Việc LẦN CHUỖI MÂN CÔI... Theo Tinh Thần Tông Thư “Kinh Mân Côi Kính Đức Trinh Nữ Maria” (Rosarium Virginis Mariae)
Khi viết bài này tôi nhớ lại khi tôi còn làm ‘phó xứ’ tại một giáo xứ Hoa Kỳ khá lớn và có một họ lẻ (Mission). Lần đầu tiên đến lượt tôi đi dâng Lễ Chúa Nhật tại họ lẻ này, Cha xứ người Mỹ cẩn thẩn dặn tôi: “Đó là một vung gần bờ sông, toàn là dân nhà giàu, có nghề nghiệp vững chắc như Bác sĩ, Giám đốc, Giáo sư đại học.. . Trong số đó có một số gia đình Công Giáo, và họ đóng góp làm một Nhà Nguyện ở một sườn đồi. Nhà Nguyện tuy nhỏ, nhưng rất khang trang. Sau đó, Cha xứ cười và nói ‘…nếu Cha đến sớm được mà cùng lần chuỗi Mân Côi với họ trước giờ Thánh Lễ thì họ thích lắm.’ Ngay Chúa Nhật hôm sau, tôi đến lúc 7g30 sáng, trước giờ Lễ nưả tiếng, số giáo dân đi theo từng gia đình đã đến gần đầy đủ; sau đó tất cả đều quì lần tràng chuỗi 50, để kịp chuẩn bị giờ Lễ lúc 8g00 sáng. Tôi hỏi ra thì họ nói đó là thói quen từ lâu, khi cha ông họ lập họ đạo đó, và cứ tiếp tục cho đến bây giờ, quanh năm như vậy, dù vào mùa hè hay mùa đông, trời nắng hay trời mưa (rain or shine). Lúc đó tôi tự nghĩ trong lòng: “Như vậy viêc lần chuỗi Mân Côi đâu phải là việc đã lỗi thời, hoặc chỉ dành cho các cụ già, hoặc người bình dân...”
Việc đọc kinh Mân Côi là một việc đạo đức đã có lâu đời trong Giáo Hội Công Giáo. Trong các chủng viện, tu viện thường có thói quen lần chuỗi Mân Côi chung hàng ngày. Nhiều giáo dân cùng lần chuỗi Mân Côi hàng ngày. Qua các thời đại, các Đức Giáo Hoàng đều cổ võ việc lần Chuỗi Mân Côi trong gia đình. Đặc biệt vào tháng Mười năm 2002, nhân dịp kỷ niệm 25 năm trong Triều Đại Giáo Hoàng của Ngài (ngày 16 tháng 10), Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ra Tông Thư ‘Kinh Mân Côi Kính Đức Trinh Nữ Maria’ (nguyên văn tiếng La tinh là ‘ROSARIUM VIRGINIS MARIAE’) để khai mạc Năm Mân Côi (từ Tháng 10, 2002 đến Tháng 10, 2003) kính Đức Trinh Nữ Maria và để cầu nguyện cho hòa bình trong gia đình và trên thế giới. Trong Tông Thư này, Đức Thánh Cha cũng ban huấn dụ thành lập thêm ‘Mầu Nhiệm Ánh Sáng’ (cùng với Mầu Nhiệm Vui, Thương và Mừng đã có sẵn). Sau đó, nhân dịp cuối Năm Thánh Mân Côi và chuẩn bị bước vào Tháng Mân Côi 2003, trong dịp Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ (ngày 8/9/03), Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đã gửi đến các tín hữu toàn thế giới lời mời gọi hãy siêng năng cầu nguyện với Đức Mẹ qua tràng chuỗi Mân Côi, trong khi suy ngắm các mầu nhiệm qua Mùa Vui, Mùa Ánh Sáng, Mùa Thương, và Mùa Mừng.
Trong Tông Thư ‘Kinh Mân Côi Kính Mẹ Maria’ nói trên đây, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhấn mạnh đặc biệt điều này là: “Tự bản chất, Kinh MÂN CÔI LÀ LỜI KINH CẦU HÒA BÌNH.”
Trước hết là Hoà Bình Thế Giới: “Kinh Mân Côi đã được các vị tiền nhiệm của tôi và chính tôi nhiều lần đề nghị như một lời kinh cầu cho Hòa Bình. Vào lúc khởi đầu Ngàn Năm Mới, với biến cố tấn công kinh hoàng vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 (tại New York, Hoa Kỳ), chúng ta chứng kiến mỗi ngày, tại nhiều nơi trên thế giới, những cảnh đổ máu và bạo lực, thì việc khám phá lại kinh Mân Côi có nghĩa là đi sâu vào việc chiêm ngưỡng Mầu Nhiệm Chúa Kitô, là Bình An của chúng ta; bởi vì Người đã liên kết đôi bên thành một, và phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù hận (Thơ Ephêsô 2,14). Vì thế chúng ta không thể đọc Kinh Mân Côi mà không cảm thấy sự thôi thúc dấn thân một cách cụ thể để xây dựng hòa bình…”
Rồi đến Hòa Bình và Hạnh Phúc Trong Gia Đình: “Gia Đình là nguyên tố xây dựng xã hội, mà ngày nay gia đình đang càng ngày càng bị những sức mạnh hủy diệt đe dọa, cả về phương diện ý thức hệ cũng như thực hành. Điều này đem đến nỗi lo cho tương lai của gia đình là nền tảng xã hội cũng như mối lo cho tương lai của toàn thể xã hội. Do đó, việc làm sống lại kinh Mân Côi trong gia đình công giáo là một công việc mục vụ rộng lớn, sẽ là một sức trợ giúp rất hữu hiệu để chống lại những tác động có tính cách hủy diệt qua các cuộc khủng hoảng của thời đại chúng ta.”
Và Bình An Trong Tâm Hồn Cũng Như Sự Kiến Tạo Hòa Bình Thế Giới, ĐTC Gioan Phaolô II nói:Kinh Mân Côi gìn giữ hạnh phúc, sự bình an cho tâm hồn chúng ta và giúp chúng ta trở nên những ‘khí cụ bình an của Chúa’: “Kinh Mân Côi đem lại sự bình an nơi nguoi cầu nguyện ( bằng kinh Mân Côi) … và giúp họ gieo rắc chung quanh mình hòa bình đích thực, vốn là quà tặng đặc biệt của Chúa Giêsu Phục Sinh (Tin Mừng theo Thánh Gioan 14,27; 20, 21)… Bằng cách hướng con mắt tâm hồn chúng ta về Chúa Kitô, Kinh Mân Côi cũng biến chúng ta thành NHỮNG NGƯỜI KIẾN TẠO HÒA BÌNH THẾ GIỚI.. Kinh Mân Côi cho phép chúng ta hy vọng rằng, ngay trong thời buổi này, công cuộc chiến đấu cho hòa bình sẽ dành phần thắng lợi… Kinh Mân Côi không hề là một cơ hội để chúng ta tránh né những vấn đề của thế giới, trái lại kinh Mân Côi thúc đẩy chúng ta nhìn thẳng vào những vấn đề của thế giới với con mắt của những con người có tinh thần trách nhiệm và quan tâm; đồng thời ban cho chúng ta nghị lực để đối phó với những vấn đề đó…” Kinh Mân Côi còn giúp chúng ta biết nghĩ đến và ra tay giúp đỡ những con người nghèo khó và đau khổ trên thế giới này. Đức Thánh Cha viết: “Khi biết suy ngẫm đích thực, Kinh Mân côi dẫn chúng ta đến gặp gỡ Chúa trong mầu nhiệm của Người, và vì thế, chúng ta không thể không quan tâm đến diện mạo Chúa Kitô nơi những người khác, nhất là những người đau khổ nhất. Làm sao chúng ta có thể chiêm ngưỡng mầu nhiệm Chúa Hài Nhi ở Bêlem trong Năm Sự Vui, mà lại không có lòng khao khát đón nhận, bảo vệ và cổ võ Sự Sống, và mang lấy gánh nặng của các trẻ em đang đau khổ trên thế giới này? Làm sao chúng ta có thể bước theo Chúa Kitô, Đấng Mạc Khải trong Mầu Nhiệm Sự Sáng, mà không cương quyết làm chứng cho các mối Phúc Thật của Người trong đời sống hàng ngày? Làm sao chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Kitô vác Thánh Gía và chịu đóng đinh mà không nhận thấy cần phải hành động như Ông Gìa Simon thành Xirênê để nâng đỡ những anh chị em đang quằn quại đau đớn trong ê chề thất vọng? Cuối cùng, làm sao chúng ta có thể chiêm ngắm vinh quang của Chúa Kitô Phục Sinh và của Đức Mẹ Maria, Nữ Vương thiên đàng, mà không khao khát làm cho thế giới này tốt đẹp hơn, công bằng hơn, và theo sát hơn kế hoạch của Thiên Chúa?” Đáp lời mời gọi của Đức Thánh Cha, chúng ta hãy siêng năng dâng kính Mẹ những Tràng Hoa Mân Côi để cầu nguyện cho hòa bình nơi các gia đình, các cộng đồng, các dân tộc và trên toàn thế giới. Tất nhiên không phải chúng ta chỉ lần chuỗi Mân Côi vào Năm Mân Côi hay tháng Mân Côi, nhưng là hàng ngày, trong suốt cuộc đời. Hơn nữa khi lần chuỗi Mân Côi, không phải chúng ta chỉ đọc ngoài miệng, nhưng vừa đọc để tôn vinh Mẹ và cầu nguyện với Mẹ qua các kinh ‘Kính Mừng Maria... Thánh Maria...’, vừa suy ngắm các nhân đức của Mẹ qua các Mầu Nhiệm ‘Vui’, ‘Thương’, ‘Mừng’, ‘Ánh Sáng’, và đem áp dụng vào đời sống hàng ngày trong gia đình và xã hội. Chúng ta có thể cùng đọc chung trong gia đình, hoặc riêng tư một mình, hoặc chung các gia đình trong cùng một xóm (liên gia); cũng có cách lần Chuỗi Mân Côi ‘liên kết’, mỗi người một ngắm trong năm Mầu Nhiệm cùng với ‘Kinh Lạy Cha’, mười ‘Kinh Kính Mừng’, một ‘Kinh Sáng Danh’. Đọc hàng ngày. Như vậy cần 20 người cùng liên kết thành một nhóm, để hàng ngày cùng liên kết lời Kinh Mân Côi với nhau qua các Mùa Vui, Thương, Mừng và Ánh Sáng. Nhờ cách lần chuỗi liên kết như vậy, những người dù ở cách xa nhau ‘ngàn trùng’, cũng vẫn có thể liên kết với nhau qua lời kinh Mân Côi, để cùng cầu nguyện chung cho nhau và tạ ơn Chúa qua sự chuyển cầu của Mẹ Maria. Có người ngày nào cũng lần chuỗi và suy ngắm cả bốn mầu nhiệm ‘Vui, Ánh Sáng, Thương, Mừng’. Những người khác thường ngắm ‘Một tràng chuỗi Năm Mươi’ mỗi ngày.Theo truyền thống, thì Ngày Thứ Hai ngắm Mùa Vui, ngày Thứ Ba: mùa Thương, Ngày Thứ Tư: Mùa Mừng, Ngày Thứ Năm: Mùa Vui (nhưng bây giờ là Mùa Ánh Sáng), ngày thứ Sáu: Mùa Thương, ngày Thứ Bảy: Mùa Mừng, Ngày Chúa Nhật: Mùa Mừng. Như vậy qua việc đọc Kinh Mân Côi, chúng ta có dịp suy ngắm suốt cuộc đời của Chúa Giêsu liên kết với Mẹ Maria trong Năm Mầu Nhiệm Cứu Chuộc. Bắt đầu từ giờ phút vô cùng trọng đại ‘Thiên Thần Truyền Tin’ qua các biến cố ‘Viếng Thăm Bà Elizabeth’, ‘Sinh Chúa nơi hang đá Bêlem’, ‘Dâng Chúa vào Đền Thờ’, ‘Tìm thấy Chúa trong Đền Thờ’ (Mùa Vui)... Tiếp theo là các biến cố chính trong cuộc đời Truyền Giáo của Chúa (Năm Ngắm Sự Sáng): Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Gio-đan; Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana do lời xin của Mẹ Maria; Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng Tin Mừng qua lời mời gọi cải thiện đời sống ‘Thống Hối; Chúa Giêsu ‘hiển dung’ (biến hình) trên núi Tabor; Chúa Giêsu thành lập Bí Tích ‘Mình Máu Thánh Chúa’ (Thánh Thể) trong bữa Tiệc Ly trứơc khi bước vào cuộc khổ nạn... Sau đó là các biến cố đau thương của Chúa trong Năm ngắm ‘Mùa Thương’: Cầu nguyện trong thống khổ tại Vườn Cây Dầu (Giêsimani); Chịu đánh đòn; Phải đội mũ làm bằng gai nhọn (Mão gai); Vác Thánh giá lên ‘Núi Sọ’ (Gôngôta); Chết đau đớn trên thánh giá… Sau cùng các Mầu Nhiệm trong ‘Mùa Mừng’: Chúa Giêsu sống lại; Chúa Giêsu lên Trời; Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông Đồ; Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời; Đức Mẹ được Vinh Thưởng trên Nước Trời. Như vậy, khi chúng ta lần chuỗi Mân Côi, là chúng ta đã lần lượt suy ngắm ‘Tin Mừng’ một cách tổng quát (như Đức Thánh Cha nói trong Tông Thư Kinh Mân Côi: “Kinh Mân Côi là bản tóm lược toàn bộ sách Tin Mừng... Dù việc lần Chuỗi Mân côi không thể thay thế việc đọc Kinh Thánh, và đọc các giờ ‘Kinh Phụng Vụ’ của các Linh Mục và tu sĩ”). Đồng thời với việc suy ngắm các ‘Mầu Nhiệm’ cuộc đời của Chúa Giêsu nơi trần gian, chúng ta cũng dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria những lời kinh trọng đại ‘Lạy Cha’, ‘Kính Mừng’, ‘Sáng Danh’ cũng được lấy ra từ ‘Tin Mừng’. Do đó khi chúng ta cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi, chúng ta vừa thờ phượng Chúa, vừa tôn vinh và cầu nguyện với Đức Maria và tu luyện đời sống đạo đức của chúng ta để mỗi ngày nên tốt hơn, xứng đáng là những người con của Chúa và Mẹ Maria. Khi Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (1917), Đức Mẹ đã nhắc nhở chúng ta hãy siêng năng lần Chuỗi Mân Côi và cải thiện đời sống. Điều đó càng quan trọng hơn trong thế giới hôm nay mà mỗi ngày mỗi trở nên suy đồi hơn về vấn đề đạo đức và luân lý, cùng với những chủ trương đi ngược với lương tâm con người lương thiện và phá hủy nền tảng giá trị gia đình (family values) như: luyến ái tự do, ly dị, phá thai, và coi hôn nhân như sự kết hợp giữa hai người bất kể nam, nữ (same sex marriage)... Một điều rất quan trọng mà chúng ta cần lưu ý là khi Lần Chuỗi Mân Côi, chúng ta phải đọc thong thả, vừa đọc vừa suy ngẫm các Màu Nhiệm mà chúng ta đã xướng trước mỗi chục Kinh Kính Mừng. Vì thế Đức Gioan Phaolô II cũng nhắc nhở chúng ta trong Tông Thơ về Kinh Mân Côi : “Kinh Mân côi phát xuất chính từ kinh nghiệm riêng của Đức Maria, nên là một lời kinh chiêm ngưỡng sâu sắc. Không có sự suy ngẫm sâu xa, kinh Mân côi sẽ như một cái xác không hồn, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nhấn mạnh: ‘Không có sự chiêm ngẫm, kinh Mân Côi trở thành một cái xác không hồn, và việc lần chuỗi trở nên một việc nhai đi nhai lại một số công thức có tính cách máy móc, và như thế là vi phạm Giáo huấn của Chúa Kitô: ‘Khi cầu nguyện chúng con đừng lại nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng, cứ nói nhiều là được nhận lời (Mt. 6, 7). Tự bản chất, việc đọc kinh Mân Côi đòi hỏi một nhịp điệu thanh thản và kéo dài, để giúp mọi người chiêm ngắm các Mầu Nhiệm trong cuộc đời của Chúa như được nhìn thấy bằng đôi mắt của Mẹ Maria, người đã sống hết sức gần gũi với Chúa. Bằng cách đó, sự phong phú khôn ví của các Mầu Nhiệm được bày tỏ …” Ở một đoạn khác, Đức Gioan Phaolô viết: “Việc suy ngẫm các Mầu nhiệm Chúa Kitô trong kinh Mân Côi được thực hiện bằng một phương pháp đã lập ra để giúp ta đồng hóa với Mầu Nhiệm. Đó là phương pháp dựa trên việc lập đi lập lại. Việc lập đi lập lại trước tiên được áp dụng cho kinh Kính Mừng, được lập đi lập lại 10 lần trong mỗi Mầu Nhiệm. Nếu lời kinh này được lập đi lập lại một cách hời hợt, chắc chắn người ta sẽ có cám dỗ xem kinh Mân Côi như một việc đạo đức kho khan, nhàm chán. Trái lại, người ta sẽ không cảm thấy kho khan, nhàm chán nếu xem kinh Mân Côi, như một sự trao dâng của tình yêu không ngừng, hướng về Đấng mình yêu mến, với những cách diễn tả, tuy giống nhau về nội dung, nhưng luôn luôn mới mẻ về phương diện cảm hứng.”
Nếu vừa đọc vừa suy ngẫm các Mầu nhiệm, thì việc lần chuỗi Mân Côi sẽ giúp chúng ta hợp với Mẹ Maria để đi sâu xa hơn vào Đời Sống và Tin Mừng của Chúa Giêsu, Đấng Cứu chuộc và là con đường đưa chúng ta đế Chân Lý và Sự Sống đời đời. Vì thế Đức Thánh Cha Gioan Phalô II cũng nhắc nhở chúng ta: “Một điều rõ ràng là: cho dù lời Kinh Kính Mừng được lập đi lập lại trực tiếp dâng Đức Mẹ Maria, nhưng hành vi yêu thương rốt cuộc lại HƯỚNG VỀ CHÍNH CHÚA KITÔ, với Mẹ và qua Mẹ. Việc lập đi lập lại được nuôi dưỡng bởi lòng khát khao trở nên giống Chúa Kitô một ngày một hơn, và đó là mục đích nhắm tới của đời sống mỗi Kitô hữu. Thánh Phaolô diễn tả điều đó bằng những lời đầy lửa yêu mến: ‘Đối với tôi, sống là Chúa Kitô, và chết là một mối lợi’ (Thơ Philipphê 1,21); ‘Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, mà là Chúa Kitô sống trong tôi’ (Thơ Galat 2, 20). Như vậy kinh Mân Côi giúp chúng ta trở nên giống Chúa Kitô một ngày một hơn cho đến khi chúng ta đạt tới sự thánh thiện thật sự viên mãn.” Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn Năm Ngắm của ‘MÙA ÁNH SÁNG’ mà tôi thấy đã được dùng ở nhiều nơi:
• Thứ Nhất: Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Gio-đan. Ta hãy xin cho được sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.
• Thứ Hai: Đức Chúa Giêsu làm phép lạ hóa nước thành rượu tại Cana. Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Đức Chúa Trời.
• Thứ Ba: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và ơn thống hối. Ta hãy xin cho được ơn cải sửa tâm hồn.
• Thứ Bốn: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor. Ta hãy xin cho được lắng nghe Lời Người.
• Thứ Năm: Đức Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể. Ta hãy xin cho được siêng năng rước Mình Máu Thánh Người.
Xin Thiên Chúa là Cha nhân lành, nhờ lời Mẹ Maria Mân Côi chuyển cầu, ban muôn ơn lành cho mỗi người, mỗi gia đình, cho toàn thể Giáo Hội và thế giới chúng ta, cũng như cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam.
Khi viết bài này tôi nhớ lại khi tôi còn làm ‘phó xứ’ tại một giáo xứ Hoa Kỳ khá lớn và có một họ lẻ (Mission). Lần đầu tiên đến lượt tôi đi dâng Lễ Chúa Nhật tại họ lẻ này, Cha xứ người Mỹ cẩn thẩn dặn tôi: “Đó là một vung gần bờ sông, toàn là dân nhà giàu, có nghề nghiệp vững chắc như Bác sĩ, Giám đốc, Giáo sư đại học.. . Trong số đó có một số gia đình Công Giáo, và họ đóng góp làm một Nhà Nguyện ở một sườn đồi. Nhà Nguyện tuy nhỏ, nhưng rất khang trang. Sau đó, Cha xứ cười và nói ‘…nếu Cha đến sớm được mà cùng lần chuỗi Mân Côi với họ trước giờ Thánh Lễ thì họ thích lắm.’ Ngay Chúa Nhật hôm sau, tôi đến lúc 7g30 sáng, trước giờ Lễ nưả tiếng, số giáo dân đi theo từng gia đình đã đến gần đầy đủ; sau đó tất cả đều quì lần tràng chuỗi 50, để kịp chuẩn bị giờ Lễ lúc 8g00 sáng. Tôi hỏi ra thì họ nói đó là thói quen từ lâu, khi cha ông họ lập họ đạo đó, và cứ tiếp tục cho đến bây giờ, quanh năm như vậy, dù vào mùa hè hay mùa đông, trời nắng hay trời mưa (rain or shine). Lúc đó tôi tự nghĩ trong lòng: “Như vậy viêc lần chuỗi Mân Côi đâu phải là việc đã lỗi thời, hoặc chỉ dành cho các cụ già, hoặc người bình dân...”
Việc đọc kinh Mân Côi là một việc đạo đức đã có lâu đời trong Giáo Hội Công Giáo. Trong các chủng viện, tu viện thường có thói quen lần chuỗi Mân Côi chung hàng ngày. Nhiều giáo dân cùng lần chuỗi Mân Côi hàng ngày. Qua các thời đại, các Đức Giáo Hoàng đều cổ võ việc lần Chuỗi Mân Côi trong gia đình. Đặc biệt vào tháng Mười năm 2002, nhân dịp kỷ niệm 25 năm trong Triều Đại Giáo Hoàng của Ngài (ngày 16 tháng 10), Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã ra Tông Thư ‘Kinh Mân Côi Kính Đức Trinh Nữ Maria’ (nguyên văn tiếng La tinh là ‘ROSARIUM VIRGINIS MARIAE’) để khai mạc Năm Mân Côi (từ Tháng 10, 2002 đến Tháng 10, 2003) kính Đức Trinh Nữ Maria và để cầu nguyện cho hòa bình trong gia đình và trên thế giới. Trong Tông Thư này, Đức Thánh Cha cũng ban huấn dụ thành lập thêm ‘Mầu Nhiệm Ánh Sáng’ (cùng với Mầu Nhiệm Vui, Thương và Mừng đã có sẵn). Sau đó, nhân dịp cuối Năm Thánh Mân Côi và chuẩn bị bước vào Tháng Mân Côi 2003, trong dịp Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ (ngày 8/9/03), Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đã gửi đến các tín hữu toàn thế giới lời mời gọi hãy siêng năng cầu nguyện với Đức Mẹ qua tràng chuỗi Mân Côi, trong khi suy ngắm các mầu nhiệm qua Mùa Vui, Mùa Ánh Sáng, Mùa Thương, và Mùa Mừng.
Trong Tông Thư ‘Kinh Mân Côi Kính Mẹ Maria’ nói trên đây, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhấn mạnh đặc biệt điều này là: “Tự bản chất, Kinh MÂN CÔI LÀ LỜI KINH CẦU HÒA BÌNH.”
Trước hết là Hoà Bình Thế Giới: “Kinh Mân Côi đã được các vị tiền nhiệm của tôi và chính tôi nhiều lần đề nghị như một lời kinh cầu cho Hòa Bình. Vào lúc khởi đầu Ngàn Năm Mới, với biến cố tấn công kinh hoàng vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 (tại New York, Hoa Kỳ), chúng ta chứng kiến mỗi ngày, tại nhiều nơi trên thế giới, những cảnh đổ máu và bạo lực, thì việc khám phá lại kinh Mân Côi có nghĩa là đi sâu vào việc chiêm ngưỡng Mầu Nhiệm Chúa Kitô, là Bình An của chúng ta; bởi vì Người đã liên kết đôi bên thành một, và phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù hận (Thơ Ephêsô 2,14). Vì thế chúng ta không thể đọc Kinh Mân Côi mà không cảm thấy sự thôi thúc dấn thân một cách cụ thể để xây dựng hòa bình…”
Rồi đến Hòa Bình và Hạnh Phúc Trong Gia Đình: “Gia Đình là nguyên tố xây dựng xã hội, mà ngày nay gia đình đang càng ngày càng bị những sức mạnh hủy diệt đe dọa, cả về phương diện ý thức hệ cũng như thực hành. Điều này đem đến nỗi lo cho tương lai của gia đình là nền tảng xã hội cũng như mối lo cho tương lai của toàn thể xã hội. Do đó, việc làm sống lại kinh Mân Côi trong gia đình công giáo là một công việc mục vụ rộng lớn, sẽ là một sức trợ giúp rất hữu hiệu để chống lại những tác động có tính cách hủy diệt qua các cuộc khủng hoảng của thời đại chúng ta.”
Và Bình An Trong Tâm Hồn Cũng Như Sự Kiến Tạo Hòa Bình Thế Giới, ĐTC Gioan Phaolô II nói:Kinh Mân Côi gìn giữ hạnh phúc, sự bình an cho tâm hồn chúng ta và giúp chúng ta trở nên những ‘khí cụ bình an của Chúa’: “Kinh Mân Côi đem lại sự bình an nơi nguoi cầu nguyện ( bằng kinh Mân Côi) … và giúp họ gieo rắc chung quanh mình hòa bình đích thực, vốn là quà tặng đặc biệt của Chúa Giêsu Phục Sinh (Tin Mừng theo Thánh Gioan 14,27; 20, 21)… Bằng cách hướng con mắt tâm hồn chúng ta về Chúa Kitô, Kinh Mân Côi cũng biến chúng ta thành NHỮNG NGƯỜI KIẾN TẠO HÒA BÌNH THẾ GIỚI.. Kinh Mân Côi cho phép chúng ta hy vọng rằng, ngay trong thời buổi này, công cuộc chiến đấu cho hòa bình sẽ dành phần thắng lợi… Kinh Mân Côi không hề là một cơ hội để chúng ta tránh né những vấn đề của thế giới, trái lại kinh Mân Côi thúc đẩy chúng ta nhìn thẳng vào những vấn đề của thế giới với con mắt của những con người có tinh thần trách nhiệm và quan tâm; đồng thời ban cho chúng ta nghị lực để đối phó với những vấn đề đó…” Kinh Mân Côi còn giúp chúng ta biết nghĩ đến và ra tay giúp đỡ những con người nghèo khó và đau khổ trên thế giới này. Đức Thánh Cha viết: “Khi biết suy ngẫm đích thực, Kinh Mân côi dẫn chúng ta đến gặp gỡ Chúa trong mầu nhiệm của Người, và vì thế, chúng ta không thể không quan tâm đến diện mạo Chúa Kitô nơi những người khác, nhất là những người đau khổ nhất. Làm sao chúng ta có thể chiêm ngưỡng mầu nhiệm Chúa Hài Nhi ở Bêlem trong Năm Sự Vui, mà lại không có lòng khao khát đón nhận, bảo vệ và cổ võ Sự Sống, và mang lấy gánh nặng của các trẻ em đang đau khổ trên thế giới này? Làm sao chúng ta có thể bước theo Chúa Kitô, Đấng Mạc Khải trong Mầu Nhiệm Sự Sáng, mà không cương quyết làm chứng cho các mối Phúc Thật của Người trong đời sống hàng ngày? Làm sao chúng ta chiêm ngưỡng Chúa Kitô vác Thánh Gía và chịu đóng đinh mà không nhận thấy cần phải hành động như Ông Gìa Simon thành Xirênê để nâng đỡ những anh chị em đang quằn quại đau đớn trong ê chề thất vọng? Cuối cùng, làm sao chúng ta có thể chiêm ngắm vinh quang của Chúa Kitô Phục Sinh và của Đức Mẹ Maria, Nữ Vương thiên đàng, mà không khao khát làm cho thế giới này tốt đẹp hơn, công bằng hơn, và theo sát hơn kế hoạch của Thiên Chúa?” Đáp lời mời gọi của Đức Thánh Cha, chúng ta hãy siêng năng dâng kính Mẹ những Tràng Hoa Mân Côi để cầu nguyện cho hòa bình nơi các gia đình, các cộng đồng, các dân tộc và trên toàn thế giới. Tất nhiên không phải chúng ta chỉ lần chuỗi Mân Côi vào Năm Mân Côi hay tháng Mân Côi, nhưng là hàng ngày, trong suốt cuộc đời. Hơn nữa khi lần chuỗi Mân Côi, không phải chúng ta chỉ đọc ngoài miệng, nhưng vừa đọc để tôn vinh Mẹ và cầu nguyện với Mẹ qua các kinh ‘Kính Mừng Maria... Thánh Maria...’, vừa suy ngắm các nhân đức của Mẹ qua các Mầu Nhiệm ‘Vui’, ‘Thương’, ‘Mừng’, ‘Ánh Sáng’, và đem áp dụng vào đời sống hàng ngày trong gia đình và xã hội. Chúng ta có thể cùng đọc chung trong gia đình, hoặc riêng tư một mình, hoặc chung các gia đình trong cùng một xóm (liên gia); cũng có cách lần Chuỗi Mân Côi ‘liên kết’, mỗi người một ngắm trong năm Mầu Nhiệm cùng với ‘Kinh Lạy Cha’, mười ‘Kinh Kính Mừng’, một ‘Kinh Sáng Danh’. Đọc hàng ngày. Như vậy cần 20 người cùng liên kết thành một nhóm, để hàng ngày cùng liên kết lời Kinh Mân Côi với nhau qua các Mùa Vui, Thương, Mừng và Ánh Sáng. Nhờ cách lần chuỗi liên kết như vậy, những người dù ở cách xa nhau ‘ngàn trùng’, cũng vẫn có thể liên kết với nhau qua lời kinh Mân Côi, để cùng cầu nguyện chung cho nhau và tạ ơn Chúa qua sự chuyển cầu của Mẹ Maria. Có người ngày nào cũng lần chuỗi và suy ngắm cả bốn mầu nhiệm ‘Vui, Ánh Sáng, Thương, Mừng’. Những người khác thường ngắm ‘Một tràng chuỗi Năm Mươi’ mỗi ngày.Theo truyền thống, thì Ngày Thứ Hai ngắm Mùa Vui, ngày Thứ Ba: mùa Thương, Ngày Thứ Tư: Mùa Mừng, Ngày Thứ Năm: Mùa Vui (nhưng bây giờ là Mùa Ánh Sáng), ngày thứ Sáu: Mùa Thương, ngày Thứ Bảy: Mùa Mừng, Ngày Chúa Nhật: Mùa Mừng. Như vậy qua việc đọc Kinh Mân Côi, chúng ta có dịp suy ngắm suốt cuộc đời của Chúa Giêsu liên kết với Mẹ Maria trong Năm Mầu Nhiệm Cứu Chuộc. Bắt đầu từ giờ phút vô cùng trọng đại ‘Thiên Thần Truyền Tin’ qua các biến cố ‘Viếng Thăm Bà Elizabeth’, ‘Sinh Chúa nơi hang đá Bêlem’, ‘Dâng Chúa vào Đền Thờ’, ‘Tìm thấy Chúa trong Đền Thờ’ (Mùa Vui)... Tiếp theo là các biến cố chính trong cuộc đời Truyền Giáo của Chúa (Năm Ngắm Sự Sáng): Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Gio-đan; Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana do lời xin của Mẹ Maria; Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng Tin Mừng qua lời mời gọi cải thiện đời sống ‘Thống Hối; Chúa Giêsu ‘hiển dung’ (biến hình) trên núi Tabor; Chúa Giêsu thành lập Bí Tích ‘Mình Máu Thánh Chúa’ (Thánh Thể) trong bữa Tiệc Ly trứơc khi bước vào cuộc khổ nạn... Sau đó là các biến cố đau thương của Chúa trong Năm ngắm ‘Mùa Thương’: Cầu nguyện trong thống khổ tại Vườn Cây Dầu (Giêsimani); Chịu đánh đòn; Phải đội mũ làm bằng gai nhọn (Mão gai); Vác Thánh giá lên ‘Núi Sọ’ (Gôngôta); Chết đau đớn trên thánh giá… Sau cùng các Mầu Nhiệm trong ‘Mùa Mừng’: Chúa Giêsu sống lại; Chúa Giêsu lên Trời; Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông Đồ; Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời; Đức Mẹ được Vinh Thưởng trên Nước Trời. Như vậy, khi chúng ta lần chuỗi Mân Côi, là chúng ta đã lần lượt suy ngắm ‘Tin Mừng’ một cách tổng quát (như Đức Thánh Cha nói trong Tông Thư Kinh Mân Côi: “Kinh Mân Côi là bản tóm lược toàn bộ sách Tin Mừng... Dù việc lần Chuỗi Mân côi không thể thay thế việc đọc Kinh Thánh, và đọc các giờ ‘Kinh Phụng Vụ’ của các Linh Mục và tu sĩ”). Đồng thời với việc suy ngắm các ‘Mầu Nhiệm’ cuộc đời của Chúa Giêsu nơi trần gian, chúng ta cũng dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria những lời kinh trọng đại ‘Lạy Cha’, ‘Kính Mừng’, ‘Sáng Danh’ cũng được lấy ra từ ‘Tin Mừng’. Do đó khi chúng ta cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi, chúng ta vừa thờ phượng Chúa, vừa tôn vinh và cầu nguyện với Đức Maria và tu luyện đời sống đạo đức của chúng ta để mỗi ngày nên tốt hơn, xứng đáng là những người con của Chúa và Mẹ Maria. Khi Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (1917), Đức Mẹ đã nhắc nhở chúng ta hãy siêng năng lần Chuỗi Mân Côi và cải thiện đời sống. Điều đó càng quan trọng hơn trong thế giới hôm nay mà mỗi ngày mỗi trở nên suy đồi hơn về vấn đề đạo đức và luân lý, cùng với những chủ trương đi ngược với lương tâm con người lương thiện và phá hủy nền tảng giá trị gia đình (family values) như: luyến ái tự do, ly dị, phá thai, và coi hôn nhân như sự kết hợp giữa hai người bất kể nam, nữ (same sex marriage)... Một điều rất quan trọng mà chúng ta cần lưu ý là khi Lần Chuỗi Mân Côi, chúng ta phải đọc thong thả, vừa đọc vừa suy ngẫm các Màu Nhiệm mà chúng ta đã xướng trước mỗi chục Kinh Kính Mừng. Vì thế Đức Gioan Phaolô II cũng nhắc nhở chúng ta trong Tông Thơ về Kinh Mân Côi : “Kinh Mân côi phát xuất chính từ kinh nghiệm riêng của Đức Maria, nên là một lời kinh chiêm ngưỡng sâu sắc. Không có sự suy ngẫm sâu xa, kinh Mân côi sẽ như một cái xác không hồn, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nhấn mạnh: ‘Không có sự chiêm ngẫm, kinh Mân Côi trở thành một cái xác không hồn, và việc lần chuỗi trở nên một việc nhai đi nhai lại một số công thức có tính cách máy móc, và như thế là vi phạm Giáo huấn của Chúa Kitô: ‘Khi cầu nguyện chúng con đừng lại nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng, cứ nói nhiều là được nhận lời (Mt. 6, 7). Tự bản chất, việc đọc kinh Mân Côi đòi hỏi một nhịp điệu thanh thản và kéo dài, để giúp mọi người chiêm ngắm các Mầu Nhiệm trong cuộc đời của Chúa như được nhìn thấy bằng đôi mắt của Mẹ Maria, người đã sống hết sức gần gũi với Chúa. Bằng cách đó, sự phong phú khôn ví của các Mầu Nhiệm được bày tỏ …” Ở một đoạn khác, Đức Gioan Phaolô viết: “Việc suy ngẫm các Mầu nhiệm Chúa Kitô trong kinh Mân Côi được thực hiện bằng một phương pháp đã lập ra để giúp ta đồng hóa với Mầu Nhiệm. Đó là phương pháp dựa trên việc lập đi lập lại. Việc lập đi lập lại trước tiên được áp dụng cho kinh Kính Mừng, được lập đi lập lại 10 lần trong mỗi Mầu Nhiệm. Nếu lời kinh này được lập đi lập lại một cách hời hợt, chắc chắn người ta sẽ có cám dỗ xem kinh Mân Côi như một việc đạo đức kho khan, nhàm chán. Trái lại, người ta sẽ không cảm thấy kho khan, nhàm chán nếu xem kinh Mân Côi, như một sự trao dâng của tình yêu không ngừng, hướng về Đấng mình yêu mến, với những cách diễn tả, tuy giống nhau về nội dung, nhưng luôn luôn mới mẻ về phương diện cảm hứng.”
Nếu vừa đọc vừa suy ngẫm các Mầu nhiệm, thì việc lần chuỗi Mân Côi sẽ giúp chúng ta hợp với Mẹ Maria để đi sâu xa hơn vào Đời Sống và Tin Mừng của Chúa Giêsu, Đấng Cứu chuộc và là con đường đưa chúng ta đế Chân Lý và Sự Sống đời đời. Vì thế Đức Thánh Cha Gioan Phalô II cũng nhắc nhở chúng ta: “Một điều rõ ràng là: cho dù lời Kinh Kính Mừng được lập đi lập lại trực tiếp dâng Đức Mẹ Maria, nhưng hành vi yêu thương rốt cuộc lại HƯỚNG VỀ CHÍNH CHÚA KITÔ, với Mẹ và qua Mẹ. Việc lập đi lập lại được nuôi dưỡng bởi lòng khát khao trở nên giống Chúa Kitô một ngày một hơn, và đó là mục đích nhắm tới của đời sống mỗi Kitô hữu. Thánh Phaolô diễn tả điều đó bằng những lời đầy lửa yêu mến: ‘Đối với tôi, sống là Chúa Kitô, và chết là một mối lợi’ (Thơ Philipphê 1,21); ‘Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, mà là Chúa Kitô sống trong tôi’ (Thơ Galat 2, 20). Như vậy kinh Mân Côi giúp chúng ta trở nên giống Chúa Kitô một ngày một hơn cho đến khi chúng ta đạt tới sự thánh thiện thật sự viên mãn.” Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn Năm Ngắm của ‘MÙA ÁNH SÁNG’ mà tôi thấy đã được dùng ở nhiều nơi:
• Thứ Nhất: Đức Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Gio-đan. Ta hãy xin cho được sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.
• Thứ Hai: Đức Chúa Giêsu làm phép lạ hóa nước thành rượu tại Cana. Ta hãy xin cho được vững tin vào quyền năng của Đức Chúa Trời.
• Thứ Ba: Đức Chúa Giêsu rao giảng Nước Trời và ơn thống hối. Ta hãy xin cho được ơn cải sửa tâm hồn.
• Thứ Bốn: Đức Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor. Ta hãy xin cho được lắng nghe Lời Người.
• Thứ Năm: Đức Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể. Ta hãy xin cho được siêng năng rước Mình Máu Thánh Người.
Xin Thiên Chúa là Cha nhân lành, nhờ lời Mẹ Maria Mân Côi chuyển cầu, ban muôn ơn lành cho mỗi người, mỗi gia đình, cho toàn thể Giáo Hội và thế giới chúng ta, cũng như cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam.