Năm mới hoành tráng với
“THE MESSIAH”
[Để qúy độc giả tiện theo dõi những bài viết về các tác nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới, kể từ số báo này chúng tôi xin tạm dừng những bài viết thường lệ. Thay vào đó, chuyên mục “Thân thế và Sự nghiệp” sẽ giới thiệu đến qúy vị một số thể loại âm nhạc thường gặp và sau đó sẽ là những kiến thức cần thiết về dàn nhạc. Chúng tôi sẽ tiếp tục trở lại với những bài nghiên cứu về các nhà soạn nhạc khi đã trình bày xong những điều cần thiết này. Xin cảm ơn sự theo dõi và hưởng ứng của qúy độc giả. (Ban Biên tập)].
Vào ngày Lễ Mẹ Thiên Chúa, 1/1/2003, vừa qua chúng tôi được mời tham dự đêm thánh ca trình diễn 16 trích đoạn trong số 58 nhạc mục của bản oratorio “The Messiah” (Đấng Cứu thế) của nhà soạn nhạc thời kỳ baroque George Friedrich Haendel (1685-1759) do Ban hợp xướng PIO X và chỉ huy hợp xướng : Ns Tiến Linh thực hiện, được tổ chức tại nhà thờ Mai Khôi, (Tú Xương, Tp. HCM). Ấn tượng tốt mà Pio X đã để lại cho người tham dự là tính hoành tráng của âm nhạc thời kỳ baroque. Từ đêm nhạc đó, chúng tôi quyết định giới thiệu trước tiên đến qúy độc giả về thể loại thanh khí nhạc này.
SƠ NÉT VỀ THỂ LOẠI “ORATORIO”:
Tên gọi này xuất phát từ hình thức diễn giải kinh thánh (oratory) trong nhà thờ Vallicella, nơi ở của Thánh Philip Neri, vào nửa sau thế kỷ XVI. Đây là một kiểu trình diễn vở kịch thánh với phần nhạc đệm.Trong tiếng Ý, từ “oratore” có nghĩa là “diễn giả, người kể chuyện”. Theo thời gian lịch sử, oratorio có nhiều nghĩa khác nhau, nhưng cách hiểu phổ biến nhất là “một sáng tác thanh nhạc trên chủ đề tôn giáo viết cho lĩnh xướng, hợp xướng và dàn nhạc thường được trình diễn không có trang phục, cảnh trí và động tác diễn xuất“. Opera và oratorio xuất hiện gần như cùng lúc và cùng tại Ý. Tác phẩm”Rappresentazione di anima e di corpo“ (Sự đại diện của Linh hồn và Thể xác, 1600) của nhà soạn nhạc Ý Emilio Cavalieri thường được coi là bản oratorio đầu tiên. Nó được viết theo phong cách rất gần với thể loại opera vùng Florence. Lúc ban đầu, rất khó phân biệt thể loại opera với oratorio. Phải đến giữa thế kỷ XVII hai thể loại này mới có những điểm khác nhau đặc trưng.
Trong khi ở Ý, oratorio tiếp tục là một thể loại mẫu mực của âm nhạc Công giáo thế kỷ XVII thì tại Đức, một hình thức oratorio đặc biệt được ra đời như kết quả của phong trào cải cách tôn giáo của người Tin Lành. Nó được gọi là Passion Oratorio, hay Passion Music. Ở hình thức này người chú trọng đến các phần hợp xướng và phát triển chúng đến đỉnh cao nghệ thuật qua các tác phẩm choral của J.S.Bach. Tác phẩm “Historia der frưhlichen und siegreichen Auferstehung“ (Câu chuyện về sự Phục sinh vui mừng và chiến thắng) của nhà soạn nhạc Đức Schtz được xem là khởi điểm cho thể loại passion oratorio sau này. Ở J.S. Bach, thể loại oratorio mang một hình thức khác với Hndel và các tác giả sau đó. Bach dùng từ “oratorium” để gọi một bộ gồm 6 bản cantata cho mùa Giáng sinh, “Christmas Oratorio” (Oratorio Giáng sinh, 1645), hay bản cantata Phục sinh “Kommt, eilet, lauftet” (Hãy chạy nhanh đến)
Ở Pháp, oratorio được phát triển một cách rời rạc. Vào nửa sau thế kỷ XVII, nhà soạn nhạc M. A. Charpentier đã viết một loạt các “Histoires sacrées“ (Truyện thánh) nhưng thật ra chỉ là những mô phỏng lại các tác phẩm của thầy mình, nhà soạn nhạc Carissimi.
Sự phát triển đặc biệt phong phú của thể loại oratorio hòa tấu được diễn ra tại Anh gắn liền với sự nghiệp của nhà soạn nhạc George Friedrich Hndel, người Đức nhưng lại sống và thành đạt ở Anh. Thật ra, ông là nhạc sĩ viết opera theo phong cách Ý và có ảnh hưởng khá lớn đến âm nhạc opera nửa đầu thế kỷ XVIII. Lúc đầu Hndel dùng các sáng tác oratorio chỉ như công cụ giúp cho các ca sĩ của ông có việc làm và duy trì hoạt động của nhà hát opera trong thời gian buồn tẻ của Mùa Chay, khi mà khán giả thường xa rời không khí vui vẻ, ồn ào của những đêm diễn opera. Ông thấy rằng, nếu thay thế opera bằng các bản oratorio mang đề tài tôn giáo, chỉ khác opera ở chỗ không có trang phục, động tác diễn, cảnh trí thì có thể lôi kéo khán giả mà không phạm đến thói quen và tâm tình tôn giáo đặc biệt của họ trong mùa Chay. Và, ông đã thành công ngoài sự mong đợi. Éo le thay, mặc dù oratorio chỉ là một sản phẩm phụ của Haendel, một nhạc sĩ chuyên về opera, nhưng thể loại mới này lại làm cho danh tiếng ông lẫy lừng trong giới yêu nhạc thời đó và cả đến nhiều thế kỷ sau. Chính các oratorio của Haendel đã làm lu mờ những vở opera và cả những tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác của ông. Trong oratorio, tuy có nhiều kiểu aria mới được sáng tạo, nhưng phần hợp xướng vẫn giữ vai trò quan trọng hơn. Qua thể loại này, ông cho thấy mình nắm vững đến mức hoàn hảo nghệ thuật dàn nhạc và thanh nhạc trong opera. Các aria và recitative trong oratorio của ông rất phong phú, kiều diễm, tiết tấu đa dạng. Thể loại thanh nhạc anthem của Anh đã gợi ý cho Hndel viết nên những bản hợp xướng hoành tráng, đồ sộ trong các oratorio của mình. Tuy Hndel đã có nhiều cải cách quan trọng và đưa thể loại oratorio đến một phong cách đặc thù Anh cũng như sáng tạo nên phong cách anh hùng, đồ sộ, hoành tráng trong oratorio nhưng chính nhà soạn nhạc người Đức (Áo) Joseph Haydn mới là người đưa thể loại này đến đỉnh cao, đến nỗi nó được coi như là tài sản riêng của nền âm nhạc Anh. Thật là một sự trùng hợp thú vị khi hai người kế tục Hndel về thể loại oratorio đều thành công tại Anh nhưng lại là người Đức, Áo. Đó là Haydn với oartorio Cổ điển và Mendelssohn với oratorio Lãng mạn. Các oratorio thành công nhất của Haydn là “The Creation“ (Sáng thế)”The Seasons“ (Các Mùa). Một số oratorio lừng danh của Mendelssohn như: “St. Paul“ (Thánh Phao-lô, 1836), “Elijah“ (Tiên tri Elijah, 1846).
Nghiên cứu hình thức của các oratorio thời kỳ Baroque (với Haendel), thời Cổ điển (với Haydn) và thời kỳ Lãng mạn (với Mendelssohn) chúng ta không thấy có thay đổi gì đáng kể, tất cả đều trung thành với sáng tạo ban đầu của Hndel. Thể loại hợp xướng với bút pháp phức điệu và các đoạn fuga đều giống nhau. Các bản aria nhìn chung chỉ thay đổi đôi chút về tuyến giai điệu và có nhiều vẻ hoa mỹ hơn, Đến lúc này oratorio được biểu diễn ở các buổi hòa nhạc bên ngoài nhà thờ nhiều hơn với thành phần dàn nhạc phong phú hơn, Người ta có thể loại oratorio hòa tấu (concert oratorio). Từ thời kỳ âm nhạc Lãng mạn trở đi, oratorio ngày càng có chủ đề khác ngoài tôn giáo, thường là đề tài lịch sử, anh hùng và nhân bản. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, một nhà soạn nhạc nổi tiếng của Việt Nam thuộc nhạc viện Tp. HCM, và là Hội viên Hội Nhạc sĩ Liên Xô cũ, đã viết oratorio “Gửi nhân dân toàn thế giới“ với lời Nga của Petros Anteos. Oratorio này đã được công diễn rất thành công tại Nga.
VÀI GHI NHẬN QUA ĐÊM THÁNH CA “THE MESSIAH” VỚI PIO X:
Buổi trình diễn 16 trích đoạn từ oratorio “The Messiah” của Haendel trong chiều tối đầu năm mới 2003 vừa qua là một cố gắng lớn, đáng trân trọng của Ban Hợp xướng Pio X dưới sự chỉ huy của Ns. Tiến Linh và sự dẫn dắt của Cha linh hướng An-rê Đỗ Xuân Quế.
Không gian ấm cúng của nhà thờ Mai Khôi với thành phần khán thính giả vừa phải đã khá thích hợp để người tham dự cảm nhận được tính hoành tráng của âm nhạc baroque qua cách hát hợp xướng được tập luyện kỹ càng, sáng tạo. Ai đã có mặt tại đêm nhạc “Ngàn Lần Yêu” của Lm Ns. Tiến Dũng lần này chắc chắn sẽ hài lòng hơn với cách hát phức điệu được gọt dũa cẩn thận, xử lý âm sắc khá tinh tế trong đêm thánh ca đầu năm mới này của Pio X. Những âm láy cuối từ được diễn trên nguyên âm khá sinh động như tiếng violon chạy những nhóm 4 nốt móc đôi một cách nhuần nhuyễn, rõ ràng từng nốt. Trong nguyên bản, những âm láy này là nguyên âm cuối một âm tiết trong một từ (có nhiều âm tiết). Ở đây, do khéo léo của người viết lời Việt, âm tiết cần láy được sắp xếp bằng các nguyên âm hoặc các âm tiết mở tạo nên độ vang và tính sinh động cần thiết cho âm được láy.
Mặc dù nguyên bản của “The Messiah” bằng tiếng Anh, nhưng khi nghe lời Việt thính giả vẫn dễ theo dõi bởi các từ được phát âm chuẩn mực, “tròn vành rõ chữ”, nghe không có vẻ “lai căng” như các loại nhạc dịch thời trang. Đây là một thành công đáng khích lệ của người dịch lẫn ban hợp xướng.
Nói thế nào đi nữa thì đêm thánh ca này vẫn mang màu sắc biểu diễn hơn là cầu nguyện. Bởi, ngay chính các oratorio (nhất là của Haendel) cũng thường được trình diễn trong nhà hát, phòng hòa nhạc ngoài phạm vi thánh đường. Nhưng với cách trình diễn rất nghiêm túc, trang trọng của Pio X (từ trang phục đến nội dung) người tham dự đã luôn bị cuốn hút, tập trung, trang nghiêm mà thích thú. Suốt gần một tiếng rưỡi phải có mặt trên sàn diễn mà vẫn giữ được phong cách biểu diễn ban đầu, quả là một cố gắng đáng khen. Đối với những khán thính giả đã quen với không khí trang trọng của các phòng hòa nhạc trong nhạc viện, nhà hát giao hưởng thì không khí của đêm thánh ca này là một thành quả tốt. Khi trao đổi với một số giảng viên của Nhạc viện Tp. HCM cùng có mặt trong đêm diễn, chúng tôi có chung nhận xét: ngay đến nhạc viện tuy có điều kiện chuyên môn nhưng cũng không có được cơ hội dựng tác phẩm bất hủ này với nhiều nhạc mục như vậy.
Sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Địa phận Tp. HCM và toàn bộ khán thính giả suốt từ đầu đến khi kết thúc buổi diễn cũng đã nói lên được sự thành công của đêm thánh ca do Pio X tổ chức..
Bên cạnh những ưu điểm, thành công nói trên là một vài chi tiết còn tồn tại, cần được khắc phục để có những lần trình diễn hoàn hảo hơn sau này.
Ở trang đầu của tổng phổ bài passion “St. Matthus Passion“ (Bài Thương khó theo Thánh Mát-thêu, 1729), J.S.Bach đã ghi chú “với ban hợp xướng 400 người” (!). Bài passion này chỉ được trình diễn một lần và bị chìm vào quên lãng. Đúng một thế kỷ sau đó, năm 1829, Mendelssohn đã thành công khi làm cho tuyệt tác này sống lại và cả thế giới mới nhận ra được thiên tài của Bach. Nhưng để tỏ lòng khiêm tốn và kính trọng với tác giả của nó, Mendelssohn đã dựng “St. Matthus Passion“ với ban hợp xướng chỉ có 150 người (!). Có lẽ đó là con số tối thiểu để có được âm vang (sonority) cần thiết (tất nhiên lúc bấy giờ chưa có micro và amplifier) cho tác phẩm. Như vậy, với con số khiêm tốn trên dưới 40 người của Pio X, mặc dù có trợ lực bởi hệ thống âm khuếch đại âm thanh, những trích đoạn hợp xướng trong “The Messiah” dĩ nhiên chưa được vang lên trọn vẹn. Ngoài ra, bè alto với số lượng quá ít so với các bè còn lại nên đã không đảm đương tốt phần bè của mình cho lắm, đặc biệt ở những đoạn phức điệu (đa âm, polyphony). Đặc điểm chung của các trích đoạn hợp xướng trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác oratorio của Hndel chính là tính đối âm (counterpoint) giữa các bè. Điều đó đòi hỏi âm lượng các bè phải rất cân bằng. Hiệu quả sẽ thế nào nếu đến đoạn nhạc có tuyến giai điệu nằm ở bè alto, mà bè này lại quá yếu? Nếu có quá ít người, Pio X vẫn có thể khắc phục được khuyết điểm này bằng cách thử âm thanh trước buổi diễn chính thức, để đề nghị khuếch đại cách riêng những bè ít người, có âm vang yếu.
Ban hợp xướng nên được nghỉ ngơi (theo đúng nghĩa) giữa hai phần chính của đêm diễn. Các hợp xướng viên có thể rời vị trí diễn để thư giãn thoải mái dù chỉ trong thời gian rất ngắn. Nếu được như vậy, sức tập trung cho phần còn lại của đêm diễn sẽ cao hơn. Sự tập trung không tốt cũng là một nguyên nhân khiến cho phần trình diễn trích đoạn “Hallelujah” sau đó gặp sự cố nhỏ: các bè vào không đều, không có sự ăn khờp giữa chỉ huy và ban hợp xướng. Dù sao đây cũng chỉ là một khuyết điểm về mặt tổ chức.
Một trong những đặc điểm của thể loại oratorio và opera so với các thể loại khác, đó là, các đoạn aria, recitativo xen lẫn với các phần chorus. Chúng có tầm quan trọng ngang nhau. Danh mục 16 trích đoạn từ “The Messiah” được lựa chọn khá cân bằng: 8 chorus đối tỷ với 3 recitativo và 4 aria. Điều đáng tiếc là những giọng hát trình bày các recitativo và aria đó chưa đủ tính thuyết phục của một giọng lĩnh xướng. Ngoại trừ aria của mục số 32 “But thou didst not leave his soul in hell“ (Nhưng Người đã không để tâm hồn Ngài chìm trong tối tăm) được trình bày khá đạt bởi một giọng Tenor vững vàng, tự tin ra thì các đoạn khác dường như hơi quá sức với người lĩnh xướng.
Rời đêm diễn 16 trích đoạn “The Messiah“ của Pio X, bên cạnh nỗi hân hoan do tính hoành tráng của âm nhạc baroque đã được Pio X truyền đạt khá tốt, chúng tôi có một ước mong. Giá như phần nhạc đệm được diễn bằng dàn nhạc thật sự chứ không phải do sequencer! Hy vọng trong tương lai, Pio X sẽ vượt qua được như giới hạn khách quan (tài chính, tổ chức) để tổ chức được buổi trình diễn oratorio “The Messiah” với giọng tự nhiên (không hệ thống âm thanh) và phần đệm của dàn nhạc.
“THE MESSIAH”
[Để qúy độc giả tiện theo dõi những bài viết về các tác nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới, kể từ số báo này chúng tôi xin tạm dừng những bài viết thường lệ. Thay vào đó, chuyên mục “Thân thế và Sự nghiệp” sẽ giới thiệu đến qúy vị một số thể loại âm nhạc thường gặp và sau đó sẽ là những kiến thức cần thiết về dàn nhạc. Chúng tôi sẽ tiếp tục trở lại với những bài nghiên cứu về các nhà soạn nhạc khi đã trình bày xong những điều cần thiết này. Xin cảm ơn sự theo dõi và hưởng ứng của qúy độc giả. (Ban Biên tập)].
Vào ngày Lễ Mẹ Thiên Chúa, 1/1/2003, vừa qua chúng tôi được mời tham dự đêm thánh ca trình diễn 16 trích đoạn trong số 58 nhạc mục của bản oratorio “The Messiah” (Đấng Cứu thế) của nhà soạn nhạc thời kỳ baroque George Friedrich Haendel (1685-1759) do Ban hợp xướng PIO X và chỉ huy hợp xướng : Ns Tiến Linh thực hiện, được tổ chức tại nhà thờ Mai Khôi, (Tú Xương, Tp. HCM). Ấn tượng tốt mà Pio X đã để lại cho người tham dự là tính hoành tráng của âm nhạc thời kỳ baroque. Từ đêm nhạc đó, chúng tôi quyết định giới thiệu trước tiên đến qúy độc giả về thể loại thanh khí nhạc này.
SƠ NÉT VỀ THỂ LOẠI “ORATORIO”:
Tên gọi này xuất phát từ hình thức diễn giải kinh thánh (oratory) trong nhà thờ Vallicella, nơi ở của Thánh Philip Neri, vào nửa sau thế kỷ XVI. Đây là một kiểu trình diễn vở kịch thánh với phần nhạc đệm.Trong tiếng Ý, từ “oratore” có nghĩa là “diễn giả, người kể chuyện”. Theo thời gian lịch sử, oratorio có nhiều nghĩa khác nhau, nhưng cách hiểu phổ biến nhất là “một sáng tác thanh nhạc trên chủ đề tôn giáo viết cho lĩnh xướng, hợp xướng và dàn nhạc thường được trình diễn không có trang phục, cảnh trí và động tác diễn xuất“. Opera và oratorio xuất hiện gần như cùng lúc và cùng tại Ý. Tác phẩm”Rappresentazione di anima e di corpo“ (Sự đại diện của Linh hồn và Thể xác, 1600) của nhà soạn nhạc Ý Emilio Cavalieri thường được coi là bản oratorio đầu tiên. Nó được viết theo phong cách rất gần với thể loại opera vùng Florence. Lúc ban đầu, rất khó phân biệt thể loại opera với oratorio. Phải đến giữa thế kỷ XVII hai thể loại này mới có những điểm khác nhau đặc trưng.
Trong khi ở Ý, oratorio tiếp tục là một thể loại mẫu mực của âm nhạc Công giáo thế kỷ XVII thì tại Đức, một hình thức oratorio đặc biệt được ra đời như kết quả của phong trào cải cách tôn giáo của người Tin Lành. Nó được gọi là Passion Oratorio, hay Passion Music. Ở hình thức này người chú trọng đến các phần hợp xướng và phát triển chúng đến đỉnh cao nghệ thuật qua các tác phẩm choral của J.S.Bach. Tác phẩm “Historia der frưhlichen und siegreichen Auferstehung“ (Câu chuyện về sự Phục sinh vui mừng và chiến thắng) của nhà soạn nhạc Đức Schtz được xem là khởi điểm cho thể loại passion oratorio sau này. Ở J.S. Bach, thể loại oratorio mang một hình thức khác với Hndel và các tác giả sau đó. Bach dùng từ “oratorium” để gọi một bộ gồm 6 bản cantata cho mùa Giáng sinh, “Christmas Oratorio” (Oratorio Giáng sinh, 1645), hay bản cantata Phục sinh “Kommt, eilet, lauftet” (Hãy chạy nhanh đến)
Ở Pháp, oratorio được phát triển một cách rời rạc. Vào nửa sau thế kỷ XVII, nhà soạn nhạc M. A. Charpentier đã viết một loạt các “Histoires sacrées“ (Truyện thánh) nhưng thật ra chỉ là những mô phỏng lại các tác phẩm của thầy mình, nhà soạn nhạc Carissimi.
Sự phát triển đặc biệt phong phú của thể loại oratorio hòa tấu được diễn ra tại Anh gắn liền với sự nghiệp của nhà soạn nhạc George Friedrich Hndel, người Đức nhưng lại sống và thành đạt ở Anh. Thật ra, ông là nhạc sĩ viết opera theo phong cách Ý và có ảnh hưởng khá lớn đến âm nhạc opera nửa đầu thế kỷ XVIII. Lúc đầu Hndel dùng các sáng tác oratorio chỉ như công cụ giúp cho các ca sĩ của ông có việc làm và duy trì hoạt động của nhà hát opera trong thời gian buồn tẻ của Mùa Chay, khi mà khán giả thường xa rời không khí vui vẻ, ồn ào của những đêm diễn opera. Ông thấy rằng, nếu thay thế opera bằng các bản oratorio mang đề tài tôn giáo, chỉ khác opera ở chỗ không có trang phục, động tác diễn, cảnh trí thì có thể lôi kéo khán giả mà không phạm đến thói quen và tâm tình tôn giáo đặc biệt của họ trong mùa Chay. Và, ông đã thành công ngoài sự mong đợi. Éo le thay, mặc dù oratorio chỉ là một sản phẩm phụ của Haendel, một nhạc sĩ chuyên về opera, nhưng thể loại mới này lại làm cho danh tiếng ông lẫy lừng trong giới yêu nhạc thời đó và cả đến nhiều thế kỷ sau. Chính các oratorio của Haendel đã làm lu mờ những vở opera và cả những tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác của ông. Trong oratorio, tuy có nhiều kiểu aria mới được sáng tạo, nhưng phần hợp xướng vẫn giữ vai trò quan trọng hơn. Qua thể loại này, ông cho thấy mình nắm vững đến mức hoàn hảo nghệ thuật dàn nhạc và thanh nhạc trong opera. Các aria và recitative trong oratorio của ông rất phong phú, kiều diễm, tiết tấu đa dạng. Thể loại thanh nhạc anthem của Anh đã gợi ý cho Hndel viết nên những bản hợp xướng hoành tráng, đồ sộ trong các oratorio của mình. Tuy Hndel đã có nhiều cải cách quan trọng và đưa thể loại oratorio đến một phong cách đặc thù Anh cũng như sáng tạo nên phong cách anh hùng, đồ sộ, hoành tráng trong oratorio nhưng chính nhà soạn nhạc người Đức (Áo) Joseph Haydn mới là người đưa thể loại này đến đỉnh cao, đến nỗi nó được coi như là tài sản riêng của nền âm nhạc Anh. Thật là một sự trùng hợp thú vị khi hai người kế tục Hndel về thể loại oratorio đều thành công tại Anh nhưng lại là người Đức, Áo. Đó là Haydn với oartorio Cổ điển và Mendelssohn với oratorio Lãng mạn. Các oratorio thành công nhất của Haydn là “The Creation“ (Sáng thế)”The Seasons“ (Các Mùa). Một số oratorio lừng danh của Mendelssohn như: “St. Paul“ (Thánh Phao-lô, 1836), “Elijah“ (Tiên tri Elijah, 1846).
Nghiên cứu hình thức của các oratorio thời kỳ Baroque (với Haendel), thời Cổ điển (với Haydn) và thời kỳ Lãng mạn (với Mendelssohn) chúng ta không thấy có thay đổi gì đáng kể, tất cả đều trung thành với sáng tạo ban đầu của Hndel. Thể loại hợp xướng với bút pháp phức điệu và các đoạn fuga đều giống nhau. Các bản aria nhìn chung chỉ thay đổi đôi chút về tuyến giai điệu và có nhiều vẻ hoa mỹ hơn, Đến lúc này oratorio được biểu diễn ở các buổi hòa nhạc bên ngoài nhà thờ nhiều hơn với thành phần dàn nhạc phong phú hơn, Người ta có thể loại oratorio hòa tấu (concert oratorio). Từ thời kỳ âm nhạc Lãng mạn trở đi, oratorio ngày càng có chủ đề khác ngoài tôn giáo, thường là đề tài lịch sử, anh hùng và nhân bản. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam, một nhà soạn nhạc nổi tiếng của Việt Nam thuộc nhạc viện Tp. HCM, và là Hội viên Hội Nhạc sĩ Liên Xô cũ, đã viết oratorio “Gửi nhân dân toàn thế giới“ với lời Nga của Petros Anteos. Oratorio này đã được công diễn rất thành công tại Nga.
VÀI GHI NHẬN QUA ĐÊM THÁNH CA “THE MESSIAH” VỚI PIO X:
Buổi trình diễn 16 trích đoạn từ oratorio “The Messiah” của Haendel trong chiều tối đầu năm mới 2003 vừa qua là một cố gắng lớn, đáng trân trọng của Ban Hợp xướng Pio X dưới sự chỉ huy của Ns. Tiến Linh và sự dẫn dắt của Cha linh hướng An-rê Đỗ Xuân Quế.
Không gian ấm cúng của nhà thờ Mai Khôi với thành phần khán thính giả vừa phải đã khá thích hợp để người tham dự cảm nhận được tính hoành tráng của âm nhạc baroque qua cách hát hợp xướng được tập luyện kỹ càng, sáng tạo. Ai đã có mặt tại đêm nhạc “Ngàn Lần Yêu” của Lm Ns. Tiến Dũng lần này chắc chắn sẽ hài lòng hơn với cách hát phức điệu được gọt dũa cẩn thận, xử lý âm sắc khá tinh tế trong đêm thánh ca đầu năm mới này của Pio X. Những âm láy cuối từ được diễn trên nguyên âm khá sinh động như tiếng violon chạy những nhóm 4 nốt móc đôi một cách nhuần nhuyễn, rõ ràng từng nốt. Trong nguyên bản, những âm láy này là nguyên âm cuối một âm tiết trong một từ (có nhiều âm tiết). Ở đây, do khéo léo của người viết lời Việt, âm tiết cần láy được sắp xếp bằng các nguyên âm hoặc các âm tiết mở tạo nên độ vang và tính sinh động cần thiết cho âm được láy.
Mặc dù nguyên bản của “The Messiah” bằng tiếng Anh, nhưng khi nghe lời Việt thính giả vẫn dễ theo dõi bởi các từ được phát âm chuẩn mực, “tròn vành rõ chữ”, nghe không có vẻ “lai căng” như các loại nhạc dịch thời trang. Đây là một thành công đáng khích lệ của người dịch lẫn ban hợp xướng.
Nói thế nào đi nữa thì đêm thánh ca này vẫn mang màu sắc biểu diễn hơn là cầu nguyện. Bởi, ngay chính các oratorio (nhất là của Haendel) cũng thường được trình diễn trong nhà hát, phòng hòa nhạc ngoài phạm vi thánh đường. Nhưng với cách trình diễn rất nghiêm túc, trang trọng của Pio X (từ trang phục đến nội dung) người tham dự đã luôn bị cuốn hút, tập trung, trang nghiêm mà thích thú. Suốt gần một tiếng rưỡi phải có mặt trên sàn diễn mà vẫn giữ được phong cách biểu diễn ban đầu, quả là một cố gắng đáng khen. Đối với những khán thính giả đã quen với không khí trang trọng của các phòng hòa nhạc trong nhạc viện, nhà hát giao hưởng thì không khí của đêm thánh ca này là một thành quả tốt. Khi trao đổi với một số giảng viên của Nhạc viện Tp. HCM cùng có mặt trong đêm diễn, chúng tôi có chung nhận xét: ngay đến nhạc viện tuy có điều kiện chuyên môn nhưng cũng không có được cơ hội dựng tác phẩm bất hủ này với nhiều nhạc mục như vậy.
Sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Địa phận Tp. HCM và toàn bộ khán thính giả suốt từ đầu đến khi kết thúc buổi diễn cũng đã nói lên được sự thành công của đêm thánh ca do Pio X tổ chức..
Bên cạnh những ưu điểm, thành công nói trên là một vài chi tiết còn tồn tại, cần được khắc phục để có những lần trình diễn hoàn hảo hơn sau này.
Ở trang đầu của tổng phổ bài passion “St. Matthus Passion“ (Bài Thương khó theo Thánh Mát-thêu, 1729), J.S.Bach đã ghi chú “với ban hợp xướng 400 người” (!). Bài passion này chỉ được trình diễn một lần và bị chìm vào quên lãng. Đúng một thế kỷ sau đó, năm 1829, Mendelssohn đã thành công khi làm cho tuyệt tác này sống lại và cả thế giới mới nhận ra được thiên tài của Bach. Nhưng để tỏ lòng khiêm tốn và kính trọng với tác giả của nó, Mendelssohn đã dựng “St. Matthus Passion“ với ban hợp xướng chỉ có 150 người (!). Có lẽ đó là con số tối thiểu để có được âm vang (sonority) cần thiết (tất nhiên lúc bấy giờ chưa có micro và amplifier) cho tác phẩm. Như vậy, với con số khiêm tốn trên dưới 40 người của Pio X, mặc dù có trợ lực bởi hệ thống âm khuếch đại âm thanh, những trích đoạn hợp xướng trong “The Messiah” dĩ nhiên chưa được vang lên trọn vẹn. Ngoài ra, bè alto với số lượng quá ít so với các bè còn lại nên đã không đảm đương tốt phần bè của mình cho lắm, đặc biệt ở những đoạn phức điệu (đa âm, polyphony). Đặc điểm chung của các trích đoạn hợp xướng trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác oratorio của Hndel chính là tính đối âm (counterpoint) giữa các bè. Điều đó đòi hỏi âm lượng các bè phải rất cân bằng. Hiệu quả sẽ thế nào nếu đến đoạn nhạc có tuyến giai điệu nằm ở bè alto, mà bè này lại quá yếu? Nếu có quá ít người, Pio X vẫn có thể khắc phục được khuyết điểm này bằng cách thử âm thanh trước buổi diễn chính thức, để đề nghị khuếch đại cách riêng những bè ít người, có âm vang yếu.
Ban hợp xướng nên được nghỉ ngơi (theo đúng nghĩa) giữa hai phần chính của đêm diễn. Các hợp xướng viên có thể rời vị trí diễn để thư giãn thoải mái dù chỉ trong thời gian rất ngắn. Nếu được như vậy, sức tập trung cho phần còn lại của đêm diễn sẽ cao hơn. Sự tập trung không tốt cũng là một nguyên nhân khiến cho phần trình diễn trích đoạn “Hallelujah” sau đó gặp sự cố nhỏ: các bè vào không đều, không có sự ăn khờp giữa chỉ huy và ban hợp xướng. Dù sao đây cũng chỉ là một khuyết điểm về mặt tổ chức.
Một trong những đặc điểm của thể loại oratorio và opera so với các thể loại khác, đó là, các đoạn aria, recitativo xen lẫn với các phần chorus. Chúng có tầm quan trọng ngang nhau. Danh mục 16 trích đoạn từ “The Messiah” được lựa chọn khá cân bằng: 8 chorus đối tỷ với 3 recitativo và 4 aria. Điều đáng tiếc là những giọng hát trình bày các recitativo và aria đó chưa đủ tính thuyết phục của một giọng lĩnh xướng. Ngoại trừ aria của mục số 32 “But thou didst not leave his soul in hell“ (Nhưng Người đã không để tâm hồn Ngài chìm trong tối tăm) được trình bày khá đạt bởi một giọng Tenor vững vàng, tự tin ra thì các đoạn khác dường như hơi quá sức với người lĩnh xướng.
Rời đêm diễn 16 trích đoạn “The Messiah“ của Pio X, bên cạnh nỗi hân hoan do tính hoành tráng của âm nhạc baroque đã được Pio X truyền đạt khá tốt, chúng tôi có một ước mong. Giá như phần nhạc đệm được diễn bằng dàn nhạc thật sự chứ không phải do sequencer! Hy vọng trong tương lai, Pio X sẽ vượt qua được như giới hạn khách quan (tài chính, tổ chức) để tổ chức được buổi trình diễn oratorio “The Messiah” với giọng tự nhiên (không hệ thống âm thanh) và phần đệm của dàn nhạc.