Một chút cảm nghiệm về Giáng Sinh
MỘT HÀI NHI ĐÃ SINH RA CHO CHÚNG TA (Lc 2: 1-20)
Đêm nay trên khắp toàn cầu, trong các thánh lễ không kể người Công giáo hay người ngoài Công giáo ai nấy đều được nghe bài Tin Mừng của Thánh Luca trường thuật về sự kiện Đức Giêsu sinh ra đời. Tuy nhiên vì mỗi năm cứ đến mùa Giáng sinh là được nghe câu chuyện này, bởi thể đối với nhiều người nó đã trở nên quen thuộc, quen đến nỗi đến có cảm giác không có gì là đặc biệt, hay có người nghĩ đây chỉ là câu chuyện được viết về những mẫu chuyện thần thoại, hay những câu chuyện hoang đường giành cho thiếu nhi.
Tuy nhiên, khi được đặt dưới ánh sáng đức tin, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh, khi chúng ta dùng chính kinh nghiệm đức tin của chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa của nó thì đoạn Tin Mừng này cho chúng ta thấy nhiều điều thú vị, có ý nghĩa liên quan đến cuộc sống xung quanh ta. Và sau đây cũng cảm nghiệm của người viết, sau khi đọc lại Kinh thánh và ghi lại vài điểm, muốn được chia sẻ cùng mọi người.
Trong đoạn Tin Mừng này, Thánh Luca có đề cập một địa danh, đó là Bêlem : khi Thánh Giuse đưa Đức Mẹ về thành Bêlem, cũng gọi là thành Đavít để khai báo hộ khẩu, thì Đức Mẹ đúng mãn ngày thai kỳ để hạ sinh Chúa Giêsu. Thật là một sự trùng hợp hết sức lạ lùng, tại sao sinh Chúa Giêsu ngay vào thành này? Theo Kinh Thánh, sách Samuen quyển thứ 2, chương 16: 1-13 kể lại ngày xưa Thiên Chúa đã sai tiên tri Samuen đến thành này để phong vương cho vua Đavít, làm vua Israen. Như thế đây là sự sắp đặt của Thiên Chúa chứ không hẳn là một sự kiện trùng hợp như ta nghĩ. Như Thiên Chúa cũng đã báo tin cho Mẹ Maria, là Hài Nhi Giêsu sẽ kế vị ngai vàng vương triều vua Đavít, và quả thật tại làng nhỏ này một-Đavít-mới đã sinh ra cho chúng ta.
Sách Samuen cũng kể lại: “Con mắt Thiên Chúa nhìn sự việc khác với người trần, đừng chỉ nhìn diện mạo mà hãy chú ý đến tâm can.” (1 Sm 16:7) Quả thế khi Samuen đến nhà ông Giôsê tìm người để phong vương, ông Giôsê đã đưa ra trình diện những đứa con trai to cao, diện mạo bảnh bao, nhưng tất cả đều không phải là đối tượng được Thiên Chúa chọn lựa, và cuối cùng chỉ có đứa con út, thân hình mảnh khảnh đang chăn chiên ngoài đồng mới là vị vua mới mà Thiên Chúa muốn xức dầu tấn phong làm vua. Như thế Hài Nhi Giêsu cũng vậy, thiên hạ nghĩ rằng, tại một vị Thiên Chúa mà lại hạ sinh trong máng cỏ nghèo hèn như thế. Thánh Giuse đã đi hết nơi này chốn nọ để tìm cho Chúa Giêsu một nơi sinh xứng đáng nhưng cuối cùng nơi đó chỉ là một máng cỏ nhỏ chật hẹp, xung quanh toàn là bò lừa hôi tanh. Con mắt của Thiên Chúa khác với con mắt của loài người!
Mẹ Maria và Thánh Giuse ban đầu chắc chắn cũng rất buồn, thậm chí lo lắng bối rối, vì các ngài được biết đứa con mình sinh ra chính là Đức Chúa, đáng lý phải được sinh ra trong một điều kiện trang hoàng, xứng đáng hơn. Tuy nhiên, sau khi nỗ lực tìm chỗ không thành công thì các ngài đã bằng lòng đón nhận những kế hoạch và chương trình hành động của Thiên Chúa, các ngài biết mình chỉ là tôi tớ, là những kẻ đồng hành cộng tác trong kế hoạch này, bởi thế: “Mẹ đã ghi nhớ những kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng.” (2:19)
Vị vua mới sinh ra được gọi là Đấng cứu thế. Đây là một tin vui, nhưng tại sao thiên thần lại không đi báo tin cho những người giàu có, những người công thành danh tọai, những có học nơi các thành thị, mà lại đến báo tin cho mấy ông mục đồng ngoài đồng hoang vậy? Vâng, nếu từ cách suy nghĩ của chúng ta thì thiết tưởng, nếu thiên thần đi báo tin cho mấy người giàu có thì chắc chắn họ chẳng để mắt trông, thậm chí họ còn cười cho nữa là khác, chuyện nhảm nhí, Đấng Mesia làm gì có chuyện được sinh ra trong máng cỏ hôi thối như vậy. Vâng, chỉ có những kẻ mục đồng đơn sơ, không toan tính tư lợi mới dám đón nhận kẻ hoạch tuy đơn hèn nhưng lại cao cả của Thiên Chúa, chỉ có những kẻ nghèo hèn mới cảm nhận được sự khiêm hạ đến tột cùng của một vị Thiên Chúa, và chỉ có mấy ông mục đồng đơn sơ mới dẫn chiên bò của mình tới Bêlem để thờ lạy Đấng cứu thế mới sinh ra. Và khi họ gặp được Hài Nhi và hai vị song thân thì mới hoan hỉ trở về loan truyền tin vui cho người khác, họ mới có thể “vừa đi vừa ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ được mắt thấy tai nghe, đúng như thiên sứ đã nói với họ.” (2:20)
Cũng qua cảm nghiệm đơn sơ này chúng ta cũng có một vài điểm phản tỉnh:
• Xin cho chúng ta biết chuẩn bị một tâm hồn hân hoan và đơn sơ để hòa cùng niềm vui của Giáo hội mừng ngày Sinh Nhật của Chúa Giêsu, đồng thời cho chúng ta biết mở lòng ra đón nhận “BÌNH AN” của Thiên vào trong lòng mỗi người chúng ta.
• Lễ Giáng Sinh là dịp người ngoài Công giáo cũng đua nhau đến nhà thờ tham dự thánh lễ, chia sẽ niềm vui với chúng ta. Xin cho người tín hữu chúng ta luôn vui tươi, cởi mở và nhiệt thành đón tiếp những người anh em của mình. Hơn nữa nếu có dịp thuận tiện cũng sẵn sàng chia sẻ và giới thiệu về ý nghĩa của sự kiện Chúa Giêsu Giáng Sinh này cho họ, tin tưởng rằng nhờ vào ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần họ sẽ nhận ra Thiên Chúa bình an.
• Lễ Giáng sinh cũng là dịp chúng ta thường gửi quà tặng cho bạn bè, người thân của mình, xin cho chúng ta lại càng biết nhớ đến những anh chị em nghèo khổ, những người cô thế cô thân, trẻ em lang thang không cữa không nhà, vân vân.
MỘT HÀI NHI ĐÃ SINH RA CHO CHÚNG TA (Lc 2: 1-20)
Đêm nay trên khắp toàn cầu, trong các thánh lễ không kể người Công giáo hay người ngoài Công giáo ai nấy đều được nghe bài Tin Mừng của Thánh Luca trường thuật về sự kiện Đức Giêsu sinh ra đời. Tuy nhiên vì mỗi năm cứ đến mùa Giáng sinh là được nghe câu chuyện này, bởi thể đối với nhiều người nó đã trở nên quen thuộc, quen đến nỗi đến có cảm giác không có gì là đặc biệt, hay có người nghĩ đây chỉ là câu chuyện được viết về những mẫu chuyện thần thoại, hay những câu chuyện hoang đường giành cho thiếu nhi.
Tuy nhiên, khi được đặt dưới ánh sáng đức tin, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh, khi chúng ta dùng chính kinh nghiệm đức tin của chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa của nó thì đoạn Tin Mừng này cho chúng ta thấy nhiều điều thú vị, có ý nghĩa liên quan đến cuộc sống xung quanh ta. Và sau đây cũng cảm nghiệm của người viết, sau khi đọc lại Kinh thánh và ghi lại vài điểm, muốn được chia sẻ cùng mọi người.
Trong đoạn Tin Mừng này, Thánh Luca có đề cập một địa danh, đó là Bêlem : khi Thánh Giuse đưa Đức Mẹ về thành Bêlem, cũng gọi là thành Đavít để khai báo hộ khẩu, thì Đức Mẹ đúng mãn ngày thai kỳ để hạ sinh Chúa Giêsu. Thật là một sự trùng hợp hết sức lạ lùng, tại sao sinh Chúa Giêsu ngay vào thành này? Theo Kinh Thánh, sách Samuen quyển thứ 2, chương 16: 1-13 kể lại ngày xưa Thiên Chúa đã sai tiên tri Samuen đến thành này để phong vương cho vua Đavít, làm vua Israen. Như thế đây là sự sắp đặt của Thiên Chúa chứ không hẳn là một sự kiện trùng hợp như ta nghĩ. Như Thiên Chúa cũng đã báo tin cho Mẹ Maria, là Hài Nhi Giêsu sẽ kế vị ngai vàng vương triều vua Đavít, và quả thật tại làng nhỏ này một-Đavít-mới đã sinh ra cho chúng ta.
Sách Samuen cũng kể lại: “Con mắt Thiên Chúa nhìn sự việc khác với người trần, đừng chỉ nhìn diện mạo mà hãy chú ý đến tâm can.” (1 Sm 16:7) Quả thế khi Samuen đến nhà ông Giôsê tìm người để phong vương, ông Giôsê đã đưa ra trình diện những đứa con trai to cao, diện mạo bảnh bao, nhưng tất cả đều không phải là đối tượng được Thiên Chúa chọn lựa, và cuối cùng chỉ có đứa con út, thân hình mảnh khảnh đang chăn chiên ngoài đồng mới là vị vua mới mà Thiên Chúa muốn xức dầu tấn phong làm vua. Như thế Hài Nhi Giêsu cũng vậy, thiên hạ nghĩ rằng, tại một vị Thiên Chúa mà lại hạ sinh trong máng cỏ nghèo hèn như thế. Thánh Giuse đã đi hết nơi này chốn nọ để tìm cho Chúa Giêsu một nơi sinh xứng đáng nhưng cuối cùng nơi đó chỉ là một máng cỏ nhỏ chật hẹp, xung quanh toàn là bò lừa hôi tanh. Con mắt của Thiên Chúa khác với con mắt của loài người!
Mẹ Maria và Thánh Giuse ban đầu chắc chắn cũng rất buồn, thậm chí lo lắng bối rối, vì các ngài được biết đứa con mình sinh ra chính là Đức Chúa, đáng lý phải được sinh ra trong một điều kiện trang hoàng, xứng đáng hơn. Tuy nhiên, sau khi nỗ lực tìm chỗ không thành công thì các ngài đã bằng lòng đón nhận những kế hoạch và chương trình hành động của Thiên Chúa, các ngài biết mình chỉ là tôi tớ, là những kẻ đồng hành cộng tác trong kế hoạch này, bởi thế: “Mẹ đã ghi nhớ những kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng.” (2:19)
Vị vua mới sinh ra được gọi là Đấng cứu thế. Đây là một tin vui, nhưng tại sao thiên thần lại không đi báo tin cho những người giàu có, những người công thành danh tọai, những có học nơi các thành thị, mà lại đến báo tin cho mấy ông mục đồng ngoài đồng hoang vậy? Vâng, nếu từ cách suy nghĩ của chúng ta thì thiết tưởng, nếu thiên thần đi báo tin cho mấy người giàu có thì chắc chắn họ chẳng để mắt trông, thậm chí họ còn cười cho nữa là khác, chuyện nhảm nhí, Đấng Mesia làm gì có chuyện được sinh ra trong máng cỏ hôi thối như vậy. Vâng, chỉ có những kẻ mục đồng đơn sơ, không toan tính tư lợi mới dám đón nhận kẻ hoạch tuy đơn hèn nhưng lại cao cả của Thiên Chúa, chỉ có những kẻ nghèo hèn mới cảm nhận được sự khiêm hạ đến tột cùng của một vị Thiên Chúa, và chỉ có mấy ông mục đồng đơn sơ mới dẫn chiên bò của mình tới Bêlem để thờ lạy Đấng cứu thế mới sinh ra. Và khi họ gặp được Hài Nhi và hai vị song thân thì mới hoan hỉ trở về loan truyền tin vui cho người khác, họ mới có thể “vừa đi vừa ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ được mắt thấy tai nghe, đúng như thiên sứ đã nói với họ.” (2:20)
Cũng qua cảm nghiệm đơn sơ này chúng ta cũng có một vài điểm phản tỉnh:
• Xin cho chúng ta biết chuẩn bị một tâm hồn hân hoan và đơn sơ để hòa cùng niềm vui của Giáo hội mừng ngày Sinh Nhật của Chúa Giêsu, đồng thời cho chúng ta biết mở lòng ra đón nhận “BÌNH AN” của Thiên vào trong lòng mỗi người chúng ta.
• Lễ Giáng Sinh là dịp người ngoài Công giáo cũng đua nhau đến nhà thờ tham dự thánh lễ, chia sẽ niềm vui với chúng ta. Xin cho người tín hữu chúng ta luôn vui tươi, cởi mở và nhiệt thành đón tiếp những người anh em của mình. Hơn nữa nếu có dịp thuận tiện cũng sẵn sàng chia sẻ và giới thiệu về ý nghĩa của sự kiện Chúa Giêsu Giáng Sinh này cho họ, tin tưởng rằng nhờ vào ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần họ sẽ nhận ra Thiên Chúa bình an.
• Lễ Giáng sinh cũng là dịp chúng ta thường gửi quà tặng cho bạn bè, người thân của mình, xin cho chúng ta lại càng biết nhớ đến những anh chị em nghèo khổ, những người cô thế cô thân, trẻ em lang thang không cữa không nhà, vân vân.