Lê-nin luôn luôn xác tín rằng cuộc cách mạng cộng sản do ông ta lãnh đạo tạm bị thất bại, vì đã khởi động quá sớm, nhưng sự thất bại đó sẽ không còn có thể ngăn cản được sự thành công một ngày gần đây.
Vì thế, ông đã kêu gọi cần phải tăng cường mọi nỗ lực và phải hy sinh vất vả hơn nữa. Từ Phần Lan, ông ta đã soạn thảo các văn bản và những lời hiệu triệu soạn sửa hành động để trong vòng ba tháng nữa sẽ cướp chính quyền.
Vào đúng thời điểm đó – ngày 13.5.1917 - tại Fatima thuộc nước Bồ Đào Nha, Đức Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi đã hiện ra lầng thứ nhất với ba trẻ chăn chiên và công bố những luận đề riêng của Mẹ để chỉ dạy cho con cái loài người nhận ra được mục đích và chiều hướng của cuộc cách mạng chân chính duy nhất mà Phúc Âm Đức Kitô đã đề xướng. Và vào ngày 13 tháng 7, ngay trước khi tại thành phố Peterburg ở Nga Sô những dòng máu đầu tiên của hàng ngàn dân chúng vô tội đổ ra do các bộ hạ Lê-nin gây ra, thì tại Fatima Đức Maria đã công bố sứ điệp của Mẹ gồm ba mệnh lệnh đơn sơ và ngắn gọn, để cho nhân loại thực thi, hầu nhờ thế bước tiến đầy tham vọng và vô cùng nguy hiểm của đoàn quân Lê-nin sẽ bị ngăn chận kịp thời; đó là:
1. Ăn năn sám hối, hoàn lương và cải thiện cuộc sống.
2. Tôn kính Mẫu Tâm Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.
3. Sốt sắng lần hạt Mân Côi mỗi ngày.
Và chính Đức Mẹ cũng đã quả quyết rằng: «Nếu nhân loại biết nghe theo lời yêu cầu của Mẹ, nước Nga sẽ ăn năn trở lại và sẽ có hòa bình.»
Như vậy, năm 1917 quả thực là một «năm định mệnh»(4) cho cả nhân loại. Nhưng đối với toàn thể thế giới Kitô giáo, năm 1917 còn là một năm đã nêu rõ trách nhiệm to lớn của họ đối với lục địa Âu Châu và đối với toàn thế giới qua những biến cố đã xảy ra ở Đông cũng Tây phương.
Một sự thể không thể chối cãi được là chủ thuyết cộng sản vô thần được bắt đầu năm 1917 tại Ngay Sô và đang trên đường bành trướng đến một số quốc gia trên thế giới, nhất là ở những nơi mà sứ điệp Fatima không được quan tâm thực thi. Cách riêng là do lục địa Kitô giáo Âu Châu đã phản bội Đức Kitô, vì đã:
• tạo điều kiện cho kỷ nguyên của chủ thuyết cộng sản vô thần khởi động;
• thiếu lòng sùng kính đối với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa;
• làm lu mờ vẻ huy hoàng sự chiến thắng vinh quang của kỷ nguyên Mẹ Maria bằng sự chạy theo vật chất xác thịt và bằng các tội ác khác của mình.
Những ai thành tâm tìm hiểu và suy niệm sứ điệp Fatima sẽ khám phá ra được rằng, không chỉ động lực thiêng liêng mạnh mẽ được chứa đựng trong đó, nhưng còn nhận rõ được cả tầm quan trọng mang tính cách lịch sử liên hệ nữa. Đức Giám Mục Fulton J. Sheen viết: «Sự mặc khải Fatima là cả một nhắn nhủ hết sức nghiêm trọng được gửi đến tất cả mọi Kitô hữu, đó là:
• Vấn đề vốn được xem là của nước Nga, lại chính là vấn đề của các Kitô hữu.
• Người ta cần phải chinh phục nước Nga và giúp họ quay trở lại với xã hội tự do dân chủ của các dân tộc bằng lời cầu nguyện, bắng sự hãm mình và ăn chay đền tội, chứ không phải bằng thái độ khiêu khích nhục mạ, bằng gây hấn và chiến tranh.»(5)
Nhưng vì nhân loại chúng ta vẫn không thực thi sứ điệp và «những lời nhắn nhủ hết sức nghiêm trọng» của Mẹ Thiên Chúa, vẫn không thay đổi thái độ sống lệch lạc của mình, nên chúng ta khó có thể bào chữa cho mình được trước tòa án lịch sử, vì:
• chúng ta đã không ngăn cản được cuộc thế chiến II tàn khốc khỏi xảy ra;
• hàng triệu sinh mạng người vô tội đã phải hy sinh một cách vô ích;
• và hơn một phần ba thế giới đã bị rơi vào gông cùm của Liềm- Búa.
Ngày nay, sau hơn 70 năm hoành hành tại nước Nga, tại Liêng Bang Số Viết, tại các nước Đông Âu, tại Trung Hoa và một số các nước khác trên thế giới, chế độ cộng sản vô thần đã chính thức tự giải thể và cáo chung tại các phần đất này, nhưng các ảnh hưởng tai hại khủng khiếp của nó để lại cho các dân tộc liên hệ trong mọi lãnh vực thật khôn lường:
• Về kinh tế: đất nước rơi vào tình trạng tụt hậu, kém mở mang, nghèo đói và lạc hậu;
• Về văn hóa: đại đa số dân chúng ngu dốt, thiếu sáng kiến cá nhân, kiến thức hẹp hòi, xa lạ với nền văn minh tiến bộ của nhân loại, vì chỉ sống trong bầu không khí tuyên truyền một chiều;
• Về xã hội: rời rã, thiếu tổ chức, thiếu kỷ luật, thiếu năng động, kém mở mang, đồng dạng, một chiều, thiếu óc phê bình;
• Về tôn giáo: trên 80% dân chúng tại Liên Sô cũ và các nước Đông Âu vô tôn giáo, tâm hồn hoàn toàn trống rỗng, lạc lõng, vô định hướng, thiếu hẳn sự an ủi và cậy dựa về mặt tinh thần. Do đó, đã đưa tới hậu quả, là:
• Về luân lý đạo đức: vật chất, tầm thường, thiển cận, ích kỷ, hưởng thụ, vô trách nhiệm.
Vì thế, người ta phải tự hỏi: Phải chăng nhân loại đã có thể tránh được tất cả những hậu quả đau thương như thế, nếu họ đã biết lắng nghe những lời nhắn nhủ và yêu cầu của Mẹ Thiên Chúa ở Fatima? Vâng, lời cảnh giác của Đức Mẹ đã quá rõ ràng: «Nếu nhân loại không muốn đáp lại lời yêu cầu của Mẹ, nước Nga sẽ gieo rắc các lạc thuyết ra khắp nơi, sẽ gây ra chiến tranh và các cuộc đàn áp Giáo Hội. Các người lành sẽ bị tàn sát, Đức Thánh Cha sẽ phải chịu nhiều đau khổ. Nhiều dân tộc sẽ bị tiêu diệt».(6)
Thật là một điều vô cùng đáng sợ khi chỉ nghĩ tới hành động của bao nhiêu người đã và đang khinh thường sứ điệp Fatima của Mẹ Thiên Chúa, nếu không muốn nói là họ còn tìm cách chống đối và kết án, và không chỉ những kẻ thù của Giáo Hội làm như thế, nhưng còn có cả một số con cái Giáo Hội nữa. Vì thế, ở đây chúng ta cần nhắc lại lời tuyên bố của ông Hamisch Fraser - một cựu đảng viên cộng sản đã ăn năn trở lại - trước đại hội Đạo Binh Xanh Đức Mẹ tại Paris vào ngày 8.12.1952 như sau: «Chúng ta hoàn toàn được tự do phủ nhận Đức Mẹ Fatima. Nhưng nếu chúng ta làm điều đó, và rồi mọi hậu quả khủng khiếp xảy ra, thì bấy giờ chúng ta đừng nói rằng mình đã không được nhắc bảo trước. Chớ gì Thiên Chúa rộng lòng tha thứ cho chúng ta, nếu chúng ta phủ nhận sứ điệp Mẹ Fatima.»
Dĩ nhiên, ở đây chúng ta cũng phải xác định rằng sứ điệp Fatima là một sự mặc khải tư riêng, chứ không phải là một chân lý mặc khải đã được Giáo Hội công khai tuyên xưng như một tín điều. Nói cách khác, sứ điệp Fatima không được Giáo Hội công bố – với uy quyền của Thiên Chúa và với ơn vô ngộ đã được Người ban cho - như những chân lý đòi buộc phải tin, và vì thế, các tín hữu cũng không nhất thiết bó buộc phải tin theo. Nhưng tất nhiên, điều đó không có nghĩa là: nếu các tín hữu hằng luôn liên kết gắn bó với Giáo Hội lại được phép coi sứ điệp Fatima như bất cứ sự mặc khải tư riêng nào và vì thế được phép dễ dàng coi thường hay phủ nhận.
Một điều khác cũng quá hiển nhiên và không thể phủ nhận được, đó là các mặc khải tư riêng đã có những ảnh hưởng rất sâu rộng trên sự sống và chương trình Phụng Vụ của Giáo Hội từ hàng bao thế kỷ nay. Ở đây, chúng ta thử đan cử một vài ví dụ cụ thể, như: phong trào sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, và từ đó đã dẫn tới việc thiết lập Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu; hay như việc thiết lập Lễ Mình và Máu Thánh Chúa, v.v… Tất cả đều đã được bắt nguồn từ các mặc khải tư(7). Chính Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tuyên bố trước Hồng Y Đoàn vào ngày 1.6.1946 những lời như sau: «Chúng tôi cảm thấy bó buộc lại phải lên tiếng kêu gọi mọi con cái của Giáo Hội cần ghi nhớ sự cảnh giác, mà Chúa Cứu Thế trong suốt hàng bao thế kỷ đã luôn luôn tiếp tục nhắc bảo qua những mặc khải của Người cho các tâm hồn đặc biệt mà Người đã ưu tuyển: Hãy giảm nhẹ án phạt công minh của Thiên Chúa bằng việc phát động một chương trình ăn năn đền tội trên khắp thế giới»(8).
Qua những trình bày trên, chúng ta thấy rằng trong các Vị Giáo Hoàng hiện đại, thì Đức Piô XII và Đức Gioan Phaolô II đã có một mối tương quan rất mật thiết với Fatima. Đức Piô XII suốt trong thời gian làm Giáo Hoàng đã viết vô số Tông Thư, Sắc Lệnh và các bài diễn thuyết đề cập đến Fatima. Còn Đức Gioan Phaolô II - tuy viết rất ít các văn thư về Fatima - nhưng chính ngài đã ba lần liên tiếp đích thân đi hành hương Fatima. Nhất là sau vụ ngài bị Ali Agca, một tên khủng bố Hồi Giáo, ám sát và làm trọng thương trên chính quảng trường Thánh Phêrô ở Roma vào ngày 13.5.1981, Đức Gioan Phaolô đã hoàn toàn xác tín rằng chính Đức Mẹ Fatima đã cứu sống ngài. Vì thế sau đó ngài đã đi hành hương Fatima để tạ ơn Đức Mẹ. Trong cuộc hành hương này Đức Gioan Phaolô II cũng đã mang theo một trong 4 viên đạn mà tên khủng bố đã bắn vào ngài và cho gắn vào mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ. Và một sự lạ lùng làm mọi người kinh ngạc là trên mũ triều thiên Đức Mẹ đã có một cái lỗ hoàn toàn vừa vặn với viên đạn đó, như thể đã dự trù và làm sẵn cho viên đạn đó từ trước rồi.
Ngày 13.5.1955, Đức Hồng Y Angelo G. Roncalli, Thượng Phụ thành Venise - mà ba năm sau đó đã được bầu làm Giáo Hoàng Gioan XXIII – khi đến kính viếng trung tâm hành hương quốc tế Fatima, đã có được một ấn tượng sâu xa trước bầu không khí đạo đức tại ngọn đồi Cova da Iria và sứ điệp siêu nhiên phát xuất từ đó. Trong bài giảng trước biển người hành hương vào khoảng 700.000 người, ngài đã nói: «Cho tới nay, tôi chỉ biết được rằng Bồ Đào Nha là một quốc gia có đội thuyền hàng hải nổi danh, có nhiều thuộc địa, có các nhà truyền giáo và là đất nước của vô số thánh nhân. Nhưng bây giờ tôi đã khám phá ra được rằng Bồ Đáo Nha còn là một đất nước đầy huyền nhiệm, một đất nước đã phát động một phong trào tông đồ mới, nhắc lại lời mời gọi thực thi những chân lý vĩnh cửu của Phúc Âm – từng được loan báo cho toàn thế giới qua lời nói và mẫu mực của Đức Kitô – nhưng nay lại đã được tín thác cho những người bé nhỏ, cho những người đơn sơ và những người nghèo hèn. Đó là điều gây nơi tôi một ấn tương sâu xa.» Và cuối bài giảng của ngài, Đức Thương Phụ đã cầu nguyện: «Lạy Mẹ Fatima, một lần nữa, con xin cảm tạ Mẹ đã thương mời con đến tham dự vào bữa tiệc của lòng thương xót và của tình yêu trọng đại này. Chính nơi đây, làn gió nhẹ buổi trưa xưa kia đã từng loan báo các lần Mẹ hiện đến trên cây sồi, và nay chính nơi Mẹ từng nhắn nhủ, từng ban cho con cái loài người mọi ơn lành đó, Mẹ đã cho con cảm nghiệm được sự ngọt ngào của những lời chúc phúc của Mẹ.»(9)
Phải chăng những sự kiện đó đã không muốn chứng minh rằng sứ điệp Fatima thật là một điều hoàn toàn khả tín?
Đàng khác, chúng ta đừng quên rằng biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima là một sự kiện lịch sử hiển nhiên. Thật vậy, người ta đã có thể chứng minh được những lần hiện ra của Đức Mẹ một cách rõ ràng hơn bao biến cố lịch sử khác, khiến cả những người vốn hoài nghi một cách cố chấp cũng phải chấp nhận. Trong vòng 8 năm trời, hiện tượng Đức Mẹ hiện ra ở Fatima đã được một Ủy Ban - do chính Đức Giám Mục giáo phận Leiria-Fatima đứng đầu – điều tra một cách hết sức thận trọng, nghiêm chỉnh và khách quan. Còn ba trẻ đã được thị kiến Đức Mẹ - những đứa trẻ nông thôn đơn sơ, tâm sinh lý hoàn toàn lành mạnh và không hề có chút mảy may bị ảo tưởng – thì từng em một đã phải trải qua những cuộc hỏi cung hết sức nghiêm ngặt, tinh vi và phức tạp bởi chính quyền có khuynh hướng thù nghịch Giáo Hội lúc bấy giờ, cũng như bởi những nhà chuyên môn, nhưng các câu trả lời của ba em khi được hỏi cung riêng rẽ như thế, đều hoàn toàn trùng hợp với nhau, chứ không hề có chút khác biệt hay mâu thuẫn nhau, hoặc có bất cứ dấu hiệu gian trá nào. Ngay khi ba em phải đối mặt trực tiếp với cái chết đang sẵn chờ trước mắt, cả ba trẻ đều giữ vững sự xác tín của mình. Vâng, các em sẵn sàng thà chịu ném vào một chảo dầu sôi để chết, chứ dứt khoát không chịu thổ lộ bí mật mà «Bà Đẹp» đã tin tưởng giao phó cho các em.
Nhưng nhất là phép lạ mặt trời quay vào ngày 13.10.1917 trước sự chứng kiện tận mắt của gần 70.000 người có mặt hôm đó tại hiện trường và chưa kể hàng ngàn người khác khắp trong các vùng kế cận. Đặc biệt nhất là phép lạ mặt trời quay xảy ra hôm đó đã được chính các phóng viên của rất nhiều tờ báo lớn ở Bồ Đào Nha chứng kiến, những phóng viên vốn tìm đến Cova de Iria hôm đó chỉ với mục đích là tìm cách chấm dứt lần cuối cùng cái «trò hề mê tín» từng xảy ra mấy tháng nay bằng những bài báo đầy dọng châm biếm và chế giễu. Nhưng rồi chính mắt họ đã chứng kiến tại hiện trường một sự lạ lùng xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, ngoài sức tưởng tượng và dự đoán của họ, nhất là đã làm đảo lộn hoàn toàn mọi tư duy và quan điểm của họ, khiến họ đã làm ngược lại với dự định ban đầu của mình khi mới tới Cova da Iria, tức thay vì viết những bài báo chế giễu và phỉ báng, thì họ đã cho đăng tải ở trang nhất những bài báo đầy vẻ kính cẩn và hết lời ca ngợi.
Ở đây, người ta cũng không thể bỏ qua một chi tiết quan trọng đã góp phần làm cho biến cố Fatima thêm tính cách khả tín mà chúng tôi vừa nhắc qua ở trên, đó là thái độ chống đối khe khắt và quá khích của chính quyền địa phương quận Ourem lúc bấy giờ. Thật vậy, chính quyền quận Ourem vào lúc xảy ra biến cố Fatima, hoàn toàn nằm trong tay những kẻ thuộc bè Tam Điểm, vô thần và công khai chống đối Giáo Hội. Vì thế, họ đã không một chút nương tay trước những sự kiện mang tính cách tôn giáo như biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Cova da Iria. Họ đã tìm đủ mọi biện pháp – kể cả bắt bớ, giam cầm, ngăm đe dọa nạt, khủng bố tinh thần ba trẻ - hầu để ngăn chận và dập tắt sự cố, chứ không thể để xảy ra, kẻo quan điểm vô thần và thái độ thù nghịch Giáo Hội của họ khỏi bị đe dọa và khỏi bị thiệt hại. Nhưng chính cách thức và thái độ hành xử cực kỳ khe khắt đến bất công của họ đối với ba trẻ thơ ngây vô tội Fatima lại là một đóng góp tích cực cho tính cách khả tín của biến cố Fatima. Như thế, họ đã vô tình đi ngược lại mục đích của mình, và thay vì dập tắt được biến cố như họ mong muốn, thì họ lại làm cho biến cố thêm khả tín hơn và vì thế càng bành trướng nhanh hơn.
Cuối cùng, đúng 13 năm sau đó, tức vào ngày 13.10.1930, với sự nhất trí và đồng thuận của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, Đức Cha Don José Correira da Silva, Giám Mục Giáo phận Leiria-Fatima đã công khai và chính thức nhìn nhận biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Cova da Iria là sự thật và hoàn toàn khả tín.
Còn Toà Thánh Vatican, dưới triều đại các Đức Giáo Hoàng Piô XI và Bênêđíctô XV, luôn luôn có thái độ ủng hộ biến cố Fatiam.(10) Nhưng đặc biệt nhất là dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Piô XII, biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima đã chính thức được Giáo Hội công nhận là sự thật. Trong cuộc gặp gỡ các phái đoàn hành hương từ khắp thế giới kéo về giáo đô Roma vào tháng 6. 1951, khi được phái đoàn đông đảo đến từ Bồ Đào Nha lớn tiếng tung hô: «Vạn tuế vị Giáo Hoàng của Fatima!», thì Đức Piô XII đã mỉm cười trả lời: «Vị Giáo Hoàng Fatima đó chính là Cha đây!» Ngày 13.5.1942, Đức Hồng Y Cerejeira, Thượng Phụ thủ đô Lissabon, đã quả quyết rằng Fatima đối với mỗi tín hữu Bồ Đào Nha hiển nhiên là một biến cố vĩ đại nhất trong lịch sử của cả đất nước. Và vào năm 1947, chinh Đức Hồng Y lại bổ túc thêm bằng những lời tuyên bố như sau: «Fatima không chỉ thuộc về một mình nước Bồ Đào Nha, nhưng thuộc cả thế giới. Fatima đã trở thành Trung tâm của đức tin, của lòng ăn năn thống hối và của niềm hy vọng cho toàn thể nhân loại. Fatima, bàn thờ của thế giới, đứng trực diện đương đầu với Mạc-tư-khoa, sào huyệt của những kẻ thù vô thần và nguy hiểm của Kitô giáo. Fatima đã cảnh cáo cho nhân loại biết rằng những nguy hiểm của chiến tranh, của ách nô lệ và của sự tiêu diệt chết chóc, đang đe dọa họ, nếu họ xa lìa Thiên Chúa. Nhân loại sẽ được hưởng hạnh phúc, sự tự do và nền hòa bình, nếu họ biết hối cải quay trở về cùng Đức Kitô. Một điều đã xảy ra trong cùng một năm là trong khi màu cờ đỏ của cuộc cách mạng vô thần tung bay ngập trời với những hứa hẹn cho một cuộc giải phóng thế giới không cần tới Đức Kitô, thì Fatima lại mang trên mình ấn tín sự can thiệp cụ thể và rõ ràng của Thiên Chúa. Vâng, người ta rất khó có thể tìm thấy trong lịch sử Giáo Hội lại có được một biến cố có thể so sánh được với biến cố xảy ra ở Fatima. Người ta có thể nói mà không sợ quá lời rằng, ở Fatima nhân loại đã nhìn thấy được sự bảo đảm cho sự cứu rỗi của mình!»(11).
______________
1. Hermann Weber, trong: «Von Lenin zu Chrustschow» dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười lần thứ 40, được ấn hành trong „Aus Politik und Zeitgeschichte“, phần bổ túc của Tuần Báo „Das Parlament“.
2. Eugen Lemberg: „Ost-Europa und die Sowjet-Union“, in lần thứ 2 tại nhà xuất bản Otto Müller, Salzburg, 1956, trang 156.
3. Josef Schweigl: „Fatima und die Bekehrung Russlands“, nhà xuất bản Johannes, Leutesdorf, 1956, trang 22.
4. xem Rudolf Graber: „1917 – Das Entscheidungsjahr in der 1.Hälfte des 20. Jahrhunderts“, trong „Der Bote von Fatima“, số 173, trang 1104.
5. Fulton J. Sheen: „Der Kommunismus und das Gewissen der westlichen Welt“, nhà xuất bản Morus, Berlin, 1950, trang 209.
6. Lần hiện ra thứ 3, ngày 13.7.1917
7. J. Erbes: „Strahlende Hände über Paris“, nhà xuất bản Credo, Wiesbaden
8. The Register, Denver, Colo. USA, lần phát hành vào ngày 27.2.1955.
9. MK V 22-21. XI.1958.
10. John Haffer: „Russia will be converted“, AMI, International Press, Washington, 1950.
11. Seelsorgehilfe, Köln, 15.9.1953, trang 258.
Các con đừng sợ! Bà đến từ Trời |
Như thế người ta thấy rằng trong suốt hơn 2000 năm lịch sử của Giáo Hội, chưa bao giờ thị kiến mang tính cách tiên tri của tác giả Sách Khải Huyền về cuộc chiến giữa Người Nữ «khoác áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội mười hai ngôi sao» và con «rồng đỏ khổng lồ» lại trở nên hiện thực một cách rõ rệt như thế (x. Kh 13,1tt).
Ở Mạc-tư-khoa, thủ đô Nga Sô, bộ Chính trị Trung ương Bon-sờ-vít đã nhất trí dùng bạo lực phát động một cuộc nổi dậy vào ngày 10.10.1917. Chương trình của cuộc nổi dậy: «Vào đêm 25 rạng ngày 26.10 sẽ đột chiếm dinh Mùa Đông, bản doanh của chính phủ lâm thời đang do Alexander Kerenskij lãnh đạo và sẽ bắt giam tất cả mọi thành viên của chính phủ này. Hạ viện quốc hội Sô-viết sẽ thực thi khẩu hiệu của Bon-sờ-vít ‘Tất cả mọi quyền lực là của người Sô-viết’ và đồng thời thành lập một chính phủ cách mạng do Lê-nin lãnh đạo»(1). Mục đích của cuộc cách mạng Tháng Mười Bon-sờ-vít là lật đổ chế độ Nga Hoàng và thành lập một chế độ cộng sản vô thần, hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa, đàn áp và loại bỏ tôn giáo bằng mọi giá. Nhưng dĩ nhiên Mạc-tư-khoa chỉ là bước khởi đầu, hay nói đúng hơn là bàn đạp cho những người cộng sản sử dụng để nhuộm đỏ phần thế giới còn lại bằng chủ thuyết vô thần và duy vật của họ.
Nhưng 10 ngày trước đó, ngày 13.10.1917, hàng trăm ngàn người đã chứng kiến tận mắt một phép lạ vĩ đại chưa từng xảy ra trong lịch sử nhân loại, mà Thiên Chúa đã thực hiện tại Fatima do sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, phép lạ mặt trời quay cuồng bay lộn một cách vừa ngoạn mục vừa khủng khiếp. Qua đó, Thiên Chúa muốn minh chứng một cách hùng hồn cho toàn thể nhân loại về sự hiện hữu cũng như về quyền năng tối thượng bất khả phủ nhận của Người, và đồng thời đó cũng là một câu trả lời rõ ràng và trực tiếp cho phong trào cộng sản vô thần và duy vật chất do Lê-nin lãnh đạo đã bùng nổ ở Nga Sô và đang trở thành một mối đe dọa nguy hiểm cho cả thế giới.
Tuy nhiên, không chỉ sự thành công của cuộc cách mạng Tháng Mười của Bon-sờ-vít vô thần, nhưng cả những sự sửa soạn của họ trước đó, cũng đã không xảy ra ngoài con mắt của «Vị Nữ Tướng bách chiến bách thắng của Thiên Chúa!»
Thật vậy, vào tháng tư trước đó, với sự dàn xếp và giúp đỡ của các sĩ quan quân đội Đức, Lê-nin đã rời bỏ Thụy Sĩ, nơi ông đang lánh nạn, và trở lại Nga sô. Ông bắt đầu công bố các tư tưởng cách mạng và phương thức hành động của ông - mà người ta thường gọi là các «Luận Đề Tháng Tư» - để giải thích cho các thuộc hạ hiểu rõ mục đích cuộc cách mạng và vạch ra cho họ con đường rõ ràng để dẫn cuộc cách mạng đến chỗ thành công(2). Trong những tuần lễ đó, chính phủ lâm thời do Kerenskij lãnh đạo luôn luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn to lớn, trong khi đó ảnh hưởng của Lê-nin mỗi ngày mỗi lớn mạnh. Vì thế, mặc dù nhờ vào sự hỗ trợ của các đoàn quân từ mặt trận kéo về, quân đội của chính phủ Kerenskij lại một lần nữa đã dẹp tan được cuộc nổi dậy Tháng Bảy(3), nhưng Lê-nin luôn luôn xác tín rằng cuộc cách mạng cộng sản do ông ta lãnh đạo tạm bị thất bại, vì đã khởi động quá sớm, nhưng sự thất bại đó sẽ không còn có thể ngăn cản được sự thành công một ngày gần đây.
Vì thế, ông đã kêu gọi cần phải tăng cường mọi nỗ lực và phải hy sinh vất vả hơn nữa. Từ Phần Lan, ông ta đã soạn thảo các văn bản và những lời hiệu triệu soạn sửa hành động để trong vòng ba tháng nữa sẽ cướp chính quyền.
Vào đúng thời điểm đó – ngày 13.5.1917 - tại Fatima thuộc nước Bồ Đào Nha, Đức Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi đã hiện ra lầng thứ nhất với ba trẻ chăn chiên và công bố những luận đề riêng của Mẹ để chỉ dạy cho con cái loài người nhận ra được mục đích và chiều hướng của cuộc cách mạng chân chính duy nhất mà Phúc Âm Đức Kitô đã đề xướng. Và vào ngày 13 tháng 7, ngay trước khi tại thành phố Peterburg ở Nga Sô những dòng máu đầu tiên của hàng ngàn dân chúng vô tội đổ ra do các bộ hạ Lê-nin gây ra, thì tại Fatima Đức Maria đã công bố sứ điệp của Mẹ gồm ba mệnh lệnh đơn sơ và ngắn gọn, để cho nhân loại thực thi, hầu nhờ thế bước tiến đầy tham vọng và vô cùng nguy hiểm của đoàn quân Lê-nin sẽ bị ngăn chận kịp thời; đó là:
1. Ăn năn sám hối, hoàn lương và cải thiện cuộc sống.
2. Tôn kính Mẫu Tâm Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.
3. Sốt sắng lần hạt Mân Côi mỗi ngày.
Và chính Đức Mẹ cũng đã quả quyết rằng: «Nếu nhân loại biết nghe theo lời yêu cầu của Mẹ, nước Nga sẽ ăn năn trở lại và sẽ có hòa bình.»
Như vậy, năm 1917 quả thực là một «năm định mệnh»(4) cho cả nhân loại. Nhưng đối với toàn thể thế giới Kitô giáo, năm 1917 còn là một năm đã nêu rõ trách nhiệm to lớn của họ đối với lục địa Âu Châu và đối với toàn thế giới qua những biến cố đã xảy ra ở Đông cũng Tây phương.
Một sự thể không thể chối cãi được là chủ thuyết cộng sản vô thần được bắt đầu năm 1917 tại Ngay Sô và đang trên đường bành trướng đến một số quốc gia trên thế giới, nhất là ở những nơi mà sứ điệp Fatima không được quan tâm thực thi. Cách riêng là do lục địa Kitô giáo Âu Châu đã phản bội Đức Kitô, vì đã:
• tạo điều kiện cho kỷ nguyên của chủ thuyết cộng sản vô thần khởi động;
• thiếu lòng sùng kính đối với Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa;
• làm lu mờ vẻ huy hoàng sự chiến thắng vinh quang của kỷ nguyên Mẹ Maria bằng sự chạy theo vật chất xác thịt và bằng các tội ác khác của mình.
Những ai thành tâm tìm hiểu và suy niệm sứ điệp Fatima sẽ khám phá ra được rằng, không chỉ động lực thiêng liêng mạnh mẽ được chứa đựng trong đó, nhưng còn nhận rõ được cả tầm quan trọng mang tính cách lịch sử liên hệ nữa. Đức Giám Mục Fulton J. Sheen viết: «Sự mặc khải Fatima là cả một nhắn nhủ hết sức nghiêm trọng được gửi đến tất cả mọi Kitô hữu, đó là:
• Vấn đề vốn được xem là của nước Nga, lại chính là vấn đề của các Kitô hữu.
• Người ta cần phải chinh phục nước Nga và giúp họ quay trở lại với xã hội tự do dân chủ của các dân tộc bằng lời cầu nguyện, bắng sự hãm mình và ăn chay đền tội, chứ không phải bằng thái độ khiêu khích nhục mạ, bằng gây hấn và chiến tranh.»(5)
Nhưng vì nhân loại chúng ta vẫn không thực thi sứ điệp và «những lời nhắn nhủ hết sức nghiêm trọng» của Mẹ Thiên Chúa, vẫn không thay đổi thái độ sống lệch lạc của mình, nên chúng ta khó có thể bào chữa cho mình được trước tòa án lịch sử, vì:
• chúng ta đã không ngăn cản được cuộc thế chiến II tàn khốc khỏi xảy ra;
• hàng triệu sinh mạng người vô tội đã phải hy sinh một cách vô ích;
• và hơn một phần ba thế giới đã bị rơi vào gông cùm của Liềm- Búa.
Ngày nay, sau hơn 70 năm hoành hành tại nước Nga, tại Liêng Bang Số Viết, tại các nước Đông Âu, tại Trung Hoa và một số các nước khác trên thế giới, chế độ cộng sản vô thần đã chính thức tự giải thể và cáo chung tại các phần đất này, nhưng các ảnh hưởng tai hại khủng khiếp của nó để lại cho các dân tộc liên hệ trong mọi lãnh vực thật khôn lường:
• Về kinh tế: đất nước rơi vào tình trạng tụt hậu, kém mở mang, nghèo đói và lạc hậu;
• Về văn hóa: đại đa số dân chúng ngu dốt, thiếu sáng kiến cá nhân, kiến thức hẹp hòi, xa lạ với nền văn minh tiến bộ của nhân loại, vì chỉ sống trong bầu không khí tuyên truyền một chiều;
• Về xã hội: rời rã, thiếu tổ chức, thiếu kỷ luật, thiếu năng động, kém mở mang, đồng dạng, một chiều, thiếu óc phê bình;
• Về tôn giáo: trên 80% dân chúng tại Liên Sô cũ và các nước Đông Âu vô tôn giáo, tâm hồn hoàn toàn trống rỗng, lạc lõng, vô định hướng, thiếu hẳn sự an ủi và cậy dựa về mặt tinh thần. Do đó, đã đưa tới hậu quả, là:
• Về luân lý đạo đức: vật chất, tầm thường, thiển cận, ích kỷ, hưởng thụ, vô trách nhiệm.
Vì thế, người ta phải tự hỏi: Phải chăng nhân loại đã có thể tránh được tất cả những hậu quả đau thương như thế, nếu họ đã biết lắng nghe những lời nhắn nhủ và yêu cầu của Mẹ Thiên Chúa ở Fatima? Vâng, lời cảnh giác của Đức Mẹ đã quá rõ ràng: «Nếu nhân loại không muốn đáp lại lời yêu cầu của Mẹ, nước Nga sẽ gieo rắc các lạc thuyết ra khắp nơi, sẽ gây ra chiến tranh và các cuộc đàn áp Giáo Hội. Các người lành sẽ bị tàn sát, Đức Thánh Cha sẽ phải chịu nhiều đau khổ. Nhiều dân tộc sẽ bị tiêu diệt».(6)
Thật là một điều vô cùng đáng sợ khi chỉ nghĩ tới hành động của bao nhiêu người đã và đang khinh thường sứ điệp Fatima của Mẹ Thiên Chúa, nếu không muốn nói là họ còn tìm cách chống đối và kết án, và không chỉ những kẻ thù của Giáo Hội làm như thế, nhưng còn có cả một số con cái Giáo Hội nữa. Vì thế, ở đây chúng ta cần nhắc lại lời tuyên bố của ông Hamisch Fraser - một cựu đảng viên cộng sản đã ăn năn trở lại - trước đại hội Đạo Binh Xanh Đức Mẹ tại Paris vào ngày 8.12.1952 như sau: «Chúng ta hoàn toàn được tự do phủ nhận Đức Mẹ Fatima. Nhưng nếu chúng ta làm điều đó, và rồi mọi hậu quả khủng khiếp xảy ra, thì bấy giờ chúng ta đừng nói rằng mình đã không được nhắc bảo trước. Chớ gì Thiên Chúa rộng lòng tha thứ cho chúng ta, nếu chúng ta phủ nhận sứ điệp Mẹ Fatima.»
Dĩ nhiên, ở đây chúng ta cũng phải xác định rằng sứ điệp Fatima là một sự mặc khải tư riêng, chứ không phải là một chân lý mặc khải đã được Giáo Hội công khai tuyên xưng như một tín điều. Nói cách khác, sứ điệp Fatima không được Giáo Hội công bố – với uy quyền của Thiên Chúa và với ơn vô ngộ đã được Người ban cho - như những chân lý đòi buộc phải tin, và vì thế, các tín hữu cũng không nhất thiết bó buộc phải tin theo. Nhưng tất nhiên, điều đó không có nghĩa là: nếu các tín hữu hằng luôn liên kết gắn bó với Giáo Hội lại được phép coi sứ điệp Fatima như bất cứ sự mặc khải tư riêng nào và vì thế được phép dễ dàng coi thường hay phủ nhận.
Một điều khác cũng quá hiển nhiên và không thể phủ nhận được, đó là các mặc khải tư riêng đã có những ảnh hưởng rất sâu rộng trên sự sống và chương trình Phụng Vụ của Giáo Hội từ hàng bao thế kỷ nay. Ở đây, chúng ta thử đan cử một vài ví dụ cụ thể, như: phong trào sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, và từ đó đã dẫn tới việc thiết lập Lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu; hay như việc thiết lập Lễ Mình và Máu Thánh Chúa, v.v… Tất cả đều đã được bắt nguồn từ các mặc khải tư(7). Chính Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tuyên bố trước Hồng Y Đoàn vào ngày 1.6.1946 những lời như sau: «Chúng tôi cảm thấy bó buộc lại phải lên tiếng kêu gọi mọi con cái của Giáo Hội cần ghi nhớ sự cảnh giác, mà Chúa Cứu Thế trong suốt hàng bao thế kỷ đã luôn luôn tiếp tục nhắc bảo qua những mặc khải của Người cho các tâm hồn đặc biệt mà Người đã ưu tuyển: Hãy giảm nhẹ án phạt công minh của Thiên Chúa bằng việc phát động một chương trình ăn năn đền tội trên khắp thế giới»(8).
Qua những trình bày trên, chúng ta thấy rằng trong các Vị Giáo Hoàng hiện đại, thì Đức Piô XII và Đức Gioan Phaolô II đã có một mối tương quan rất mật thiết với Fatima. Đức Piô XII suốt trong thời gian làm Giáo Hoàng đã viết vô số Tông Thư, Sắc Lệnh và các bài diễn thuyết đề cập đến Fatima. Còn Đức Gioan Phaolô II - tuy viết rất ít các văn thư về Fatima - nhưng chính ngài đã ba lần liên tiếp đích thân đi hành hương Fatima. Nhất là sau vụ ngài bị Ali Agca, một tên khủng bố Hồi Giáo, ám sát và làm trọng thương trên chính quảng trường Thánh Phêrô ở Roma vào ngày 13.5.1981, Đức Gioan Phaolô đã hoàn toàn xác tín rằng chính Đức Mẹ Fatima đã cứu sống ngài. Vì thế sau đó ngài đã đi hành hương Fatima để tạ ơn Đức Mẹ. Trong cuộc hành hương này Đức Gioan Phaolô II cũng đã mang theo một trong 4 viên đạn mà tên khủng bố đã bắn vào ngài và cho gắn vào mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ. Và một sự lạ lùng làm mọi người kinh ngạc là trên mũ triều thiên Đức Mẹ đã có một cái lỗ hoàn toàn vừa vặn với viên đạn đó, như thể đã dự trù và làm sẵn cho viên đạn đó từ trước rồi.
Ngày 13.5.1955, Đức Hồng Y Angelo G. Roncalli, Thượng Phụ thành Venise - mà ba năm sau đó đã được bầu làm Giáo Hoàng Gioan XXIII – khi đến kính viếng trung tâm hành hương quốc tế Fatima, đã có được một ấn tượng sâu xa trước bầu không khí đạo đức tại ngọn đồi Cova da Iria và sứ điệp siêu nhiên phát xuất từ đó. Trong bài giảng trước biển người hành hương vào khoảng 700.000 người, ngài đã nói: «Cho tới nay, tôi chỉ biết được rằng Bồ Đào Nha là một quốc gia có đội thuyền hàng hải nổi danh, có nhiều thuộc địa, có các nhà truyền giáo và là đất nước của vô số thánh nhân. Nhưng bây giờ tôi đã khám phá ra được rằng Bồ Đáo Nha còn là một đất nước đầy huyền nhiệm, một đất nước đã phát động một phong trào tông đồ mới, nhắc lại lời mời gọi thực thi những chân lý vĩnh cửu của Phúc Âm – từng được loan báo cho toàn thế giới qua lời nói và mẫu mực của Đức Kitô – nhưng nay lại đã được tín thác cho những người bé nhỏ, cho những người đơn sơ và những người nghèo hèn. Đó là điều gây nơi tôi một ấn tương sâu xa.» Và cuối bài giảng của ngài, Đức Thương Phụ đã cầu nguyện: «Lạy Mẹ Fatima, một lần nữa, con xin cảm tạ Mẹ đã thương mời con đến tham dự vào bữa tiệc của lòng thương xót và của tình yêu trọng đại này. Chính nơi đây, làn gió nhẹ buổi trưa xưa kia đã từng loan báo các lần Mẹ hiện đến trên cây sồi, và nay chính nơi Mẹ từng nhắn nhủ, từng ban cho con cái loài người mọi ơn lành đó, Mẹ đã cho con cảm nghiệm được sự ngọt ngào của những lời chúc phúc của Mẹ.»(9)
Phải chăng những sự kiện đó đã không muốn chứng minh rằng sứ điệp Fatima thật là một điều hoàn toàn khả tín?
Đàng khác, chúng ta đừng quên rằng biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima là một sự kiện lịch sử hiển nhiên. Thật vậy, người ta đã có thể chứng minh được những lần hiện ra của Đức Mẹ một cách rõ ràng hơn bao biến cố lịch sử khác, khiến cả những người vốn hoài nghi một cách cố chấp cũng phải chấp nhận. Trong vòng 8 năm trời, hiện tượng Đức Mẹ hiện ra ở Fatima đã được một Ủy Ban - do chính Đức Giám Mục giáo phận Leiria-Fatima đứng đầu – điều tra một cách hết sức thận trọng, nghiêm chỉnh và khách quan. Còn ba trẻ đã được thị kiến Đức Mẹ - những đứa trẻ nông thôn đơn sơ, tâm sinh lý hoàn toàn lành mạnh và không hề có chút mảy may bị ảo tưởng – thì từng em một đã phải trải qua những cuộc hỏi cung hết sức nghiêm ngặt, tinh vi và phức tạp bởi chính quyền có khuynh hướng thù nghịch Giáo Hội lúc bấy giờ, cũng như bởi những nhà chuyên môn, nhưng các câu trả lời của ba em khi được hỏi cung riêng rẽ như thế, đều hoàn toàn trùng hợp với nhau, chứ không hề có chút khác biệt hay mâu thuẫn nhau, hoặc có bất cứ dấu hiệu gian trá nào. Ngay khi ba em phải đối mặt trực tiếp với cái chết đang sẵn chờ trước mắt, cả ba trẻ đều giữ vững sự xác tín của mình. Vâng, các em sẵn sàng thà chịu ném vào một chảo dầu sôi để chết, chứ dứt khoát không chịu thổ lộ bí mật mà «Bà Đẹp» đã tin tưởng giao phó cho các em.
Nhưng nhất là phép lạ mặt trời quay vào ngày 13.10.1917 trước sự chứng kiện tận mắt của gần 70.000 người có mặt hôm đó tại hiện trường và chưa kể hàng ngàn người khác khắp trong các vùng kế cận. Đặc biệt nhất là phép lạ mặt trời quay xảy ra hôm đó đã được chính các phóng viên của rất nhiều tờ báo lớn ở Bồ Đào Nha chứng kiến, những phóng viên vốn tìm đến Cova de Iria hôm đó chỉ với mục đích là tìm cách chấm dứt lần cuối cùng cái «trò hề mê tín» từng xảy ra mấy tháng nay bằng những bài báo đầy dọng châm biếm và chế giễu. Nhưng rồi chính mắt họ đã chứng kiến tại hiện trường một sự lạ lùng xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật, ngoài sức tưởng tượng và dự đoán của họ, nhất là đã làm đảo lộn hoàn toàn mọi tư duy và quan điểm của họ, khiến họ đã làm ngược lại với dự định ban đầu của mình khi mới tới Cova da Iria, tức thay vì viết những bài báo chế giễu và phỉ báng, thì họ đã cho đăng tải ở trang nhất những bài báo đầy vẻ kính cẩn và hết lời ca ngợi.
Ở đây, người ta cũng không thể bỏ qua một chi tiết quan trọng đã góp phần làm cho biến cố Fatima thêm tính cách khả tín mà chúng tôi vừa nhắc qua ở trên, đó là thái độ chống đối khe khắt và quá khích của chính quyền địa phương quận Ourem lúc bấy giờ. Thật vậy, chính quyền quận Ourem vào lúc xảy ra biến cố Fatima, hoàn toàn nằm trong tay những kẻ thuộc bè Tam Điểm, vô thần và công khai chống đối Giáo Hội. Vì thế, họ đã không một chút nương tay trước những sự kiện mang tính cách tôn giáo như biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Cova da Iria. Họ đã tìm đủ mọi biện pháp – kể cả bắt bớ, giam cầm, ngăm đe dọa nạt, khủng bố tinh thần ba trẻ - hầu để ngăn chận và dập tắt sự cố, chứ không thể để xảy ra, kẻo quan điểm vô thần và thái độ thù nghịch Giáo Hội của họ khỏi bị đe dọa và khỏi bị thiệt hại. Nhưng chính cách thức và thái độ hành xử cực kỳ khe khắt đến bất công của họ đối với ba trẻ thơ ngây vô tội Fatima lại là một đóng góp tích cực cho tính cách khả tín của biến cố Fatima. Như thế, họ đã vô tình đi ngược lại mục đích của mình, và thay vì dập tắt được biến cố như họ mong muốn, thì họ lại làm cho biến cố thêm khả tín hơn và vì thế càng bành trướng nhanh hơn.
Cuối cùng, đúng 13 năm sau đó, tức vào ngày 13.10.1930, với sự nhất trí và đồng thuận của Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha, Đức Cha Don José Correira da Silva, Giám Mục Giáo phận Leiria-Fatima đã công khai và chính thức nhìn nhận biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Cova da Iria là sự thật và hoàn toàn khả tín.
Còn Toà Thánh Vatican, dưới triều đại các Đức Giáo Hoàng Piô XI và Bênêđíctô XV, luôn luôn có thái độ ủng hộ biến cố Fatiam.(10) Nhưng đặc biệt nhất là dưới triều đại Đức Giáo Hoàng Piô XII, biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima đã chính thức được Giáo Hội công nhận là sự thật. Trong cuộc gặp gỡ các phái đoàn hành hương từ khắp thế giới kéo về giáo đô Roma vào tháng 6. 1951, khi được phái đoàn đông đảo đến từ Bồ Đào Nha lớn tiếng tung hô: «Vạn tuế vị Giáo Hoàng của Fatima!», thì Đức Piô XII đã mỉm cười trả lời: «Vị Giáo Hoàng Fatima đó chính là Cha đây!» Ngày 13.5.1942, Đức Hồng Y Cerejeira, Thượng Phụ thủ đô Lissabon, đã quả quyết rằng Fatima đối với mỗi tín hữu Bồ Đào Nha hiển nhiên là một biến cố vĩ đại nhất trong lịch sử của cả đất nước. Và vào năm 1947, chinh Đức Hồng Y lại bổ túc thêm bằng những lời tuyên bố như sau: «Fatima không chỉ thuộc về một mình nước Bồ Đào Nha, nhưng thuộc cả thế giới. Fatima đã trở thành Trung tâm của đức tin, của lòng ăn năn thống hối và của niềm hy vọng cho toàn thể nhân loại. Fatima, bàn thờ của thế giới, đứng trực diện đương đầu với Mạc-tư-khoa, sào huyệt của những kẻ thù vô thần và nguy hiểm của Kitô giáo. Fatima đã cảnh cáo cho nhân loại biết rằng những nguy hiểm của chiến tranh, của ách nô lệ và của sự tiêu diệt chết chóc, đang đe dọa họ, nếu họ xa lìa Thiên Chúa. Nhân loại sẽ được hưởng hạnh phúc, sự tự do và nền hòa bình, nếu họ biết hối cải quay trở về cùng Đức Kitô. Một điều đã xảy ra trong cùng một năm là trong khi màu cờ đỏ của cuộc cách mạng vô thần tung bay ngập trời với những hứa hẹn cho một cuộc giải phóng thế giới không cần tới Đức Kitô, thì Fatima lại mang trên mình ấn tín sự can thiệp cụ thể và rõ ràng của Thiên Chúa. Vâng, người ta rất khó có thể tìm thấy trong lịch sử Giáo Hội lại có được một biến cố có thể so sánh được với biến cố xảy ra ở Fatima. Người ta có thể nói mà không sợ quá lời rằng, ở Fatima nhân loại đã nhìn thấy được sự bảo đảm cho sự cứu rỗi của mình!»(11).
______________
1. Hermann Weber, trong: «Von Lenin zu Chrustschow» dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười lần thứ 40, được ấn hành trong „Aus Politik und Zeitgeschichte“, phần bổ túc của Tuần Báo „Das Parlament“.
2. Eugen Lemberg: „Ost-Europa und die Sowjet-Union“, in lần thứ 2 tại nhà xuất bản Otto Müller, Salzburg, 1956, trang 156.
3. Josef Schweigl: „Fatima und die Bekehrung Russlands“, nhà xuất bản Johannes, Leutesdorf, 1956, trang 22.
4. xem Rudolf Graber: „1917 – Das Entscheidungsjahr in der 1.Hälfte des 20. Jahrhunderts“, trong „Der Bote von Fatima“, số 173, trang 1104.
5. Fulton J. Sheen: „Der Kommunismus und das Gewissen der westlichen Welt“, nhà xuất bản Morus, Berlin, 1950, trang 209.
6. Lần hiện ra thứ 3, ngày 13.7.1917
7. J. Erbes: „Strahlende Hände über Paris“, nhà xuất bản Credo, Wiesbaden
8. The Register, Denver, Colo. USA, lần phát hành vào ngày 27.2.1955.
9. MK V 22-21. XI.1958.
10. John Haffer: „Russia will be converted“, AMI, International Press, Washington, 1950.
11. Seelsorgehilfe, Köln, 15.9.1953, trang 258.