NỖ LỰC ĐỂ CUỘC SỐNG TỐT HƠN: Phỏng vấn Một Gia Đình Vợ Việt Chồng Đài Loan
Những năm gần đây báo chí liên tục đưa tin nhiều câu chuyện bi thương về những cô dâu lấy chồng qua Đài Loan: vì những cuộc hôn nhân thương mãi hay những cuộc hôn nhân của những khác biệt văn hóa, khác biệt ngôn ngữ mà họ gặp nhiều điều khó khăn, bị người ta ngược đại hết sức bất công. Báo đài địa phương cũng đưa nhiều tin tức về tình trạng tệ nạn và phức tạp của những cô dâu nước ngoài trên hòn đảo Đài Loan này. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ là một chiều, thực ra trong số hàng vạn người lấy chồng qua đây đa số họ đã nỗ lực rất nhiều để thích nghi với cuộc sống mới và hoàn thiện cuộc sống gia đình của họ, những nỗ lực không ngừng đó cũng đã giúp họ để lại nhiều ẩn tượng cho mọi nguời xung quanh. Nhân đây xin được giới thiệu cùng độc giả về một truờng hợp rất điển hình nêu trên, được ghi sau một cuộc trò chuyện thân mật..
Phỏng Viên (PV): Chào anh chị! trước hết xin cảm ơn anh chị đã đồng ý cho tôi thực hiện cuộc trò chuyện này. Xin anh chị có thể cho biết ít điều về chính mình được không?
Chị Hằng: Xin chào, chào tất cả quý vị độc giả! Tôi tên là Nguyễn Thị Thu Hằng, quê ở giáo xứ Vũng Tàu, kết hôn qua Đài Loan được 9 năm rồi. Bên cạnh đây là chồng tôi, anh tên là Trịnh Thụy Thăng, chúng tôi đã có 2 cháu. Hiện nay tôi đang làm tổ trưởng tổ kiểm tra linh kiện của một công ty sản xuất linh kiện vi tính, chồng tôi thì làm nghề buôn bán nhà đất. Nói chung ban đầu kết hôn có rất nhiều khó khăn nhưng nay thì mọi sự đã ổn định dần dần rồi.
PV: Anh chị có thể vui lòng chia sẻ những khó khăn đó được chứ?
AnhTrịnh: Đúng là khó khăn thì nhiều lắm, nhưng điều trước hết muốn được đề cập, đó là cuộc hôn nhân của chúng tôi là cuộc hôn nhân của những người khác đạo. Mặc dầu hai người quen nhau, yêu nhau cả ba năm mới quyết định tiến tới hôn nhân, nhưng khi biết tôi là người ngoại giáo thì cha xứ bên Việt nam không chấp nhận lễ cưới của chúng tôi trong nhà thờ, vả lại gia đình bên vợ biết vậy cũng phản đối rất mạnh. Tôi biết đây là một khó khăn, nhưng thấy vợ tôi là một người tốt, cô ta lại là người rất sùng mộ đạo, hơn nữa để cho đẹp lòng đôi bên, để cho các đấng làm cha mẹ không phải khổ tâm thì tôi đã sẵn sằng theo học đạo và được rửa tội sau một năm học giáo lý.
PV: Vốn là người có theo đạo truyền thống dân gian, khi theo đạo Công giáo anh có bị gia đình ngăn cản không?
Anh Trịnh: Có chứ! Khi tôi học đạo thì bà cụ nhà tôi mới hỏi tôi: “Mày theo đạo Công giáo, vậy khi tao chết ai lo việc thờ cúng?” (Anh Trịnh lại là con trai trưởng). Cũng may khi học đạo tôi mới biết rằng đạo Công giáo không phải bỏ quên mất tổ tiên ông bà như nhiều người thường nghĩ, thậm chí đạo Công giáo còn chuyên lo cầu nguyện cho tổ tiên và những người đã qua đời luôn. Tôi giải thích cho bà cụ xong thì bà cũng rất an lòng.
PV: Trong đời sống chung a nh chị có gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ không?
Chị Hằng: Ngôn ngữ luôn là điều khó khăn khi chúng ta sống trên một mảnh đất có thứ ngôn ngữ không giống với tiếng mẹ đẻ của mình. Nhưng thực ra gia đình chúng tôi không gặp nhiều khó khăn lắm về ngôn ngữ giao tiếp vì khi mới quen nhau bên Việt Nam thì chúng tôi giao thiệp một ít bằng tiếng Anh, sau đó thân nhau thì chồng tôi bắt đầu học tiếng Việt, sau khi lấy chồng qua Đài Loan thì tôi bắt đầu học tiếng Hoa.
PV: Có nhiều thông tin cho rằng con cái của những người có bố là Đài Loan, mẹ là người nước ngoài thì ở trường học chúng không bắt kịp với trình độ của bạn bè chúng. Anh chị nghĩ sao về nhận định này?
Anh Trịnh: Có thể nói một cách chung chung thì nhận định này đúng, nhưng với con của chúng tôi thì rất may là không như vậy, chúng không những có khả năng bắt kịp với chúng bạn mà hơn thế chúng còn nổi bật hơn trong lớp của chúng nữa.
Chị Hằng: Thông thường tụi nhỏ khi đến trường thì có thầy cô giảng dạy, nhưng về nhà cha mẹ cũng phải kèm cho con học. Có thể nhiều gia đình vì chồng bận bịu công việc hay không để ý đến việc học của con, còn mẹ là người nước ngoài thì chắc chắn cũng có nhiều giới hạn về ngôn ngữ để giảng giải, giúp cho con học bài. Tuy nhiên, với gia đình chúng tôi, chồng tôi ban ngày đi làm, tối về là dành thời gian bày dạy cho con làm bài tập.
Anh Trịnh: Chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của cha mẹ là dành thời gian cho con, nên hai đứa con chúng tôi được tôi kiểm tra bài làm hằng ngày, nhưng chúng nó cũng rất hạnh phúc vì được mẹ chúng chăm lo nhiều điều, hướng dẫn nhiều điều tốt lành. Quả thật, con cái không chỉ được cha mẹ giáo dục về kiến thức mà còn về đạo đức nữa.
PV: Ban ngày cả hai anh chị đều phải đi làm, tối về lại còn lo cho con cái, có bao giờ anh chị cảm thấy đây là một điều hết sức phiền phức?
Chị Hằng: Có phiền hà chứ! Trẻ nhỏ thông thường hay bắt chước người lớn nên làm cha làm mẹ lúc nào cũng phải biết làm gương cho chúng, trong cách ăn nói cũng cần đàng hoàng. Tuy nhiên nhiều khi tụi nhỏ cũng học đâu đó nhiều điểm không tốt thì cần chỉ vẽ và giải thích cho chúng biết.
Anh Trịnh: Tôi và vợ tôi đều có một quan niệm chung về cách dạy dỗ con, chúng tôi không bao giờ dùng bất kỳ hình thức bạo lực nào để phạt tội con. Có bực bội với tụi nhỏ chút rồi cũng qua, dầu sao chúng nó cũng là con của mình. Thực tế nhiều lúc công việc làm ăn có nhiều áp lực khi về nhà chơi với tụi nhỏ thì cũng vui hẳn lên.
PV: Thực ra đối với những gia đình chồng người Đài vợ người Việt, hôn nhân gặp rất nhiều khó khăn, nhưng anh chị hôm nay đã có được một gia đình có thể nói thật là lý tưởng. Theo anh chị yếu tố nào hay động lực đã giúp anh chị nỗ lực để đạt được kết quả này.
Chị Hằng: Nhớ lại những ngày lấy chồng qua Đài Loan thì không thể không rơi nước mắt, nhưng trước hết chúng tôi phải tạ ơn Thiên Chúa, vì trong những ngày đầu làm dâu xứ Đài tôi cảm thấy rất buồn và hết sức lẻ loi, nên một mực bảo chồng dẫn đi tìm cho ra nhà thờ. Chồng tôi đã đưa tôi đi rất nhiều nơi, mất hết nhiều ngày mới tìm ra được nhà thờ Công giáo. Ai hiểu được niềm vui của tôi khi hôm ấy tìm ra nhà thờ và thấy một nữ tu Công giáo đang làm việc ở đó, và niềm vui đó càng lớn hơn sau khi hỏi thăm nữ tu này và được biết là có cha Vũ Kim Chính là người Việt Nam đang dạy học ở đó. Sau này chúng tôi được quen biết ngài và chồng tôi cũng được ngài dạy Giáo lý cho để rửa tội. Tôi cũng luôn biết tạ ơn Thiên Chúa vì con chúng tôi hai đứa đều đã được rửa tội, hiện nay mỗi Chúa nhật cả nhà đều đến nhà thờ, sau thánh lễ thì bọn nhỏ học giáo lý. Nhờ học được mà chúng thêm ngoan, nhờ học giáo lý mà chúng đêm nào trước khi đi ngủ đều cầu nguyện. Chúng tôi cũng phải học nơi chúng.
Không thể phủ nhận được rằng có được như ngày hôm nay là do hai vợ chồng đã hết sức nỗ lực. Nhưng phải nói được rằng động lực và sức mạnh để chúng tôi nỗ lực, đó chính là đức tin, đó là ơn lành của Chúa ban cho. Một yếu tố khác nữa cũng rất quan trọng, đó là những công lao cũng như tình thương của các cha và các tu sĩ Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan, các ngài là nguồn lực cố võ tinh thần cho chúng con. Nhờ sự động viên và nâng đỡ về tinh thần của các ngài mà chúng tôi đã rất can đảm đối diện với hoàn cảnh và không ngừng nỗ lực để cải thiện gia đình.
PV: Câu chuyện của anh chị xứng đáng để cho nhiều người được học hỏi? Vậy nếu được nói vài lời, hay nhắn nhủ gì với những người có cùng hoàn cảnh như anh chị thì anh chị sẽ nói gì?
Anh Trịnh, chị Hằng: Xin cảm ơn mọi người đã theo dõi những chia sẽ của chúng tôi. Xin cảm ơn các Cha và các tu sĩ đang làm việc mục vụ trên hòn đảo Đài Loan này, xin Chúa chúc lành và ban nhiều ơn phúc cho quý Cha, quý Sơ, và quý Thầy. Chúng con hy vọng sẽ tiếp tục được nhận nhiều sự khích lệ về tinh thần, ngày càng có nhiều thánh lễ bằng tiếng Việt, nhiều giờ học hỏi về Kinh Thánh, đời sống đạo hơn vân vân. Với những người con Việt Nam lấy chồng xa như tôi, xin được chia sẻ với mọi người là chúng ta dù có gặp khó khăn thế nào thì cũng đừng đánh mất đức tin, đừng mất hy vọng, cũng đừng đánh mất nét đẹp của người con đất Việt. Chúng ta cần sống kiên nhẫn truớc cuộc sống nhiều gian khó này và sống tốt với mọi người, với chồng con và với đại gia đình mới của chúng ta. Mọi người sẽ nhìn vào công việc và thái độ của chúng ta để đối xử với chúng ta, để tiếp nhận và yêu mến chúng ta. Xin chúc mọi người luôn có được niềm vui và hạnh phúc.
PV: Xin cảm ơn anh chị!
Phạm Yên Thịnh, SVD thực hiện
Những năm gần đây báo chí liên tục đưa tin nhiều câu chuyện bi thương về những cô dâu lấy chồng qua Đài Loan: vì những cuộc hôn nhân thương mãi hay những cuộc hôn nhân của những khác biệt văn hóa, khác biệt ngôn ngữ mà họ gặp nhiều điều khó khăn, bị người ta ngược đại hết sức bất công. Báo đài địa phương cũng đưa nhiều tin tức về tình trạng tệ nạn và phức tạp của những cô dâu nước ngoài trên hòn đảo Đài Loan này. Tuy nhiên, những thông tin này chỉ là một chiều, thực ra trong số hàng vạn người lấy chồng qua đây đa số họ đã nỗ lực rất nhiều để thích nghi với cuộc sống mới và hoàn thiện cuộc sống gia đình của họ, những nỗ lực không ngừng đó cũng đã giúp họ để lại nhiều ẩn tượng cho mọi nguời xung quanh. Nhân đây xin được giới thiệu cùng độc giả về một truờng hợp rất điển hình nêu trên, được ghi sau một cuộc trò chuyện thân mật..
Phỏng Viên (PV): Chào anh chị! trước hết xin cảm ơn anh chị đã đồng ý cho tôi thực hiện cuộc trò chuyện này. Xin anh chị có thể cho biết ít điều về chính mình được không?
Chị Hằng: Xin chào, chào tất cả quý vị độc giả! Tôi tên là Nguyễn Thị Thu Hằng, quê ở giáo xứ Vũng Tàu, kết hôn qua Đài Loan được 9 năm rồi. Bên cạnh đây là chồng tôi, anh tên là Trịnh Thụy Thăng, chúng tôi đã có 2 cháu. Hiện nay tôi đang làm tổ trưởng tổ kiểm tra linh kiện của một công ty sản xuất linh kiện vi tính, chồng tôi thì làm nghề buôn bán nhà đất. Nói chung ban đầu kết hôn có rất nhiều khó khăn nhưng nay thì mọi sự đã ổn định dần dần rồi.
PV: Anh chị có thể vui lòng chia sẻ những khó khăn đó được chứ?
AnhTrịnh: Đúng là khó khăn thì nhiều lắm, nhưng điều trước hết muốn được đề cập, đó là cuộc hôn nhân của chúng tôi là cuộc hôn nhân của những người khác đạo. Mặc dầu hai người quen nhau, yêu nhau cả ba năm mới quyết định tiến tới hôn nhân, nhưng khi biết tôi là người ngoại giáo thì cha xứ bên Việt nam không chấp nhận lễ cưới của chúng tôi trong nhà thờ, vả lại gia đình bên vợ biết vậy cũng phản đối rất mạnh. Tôi biết đây là một khó khăn, nhưng thấy vợ tôi là một người tốt, cô ta lại là người rất sùng mộ đạo, hơn nữa để cho đẹp lòng đôi bên, để cho các đấng làm cha mẹ không phải khổ tâm thì tôi đã sẵn sằng theo học đạo và được rửa tội sau một năm học giáo lý.
PV: Vốn là người có theo đạo truyền thống dân gian, khi theo đạo Công giáo anh có bị gia đình ngăn cản không?
Anh Trịnh: Có chứ! Khi tôi học đạo thì bà cụ nhà tôi mới hỏi tôi: “Mày theo đạo Công giáo, vậy khi tao chết ai lo việc thờ cúng?” (Anh Trịnh lại là con trai trưởng). Cũng may khi học đạo tôi mới biết rằng đạo Công giáo không phải bỏ quên mất tổ tiên ông bà như nhiều người thường nghĩ, thậm chí đạo Công giáo còn chuyên lo cầu nguyện cho tổ tiên và những người đã qua đời luôn. Tôi giải thích cho bà cụ xong thì bà cũng rất an lòng.
PV: Trong đời sống chung a nh chị có gặp nhiều khó khăn về ngôn ngữ không?
Chị Hằng: Ngôn ngữ luôn là điều khó khăn khi chúng ta sống trên một mảnh đất có thứ ngôn ngữ không giống với tiếng mẹ đẻ của mình. Nhưng thực ra gia đình chúng tôi không gặp nhiều khó khăn lắm về ngôn ngữ giao tiếp vì khi mới quen nhau bên Việt Nam thì chúng tôi giao thiệp một ít bằng tiếng Anh, sau đó thân nhau thì chồng tôi bắt đầu học tiếng Việt, sau khi lấy chồng qua Đài Loan thì tôi bắt đầu học tiếng Hoa.
PV: Có nhiều thông tin cho rằng con cái của những người có bố là Đài Loan, mẹ là người nước ngoài thì ở trường học chúng không bắt kịp với trình độ của bạn bè chúng. Anh chị nghĩ sao về nhận định này?
Anh Trịnh: Có thể nói một cách chung chung thì nhận định này đúng, nhưng với con của chúng tôi thì rất may là không như vậy, chúng không những có khả năng bắt kịp với chúng bạn mà hơn thế chúng còn nổi bật hơn trong lớp của chúng nữa.
Chị Hằng: Thông thường tụi nhỏ khi đến trường thì có thầy cô giảng dạy, nhưng về nhà cha mẹ cũng phải kèm cho con học. Có thể nhiều gia đình vì chồng bận bịu công việc hay không để ý đến việc học của con, còn mẹ là người nước ngoài thì chắc chắn cũng có nhiều giới hạn về ngôn ngữ để giảng giải, giúp cho con học bài. Tuy nhiên, với gia đình chúng tôi, chồng tôi ban ngày đi làm, tối về là dành thời gian bày dạy cho con làm bài tập.
Anh Trịnh: Chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của cha mẹ là dành thời gian cho con, nên hai đứa con chúng tôi được tôi kiểm tra bài làm hằng ngày, nhưng chúng nó cũng rất hạnh phúc vì được mẹ chúng chăm lo nhiều điều, hướng dẫn nhiều điều tốt lành. Quả thật, con cái không chỉ được cha mẹ giáo dục về kiến thức mà còn về đạo đức nữa.
PV: Ban ngày cả hai anh chị đều phải đi làm, tối về lại còn lo cho con cái, có bao giờ anh chị cảm thấy đây là một điều hết sức phiền phức?
Chị Hằng: Có phiền hà chứ! Trẻ nhỏ thông thường hay bắt chước người lớn nên làm cha làm mẹ lúc nào cũng phải biết làm gương cho chúng, trong cách ăn nói cũng cần đàng hoàng. Tuy nhiên nhiều khi tụi nhỏ cũng học đâu đó nhiều điểm không tốt thì cần chỉ vẽ và giải thích cho chúng biết.
Anh Trịnh: Tôi và vợ tôi đều có một quan niệm chung về cách dạy dỗ con, chúng tôi không bao giờ dùng bất kỳ hình thức bạo lực nào để phạt tội con. Có bực bội với tụi nhỏ chút rồi cũng qua, dầu sao chúng nó cũng là con của mình. Thực tế nhiều lúc công việc làm ăn có nhiều áp lực khi về nhà chơi với tụi nhỏ thì cũng vui hẳn lên.
PV: Thực ra đối với những gia đình chồng người Đài vợ người Việt, hôn nhân gặp rất nhiều khó khăn, nhưng anh chị hôm nay đã có được một gia đình có thể nói thật là lý tưởng. Theo anh chị yếu tố nào hay động lực đã giúp anh chị nỗ lực để đạt được kết quả này.
Chị Hằng: Nhớ lại những ngày lấy chồng qua Đài Loan thì không thể không rơi nước mắt, nhưng trước hết chúng tôi phải tạ ơn Thiên Chúa, vì trong những ngày đầu làm dâu xứ Đài tôi cảm thấy rất buồn và hết sức lẻ loi, nên một mực bảo chồng dẫn đi tìm cho ra nhà thờ. Chồng tôi đã đưa tôi đi rất nhiều nơi, mất hết nhiều ngày mới tìm ra được nhà thờ Công giáo. Ai hiểu được niềm vui của tôi khi hôm ấy tìm ra nhà thờ và thấy một nữ tu Công giáo đang làm việc ở đó, và niềm vui đó càng lớn hơn sau khi hỏi thăm nữ tu này và được biết là có cha Vũ Kim Chính là người Việt Nam đang dạy học ở đó. Sau này chúng tôi được quen biết ngài và chồng tôi cũng được ngài dạy Giáo lý cho để rửa tội. Tôi cũng luôn biết tạ ơn Thiên Chúa vì con chúng tôi hai đứa đều đã được rửa tội, hiện nay mỗi Chúa nhật cả nhà đều đến nhà thờ, sau thánh lễ thì bọn nhỏ học giáo lý. Nhờ học được mà chúng thêm ngoan, nhờ học giáo lý mà chúng đêm nào trước khi đi ngủ đều cầu nguyện. Chúng tôi cũng phải học nơi chúng.
Không thể phủ nhận được rằng có được như ngày hôm nay là do hai vợ chồng đã hết sức nỗ lực. Nhưng phải nói được rằng động lực và sức mạnh để chúng tôi nỗ lực, đó chính là đức tin, đó là ơn lành của Chúa ban cho. Một yếu tố khác nữa cũng rất quan trọng, đó là những công lao cũng như tình thương của các cha và các tu sĩ Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan, các ngài là nguồn lực cố võ tinh thần cho chúng con. Nhờ sự động viên và nâng đỡ về tinh thần của các ngài mà chúng tôi đã rất can đảm đối diện với hoàn cảnh và không ngừng nỗ lực để cải thiện gia đình.
PV: Câu chuyện của anh chị xứng đáng để cho nhiều người được học hỏi? Vậy nếu được nói vài lời, hay nhắn nhủ gì với những người có cùng hoàn cảnh như anh chị thì anh chị sẽ nói gì?
Anh Trịnh, chị Hằng: Xin cảm ơn mọi người đã theo dõi những chia sẽ của chúng tôi. Xin cảm ơn các Cha và các tu sĩ đang làm việc mục vụ trên hòn đảo Đài Loan này, xin Chúa chúc lành và ban nhiều ơn phúc cho quý Cha, quý Sơ, và quý Thầy. Chúng con hy vọng sẽ tiếp tục được nhận nhiều sự khích lệ về tinh thần, ngày càng có nhiều thánh lễ bằng tiếng Việt, nhiều giờ học hỏi về Kinh Thánh, đời sống đạo hơn vân vân. Với những người con Việt Nam lấy chồng xa như tôi, xin được chia sẻ với mọi người là chúng ta dù có gặp khó khăn thế nào thì cũng đừng đánh mất đức tin, đừng mất hy vọng, cũng đừng đánh mất nét đẹp của người con đất Việt. Chúng ta cần sống kiên nhẫn truớc cuộc sống nhiều gian khó này và sống tốt với mọi người, với chồng con và với đại gia đình mới của chúng ta. Mọi người sẽ nhìn vào công việc và thái độ của chúng ta để đối xử với chúng ta, để tiếp nhận và yêu mến chúng ta. Xin chúc mọi người luôn có được niềm vui và hạnh phúc.
PV: Xin cảm ơn anh chị!
Phạm Yên Thịnh, SVD thực hiện