Tôi đã làm gì cho tổ quốc, quê hương chưa?
Nguyễn Thị Hồng, sinh viên Việt Nam du học George Mason University, Virginia, USA.
Ðây là lần đầu tiên tôi viết về chính trị kể từ khi đặt chân đến nước Mỹ cách đây một năm. Ngay từ khi đặt chân đến đất nước rộng lớn, một thời từng là cựu thù của nhân dân Việt Nam, lòng tôi tràn ngập cảm xúc. Nhưng tôi vẫn không thể nào viết được một chút gì vì tôi nghĩ mình cần phải lo học hành.
Nhưng hôm nay sự hình dung về những giá trị lớn của quốc gia Việt Nam mới đủ mãnh liệt để tôi có thể ngồi trước bàn phím, gạt việc học hành sang một bên và viết một chút gì đó cho tổ quốc, cho đất nước Việt Nam thân yêu.
Ðó là vì những hình ảnh tôi tình cờ nhìn thấy sáng nay, ngày 20 Tháng Mười năm 2006 khi đi ngang qua trước Nhà Trắng, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Có một đoàn người biểu tình. Họ cầm trên tay cờ Mỹ và cờ miền Nam Việt Nam cùng nhiều biểu ngữ khác nhau. Những biểu ngữ và tiếng hô đã tạo ra một chuỗi dài những phản ứng tâm lý trong tôi. Ðầu tiên là ngạc nhiên sau đó là tự vấn, đến xúc động mãnh liệt và cuối cùng là xác lập một niềm tin: “Việt Nam ta sẽ mạnh”. Không phải chuỗi phản ứng tâm lý đó là vì một cuộc biểu tình, mà vì chính con người biểu tình, những khẩu hiệu và cách thức họ chuyển tải vấn đề.
Còn nhớ, khi là sinh viên đại học năm cuối ở TP. HCM, có một lần tôi nghe ông Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là phó thủ tướng, quan chức cao cấp đầu tiên của nhà nước đến thăm Hoa Kỳ, ông ta cũng gặp phải những đoàn người biểu tình và khi đó vô tuyến truyền hình nhà nước bình luận rằng: “Ðó là một nhóm người lạc hậu, lưu vong, cực đoan và chứa đầy hận thù”. Cùng với cách thức tuyên truyền suốt một thời gian dài đã ngấm vào máu. Tôi, cũng giống như nhiều sinh viên khác, nghĩ rằng người Mỹ gốc Việt đấu tranh là vì hận thù, họ chỉ mong có chiến tranh, bạo loạn để lật đổ chế độ, để về để đòi lại tài sản hoặc tiếm quyền lãnh đạo.
Những gì tôi thấy sáng nay có vẻ hoàn toàn không phải như vậy.
Vâng. Tôi thấy rất nhiều cờ Mỹ và cờ vàng ba sọc đỏ. Thấy những tấm biển to và nhỏ, cả hình vuông và hình tròn viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tôi thấy khoảng 500 người, những người trung niên và những em nhỏ thiếu niên. Những cụ già mệt quá ngồi tạm trên ghế vẫn giương cao khẩu hiệu và những em bé đang nằm vui vẻ cười trong nôi (ít nhất là có 2 em bé trong xe đẩy trẻ em). Tôi thấy rất nhiều thanh niên nam và nữ, ánh mắt họ cười và miệng họ hô vang. Không phải tôi thấy những quân nhân mặc đồ lính rằn ri, đeo súng với khuôn mặt sát máu như TV ở nhà vẫn chiếu mà là những tấm áo khoác ngoài màu xanh, màu vàng rất đẹp. Hầu hết họ đều trông sang trọng, có sức sống và có học thức. Không phải tôi thấy họ đến từ một chỗ, của một tổ chức mà từ rất nhiều nơi, nhiều tổ chức trên khắp nước Mỹ.
Tôi nghe những gì? Không khát máu, không đả đảo, không phản đối cực đoan như vẫn tưởng mà là tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Ðó mới thực sự là những giá trị lớn hơn mà đất nước ta đang cần và họ hô là “cho Việt Nam”. Tới tận bây giờ, ngồi một mình trên giảng đường tôi vẫn cứ thấy văng vẳng bên tai tiếng loa: “Freedom, Democracy, Human Rights” và tiếng đoàn người đồng thanh “For Vietnam, For Vietnam”. Tôi nghe và thấy cả tiếng Việt và tiếng Anh. Thứ tiếng Việt chuẩn phổ thông và thứ tiếng Anh cũng rất Mỹ. Tôi nghe gió lộng và cả tiếng cờ bay trên công viên La Fayette trước Tòa Bạch Ốc.
Họ đòi quyền đó cho ai? Có thể nhiều người bạn của tôi trong trường sẽ cãi lại là cuối cùng thì họ đòi quyền đó để trở về lãnh đạo, lấy lại tài sản, trả thù cộng sản như nhiều lần tranh luận bạn tôi đã trích từ room “Giang hồ hải ngoại chống cộng” trên diễn đàn Paltalk.
Tôi không nghĩ như vậy và chính điều đó làm tôi xúc động. Tự do, dân chủ, nhân quyền không phải là một giá trị vật chất cụ thể mà họ muốn lấy cho riêng họ. Những người này đòi những quyền đó cho 85 triệu dân Việt Nam chúng ta. Tự do, dân chủ là một giá trị phổ quát và thiêng liêng đối với tất cả mọi người. Ðó cũng là một nhân quyền mà cả dân tộc chúng ta đã biết và theo đuổi từ những năm 1930s khi tư tưởng Tây phương được du nhập vào Việt Nam thông qua các học giả đi du học ở Pháp trong những thập niên đầu thế kỷ 20. Hơn 70 năm trôi qua chúng ta vẫn chưa có đầy đủ những quyền đó. Và đó là cái chúng ta phải đòi.
Thật vậy, nước Việt Nam ta sẽ mạnh. Tôi không chỉ thấy điều đó trong sức mạnh của những người đi biểu tình sáng nay mà, quan trọng hơn, khi quay về giảng đường vào đọc trang BBC, tôi thấy một phong trào đấu tranh đang liên tục lên cao với dân chủ và nhân quyền, và hàng hàng tít của BBC “Tiếp tục các hoạt động đối kháng”. Người dân trong nước, trong điều kiện khó khăn, đã bước những bước nhọc nhằn đầu tiên. Nhưng họ không cô độc. Họ đang được hỗ trợ tích cực từ ngay giữa lòng thủ đô nước Mỹ. Ngọn lửa trong nước đã dũng cảm nhóm lên và trong một tờ truyền đơn sáng nay nhặt được tại công viên rằng: “Chúng tôi đến đây để yêu cầu Tổng Thống Bush xác nhận lại cam kết của mình về việc thúc đẩy dân chủ khi ông ấy đến dự APEC tại Việt Nam”. Ðó chính là ngọn gió lành, là hơi thở ấm thổi vào trong nước. Dù ít dù nhiều sẽ giúp cho ngọn lửa tự do rực sáng trên bầu trời Việt Nam.
Tôi tin Việt Nam ta sẽ mạnh vì những người tôi thấy đều bình dị và rất Việt Nam. Họ có những giá trị toàn cầu nhưng rất đỗi gần gũi thân tình. Họ đòi hỏi những giá trị đúng đắn cho nhân dân Việt Nam. Những điều họ đang làm và cách thức họ làm thể hiện trí thức, trình độ và bản lĩnh tiên phong.
Tôi tin Việt Nam sẽ mạnh vì cộng đồng mà tôi thấy sáng nay, thật có lòng với dân tộc Việt Nam. Thật có lòng với những chiến sỹ dân chủ tại thành phố Hà Nội, nơi là thủ đô của kẻ xâm chiếm, và Hồ Chí Minh, nơi cái tên mà họ đang đấu tranh để thay đổi. Họ vẫn làm một cách tích cực dù cho họ đã là công dân Mỹ và đang sống sung sướng ở xứ người.
Tôi tin Việt Nam ta sẽ mạnh. Bởi tôi thấy cả 2 giá trị mạnh mẽ nơi đây. Trong nước và nước ngoài. Tôi thấy giá trị mà cả dân tộc Việt Nam đang thay đổi và cường quốc Hoa Kỳ đang chủ trương ủng hộ. Tôi thấy một khung cảnh tuyệt đẹp, giữa gió Thu se lạnh và ánh nắng ngập tràn trên công viên mang tên một vị tướng người Pháp nằm ngay giữa thủ đô Washington-Mỹ. Nơi anh em của tôi, đồng bào Việt Nam của tôi đang đứng - Hô vang những khẩu hiệu mà vì nó đã bao nhiêu người ngã xuống, bao nhiêu người chịu tù đày và nhiều người khác vẫn đang sẵn sàng trả giá.
Có một điều buồn là tôi chỉ dám đứng ở xa mà nhìn đoàn biểu tình. Tôi nhìn đến lúc họ ra về lúc gần 2 giờ chiều. Tôi chỉ dám nhìn nhưng có một điều tôi biết chắc chắn rằng nhiều người đã xin nghỉ làm hôm nay, họ đã lặn lội từ xa đến đây để cùng nhau nói lên tiếng nói chung, để đòi hỏi cho một Việt Nam mới, nơi sẽ có dân chủ, tự do và phát triển.
Cho đến lúc này, khi run run gõ những dòng chữ đầu tiên trên bàn phím, tôi mới tự hỏi mình: “Tôi đã làm gì cho tổ quốc, quê hương chưa?”
(Trích từ Người Việt)
Nguyễn Thị Hồng, sinh viên Việt Nam du học George Mason University, Virginia, USA.
Ðây là lần đầu tiên tôi viết về chính trị kể từ khi đặt chân đến nước Mỹ cách đây một năm. Ngay từ khi đặt chân đến đất nước rộng lớn, một thời từng là cựu thù của nhân dân Việt Nam, lòng tôi tràn ngập cảm xúc. Nhưng tôi vẫn không thể nào viết được một chút gì vì tôi nghĩ mình cần phải lo học hành.
Nhưng hôm nay sự hình dung về những giá trị lớn của quốc gia Việt Nam mới đủ mãnh liệt để tôi có thể ngồi trước bàn phím, gạt việc học hành sang một bên và viết một chút gì đó cho tổ quốc, cho đất nước Việt Nam thân yêu.
Ðó là vì những hình ảnh tôi tình cờ nhìn thấy sáng nay, ngày 20 Tháng Mười năm 2006 khi đi ngang qua trước Nhà Trắng, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Có một đoàn người biểu tình. Họ cầm trên tay cờ Mỹ và cờ miền Nam Việt Nam cùng nhiều biểu ngữ khác nhau. Những biểu ngữ và tiếng hô đã tạo ra một chuỗi dài những phản ứng tâm lý trong tôi. Ðầu tiên là ngạc nhiên sau đó là tự vấn, đến xúc động mãnh liệt và cuối cùng là xác lập một niềm tin: “Việt Nam ta sẽ mạnh”. Không phải chuỗi phản ứng tâm lý đó là vì một cuộc biểu tình, mà vì chính con người biểu tình, những khẩu hiệu và cách thức họ chuyển tải vấn đề.
Còn nhớ, khi là sinh viên đại học năm cuối ở TP. HCM, có một lần tôi nghe ông Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là phó thủ tướng, quan chức cao cấp đầu tiên của nhà nước đến thăm Hoa Kỳ, ông ta cũng gặp phải những đoàn người biểu tình và khi đó vô tuyến truyền hình nhà nước bình luận rằng: “Ðó là một nhóm người lạc hậu, lưu vong, cực đoan và chứa đầy hận thù”. Cùng với cách thức tuyên truyền suốt một thời gian dài đã ngấm vào máu. Tôi, cũng giống như nhiều sinh viên khác, nghĩ rằng người Mỹ gốc Việt đấu tranh là vì hận thù, họ chỉ mong có chiến tranh, bạo loạn để lật đổ chế độ, để về để đòi lại tài sản hoặc tiếm quyền lãnh đạo.
Những gì tôi thấy sáng nay có vẻ hoàn toàn không phải như vậy.
Vâng. Tôi thấy rất nhiều cờ Mỹ và cờ vàng ba sọc đỏ. Thấy những tấm biển to và nhỏ, cả hình vuông và hình tròn viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tôi thấy khoảng 500 người, những người trung niên và những em nhỏ thiếu niên. Những cụ già mệt quá ngồi tạm trên ghế vẫn giương cao khẩu hiệu và những em bé đang nằm vui vẻ cười trong nôi (ít nhất là có 2 em bé trong xe đẩy trẻ em). Tôi thấy rất nhiều thanh niên nam và nữ, ánh mắt họ cười và miệng họ hô vang. Không phải tôi thấy những quân nhân mặc đồ lính rằn ri, đeo súng với khuôn mặt sát máu như TV ở nhà vẫn chiếu mà là những tấm áo khoác ngoài màu xanh, màu vàng rất đẹp. Hầu hết họ đều trông sang trọng, có sức sống và có học thức. Không phải tôi thấy họ đến từ một chỗ, của một tổ chức mà từ rất nhiều nơi, nhiều tổ chức trên khắp nước Mỹ.
Tôi nghe những gì? Không khát máu, không đả đảo, không phản đối cực đoan như vẫn tưởng mà là tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Ðó mới thực sự là những giá trị lớn hơn mà đất nước ta đang cần và họ hô là “cho Việt Nam”. Tới tận bây giờ, ngồi một mình trên giảng đường tôi vẫn cứ thấy văng vẳng bên tai tiếng loa: “Freedom, Democracy, Human Rights” và tiếng đoàn người đồng thanh “For Vietnam, For Vietnam”. Tôi nghe và thấy cả tiếng Việt và tiếng Anh. Thứ tiếng Việt chuẩn phổ thông và thứ tiếng Anh cũng rất Mỹ. Tôi nghe gió lộng và cả tiếng cờ bay trên công viên La Fayette trước Tòa Bạch Ốc.
Họ đòi quyền đó cho ai? Có thể nhiều người bạn của tôi trong trường sẽ cãi lại là cuối cùng thì họ đòi quyền đó để trở về lãnh đạo, lấy lại tài sản, trả thù cộng sản như nhiều lần tranh luận bạn tôi đã trích từ room “Giang hồ hải ngoại chống cộng” trên diễn đàn Paltalk.
Tôi không nghĩ như vậy và chính điều đó làm tôi xúc động. Tự do, dân chủ, nhân quyền không phải là một giá trị vật chất cụ thể mà họ muốn lấy cho riêng họ. Những người này đòi những quyền đó cho 85 triệu dân Việt Nam chúng ta. Tự do, dân chủ là một giá trị phổ quát và thiêng liêng đối với tất cả mọi người. Ðó cũng là một nhân quyền mà cả dân tộc chúng ta đã biết và theo đuổi từ những năm 1930s khi tư tưởng Tây phương được du nhập vào Việt Nam thông qua các học giả đi du học ở Pháp trong những thập niên đầu thế kỷ 20. Hơn 70 năm trôi qua chúng ta vẫn chưa có đầy đủ những quyền đó. Và đó là cái chúng ta phải đòi.
Thật vậy, nước Việt Nam ta sẽ mạnh. Tôi không chỉ thấy điều đó trong sức mạnh của những người đi biểu tình sáng nay mà, quan trọng hơn, khi quay về giảng đường vào đọc trang BBC, tôi thấy một phong trào đấu tranh đang liên tục lên cao với dân chủ và nhân quyền, và hàng hàng tít của BBC “Tiếp tục các hoạt động đối kháng”. Người dân trong nước, trong điều kiện khó khăn, đã bước những bước nhọc nhằn đầu tiên. Nhưng họ không cô độc. Họ đang được hỗ trợ tích cực từ ngay giữa lòng thủ đô nước Mỹ. Ngọn lửa trong nước đã dũng cảm nhóm lên và trong một tờ truyền đơn sáng nay nhặt được tại công viên rằng: “Chúng tôi đến đây để yêu cầu Tổng Thống Bush xác nhận lại cam kết của mình về việc thúc đẩy dân chủ khi ông ấy đến dự APEC tại Việt Nam”. Ðó chính là ngọn gió lành, là hơi thở ấm thổi vào trong nước. Dù ít dù nhiều sẽ giúp cho ngọn lửa tự do rực sáng trên bầu trời Việt Nam.
Tôi tin Việt Nam ta sẽ mạnh vì những người tôi thấy đều bình dị và rất Việt Nam. Họ có những giá trị toàn cầu nhưng rất đỗi gần gũi thân tình. Họ đòi hỏi những giá trị đúng đắn cho nhân dân Việt Nam. Những điều họ đang làm và cách thức họ làm thể hiện trí thức, trình độ và bản lĩnh tiên phong.
Tôi tin Việt Nam sẽ mạnh vì cộng đồng mà tôi thấy sáng nay, thật có lòng với dân tộc Việt Nam. Thật có lòng với những chiến sỹ dân chủ tại thành phố Hà Nội, nơi là thủ đô của kẻ xâm chiếm, và Hồ Chí Minh, nơi cái tên mà họ đang đấu tranh để thay đổi. Họ vẫn làm một cách tích cực dù cho họ đã là công dân Mỹ và đang sống sung sướng ở xứ người.
Tôi tin Việt Nam ta sẽ mạnh. Bởi tôi thấy cả 2 giá trị mạnh mẽ nơi đây. Trong nước và nước ngoài. Tôi thấy giá trị mà cả dân tộc Việt Nam đang thay đổi và cường quốc Hoa Kỳ đang chủ trương ủng hộ. Tôi thấy một khung cảnh tuyệt đẹp, giữa gió Thu se lạnh và ánh nắng ngập tràn trên công viên mang tên một vị tướng người Pháp nằm ngay giữa thủ đô Washington-Mỹ. Nơi anh em của tôi, đồng bào Việt Nam của tôi đang đứng - Hô vang những khẩu hiệu mà vì nó đã bao nhiêu người ngã xuống, bao nhiêu người chịu tù đày và nhiều người khác vẫn đang sẵn sàng trả giá.
Có một điều buồn là tôi chỉ dám đứng ở xa mà nhìn đoàn biểu tình. Tôi nhìn đến lúc họ ra về lúc gần 2 giờ chiều. Tôi chỉ dám nhìn nhưng có một điều tôi biết chắc chắn rằng nhiều người đã xin nghỉ làm hôm nay, họ đã lặn lội từ xa đến đây để cùng nhau nói lên tiếng nói chung, để đòi hỏi cho một Việt Nam mới, nơi sẽ có dân chủ, tự do và phát triển.
Cho đến lúc này, khi run run gõ những dòng chữ đầu tiên trên bàn phím, tôi mới tự hỏi mình: “Tôi đã làm gì cho tổ quốc, quê hương chưa?”
(Trích từ Người Việt)