Từ một người cộng sản trở thành người bạn của ĐTC Bênêđíctô XVI
Sau nhiều thập niên rời bỏ Giáo Hội và trở thành một người cộng sản vô thần cuồng tín, ông Peter Seewald, một ký giả và nhà văn rất được biết đến ở Đức, đã tìm về với Giáo Hội và trở thành người bạn của Đức Hồng Y Josef Ratzinger/Bênêđíctô XVI, và ngày nay ông sống đức tin Công Giáo một cách đầy xác tín hơn bao giờ hết.
Tuy Peter Seewald sinh năm 1954 tại tỉnh Bochum, bắc Đức, vì cha ông ta làm nghề thợ mỏ than vùng Ruhrgebiet, nơi tập trung nhiều mỏ than nhất nước Đức, nhưng ông ta được lớn lên tại một làng nhỏ thuộc tỉnh Passau, cực nam nước Đức, một nơi có môi trường thuần túy Công Giáo, hay theo kiểu nói của ông : «đức tin Công Giáo đối với dân chúng trong vùng cũng giống như hơi thở của sự sống vậy ». Khi còn nhỏ ông ta đã lâu năm thuộc hội các chú giúp lễ và rất ham thích Giáo Hội và các lễ nghi phụng vụ.
Nhưng vào đầu năm 1970, khi ảnh hưởng phong trào thanh thiếu niên nổi loạn 1968 lan tới miền núi tiểu bang Bayern, Peter Seewald bị lôi cuốn và gia nhập hội «Love anh Peace» (tình yêu và hòa bình), để tóc dài và chống đối tất cả các thứ quyền lực. Cả Giáo Hội cũng bị coi là một thành phần của «hệ thống xã hội », của «cơ sở quyền lực» đầy «quan liêu» và «giả dối ». Mặc dù trong suốt tuổi trẻ của mình, Peter Seewald chưa hề gặp phải một «cha Quản Xứ khó tính» hay «các Nữ Tu xấu» hoặc bất cứ Xì-căng-đan nào cả, nhưng khuynh hướng chính trị thiên tả quá khích Mác-xít-lê-nin-nít lúc bấy giờ đã biến đổi nhân sinh quan của anh ta. Peter Seewald đã từng tuyên bố trên đài truyền hình Tiểu bang Bayern là anh ta không còn chờ đợi một thiên đàng trên trời, nhưng là phải thực hiện nó ngay trên trái đất này. Seewald tuyên bố ra khỏi Giáo Hội Công Giáo, rời bỏ gia đình và tự thành lập một tờ báo « Lá Cải » tuyên truyền khuynh hướng thiên tả quá khích. Tiếp đến, sau nhiều lần bị cảnh sát và bộ tư pháp Tiểu bang hạch hỏi và đối xử một cách thẳng tay, anh ta càng mất hết niềm tin vào nền dân chủ và tính chất pháp trị của nước Đức.
Một cử chỉ nhân ái của một vị Giám Mục đã cải hóa P. Seewald:
Tuy nhiên, Sau 5 năm đầy cuồng tín, Peter Seewald đã từ từ khám phá ra rằng những lý tưởng Mác-xít và Lê-nin-nít mà anh ta từng đeo đuổi, chứa đựng nhiều tính chất huyền thoại hoang đường. Seewald viết : «Từ từ người ta khám phá được một cách rõ ràng là tất cả những điều chúng tôi từng coi là tốt lành, là lý tưởng, đều sai lạc hết, vì trong một chế độ cộng sản, tất cả các cá nhân cùng với nhân phẩm của họ, đều không đóng bất cứ một vai trò quan trọng nào cả.» Dẫn chứng là điều đó đã xảy ra tại «các nước xã hội gương mẫu » như Lỗ Ma Ni và Trung Cộng.
Năm 1976, Seewald từ bỏ ý thức hệ quá khích và thành lập một tờ Nhật Báo có khuynh hướng thiên tả tự do, một tờ báo có ảnh hưởng lớn ở Passau. Tuy nhiên, người ta vẫn không để cho anh ta được sống yên thân. Seewald phải đối mặt với bao chỉ trích, tẩy chay, chống đối và kiện cáo ! Ngay trong lúc đó và dù Seewald vốn nổi danh là một kẻ vô thần quá khích, Đức Cha Antonius Hofmann, GM Passau lúc bấy giờ, đã công khai vui vẻ bắt tay chào anh ta trước sự hiện diện của các quan khách vị vọng trong một cuộc họp. Hành động đầy nhân ái đó của Đức Cha Hofmann đã đánh động tâm hồn Seewald rất mạnh, khiến anh ta không bao giờ quên được.
Năm 1981, Seewald rời bỏ quê hương Passau với một tư cách trưởng thành và có ý thức chín chắn hơn, và đến cư trú tại thành phố Hamburg, thuộc bắc Đức. Ở đây, Seewald được bầu làm chủ bút tờ tuần báo nổi danh « Spiegel », và sau đó 6 năm lại làm chủ bút tờ tuần báo « Stern »; cả hai tờ tuần báo này đều có khuynh hướng thiên tả. Vào năm 1990, Seewald chuyễn sang viết cho tờ nhật báo lớn « Süddeutschen ». Tuy nhiên, trong suốt thời gian này, những tư tưởng về đức tin, về tôn giáo cũng như cảm tình từ lâu nay của anh ta đối với đời sống Tu Viện, đã luôn bám sát cuộc sống Seewald.
Đến năm 1996, khi Seewald đuợc đề cử đi phỏng vấn Đức Hồng Y Josef Ratzinger, ông ta đã ghi nhận trong khi soạn sửa cuộc phỏng vấn là những ý kiến vá quan điểm của các đồng nghiệp ông ta đều tỏ ra thiếu thiết tha và tất cả chỉ coi Đức Hồng Y là một kẻ đáng ghét, một kẻ chỉ gây khó chịu cho người khác.
Thế nhưng cuộc nói chuyện kéo dài giữa Seewald và vị Giáo Hoàng tương lai Josef Ratzinger này - được cô đọng trong hai tác phẩm nổi danh «Salz der Erde» (Muối Thế Gian) và «Gott und die Welt » (Thiên Chúa và Thế Giới) – đã thu hút tâm hồn ông ta và biến đổi hoàn toàn các tư duy cũng như các quan điểm của ông ta. Vì từ những cuộc gặp gỡ và đối thoại với Đức Hồng Y Josef Ratzinger, Seewald luôn luôn phải trải qua những ngày tháng đầy khắc khoải với những câu hỏi : «Xã hội nhân loại sẽ trôi dạt về đâu, nếu nó tự tách ra khỏi Thiên Chúa ? Con cái tôi sẽ ra sao khi chúng lớn lên như những kẻ ngoại đạo ? Người ta chỉ mù quáng thì mới không nhìn thấy được rằng mặt nước nền văn hóa chúng ta đang tiếp tục khô cạn không ngừng.» Để đánh dấu cuộc đổi đời của mình - từ một Saulus thành một Paulus – Seewald đã trình bày đầy đủ trong một tác phẩm tựa đề là «Grüss Gott. Als ich begann, wieder an Gott zu denken » (Kính chào quý vị. Tôi lại bắt đầu tưởng nhớ đến Chúa).
Seewald tìm gặp các lý tưởng của tuổi trẻ mình trong sứ điệp Đức Giêsu:
Sau nhiều năm xa vắng, Seewald đã quay trở về với Giáo Hội Công Giáo và tham dự các Thánh Lễ. Ngày nay, trong nhà của ông ta còn có cả bình đựng nước thánh ở ngay cửa ra vào, và Seewald còn vô cùng sung sướng khi ông ta còn đánh thức được cả sự ham chuộng đức tin nơi hai đứa con của mình.
Hôm nay, „con tàu“ Peter Seewald không còn phải lênh đênh trên biển cả của những tư tưởng hão huyền nữa, nhưng thực sự đã cập bến. Đối với các lý tưởng của tuổi trẻ về „Love and Peace“, Seewald đã nhận ra được rằng ông ta không thể tìm gặp được bất cứ nơi đâu một miền đất thuận lợi, ngoài sứ điệp của Đức Giêsu; và Giáo Hội Công Giáo là một cơ chế duy nhất thực tâm và triệt để bênh vực cho nền hòa bình, sự công bằng và nhân phẩm của con người, và đồng thời là một hải đăng tinh thần chiếu soi cho cả nhân loại, chứ „người ta không cần phải cất công sang Tây Tạng tìm kiếm“. Với Giáo Hội Công Giáo không ai cần phải sợ xấu hổ.
Sau nhiều thập niên rời bỏ Giáo Hội và trở thành một người cộng sản vô thần cuồng tín, ông Peter Seewald, một ký giả và nhà văn rất được biết đến ở Đức, đã tìm về với Giáo Hội và trở thành người bạn của Đức Hồng Y Josef Ratzinger/Bênêđíctô XVI, và ngày nay ông sống đức tin Công Giáo một cách đầy xác tín hơn bao giờ hết.
Ông Peter Seewald |
Nhưng vào đầu năm 1970, khi ảnh hưởng phong trào thanh thiếu niên nổi loạn 1968 lan tới miền núi tiểu bang Bayern, Peter Seewald bị lôi cuốn và gia nhập hội «Love anh Peace» (tình yêu và hòa bình), để tóc dài và chống đối tất cả các thứ quyền lực. Cả Giáo Hội cũng bị coi là một thành phần của «hệ thống xã hội », của «cơ sở quyền lực» đầy «quan liêu» và «giả dối ». Mặc dù trong suốt tuổi trẻ của mình, Peter Seewald chưa hề gặp phải một «cha Quản Xứ khó tính» hay «các Nữ Tu xấu» hoặc bất cứ Xì-căng-đan nào cả, nhưng khuynh hướng chính trị thiên tả quá khích Mác-xít-lê-nin-nít lúc bấy giờ đã biến đổi nhân sinh quan của anh ta. Peter Seewald đã từng tuyên bố trên đài truyền hình Tiểu bang Bayern là anh ta không còn chờ đợi một thiên đàng trên trời, nhưng là phải thực hiện nó ngay trên trái đất này. Seewald tuyên bố ra khỏi Giáo Hội Công Giáo, rời bỏ gia đình và tự thành lập một tờ báo « Lá Cải » tuyên truyền khuynh hướng thiên tả quá khích. Tiếp đến, sau nhiều lần bị cảnh sát và bộ tư pháp Tiểu bang hạch hỏi và đối xử một cách thẳng tay, anh ta càng mất hết niềm tin vào nền dân chủ và tính chất pháp trị của nước Đức.
Một cử chỉ nhân ái của một vị Giám Mục đã cải hóa P. Seewald:
Tuy nhiên, Sau 5 năm đầy cuồng tín, Peter Seewald đã từ từ khám phá ra rằng những lý tưởng Mác-xít và Lê-nin-nít mà anh ta từng đeo đuổi, chứa đựng nhiều tính chất huyền thoại hoang đường. Seewald viết : «Từ từ người ta khám phá được một cách rõ ràng là tất cả những điều chúng tôi từng coi là tốt lành, là lý tưởng, đều sai lạc hết, vì trong một chế độ cộng sản, tất cả các cá nhân cùng với nhân phẩm của họ, đều không đóng bất cứ một vai trò quan trọng nào cả.» Dẫn chứng là điều đó đã xảy ra tại «các nước xã hội gương mẫu » như Lỗ Ma Ni và Trung Cộng.
Năm 1976, Seewald từ bỏ ý thức hệ quá khích và thành lập một tờ Nhật Báo có khuynh hướng thiên tả tự do, một tờ báo có ảnh hưởng lớn ở Passau. Tuy nhiên, người ta vẫn không để cho anh ta được sống yên thân. Seewald phải đối mặt với bao chỉ trích, tẩy chay, chống đối và kiện cáo ! Ngay trong lúc đó và dù Seewald vốn nổi danh là một kẻ vô thần quá khích, Đức Cha Antonius Hofmann, GM Passau lúc bấy giờ, đã công khai vui vẻ bắt tay chào anh ta trước sự hiện diện của các quan khách vị vọng trong một cuộc họp. Hành động đầy nhân ái đó của Đức Cha Hofmann đã đánh động tâm hồn Seewald rất mạnh, khiến anh ta không bao giờ quên được.
Năm 1981, Seewald rời bỏ quê hương Passau với một tư cách trưởng thành và có ý thức chín chắn hơn, và đến cư trú tại thành phố Hamburg, thuộc bắc Đức. Ở đây, Seewald được bầu làm chủ bút tờ tuần báo nổi danh « Spiegel », và sau đó 6 năm lại làm chủ bút tờ tuần báo « Stern »; cả hai tờ tuần báo này đều có khuynh hướng thiên tả. Vào năm 1990, Seewald chuyễn sang viết cho tờ nhật báo lớn « Süddeutschen ». Tuy nhiên, trong suốt thời gian này, những tư tưởng về đức tin, về tôn giáo cũng như cảm tình từ lâu nay của anh ta đối với đời sống Tu Viện, đã luôn bám sát cuộc sống Seewald.
Đến năm 1996, khi Seewald đuợc đề cử đi phỏng vấn Đức Hồng Y Josef Ratzinger, ông ta đã ghi nhận trong khi soạn sửa cuộc phỏng vấn là những ý kiến vá quan điểm của các đồng nghiệp ông ta đều tỏ ra thiếu thiết tha và tất cả chỉ coi Đức Hồng Y là một kẻ đáng ghét, một kẻ chỉ gây khó chịu cho người khác.
Thế nhưng cuộc nói chuyện kéo dài giữa Seewald và vị Giáo Hoàng tương lai Josef Ratzinger này - được cô đọng trong hai tác phẩm nổi danh «Salz der Erde» (Muối Thế Gian) và «Gott und die Welt » (Thiên Chúa và Thế Giới) – đã thu hút tâm hồn ông ta và biến đổi hoàn toàn các tư duy cũng như các quan điểm của ông ta. Vì từ những cuộc gặp gỡ và đối thoại với Đức Hồng Y Josef Ratzinger, Seewald luôn luôn phải trải qua những ngày tháng đầy khắc khoải với những câu hỏi : «Xã hội nhân loại sẽ trôi dạt về đâu, nếu nó tự tách ra khỏi Thiên Chúa ? Con cái tôi sẽ ra sao khi chúng lớn lên như những kẻ ngoại đạo ? Người ta chỉ mù quáng thì mới không nhìn thấy được rằng mặt nước nền văn hóa chúng ta đang tiếp tục khô cạn không ngừng.» Để đánh dấu cuộc đổi đời của mình - từ một Saulus thành một Paulus – Seewald đã trình bày đầy đủ trong một tác phẩm tựa đề là «Grüss Gott. Als ich begann, wieder an Gott zu denken » (Kính chào quý vị. Tôi lại bắt đầu tưởng nhớ đến Chúa).
Seewald tìm gặp các lý tưởng của tuổi trẻ mình trong sứ điệp Đức Giêsu:
Sau nhiều năm xa vắng, Seewald đã quay trở về với Giáo Hội Công Giáo và tham dự các Thánh Lễ. Ngày nay, trong nhà của ông ta còn có cả bình đựng nước thánh ở ngay cửa ra vào, và Seewald còn vô cùng sung sướng khi ông ta còn đánh thức được cả sự ham chuộng đức tin nơi hai đứa con của mình.
Hôm nay, „con tàu“ Peter Seewald không còn phải lênh đênh trên biển cả của những tư tưởng hão huyền nữa, nhưng thực sự đã cập bến. Đối với các lý tưởng của tuổi trẻ về „Love and Peace“, Seewald đã nhận ra được rằng ông ta không thể tìm gặp được bất cứ nơi đâu một miền đất thuận lợi, ngoài sứ điệp của Đức Giêsu; và Giáo Hội Công Giáo là một cơ chế duy nhất thực tâm và triệt để bênh vực cho nền hòa bình, sự công bằng và nhân phẩm của con người, và đồng thời là một hải đăng tinh thần chiếu soi cho cả nhân loại, chứ „người ta không cần phải cất công sang Tây Tạng tìm kiếm“. Với Giáo Hội Công Giáo không ai cần phải sợ xấu hổ.