Một ngày đầu tháng 11, tôi theo chân một cộng đoàn đến hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn tại một nghĩa trang, cách lò thiêu Bình Hưng Hòa một con đường khá dài. Đó là nghĩa trang của giáo xứ Đa Minh Ba Chuông.
Cách đây mười năm, đường vào khu vực này khá vắng ve, cách lộ chính khoảng năm trăm mét là thấy sờ sợ vì những khuôn mặt giang hồ ẩn hiện đâu đây; nay nơi này tấp nập người qua kẻ lại, người buôn kẻ bán, thậm chí có thể bị kẹt xe.
Tôi ngồi trên xe số bốn, có năm mươi chỗ dành cho quí cha, quí sơ và những vị có trách nhiệm trong cộng đoàn giáo xứ. Nhìn bâng quơ bên đường, tôi thấy những nấm mộ cao thấp, to nhỏ, cũ mới mà hàng lối không rõ rệt, cỏ dại mọc đầy xen lẫn với rác mà lòng buồn buồn.
Trước khi thánh lễ được cử hành, nhiều người đến trước mộ của người thân thắp nhang, kính viếng. Tôi đi dọc theo hai hàng mộ của quí cha được xây đều và đẹp. Đây là mộ cha V. từng là hiệu trưởng trường Saint Thomas, nhiều lần vào lớp học của tôi dạy thế khi thầy giáo nghỉ; kia là mộ của cha M Đ. nổi tiếng về giảng thuyết; mộ cha H. là thầy dạy tôi trong khóa thần học đầu tiên sau năm 1975; có cả mộ cha L. là người phải đi xe lăn vì mất một chân trước khi qua đời.
Đứng ở đây, tôi chẳng còn nghĩ gì về chính kiến trong cuộc sống nữa; chẳng có chủ thuyết này hay chủ nghĩa nọ; rõ ràng người ta chỉ còn có thành quả của khoảng thời gian được sống nơi dương thế; thành quả ấy chẳng phải to hay bé, sang hay hèn mà có lẽ được cân đo bằng lòng mến khi thực hiện mà thôi.
Tôi đi tìm mộ thầy L, một tu sĩ của tu viện Albertô, phục vụ tại nhà thờ Ba Chuông, ít được người đời vồn vã, khó thấy kẻ đón người đưa, sống âm thầm lặng lẽ… nhưng không kịp vì thánh lễ trên cái sân gạch men sạch sẽ đang chuẩn bị bắt đầu.
Thánh lễ đồng tế trang trọng, sốt sắng giữa cái nghĩa trang hoang lạnh thường ngày. Một năm một lần, có phải là quá ít đối với người đã khuất? Tại sao mùa chay người giáo dân không cùng tỏ lòng bác ái với người qua đời một lần nữa nhỉ? Tôi thoáng nghĩ như thế.
Linh mục bề trên tu viện, chánh xứ Đa Minh, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh, chủ tế thánh lễ nhưng cha Vinh Sơn Nguyễn Xuân Hưng, mở đầu bài giảng đã nói về sự tích cây lúa: một kẻ lười biếng không đón tiếp hạt ngọc của Trời cho xứng đáng nên hạt ngọc bỏ đi. Kẻ lười biếng kia đuổi theo đập nát hạt ngọc làm vỡ vụn thành những mảnh nhỏ. Trời tức giận bắt con người phải đi nhặt các hạt vụn ấy đem về gieo vãi, cày cấy, khổ cực mới có cơm bánh nuôi thân.
Thân phận của một hạt lúa gieo vào lòng đất là qui luật rất tự nhiên của cuộc sống cỏ cây nhưng tưởng đó cũng là qui luật của một cuộc hiện sinh đúng nghĩa, đã áp dụng vào chính cuộc đời Chúa Giêsu, cho người môn đệ và cho mọi tín hữu Chúa Kitô.
Có một nghĩa trang của các tu sĩ dòng Phanxicô ở Rôma, tại đó không có những ngôi mộ dưới hàng liễu rũ thâm u nhưng là những gian phòng kiểu Show room, được trang trí bằng những mảnh xương khô của các tu sĩ đã qua đời. Có một gian phòng, những mẩu xương khô được xếp thành một lời nhắn nhủ:
“Điều các bạn đang là, chúng tôi đã từng là.
Điều chúng tôi đang la, các bạn cũng sẽ là.”
Có một câu hỏi thắc mắc về thân phận con người: Con người đến để rồi qua đi. Vậy điều gì còn lại trên cõi nhân sinh này? Tôi thích câu trả lời của sách Huấn ca:
“ Chúng ta hãy ca ngợi cha ông chúng ta qua các thế hệ:
Có những người cố vấn nhờ trí thông minh;
Có những người lãnh đạo bằng tài dạy dỗ;
Có những người giàu sang quyền quí,
những người sống bình an trong cửa trong nhà.
Và cũng có những người không còn ai nhớ tới,
họ qua đi như chẳng đến bao giờ.
Nhưng các vị là các người đạo hạnh,
công đức các ngài không chìm vào quên lãng.”
Chúng ta mang nơi cuộc đời mình dấu ấn của những người đã khuất: nét mặt của cha, dáng đi của mẹ, tri thức của thầy cô, ân tình tín nghĩa của thân bằng quyến thuộc, thân hữu.
Tôi nghĩ, thương nhớ người thân nhưng không đau buồn, vì dưới chân chúng ta là lòng đất lạnh, ở đó là những thối rữa mục nát, vỡ vụn, mất mát, tiêu tan; nhưng cũng chính là đất mẹ cho cây cỏ bám vào mà được nuôi nấng lớn lên mà cứu cánh của cả lòng đất và cõi trần là quê trời mai hậu.
Thật thú vị khi tôi trao đổi với một vài linh mục và giáo dân trong chuyến đi. Nhiều người thích được an táng; người khác cho rằng nghĩa trang nhắc nhở người ta về một cái chết ắt sẽ đến trong đời mình, người thân có cơ hội biểu lộ tình cảm khi đến chăm sóc mộ phần. Một số người cho rằng hỏa táng thì thuận tiện, rồi đem hài cốt vào nhà thờ lại có phần ấm áp, ngày nào cũng được nghe tiếng chuông và tiếng đọc kinh.
Khi tôi hỏi đùa một linh mục rằng: “Giả dụ con và cha đều được làm thánh, nếu đem hỏa táng thì sau này lấy xương cốt đâu để giáo dân khắp nơi ngưỡng mo, hôn kính?” Cha chỉ cười trả lời: “ Ừ nhỉ!”
Mọi người lên xe ra về, trả lại cho nghĩa trang sự thinh lặng muôn thuơ. Tôi lan man nghĩ về khoảnh khắc ngắn ngủi của đời người so với tuổi già của vũ trụ. Thật bất hạnh khi con người tan biến như cỏ cây mà không có điểm tựa hay không có một niềm vui bất tận ở cõi vĩnh hằng. Bởi vì cuộc sống này có nhiều hoàn cảnh khác nhau do sang hèn sướng khổ; lại còn đầy dẫy những bất công do con người tạo nên; bóng dáng của độc ác do tham lam, khát danh vọng quyền hành; nỗi thèm muốn vô cùng của cải vật chất…bước sang một thế giới khác mà con người lại không no thỏa niềm vui thì có lẽ người ta chẳng nên mang thân phận con người làm gì!
Cuộc đời của mỗi người chắc chắn có một điểm dừng, đó là ngày từ trần. Người Kitô hữu hãy gieo hạt lúa đời mình vào cuộc trần này cho sâu cho chắc và dám mục nát đi cho trổ sinh hoa trái hôm nay và mùa gặt chung mai sau:
“Gieo xuống thì hư nát, mà chỗi dậy thì bất diệt,
Gieo xuống thì hèn yếu mà chỗi dậy trong vinh quang.”
Cách đây mười năm, đường vào khu vực này khá vắng ve, cách lộ chính khoảng năm trăm mét là thấy sờ sợ vì những khuôn mặt giang hồ ẩn hiện đâu đây; nay nơi này tấp nập người qua kẻ lại, người buôn kẻ bán, thậm chí có thể bị kẹt xe.
Tôi ngồi trên xe số bốn, có năm mươi chỗ dành cho quí cha, quí sơ và những vị có trách nhiệm trong cộng đoàn giáo xứ. Nhìn bâng quơ bên đường, tôi thấy những nấm mộ cao thấp, to nhỏ, cũ mới mà hàng lối không rõ rệt, cỏ dại mọc đầy xen lẫn với rác mà lòng buồn buồn.
Trước khi thánh lễ được cử hành, nhiều người đến trước mộ của người thân thắp nhang, kính viếng. Tôi đi dọc theo hai hàng mộ của quí cha được xây đều và đẹp. Đây là mộ cha V. từng là hiệu trưởng trường Saint Thomas, nhiều lần vào lớp học của tôi dạy thế khi thầy giáo nghỉ; kia là mộ của cha M Đ. nổi tiếng về giảng thuyết; mộ cha H. là thầy dạy tôi trong khóa thần học đầu tiên sau năm 1975; có cả mộ cha L. là người phải đi xe lăn vì mất một chân trước khi qua đời.
Đứng ở đây, tôi chẳng còn nghĩ gì về chính kiến trong cuộc sống nữa; chẳng có chủ thuyết này hay chủ nghĩa nọ; rõ ràng người ta chỉ còn có thành quả của khoảng thời gian được sống nơi dương thế; thành quả ấy chẳng phải to hay bé, sang hay hèn mà có lẽ được cân đo bằng lòng mến khi thực hiện mà thôi.
Tôi đi tìm mộ thầy L, một tu sĩ của tu viện Albertô, phục vụ tại nhà thờ Ba Chuông, ít được người đời vồn vã, khó thấy kẻ đón người đưa, sống âm thầm lặng lẽ… nhưng không kịp vì thánh lễ trên cái sân gạch men sạch sẽ đang chuẩn bị bắt đầu.
Thánh lễ đồng tế trang trọng, sốt sắng giữa cái nghĩa trang hoang lạnh thường ngày. Một năm một lần, có phải là quá ít đối với người đã khuất? Tại sao mùa chay người giáo dân không cùng tỏ lòng bác ái với người qua đời một lần nữa nhỉ? Tôi thoáng nghĩ như thế.
Linh mục bề trên tu viện, chánh xứ Đa Minh, cha Giuse Phạm Hưng Thịnh, chủ tế thánh lễ nhưng cha Vinh Sơn Nguyễn Xuân Hưng, mở đầu bài giảng đã nói về sự tích cây lúa: một kẻ lười biếng không đón tiếp hạt ngọc của Trời cho xứng đáng nên hạt ngọc bỏ đi. Kẻ lười biếng kia đuổi theo đập nát hạt ngọc làm vỡ vụn thành những mảnh nhỏ. Trời tức giận bắt con người phải đi nhặt các hạt vụn ấy đem về gieo vãi, cày cấy, khổ cực mới có cơm bánh nuôi thân.
Thân phận của một hạt lúa gieo vào lòng đất là qui luật rất tự nhiên của cuộc sống cỏ cây nhưng tưởng đó cũng là qui luật của một cuộc hiện sinh đúng nghĩa, đã áp dụng vào chính cuộc đời Chúa Giêsu, cho người môn đệ và cho mọi tín hữu Chúa Kitô.
Có một nghĩa trang của các tu sĩ dòng Phanxicô ở Rôma, tại đó không có những ngôi mộ dưới hàng liễu rũ thâm u nhưng là những gian phòng kiểu Show room, được trang trí bằng những mảnh xương khô của các tu sĩ đã qua đời. Có một gian phòng, những mẩu xương khô được xếp thành một lời nhắn nhủ:
“Điều các bạn đang là, chúng tôi đã từng là.
Điều chúng tôi đang la, các bạn cũng sẽ là.”
Có một câu hỏi thắc mắc về thân phận con người: Con người đến để rồi qua đi. Vậy điều gì còn lại trên cõi nhân sinh này? Tôi thích câu trả lời của sách Huấn ca:
“ Chúng ta hãy ca ngợi cha ông chúng ta qua các thế hệ:
Có những người cố vấn nhờ trí thông minh;
Có những người lãnh đạo bằng tài dạy dỗ;
Có những người giàu sang quyền quí,
những người sống bình an trong cửa trong nhà.
Và cũng có những người không còn ai nhớ tới,
họ qua đi như chẳng đến bao giờ.
Nhưng các vị là các người đạo hạnh,
công đức các ngài không chìm vào quên lãng.”
Chúng ta mang nơi cuộc đời mình dấu ấn của những người đã khuất: nét mặt của cha, dáng đi của mẹ, tri thức của thầy cô, ân tình tín nghĩa của thân bằng quyến thuộc, thân hữu.
Tôi nghĩ, thương nhớ người thân nhưng không đau buồn, vì dưới chân chúng ta là lòng đất lạnh, ở đó là những thối rữa mục nát, vỡ vụn, mất mát, tiêu tan; nhưng cũng chính là đất mẹ cho cây cỏ bám vào mà được nuôi nấng lớn lên mà cứu cánh của cả lòng đất và cõi trần là quê trời mai hậu.
Thật thú vị khi tôi trao đổi với một vài linh mục và giáo dân trong chuyến đi. Nhiều người thích được an táng; người khác cho rằng nghĩa trang nhắc nhở người ta về một cái chết ắt sẽ đến trong đời mình, người thân có cơ hội biểu lộ tình cảm khi đến chăm sóc mộ phần. Một số người cho rằng hỏa táng thì thuận tiện, rồi đem hài cốt vào nhà thờ lại có phần ấm áp, ngày nào cũng được nghe tiếng chuông và tiếng đọc kinh.
Khi tôi hỏi đùa một linh mục rằng: “Giả dụ con và cha đều được làm thánh, nếu đem hỏa táng thì sau này lấy xương cốt đâu để giáo dân khắp nơi ngưỡng mo, hôn kính?” Cha chỉ cười trả lời: “ Ừ nhỉ!”
Mọi người lên xe ra về, trả lại cho nghĩa trang sự thinh lặng muôn thuơ. Tôi lan man nghĩ về khoảnh khắc ngắn ngủi của đời người so với tuổi già của vũ trụ. Thật bất hạnh khi con người tan biến như cỏ cây mà không có điểm tựa hay không có một niềm vui bất tận ở cõi vĩnh hằng. Bởi vì cuộc sống này có nhiều hoàn cảnh khác nhau do sang hèn sướng khổ; lại còn đầy dẫy những bất công do con người tạo nên; bóng dáng của độc ác do tham lam, khát danh vọng quyền hành; nỗi thèm muốn vô cùng của cải vật chất…bước sang một thế giới khác mà con người lại không no thỏa niềm vui thì có lẽ người ta chẳng nên mang thân phận con người làm gì!
Cuộc đời của mỗi người chắc chắn có một điểm dừng, đó là ngày từ trần. Người Kitô hữu hãy gieo hạt lúa đời mình vào cuộc trần này cho sâu cho chắc và dám mục nát đi cho trổ sinh hoa trái hôm nay và mùa gặt chung mai sau:
“Gieo xuống thì hư nát, mà chỗi dậy thì bất diệt,
Gieo xuống thì hèn yếu mà chỗi dậy trong vinh quang.”