LTS: Đại Hội Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức đã được khai mạc tại Unterfrankenhalle & Berufschule Seidelstr. 2 – 63741 Aschaffenburg hôm thứ Bẩy 26/05.
Chủ đề Đại Hội năm nay là Truyền Thông và Gia Đình. Dưới đây là bài thuyết trình của cha Gioan Trần Công Nghị, giám đốc VietCatholic Network tại Đại Hội vào sáng Chúa Nhật 27/5/2007.
1. Nhập Đề
Từ những năm cuối cùng của thế kỷ 20 vừa qua, chúng ta đã chứng kiến một sự bùng nổ các kỹ thuật thông tin dẫn đến sự ra đời của các phương tiện truyền thông mới đang định hình xã hội chúng ta, đang thay đổi Giáo Hội và gia đình chúng ta. Một thí dụ cụ thể và mang tính thời sự là biến cố Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI thăm Ba Tây vừa qua. Khi Đức Giáo Hoàng còn đang trên máy bay, những gì ngài nói với các ký giả đã được truyền đi trên toàn thế giới bằng đủ các thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Và ngay khi ngài đáp xuống phi trường quốc tế São Paulo, nếu anh chị em có máy điện toán và truy cập vào VietCatholic thì dù anh chị em đang ở đâu trên thế giới này, anh chị em cũng có thể thấy được những hình ảnh của ngài và đọc được những lời tuyên bố của ngài gần như tức thời. Chỉ hơn một thập niên trước đây, những điều này nằm mơ cũng không thấy nổi!
Ngay từ những ngày đầu của kỹ thuật Internet, Giáo Hội đã thấy ở đây những cơ hội thật bất ngờ và lớn lao. Nó cho phép người ta trực tiếp và tức khắc tiếp cận những tài nguyên tôn giáo và tâm linh quan trọng - những thư viện khổng lồ, những nhà bảo tàng và những nơi thờ phượng, những văn kiện giáo huấn của Huấn Quyền, những bài viết của các Giáo Phụ và các Tiến Sĩ Hội Thánh và kho tàng khôn ngoan tôn giáo của nhiều thời đại. Internet có một khả năng đáng kể để vượt qua khoảng cách và sự cô lập, giúp con người có thể tiếp xúc với những người thiện chí có cùng tư tưởng, những người gia nhập vào những cộng đoàn đức tin ảo (virtual communities of faith) để khích lệ và nâng đỡ lẫn nhau. Giáo Hội có thể thực thi một sự phục vụ quan trọng cho người Công Giáo cũng như không Công Giáo bằng sự lựa chọn và truyền đi những dữ liệu hữu ích qua phương tiện truyền thông này [1].
Khi tôi đang nói chuyện với anh chị em đây, sau hơn 10 năm hoạt động, đã có gần 14 triệu lượt người vào đọc các các tài liệu trên mạng lưới VietCatholic, đó là chưa kể mỗi ngày VietCatholic gởi hàng mấy ngàn email về Việt Nam cho các linh mục tu sĩ mà vì điều kiện cấm cách không thể vào VietCatholic được. Cũng trong 10 năm hoạt động đó, các Giám Mục, linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân cộng tác với VietCatholic đã biên soạn, phiên dịch hơn 500,000 trang tài liệu.
Chúng ta có thể nói như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Chúa đang đặt vào tay chúng ta một phương tiện truyền bá sứ điệp của Đức Kitô vượt quá trí tưởng tượng phong phú nhất của những người truyền giảng Tin Mừng đi trước chúng ta”. [2]
Tuy nhiên, thưa anh chị em, đồng tiền có hai mặt. Phương tiện truyền thông mới này trong khi có thể được dùng cho lợi ích của cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội và Giáo Hội thì chính nó cũng có thể được dùng để khai thác, gây ảnh hưởng, thống trị và làm băng hoại. Bài nói chuyện này của tôi nhắm đến mặt trái tối tăm của đồng tiền này và những tác hại khôn lường cho mỗi người trong anh chị em, cho gia đình anh chị em, cho Giáo Hội và xã hội.
2. Những ảnh hưởng đối với người lớn
2.1 Vấn đề những hình ảnh dâm dục trên Internet
Ngay những ngày đầu của Internet, người ta đã thấy trước hiểm họa này. Tuy nhiên, tất cả những cố gắng ngăn chặn đều tỏ ra vô hiệu, phần lớn vì thái độ không quyết tâm của chính quyền các nước. Quyền tự do phát biểu đã được các chính quyền nại ra để tránh né phải đối đầu với những thế lực tư bản khổng lồ trong kỹ nghệ hình khiêu dâm trên Net. Hiện tượng hình ảnh, sách báo dâm dục là một thực trạng kinh hoàng. Các hình ảnh khiêu dâm đã tràn lan hơn bao giờ trong lịch sử loài người.
Trong thư Mục Vụ nhan đề “Giá phải trả: Những hình ảnh khiêu dâm và cuộc tấn công vào Đền Thờ Sống Động của Thiên Chúa”, Đức Cha Paul Loverde, Giám Mục giáo phận Virginia, Hoa Kỳ đã lên tiếng báo động về thực trạng kinh hoàng đang hoành hành như một trận dịch khổng lồ cướp đi linh hồn người ta và tàn phá hôn nhân gia đình [3].
Đức Cha Loverde nhận định: “Ngày nay có lẽ hơn bao giờ, người ta thấy hồng ân thị giác của mình và qua đó là viễn ảnh về Thiên Chúa bị bóp méo bởi những hình ảnh dâm dục tội lỗi. Chúng cản trở và hủy hoại khả năng con người nhìn thấy tha nhân như những biểu hiện độc đáo và đẹp đẽ của kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa. Thay vào đó chúng làm tối tăm tầm nhìn của họ, khiến họ nhìn người khác như những thứ để lợi dụng và lèo lái”.
Lo ngại của Đức Cha Loverde hoàn toàn có căn cứ. Thật vậy, trong số ra ngày 28/5/2006, tờ Independent tại Anh công bố một kết quả nghiên cứu về việc truy nhập vào các trang chuyên cung cấp các hình ảnh khiêu dâm trên Net. Cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Nielsen NetRatings cho thấy hơn 40% người nam tại Anh đã truy nhập vào các trang dâm dục trong năm 2005.
Cuộc nghiên cứu cũng ghi nhận hơn 50% trẻ em tại Anh đã vào các trang dâm dục trong khi “đang tìm kiếm những thứ khác”.
Một khi computer đã nối vào Internet thì việc truy cập vào các trang dâm dục là vô cùng dễ dàng, nếu người sử dụng chủ ý muốn truy cập vào các trang đó. Điều đáng quan ngại là trong nhiều trường hợp, người dùng không chủ ý vào các trang này nhưng các chương trình tìm kiếm trên Internet cũng vẫn trình bày ra những hình ảnh khiêu dâm hay những nối kết (links) dẫn vào các trang dâm dục.
Trong số ra ngày 10/11/2006 tờ Colorado Catholic Herald ghi nhận rằng những người thường truy cập vào các trang dâm dục trên Net thường nhanh chóng trở thành nghiện ngập. Ông Dan Spadaro của Trung Tâm Tư Vấn Imago Dei Counseling ở Colorado Springs cho biết thêm: “Khi tình trạng nghiện ngập này đạt đến một mức độ nào đó, tính dục thay vì hướng đến một quan hệ yêu thương, nó chỉ còn đơn thuần như một cảm giác”, và khi đó người ta có khuynh hướng “tìm những cảm giác lạ hơn”.
Thật vậy, tại Úc Châu, tờ The Age ở Melbourne, trong số ra ngày 4/6/2006 cảnh cáo rằng những người thường truy cập vào các trang dâm dục cũng thường là những kẻ “săn tình trên Net”, và những “mối tình trên Internet này” đang làm gẫy đổ hạnh phúc của nhiều gia đình. Bà Simone Buzwell, giáo sư môn Tâm Lý tại Đại Học Swinburne cho biết “nhiều mối quan hệ hôn nhân bị tan nát bởi những mối tình bí mật trên mạng, trong khi các luật sư cho biết ngày càng có sự gia tăng những vụ li dị có liên quan đến Internet”.
Trong báo cáo nhan đề "Finding Love Online" (Tìm Tình Trên Mạng), bà Simone Buzwell đã phỏng vấn hơn 1000 người có dính líu đến những mối tình trên Net và ghi nhận rằng hơn một nửa số người được phỏng vấn nhìn nhận đã đi xa đến mức có quan hệ tính dục với người “bạn tình” trên Net.
Trong số ra ngày 16/8/2006 tờ Christian Science Monitor tại Hoa Kỳ ghi nhận rằng những hình ảnh khiêu dâm trên Net đang làm thay đổi nhân cách nhiều người theo chiều hướng xấu đi và bạo lực. Corydon Hammond, đồng giám đốc của Trung Tâm Tính Dục và Hôn Nhân tại Đại Học Utah cho biết: “Tôi chưa từng thấy một kẻ tấn công tính dục nào lại không có dính líu đến những hình ảnh dâm ô”.
Tờ Colorado Catholic Herald cho biết đối với những kẻ nghiện hình dâm ô, tất cả các mối quan hệ quan trọng đều bị dẹp qua một bên. Những kẻ nghiện thường có khuynh hướng phủ nhận các vấn nạn hay đổ lỗi cho người khác. Ông Dan Spadaro ghi nhận những kẻ nghiện này thường phải chống đỡ với những u uất.
Dan Spadaro cũng lưu ý rằng việc những người chồng truy nhập vào những trang dâm ô gây ra một ảnh hưởng tiêu cực nơi người vợ. Với những người chồng công khai xem những hình ảnh này, người vợ cảm thấy lo ngại mình không đủ hấp lực để giữ nổi hạnh phúc gia đình. Trong khi với những người chồng lén lút truy nhập vào các trang dâm ô, người vợ cảm thấy bị phản bội hay là nạn nhân của những lời dối trá.
Một chuyên gia tâm lý khác, ông Rob Jackson, nói với tờ Colorado Catholic Herald rằng những bà vợ của những ông chồng nghiện hình ảnh dâm ô thường có “những biểu hiện phức tạp về cảm xúc bao gồm giận dữ, buồn phiền và u uất”.
Văn hóa của thế giới ngày nay thường coi vấn đề hình ảnh dâm ô chỉ là một sự yếu đuối cá nhân, người ta thường tình; hay ngay cả một thú vui hợp pháp. Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh với ông bà và anh chị em rằng việc nhìn ngắm những hình ảnh dâm ô này là một tội trọng, một lỗi hết sức nghiêm trọng, như đã được nêu trong sách Giáo Lý Công Giáo câu 2354.
Tính chất vô luân của hành vi này là ở chỗ nó xuyên tạc sự thật về tính dục của con người. Và do đó, điều đáng lẽ là biểu hiệu sự kết hiệp thân mật của đôi lứa trong cuộc sống và trong tình yêu thì giờ đây bị giản lược thành một thứ giải trí tầm thường hay ngay cả một thứ lợi ích cho những kẻ khác.
Đức Cha Loverde cảnh cáo rằng các hình ảnh dâm ô phương hại đức khiết tịnh vì nó dẫn đến những ý nghĩ dơ bẩn trong trí người nhìn nó và thường dẫn đến các hành vi đồi bại như thủ dâm hay ngoại tình.
Các hình ảnh dâm ô cũng vi phạm công lý. Vì chúng gây ra các thương tổn nghiêm trọng cho phẩm giá những người dự phần, mỗi người trong đó trở thành vật mua vui hay thứ dùng để đem lại lợi nhuận cho kẻ khác.
Các hình ảnh dâm ô dìm tất cả những kẻ dự phần vào trong một thế giới đầy ảo tưởng, trong đó con người hướng chú ý và tình cảm của mình khỏi người phối ngẫu của mình. Chúng làm cho những người nam nữ ngày nay khó lòng sống trung tín với nhau hơn bao giờ.
2.2 Vấn đề những trang thù địch với Công Giáo
Một trong những vấn nạn đặc thù do Internet đưa ra là sự có mặt của những trạm thông tin thù địch dành riêng cho việc hạ nhục và tấn công vào Giáo Hội Công Giáo. Như anh chị em đã biết, một thực tế đáng buồn là thường khi thế giới truyền thông tỏ ra thờ ơ hay ngay cả thù địch với đức tin và luân lý Kitô Giáo.
Trong bài nói chuyện với các Đức Giám Mục Ba Tây hôm 11/5, Đức Thánh Cha nói: “Thời đại ngày nay chắc chắn là một giai đoạn khó khăn đối với Giáo Hội, và nhiều tín hữu đang chao đảo. Cuộc sống xã hội đang trải qua những giai đoạn mất định hướng. Tính chất thánh thiêng của hôn nhân và gia đình bị tự do tấn kích, và người ta nhượng bộ trước các áp lực có hậu quả tiêu cực cho các tiến trình luật pháp; người ta biện minh cho một vài tội ác chống lại sự sống nhân danh tự do và quyền cá nhân; người ta mưu sát phẩm giá con người; nạn dịch ly dị và tình trạng chung sống ngoài hôn nhân lan tràn”. [4]
Trong bối cảnh quốc hội các nước liên tục thông qua những dự luật cho phép phá thai, cho phép kết hôn đồng tính, trợ tử, an tử.. Giáo Hội mạnh mẽ đi ngược lại trào lưu sự chết này. Trong khi văn hóa truyền thông tiêm nhiễm quá đậm một ý tưởng tiêu biểu của thời hậu hiện đại theo đó sự thật duy nhất tuyệt đối là không có sự thật tuyệt đối, Giáo Hội không ngừng đưa ra những xác quyết khách quan, dứt khoát và chung cuộc về luân lý. Thành ra, một số nhóm trong xã hội có những mâu thuẫn gay gắt với Giáo Hội.
Hơn thế nữa, lại có một số nhóm tôn giáo quá khích chủ trương truyền bá tôn giáo mình bằng cách hạ nhục các tôn giáo khác. Điều này cũng góp phần làm xấu thêm tình hình.
Anh chị em cũng biết là điều hành một Web site không tốn bao nhiêu tiền đâu. Thế nên, những địa chỉ thông tin thù địch với Giáo Hội Công Giáo ngày nay nhiều vô kể, tiếng Việt thôi cũng phải có hàng trăm!
Điều chúng tôi muốn nói ở đây là không ít người Công Giáo chao đảo trước những luận điệu của những thành phần thù địch với Giáo Hội. Lượng thông tin choáng ngợp trên Internet, nhiều thứ chưa được đánh giá về phương diện chính xác và tầm quan trọng, là một vấn đề cho nhiều người. Nhiều thủ pháp thông tin giật gân, kích động, lặp đi lặp lại cũng góp phần làm cho nhiều người giáo dân chao đảo. Nhiều người không có khả năng phán đoán đến mức Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội đã phải chua chát nhận định rằng:“Thực tại, đối với nhiều người, là những gì truyền thông cho là thật” (Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, Aetatis Novae, 4).
Trong bài giảng Thánh Lễ Khai Mạc Cơ Mật Viện tháng 4/2005, Đức Thánh Cha lúc bấy giờ là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã nói: “Biết bao nhiêu làn gió chủ thuyết mà chúng ta đã biết đến trong những thập niên cuối cùng … Con thuyền nhỏ tư duy của nhiều Kitô hữu đã thường bị đánh bởi những đợt sóng này - trôi giạt từ thái cực này sang thái cực khác: từ Mác Xít tới chủ nghĩa tự do, tới mức chủ nghĩa tự do phóng túng; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân; từ chủ nghĩa vô thần tới chủ nghĩa duy huyền bí tôn giáo mơ hồ; từ chủ nghĩa vô tín đến chủ nghĩa hỗn tạp và vân vân. Nhiều giáo phái mới được đẻ ra mỗi ngày và xảy ra điều mà Thánh Phaolô đã nói về sự lường gạt con người và sự tinh quái nhắm lôi kéo con người đến chỗ lầm lạc(x Eph 4:14).”[5]
2.3 Vấn đề những trang giả danh Công Giáo
Sự lan tràn của những trạm thông tin tự xưng là Công Giáo cũng tạo ra một vấn đề thuộc dạng khác. Nhiều giáo dân tỏ ra lúng túng khi cần phân biệt giữa những diễn giải của những giáo lý chuyên biệt, những thực hành đạo đức cá nhân, những tranh luận về ý thức hệ mang nhãn hiệu Công Giáo với những lập trường chân thật của Giáo Hội.
Không phải chỉ anh chị em giáo dân mới lúng túng. Trên Catholic Standard & Times số ra ngày 21/12/2006, cha Ronald M. Vierling, M.F.C., M.A., M.Div. giáo sư Thần Học tại Lansdale Catholic College thuộc tổng giáo phận Philadelphia, Hoa Kỳ lên tiếng báo động rằng: Ngày nay ngày càng có nhiều bài làm của các sinh viên phân khoa Thần Học trích dẫn những giáo huấn sai lạc của Giáo Hội hay cho rằng Công Đồng Vatican II đã đề cập đến điều này, điều nọ nhưng trong thực tế không đúng như thế.
Phân tích những bài làm này, cha Ronald ghi nhận rằng nhiều sinh viên đã truy cập các nguồn tài liệu này từ các Web sites giả danh Công Giáo nhưng thực ra là chống Công Giáo hay những thứ “We are the Church” (Chúng ta là Giáo Hội) trong đó chủ trương đại đồng, hổ lốn.
Điều đáng báo động là những Web sites “truyền bá Tin Buồn và Tin Đồn” này ngày càng nhiều và một số giáo dân cũng bị chao đảo.
Thánh Phaolô cảnh cáo chúng ta: "Sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường". (2 Tim 4:3-4).
Chúng tôi muốn nói với anh chị em điều này để giúp anh chị em phân biệt đâu là truyền thông Công Giáo chân chính. Truyền thông Công Giáo về bản chất phải là những truyền thông về Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô. Đó là việc công bố Tin Mừng như một lời có tính tiên tri và giải thoát cho những người nam, người nữ trong thời đại chúng ta. Đó là lời chứng cho sự thật thánh thiện và cho phẩm giá cao trọng của con người trước sự tục hóa tận gốc. Đó là chứng tá được đưa ra trong tình liên đới với tất cả những tín hữu, chống lại sự tranh chấp và chia rẽ để minh chứng cho công lý và sự hiệp thông giữa các dân tộc, các quốc gia và các nền văn hóa. Truyền thông Công Giáo chân thực phải hướng đến sự hiệp thông, hiệp thông trong các cộng đoàn, trong Giáo Hội, và hiệp thông cao nhất là hiệp thông giữa từng cá nhân với Chúa Kitô – chứ không phải cổ vũ điên cuồng cho chia rẽ, và thù hận. Cứ dấu đó mà anh chị em nhận biết thực hư.
3. Những ảnh hưởng đối với con em chúng ta
Anh chị em thân mến,
Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Lần Thứ 41 được tổ chức vào ngày 20/5 vừa qua có chủ đề: “Trẻ em và Truyền Thông: Một Thách Đố cho Giáo Dục”. Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha đã trích dẫn câu Thánh Kinh nguyền rủa những kẻ gây gương mù cho trẻ em “Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã.” (Lc 17:2)[6]. Tôi đề nghị anh chị em đọc kỹ sứ điệp này. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ muốn nói với anh chị em rằng chủ đề của sứ điệp này và việc trích dẫn câu Thánh Kinh trên đã đủ cho thấy tính chất nghiêm trọng và cấp bách phải đề ra một phương thế an toàn cho con em chúng ta trong việc sử dụng máy điện toán và Internet.
3.1 Đánh giá tình hình:
Internet là cánh cửa mở ra một thế giới ồn ào náo nhiệt với ảnh hưởng định hình mạnh mẽ. Internet định hình căn bản những yếu tố mà qua đó con người cảm nhận thế giới chung quanh họ, xác nhận và biểu tỏ ra điều mà họ cảm nhận. Tình trạng sẵn sàng thường xuyên của hình ảnh và ý tưởng cùng với sự truyền đạt nhanh chóng ngay cả từ lục địa này sang lục địa khác, đang có những hệ quả sâu sắc, cả tích cực lẫn tiêu cực, đối với sự phát triển về phương diện tâm lý, đạo đức, và xã hội của giới trẻ.
Không phải mọi thứ ở đàng sau cánh cửa Internet là an toàn, lành mạnh và trung thực đâu. Việc đào tạo liên quan đến các phương tiện truyền thông xã hội cần được mở ra cho trẻ em và thanh niên nhằm chống lại con đường dễ dàng của sự tuân theo mà không biết phê phán, chống lại áp lực bạn bè và khai thác thương mại. Người trẻ có bổn phận với chính họ - và với cha mẹ, gia đình và bạn bè, các vị mục tử và thầy cô giáo, và trên hết là với Thiên Chúa - phải dùng Internet một cách lành mạnh.
Internet đặt trong tầm với của thanh niên ở vào tuổi rất sớm một khả năng bao la để làm điều tốt cũng như để gây hại, cho chính họ và cho người khác. Nó có thể làm phong phú đời sống họ vượt xa những mơ ước của các thế hệ đi trước và đến lượt lại cho họ khả năng để làm phong phú đời sống của những người khác. Internet cũng có thể nhận chìm họ trong chủ nghĩa tiêu thụ, hoang tưởng dâm đãng và bạo lực, và cô lập về tâm lý.
Thanh niên, như thường được đề cập đến, là tương lai của xã hội và Giáo Hội. Việc sử dụng lành mạnh Internet có thể giúp chuẩn bị cho họ gánh vác trách nhiệm với xã hội và Giáo Hội. Nhưng điều này không tự động xảy đến. Internet không chỉ đơn giản là một phương tiện truyền thông dành cho vui chơi giải trí và mua sắm. Nó là dụng cụ để hoàn thành công việc hữu ích, và thanh niên phải học để xem và dùng nó như thế. Trong không gian điện toán, tối thiểu giống như ở những hoàn cảnh khác, họ có thể được kêu gọi để đi ngược lại với trào lưu, chống lại xu hướng văn hóa, ngay cả chịu bắt bớ vì lẽ công chính.
3.2 Những đề nghị cụ thể
3.2.1 Phụ huynh phải kiểm soát việc truy cập vào Internet
Điều đầu tiên tôi muốn nói với anh chị em là những anh chị em nào đưa máy điện toán dù có nối vào Internet hay không vào trong phòng riêng của con em mình thì xin lỗi anh chị em, anh chị em khờ dại quá. Chính anh chị em đang gây ra dịp tội cho con cái mình.
Tờ Sunday Telegraph tường thuật rằng trong năm tài khóa 2005-2006, gần 2000 công chức các cấp tại Úc bị sa thải vì bị bắt gặp quả tang nhiều lần đang coi những hình khiêu dâm trên máy điện toán. Tôi muốn nhấn mạnh với anh chị em chữ “nhiều lần”. Họ là những người lớn, những người ý thức đầy đủ những hậu quả của hành vi mình và họ bị bắt quả tang “nhiều lần”. Con cái anh chị em chống nổi những cám dỗ tinh vi của thế giới sa ngã này hay không trong bối cảnh của một căn phòng riêng, đóng kín cửa lại? Kho tàng tu đức khôn ngoan dạy rằng “tránh xa dịp tội”. Anh chị em có lỗi nghiêm trọng trước mặt Chúa khi chính mình mang dịp tội đến cho con cái mình.
Tôi xin trích dẫn ở đây một lời lên án mạnh mẽ của Đức Hồng Y Justin Rigali của Philadelphia đã đăng trên VietCatholic, tuy hơi nặng nề nhưng có lẽ phải nói mạnh như vậy để anh chị em thấy được tác hại về mặt thiêng liêng với con trẻ. Ngài nói: “Những bậc cha mẹ nào đưa computer vào phòng riêng của con cái thì hoặc là quá ngu, hoặc là chủ tâm muốn giết linh hồn của chúng” [7].
Xin anh chị em dọn computer ra giữa nhà, nhiều người qua lại và cách nào đó kiểm soát việc truy nhập vào Internet của các em. Năm ngoái, Trung Tâm Nghiên Cứu Tông Đồ Mục Vụ (CARA) của trường đại học Georgetown Hoa Kỳ cho biết những gia đình có khả năng kiểm soát việc truy cập vào Internet của con cái nhiều nhất là những gia đình duy trì nề nếp cầu nguyện chung vào buổi tối. Gia đình cầu nguyện chung vào một thời điểm nhất định sau khi chấm dứt mọi hoạt động khác.
3.2.2 Nhận thức đầy đủ về lợi hại của computer và Internet
3.2.2.1 Computer Game
Nhiều gia đình để con em chơi game và chat thoải mái với bạn bè hết giờ này sang giờ khác. Hầu hết những gia đình đều có rất nhiều game, đó là chưa kể một loại game rất đang thịnh hành là game Internet hay còn gọi là game online, game trực tuyến. Anh chị em ở đây, xin nói thử cho tôi biết trẻ em chơi game thì được những lợi ích gì nào?
Tôi xin giới thiệu với anh chị em một nghiên cứu của trường đại học Edith Cowan ở Tây Úc trong năm 2006. Người ta khảo sát hai nhóm, mỗi nhóm 50 học sinh lớp 6. Một nhóm gồm những học sinh chơi game nhiều giờ trong tuần và một nhóm gồm những học sinh không chơi game bao giờ. Các em được trao cho một đề toán như sau: “Chu vi của một hình vuông là 24cm, hỏi diện tích hình vuông bằng bao nhiêu?”.
Để trả lời đúng, học sinh phải làm thành hai bước. Bước thứ nhất là chia chu vi cho 4 để ra cạnh là 6cm. Bước thứ hai là lấy cạnh nhân với cạnh để ra diện tích là 36cm vuông.
Đa số những học sinh không chơi game làm hai bước như trên. Trong khi đó, đa số các học sinh chơi game làm bài rất nhanh nhưng chúng chỉ đưa ra những đáp số vớ vẩn, chẳng hạn như lấy 24cm nhân với 4 hay nhân với chính 24. Có đứa còn trừ cho 4!
Những nhà nghiên cứu nhận xét rằng những học sinh chơi game nhiều thường có xu hướng phản ứng rất nhanh, hậu quả của những phản xạ chớp nhoáng khi đương đầu với những game trong computer. Điều này gây khó khăn nghiêm trọng khi học sinh phải suy nghĩ thành nhiều bước như trong đề toán nêu trên. Nói cách khác, khả năng suy luận và phán đoán thận trọng, là những yếu tố then chốt trong việc học tập của những học sinh chơi game bị giảm sút đáng kể. Nói nôm na cho dễ hiểu, thưa ông bà và anh chị em, trẻ em càng chơi game nhiều càng KHÓ có triển vọng học hành đến nơi đến chốn.
Không những thế, người ta cũng nhận thấy những học sinh này có vấn đề trong quan hệ với cha mẹ và thầy cô giáo. Theo phản xạ hấp tấp, chúng thường có khuynh hướng “độp lại” tức khắc, không chịu suy nghĩ trước những lời răn dạy của cha mẹ và thầy cô giáo.
Trong sứ điệp Ngày Truyền Thông Xã Hội năm nay, Đức Thánh Cha viết: “Khi được tiếp cận với những gì thật đẹp đẽ và đạo đức, trẻ em được trợ giúp để phát triển khả năng đánh giá, sự thận trọng và những năng khiếu về nhận thức… Thẩm mỹ, một hình thức phản ánh Thiên Chúa, linh hứng và làm sống động con tim và tâm trí những người trẻ, trong khi sự xấu xí và thô tục có một tác động gây chán nản trên thái độ và hành vi”[8].
Trung tâm CARA của trường đại học Georgetown đã làm một cuộc khảo sát và họ thấy rằng hơn 90% các loại game hiện nay có mầu sắc bạo lực, trong đó hơn 78% có liên quan đến những hành động giết người hàng loạt (massacre).
Câu hỏi được đặt ra ở đây là làm sao chúng ta có thể xây dựng một nhân sinh quan đề cao những giá trị Kitô giáo trong đó có việc bảo vệ và kính trọng sự sống trong khi hàng ngày, hàng giờ chúng ta để con em mình sống trong một môi trường thô tục, đề cao một nhân sinh quan bạo lực: càng giết nhiều càng được thưởng nhiều? Đó là một thứ nhân sinh quan đối nghịch và thù hận sâu xa với những giá trị Kitô Giáo.
Anh chị em cần phải suy nghĩ thận trọng và đừng dùng computer như người giữ trẻ cho anh chị em. Bản tin sau đây có thể giúp anh chị em nhận thức rõ hơn một chút: [9]
My Friend, một tạp chí Công Giáo dành cho trẻ em, do các nữ tu dòng Thánh Phaolô điều hành trong 28 năm qua, đã quyết định dành hẳn tháng 5/2004 cho một loạt bài phân tích tệ lạm dụng Internet, computer game cũng như các phương tiện truyền thông khác như TV và video.
Theo tờ My Friend, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã có kế hoạch đưa lên Internet rất nhiều những tài nguyên hữu ích cho ngành giáo dục. Và trong thực tế nhiều trẻ em khôn ngoan đã biết tận dụng Internet nói riêng và computer nói chung cho việc học hành. Tuy nhiên, theo một thống kê được đưa ra trong Hội Nghị Giáo Chức Công Giáo Hoa Kỳ, quy tụ hơn 15,000 nhà giáo dục Công Giáo, được tổ chức từ 13 đến 16/4/2004 tại Hynes Convention Center, Boston, hơn 80% trẻ em học càng ngày càng sa sút từ khi có computer và Internet trong gia đình.
Các nhà giáo dục than phiền rằng tuy đã có những hướng dẫn rất cụ thể, nhiều bậc cha mẹ vẫn để mặc cho con chơi game hay dại dột đặt computer trong phòng riêng của con cái và không thể nào phân biệt nổi các em đang học hay đang tán dóc (chat) với bạn bè trên Net.
3.2.2.2 Chat
Tôi đặc biệt muốn gióng lên một tiếng chuông về một vấn nạn trầm trọng khác ở đây; đó là vấn đề chat hay tán dóc trên Internet. Bây giờ gần như gia đình nào trong anh chị em cũng có computer và đi đến đâu cũng thấy một thực trạng đáng buồn là các bậc phụ huynh để mặc cho con cái chat thoải mái, hết giờ này sang giờ khác, có khi chat thâu đêm suốt sáng.
Tôi nghĩ chữ “tán dóc” dùng để dịch chữ “chat” trong tiếng Anh là rất hay vì nó nói lên một khía cạnh rất phổ biến khi người ta chat; đó là nói dóc, nói ba hoa, nói gian, nói dối. Anh chị em nên biết một đặc trưng của Internet là tính chất anonymity, tức là nặc danh. Những người tán dóc với nhau trong các chat room, hay qua các chương trình như ICQ, Yahoo Messenger,.. thường là chưa hề quen biết nhau. Tình trạng nặc danh trên Internet khiến người ta ăn nói bạo dạn hơn, xuồng xã hơn, “nổ” bạo hơn so với trường hợp mặt đối mặt. Người ta có một cảm tưởng rằng họ không phải chịu bất cứ một trách nhiệm nào về hành động của mình.
Một khía cạnh đáng quan tâm là nhiều người tin rằng những luật luân lý và xã hội không có hiệu lực trên Internet. Cụ thể, rất nhiều người tin rằng nói dối, kể cả gian dâm cũng không phải là một tội trên Internet mặc dù họ nhìn nhận rằng những điều này ghi rõ trong Mười Điều Răn.
Như thường xảy ra với trẻ con, những gì chúng làm ở ngoài đường hay khi chúng tán dóc trên Net sẽ nhanh chóng len lỏi và hình thành nhân cách của chúng. Từ việc nói dối trên Net tới dối cha, dối mẹ gần lắm thưa anh chị em.
Một khía cạnh nữa là khi anh chị em để cho con trẻ tán dóc với những người xa lạ thì điều đó cũng không khác gì anh chị em để cho bất cứ một người không quen biết nào vào nhà mình tán tỉnh, tán dóc, tán hươu, tán vượn với con em mình về đủ mọi đề tài mà anh chị em không hề hay biết. Nếu cứ để mặc cho bá tánh tứ phương tán tỉnh, dạy dỗ chúng như thế, anh chị em mất dần ảnh hưởng trên con cái mình và không còn khả năng dạy bảo chúng được nữa.
Các nhà tâm lý ghi nhận rằng những trẻ thường tham gia vào các chat rooms thường là những trẻ không hài lòng với thực tại nhưng không cố gắng xoay chuyển tình hình bằng những nỗ lực và ý chí phấn đấu. Chúng muốn tìm đến một thế giới khác nơi những lời tâng bốc của đối phương và những lời dối trá chúng đưa ra, mà oái ăm thay, lừa được cả chính chúng, đang cho chúng có cảm tưởng về chính mình như một con người mới đẹp hơn, tài ba hơn, giàu sang hơn, và thành công hơn. Trong hoàn cảnh mơ màng như vậy, con cái anh chị em dễ bị quyến rũ, đặc biệt bởi những kẻ tinh quái vẫn hằng rình rập để dụ dỗ trẻ con trên Net.
3.2.3 Kiểm soát việc dùng Internet làm bài của con cái
Trước đây để 'sao y bản chánh' cũng cần một chút cố gắng nào đó. Những học sinh nào muốn gian lận trong các bài làm, ít ra cũng cần phải vào thư viện tìm ra một vài cuốn sách đúng đề tài đang làm, rồi chép ra nguyên văn hay sửa lại đôi chút. Hoặc giả cũng phải nhờ vả hay thuê mướn một người nào đó làm cho mình. Nhưng ngày nay, chỉ cần không quá 5 phút để vào Internet 'download' xuống với đầy đủ trích dẫn và thư mục tham khảo, từ văn chương Hoa Kỳ cho đến Shakespeare và lịch sử thế giới. Càng ngày càng có nhiều Web sites cung ứng dịch vụ này miễn phí hoặc với một phí tổn không đáng một cây cà rem". Sơ Mary Heather, giảng dạy tại một trường Công Giáo thuộc tổng giáo phận Baltimore đã cho biết như trên trong khóa họp đặc biệt về "Plagiarism" (tình trạng học sinh cọp dê, đạo văn, ăn cắp tài liệu hay sao y bản chính bài vở của người khác và cho rằng chính mình đã làm)[10].
Hội nghị đã nhận định rằng cùng với đà phát triển vũ bão của Internet, Plagiarism đang làm tê liệt guồng máy giáo dục ở nhiều nước, đặc biệt ở các nước nói tiếng Anh. Bất chấp các cố gắng của các nhà giáo dục, thành quả đào tạo không cao nổi. Trong khi điểm số cho các bài về nhà làm (project, assignment) khá cao, điểm số trong các kỳ thi thấp đến mức đáng kinh ngạc.
Điều đáng băn khoăn là các tài liệu trên Net quá nhiều nên trong trường hợp học sinh đạo văn của người khác, các thầy cô giáo rất khó biết. Điều đáng nói nữa là trong nhiều trường hợp chính phụ huynh lại là người tiếp tay cho con em họ trong việc lục lọi trên Net. Trong nhiều trường hợp, học sinh và ngay cả phụ huynh lầm lẫn giữa việc đạo văn và việc tham khảo tài liệu (là một việc tốt, đáng khuyến khích).
Tổng giáo phận Baltimore đã thông qua một kế hoạch phức hợp để đối phó với tệ nạn này. Kế hoạch này bao gồm việc giải thích về plagiarism và tác hại của nó cho học sinh và phụ huynh, đề ra những chính sách khắt khe hơn với những học sinh vi phạm, tăng cường tu nghiệp cho thầy cô giáo và tất cả các bài làm của học sinh sẽ được dò tìm dấu vết đạo văn thông qua một dịch vụ trên Net tại địa chỉ http://www.turnitin.com. Mạng lưới này chịu trách nhiệm thiết kế một cơ sở dữ liệu (database) các tài nguyên trên Net về tất cả các môn học. Tổng giáo phận Baltimore cũng đưa ra lời kêu gọi bộ Giáo Dục Hoa Kỳ tiếp tay trong vấn đề này.
3.2.4 Phụ huynh phải biết dùng computer và Internet
Một trong những lời khuyên của Hội Đồng Giám Mục Anh và chúng tôi thấy rất hợp lý là anh chị em không thể nào kiểm soát đúng đắn việc sử dụng computer và Internet của con em mình nếu chính bản thân anh chị em không biết dùng và không nêu gương cho chúng trong việc dùng computer và Internet.
Văn kiện Giáo Hội và Internet của Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông [11] cũng khuyến cáo:
Vì lợi ích của con cái họ, cũng như của chính họ, các bậc cha mẹ cần phải "học và thực hành những năng khiếu của những người xem, nghe và đọc một cách nhạy bén, hành xử như những mẫu gương về sự sử dụng thận trọng các phương tiện truyền thông xã hội tại gia". Về phương diện Internet, trẻ em và thanh niên thường tỏ ra quen thuộc hơn là cha mẹ chúng, nhưng cha mẹ vẫn phải hướng dẫn và giám sát con cái họ trong việc sử dụng Internet. Nếu điều này có nghĩa là họ phải học hỏi thêm về Internet, thì đó cũng là điều đáng làm.
Việc giám sát của cha mẹ phải bao gồm cả việc phải bảo đảm rằng kỹ thuật lọc (filtering technology) được dùng trong những máy điện toán dành cho con cái khi điều kiện tài chính và kỹ thuật cho phép, ngõ hầu bảo vệ con trẻ tối đa có thể được khỏi những tài liệu khiêu dâm, những kẻ săn tìm tính dục, và những đe dọa khác. Tiếp cận với Internet mà không có giám sát là điều không thể cho phép. Cha mẹ và con cái cần đối thoại với nhau về những điều đã thấy và đã kinh qua trong không gian điện toán; chia sẻ với những gia đình khác có cùng những giá trị và cùng những mối ưu tư sẽ rất là hữu ích. Bổn phận căn bản của cha mẹ ở đây là giúp con cái trở nên những người sử dụng biết phân định và có trách nhiệm, và không là những kẻ nghiện Internet đến nỗi lơ là những tiếp xúc với chúng bạn và cả với thiên nhiên.
Đề nghị cuối cùng của tôi là quý cha, và các Hội Đồng Mục Vụ nên tổ chức những buổi sinh hoạt hướng dẫn các bậc phụ huynh về vấn đề này. Tôi biết nhiều người trong anh chị em rất quan tâm dạy dỗ con cái trong ánh sáng đức tin Công Giáo nhưng anh chị em gặp những khó khăn rất lớn về ngôn ngữ, và kỹ thuật để có thể am hiểu vấn đề. Tôi thiết nghĩ chúng ta cần có ngay một chương trình Mục Vụ Gia Đình trong lãnh vực giáo dục để cung ứng cho các bậc phụ huynh không những kiến thức về Internet nói riêng mà cả những vấn đề rộng lớn hơn trong việc giáo dục thế hệ trẻ là tương lai của Giáo Hội và đất nước chúng ta.
4. Kết Luận
Để kết luận, tôi xin đưa ra hai nhận định sau:
Thứ nhất, chúng ta cám tạ Chúa vì sự hiện diện của những phương tiện truyền thông mạnh mẽ như Internet. Qua Internet, Chúa đang đặt vào tay chúng ta một phương tiện truyền bá sứ điệp của Đức Kitô vượt quá trí tưởng tượng phong phú nhất của những người truyền giảng Tin Mừng đi trước chúng ta. Vấn đề đặt ra là phải sử dụng kỹ thuật truyền thông mới này trong sự khôn ngoan để mưu ích cho bản thân, gia đình, xã hội và Giáo Hội.
Thứ hai, Internet đang làm cho hàng tỷ hình ảnh hiện ra trên màn hình của hàng triệu máy điện toán trên hành tinh này. Từ dãi ngân hà của hình ảnh và âm thanh này, có ló dạng thiên nhan của Ðức Kitô và tiếng của Ngài có được lắng nghe không hay chỉ là những lạm dụng, thù hận, bạo lực, vu cáo, khủng bố, và lèo lái. Tất cả lệ thuộc vào suy tư và sự khôn ngoan của chúng ta trong sự tuân phục ánh sáng của Thánh Thần.
[1] X. Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, "Giáo Hội và Internet" (22/2/2002), 6: Thành Vatican, 2002, tr. 13-15. http://vietcatholic.net/News/Html/24159.htm
[2] X. Tông Thư "Sự Phát Triển Nhanh Chóng" (24/1/2005), Đức Gioan Phaolô II, 2005, tr. 2. http://vietcatholic.net/News/Html/24110.htm
[3] X. VietCatholic News. Cơn dịch hình ảnh khiêu dâm http://vietcatholic.net/News/Html/39795.htm 14/12/2006
[4] X. VietCatholic News. Diễn từ của Đức Thánh Cha với các Giám Mục Ba Tây ngày 11/05/2007
http://vietcatholic.net/News/Html/43852.htm 13/5/2007
[5] X. VietCatholic News. Bài giảng của ĐHY Josheph Ratzinger trong thánh lễ khai mạc Cơ Mật Viện http://vietcatholic.net/News/Html/25797.htm
[6] X. VietCatholic News. Sứ Điệp Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 41 http://vietcatholic.net/News/Html/44053.htm
[7] X. [3] ibid.
[8] X. [6] ibid.
[8] X. [6] ibid.
[9] X. VietCatholic News Tạp chí Công Giáo My Friend tấn công tệ lạm dụng Internet http://vietcatholic.net/News/Html/17801.htm 21/04/2004
[10] X. VietCatholic News Các trường Công Giáo ở Baltimore: Phụ huynh phải chú ý hơn đến việc trẻ con dùng Internet http://vietcatholic.net/News/Html/1080.htm 16/08/2002
[11] X. [1] ibid.
Chủ đề Đại Hội năm nay là Truyền Thông và Gia Đình. Dưới đây là bài thuyết trình của cha Gioan Trần Công Nghị, giám đốc VietCatholic Network tại Đại Hội vào sáng Chúa Nhật 27/5/2007.
1. Nhập Đề
Từ những năm cuối cùng của thế kỷ 20 vừa qua, chúng ta đã chứng kiến một sự bùng nổ các kỹ thuật thông tin dẫn đến sự ra đời của các phương tiện truyền thông mới đang định hình xã hội chúng ta, đang thay đổi Giáo Hội và gia đình chúng ta. Một thí dụ cụ thể và mang tính thời sự là biến cố Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI thăm Ba Tây vừa qua. Khi Đức Giáo Hoàng còn đang trên máy bay, những gì ngài nói với các ký giả đã được truyền đi trên toàn thế giới bằng đủ các thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. Và ngay khi ngài đáp xuống phi trường quốc tế São Paulo, nếu anh chị em có máy điện toán và truy cập vào VietCatholic thì dù anh chị em đang ở đâu trên thế giới này, anh chị em cũng có thể thấy được những hình ảnh của ngài và đọc được những lời tuyên bố của ngài gần như tức thời. Chỉ hơn một thập niên trước đây, những điều này nằm mơ cũng không thấy nổi!
Ngay từ những ngày đầu của kỹ thuật Internet, Giáo Hội đã thấy ở đây những cơ hội thật bất ngờ và lớn lao. Nó cho phép người ta trực tiếp và tức khắc tiếp cận những tài nguyên tôn giáo và tâm linh quan trọng - những thư viện khổng lồ, những nhà bảo tàng và những nơi thờ phượng, những văn kiện giáo huấn của Huấn Quyền, những bài viết của các Giáo Phụ và các Tiến Sĩ Hội Thánh và kho tàng khôn ngoan tôn giáo của nhiều thời đại. Internet có một khả năng đáng kể để vượt qua khoảng cách và sự cô lập, giúp con người có thể tiếp xúc với những người thiện chí có cùng tư tưởng, những người gia nhập vào những cộng đoàn đức tin ảo (virtual communities of faith) để khích lệ và nâng đỡ lẫn nhau. Giáo Hội có thể thực thi một sự phục vụ quan trọng cho người Công Giáo cũng như không Công Giáo bằng sự lựa chọn và truyền đi những dữ liệu hữu ích qua phương tiện truyền thông này [1].
Khi tôi đang nói chuyện với anh chị em đây, sau hơn 10 năm hoạt động, đã có gần 14 triệu lượt người vào đọc các các tài liệu trên mạng lưới VietCatholic, đó là chưa kể mỗi ngày VietCatholic gởi hàng mấy ngàn email về Việt Nam cho các linh mục tu sĩ mà vì điều kiện cấm cách không thể vào VietCatholic được. Cũng trong 10 năm hoạt động đó, các Giám Mục, linh mục, tu sĩ và anh chị em giáo dân cộng tác với VietCatholic đã biên soạn, phiên dịch hơn 500,000 trang tài liệu.
Chúng ta có thể nói như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “Chúa đang đặt vào tay chúng ta một phương tiện truyền bá sứ điệp của Đức Kitô vượt quá trí tưởng tượng phong phú nhất của những người truyền giảng Tin Mừng đi trước chúng ta”. [2]
Tuy nhiên, thưa anh chị em, đồng tiền có hai mặt. Phương tiện truyền thông mới này trong khi có thể được dùng cho lợi ích của cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội và Giáo Hội thì chính nó cũng có thể được dùng để khai thác, gây ảnh hưởng, thống trị và làm băng hoại. Bài nói chuyện này của tôi nhắm đến mặt trái tối tăm của đồng tiền này và những tác hại khôn lường cho mỗi người trong anh chị em, cho gia đình anh chị em, cho Giáo Hội và xã hội.
2. Những ảnh hưởng đối với người lớn
2.1 Vấn đề những hình ảnh dâm dục trên Internet
Ngay những ngày đầu của Internet, người ta đã thấy trước hiểm họa này. Tuy nhiên, tất cả những cố gắng ngăn chặn đều tỏ ra vô hiệu, phần lớn vì thái độ không quyết tâm của chính quyền các nước. Quyền tự do phát biểu đã được các chính quyền nại ra để tránh né phải đối đầu với những thế lực tư bản khổng lồ trong kỹ nghệ hình khiêu dâm trên Net. Hiện tượng hình ảnh, sách báo dâm dục là một thực trạng kinh hoàng. Các hình ảnh khiêu dâm đã tràn lan hơn bao giờ trong lịch sử loài người.
Trong thư Mục Vụ nhan đề “Giá phải trả: Những hình ảnh khiêu dâm và cuộc tấn công vào Đền Thờ Sống Động của Thiên Chúa”, Đức Cha Paul Loverde, Giám Mục giáo phận Virginia, Hoa Kỳ đã lên tiếng báo động về thực trạng kinh hoàng đang hoành hành như một trận dịch khổng lồ cướp đi linh hồn người ta và tàn phá hôn nhân gia đình [3].
Đức Cha Loverde nhận định: “Ngày nay có lẽ hơn bao giờ, người ta thấy hồng ân thị giác của mình và qua đó là viễn ảnh về Thiên Chúa bị bóp méo bởi những hình ảnh dâm dục tội lỗi. Chúng cản trở và hủy hoại khả năng con người nhìn thấy tha nhân như những biểu hiện độc đáo và đẹp đẽ của kỳ công sáng tạo của Thiên Chúa. Thay vào đó chúng làm tối tăm tầm nhìn của họ, khiến họ nhìn người khác như những thứ để lợi dụng và lèo lái”.
Lo ngại của Đức Cha Loverde hoàn toàn có căn cứ. Thật vậy, trong số ra ngày 28/5/2006, tờ Independent tại Anh công bố một kết quả nghiên cứu về việc truy nhập vào các trang chuyên cung cấp các hình ảnh khiêu dâm trên Net. Cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Nielsen NetRatings cho thấy hơn 40% người nam tại Anh đã truy nhập vào các trang dâm dục trong năm 2005.
Cuộc nghiên cứu cũng ghi nhận hơn 50% trẻ em tại Anh đã vào các trang dâm dục trong khi “đang tìm kiếm những thứ khác”.
Một khi computer đã nối vào Internet thì việc truy cập vào các trang dâm dục là vô cùng dễ dàng, nếu người sử dụng chủ ý muốn truy cập vào các trang đó. Điều đáng quan ngại là trong nhiều trường hợp, người dùng không chủ ý vào các trang này nhưng các chương trình tìm kiếm trên Internet cũng vẫn trình bày ra những hình ảnh khiêu dâm hay những nối kết (links) dẫn vào các trang dâm dục.
Trong số ra ngày 10/11/2006 tờ Colorado Catholic Herald ghi nhận rằng những người thường truy cập vào các trang dâm dục trên Net thường nhanh chóng trở thành nghiện ngập. Ông Dan Spadaro của Trung Tâm Tư Vấn Imago Dei Counseling ở Colorado Springs cho biết thêm: “Khi tình trạng nghiện ngập này đạt đến một mức độ nào đó, tính dục thay vì hướng đến một quan hệ yêu thương, nó chỉ còn đơn thuần như một cảm giác”, và khi đó người ta có khuynh hướng “tìm những cảm giác lạ hơn”.
Tìm tình trên Net |
Trong báo cáo nhan đề "Finding Love Online" (Tìm Tình Trên Mạng), bà Simone Buzwell đã phỏng vấn hơn 1000 người có dính líu đến những mối tình trên Net và ghi nhận rằng hơn một nửa số người được phỏng vấn nhìn nhận đã đi xa đến mức có quan hệ tính dục với người “bạn tình” trên Net.
Trong số ra ngày 16/8/2006 tờ Christian Science Monitor tại Hoa Kỳ ghi nhận rằng những hình ảnh khiêu dâm trên Net đang làm thay đổi nhân cách nhiều người theo chiều hướng xấu đi và bạo lực. Corydon Hammond, đồng giám đốc của Trung Tâm Tính Dục và Hôn Nhân tại Đại Học Utah cho biết: “Tôi chưa từng thấy một kẻ tấn công tính dục nào lại không có dính líu đến những hình ảnh dâm ô”.
Tờ Colorado Catholic Herald cho biết đối với những kẻ nghiện hình dâm ô, tất cả các mối quan hệ quan trọng đều bị dẹp qua một bên. Những kẻ nghiện thường có khuynh hướng phủ nhận các vấn nạn hay đổ lỗi cho người khác. Ông Dan Spadaro ghi nhận những kẻ nghiện này thường phải chống đỡ với những u uất.
Dan Spadaro cũng lưu ý rằng việc những người chồng truy nhập vào những trang dâm ô gây ra một ảnh hưởng tiêu cực nơi người vợ. Với những người chồng công khai xem những hình ảnh này, người vợ cảm thấy lo ngại mình không đủ hấp lực để giữ nổi hạnh phúc gia đình. Trong khi với những người chồng lén lút truy nhập vào các trang dâm ô, người vợ cảm thấy bị phản bội hay là nạn nhân của những lời dối trá.
Một chuyên gia tâm lý khác, ông Rob Jackson, nói với tờ Colorado Catholic Herald rằng những bà vợ của những ông chồng nghiện hình ảnh dâm ô thường có “những biểu hiện phức tạp về cảm xúc bao gồm giận dữ, buồn phiền và u uất”.
Văn hóa của thế giới ngày nay thường coi vấn đề hình ảnh dâm ô chỉ là một sự yếu đuối cá nhân, người ta thường tình; hay ngay cả một thú vui hợp pháp. Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh với ông bà và anh chị em rằng việc nhìn ngắm những hình ảnh dâm ô này là một tội trọng, một lỗi hết sức nghiêm trọng, như đã được nêu trong sách Giáo Lý Công Giáo câu 2354.
Tính chất vô luân của hành vi này là ở chỗ nó xuyên tạc sự thật về tính dục của con người. Và do đó, điều đáng lẽ là biểu hiệu sự kết hiệp thân mật của đôi lứa trong cuộc sống và trong tình yêu thì giờ đây bị giản lược thành một thứ giải trí tầm thường hay ngay cả một thứ lợi ích cho những kẻ khác.
Đức Cha Loverde cảnh cáo rằng các hình ảnh dâm ô phương hại đức khiết tịnh vì nó dẫn đến những ý nghĩ dơ bẩn trong trí người nhìn nó và thường dẫn đến các hành vi đồi bại như thủ dâm hay ngoại tình.
Các hình ảnh dâm ô cũng vi phạm công lý. Vì chúng gây ra các thương tổn nghiêm trọng cho phẩm giá những người dự phần, mỗi người trong đó trở thành vật mua vui hay thứ dùng để đem lại lợi nhuận cho kẻ khác.
Các hình ảnh dâm ô dìm tất cả những kẻ dự phần vào trong một thế giới đầy ảo tưởng, trong đó con người hướng chú ý và tình cảm của mình khỏi người phối ngẫu của mình. Chúng làm cho những người nam nữ ngày nay khó lòng sống trung tín với nhau hơn bao giờ.
2.2 Vấn đề những trang thù địch với Công Giáo
Một trong những vấn nạn đặc thù do Internet đưa ra là sự có mặt của những trạm thông tin thù địch dành riêng cho việc hạ nhục và tấn công vào Giáo Hội Công Giáo. Như anh chị em đã biết, một thực tế đáng buồn là thường khi thế giới truyền thông tỏ ra thờ ơ hay ngay cả thù địch với đức tin và luân lý Kitô Giáo.
Trong bài nói chuyện với các Đức Giám Mục Ba Tây hôm 11/5, Đức Thánh Cha nói: “Thời đại ngày nay chắc chắn là một giai đoạn khó khăn đối với Giáo Hội, và nhiều tín hữu đang chao đảo. Cuộc sống xã hội đang trải qua những giai đoạn mất định hướng. Tính chất thánh thiêng của hôn nhân và gia đình bị tự do tấn kích, và người ta nhượng bộ trước các áp lực có hậu quả tiêu cực cho các tiến trình luật pháp; người ta biện minh cho một vài tội ác chống lại sự sống nhân danh tự do và quyền cá nhân; người ta mưu sát phẩm giá con người; nạn dịch ly dị và tình trạng chung sống ngoài hôn nhân lan tràn”. [4]
Trong bối cảnh quốc hội các nước liên tục thông qua những dự luật cho phép phá thai, cho phép kết hôn đồng tính, trợ tử, an tử.. Giáo Hội mạnh mẽ đi ngược lại trào lưu sự chết này. Trong khi văn hóa truyền thông tiêm nhiễm quá đậm một ý tưởng tiêu biểu của thời hậu hiện đại theo đó sự thật duy nhất tuyệt đối là không có sự thật tuyệt đối, Giáo Hội không ngừng đưa ra những xác quyết khách quan, dứt khoát và chung cuộc về luân lý. Thành ra, một số nhóm trong xã hội có những mâu thuẫn gay gắt với Giáo Hội.
Hơn thế nữa, lại có một số nhóm tôn giáo quá khích chủ trương truyền bá tôn giáo mình bằng cách hạ nhục các tôn giáo khác. Điều này cũng góp phần làm xấu thêm tình hình.
Anh chị em cũng biết là điều hành một Web site không tốn bao nhiêu tiền đâu. Thế nên, những địa chỉ thông tin thù địch với Giáo Hội Công Giáo ngày nay nhiều vô kể, tiếng Việt thôi cũng phải có hàng trăm!
Điều chúng tôi muốn nói ở đây là không ít người Công Giáo chao đảo trước những luận điệu của những thành phần thù địch với Giáo Hội. Lượng thông tin choáng ngợp trên Internet, nhiều thứ chưa được đánh giá về phương diện chính xác và tầm quan trọng, là một vấn đề cho nhiều người. Nhiều thủ pháp thông tin giật gân, kích động, lặp đi lặp lại cũng góp phần làm cho nhiều người giáo dân chao đảo. Nhiều người không có khả năng phán đoán đến mức Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội đã phải chua chát nhận định rằng:“Thực tại, đối với nhiều người, là những gì truyền thông cho là thật” (Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, Aetatis Novae, 4).
Trong bài giảng Thánh Lễ Khai Mạc Cơ Mật Viện tháng 4/2005, Đức Thánh Cha lúc bấy giờ là Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã nói: “Biết bao nhiêu làn gió chủ thuyết mà chúng ta đã biết đến trong những thập niên cuối cùng … Con thuyền nhỏ tư duy của nhiều Kitô hữu đã thường bị đánh bởi những đợt sóng này - trôi giạt từ thái cực này sang thái cực khác: từ Mác Xít tới chủ nghĩa tự do, tới mức chủ nghĩa tự do phóng túng; từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân; từ chủ nghĩa vô thần tới chủ nghĩa duy huyền bí tôn giáo mơ hồ; từ chủ nghĩa vô tín đến chủ nghĩa hỗn tạp và vân vân. Nhiều giáo phái mới được đẻ ra mỗi ngày và xảy ra điều mà Thánh Phaolô đã nói về sự lường gạt con người và sự tinh quái nhắm lôi kéo con người đến chỗ lầm lạc(x Eph 4:14).”[5]
2.3 Vấn đề những trang giả danh Công Giáo
Sự lan tràn của những trạm thông tin tự xưng là Công Giáo cũng tạo ra một vấn đề thuộc dạng khác. Nhiều giáo dân tỏ ra lúng túng khi cần phân biệt giữa những diễn giải của những giáo lý chuyên biệt, những thực hành đạo đức cá nhân, những tranh luận về ý thức hệ mang nhãn hiệu Công Giáo với những lập trường chân thật của Giáo Hội.
Không phải chỉ anh chị em giáo dân mới lúng túng. Trên Catholic Standard & Times số ra ngày 21/12/2006, cha Ronald M. Vierling, M.F.C., M.A., M.Div. giáo sư Thần Học tại Lansdale Catholic College thuộc tổng giáo phận Philadelphia, Hoa Kỳ lên tiếng báo động rằng: Ngày nay ngày càng có nhiều bài làm của các sinh viên phân khoa Thần Học trích dẫn những giáo huấn sai lạc của Giáo Hội hay cho rằng Công Đồng Vatican II đã đề cập đến điều này, điều nọ nhưng trong thực tế không đúng như thế.
Phân tích những bài làm này, cha Ronald ghi nhận rằng nhiều sinh viên đã truy cập các nguồn tài liệu này từ các Web sites giả danh Công Giáo nhưng thực ra là chống Công Giáo hay những thứ “We are the Church” (Chúng ta là Giáo Hội) trong đó chủ trương đại đồng, hổ lốn.
Điều đáng báo động là những Web sites “truyền bá Tin Buồn và Tin Đồn” này ngày càng nhiều và một số giáo dân cũng bị chao đảo.
Thánh Phaolô cảnh cáo chúng ta: "Sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường". (2 Tim 4:3-4).
Chúng tôi muốn nói với anh chị em điều này để giúp anh chị em phân biệt đâu là truyền thông Công Giáo chân chính. Truyền thông Công Giáo về bản chất phải là những truyền thông về Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô. Đó là việc công bố Tin Mừng như một lời có tính tiên tri và giải thoát cho những người nam, người nữ trong thời đại chúng ta. Đó là lời chứng cho sự thật thánh thiện và cho phẩm giá cao trọng của con người trước sự tục hóa tận gốc. Đó là chứng tá được đưa ra trong tình liên đới với tất cả những tín hữu, chống lại sự tranh chấp và chia rẽ để minh chứng cho công lý và sự hiệp thông giữa các dân tộc, các quốc gia và các nền văn hóa. Truyền thông Công Giáo chân thực phải hướng đến sự hiệp thông, hiệp thông trong các cộng đoàn, trong Giáo Hội, và hiệp thông cao nhất là hiệp thông giữa từng cá nhân với Chúa Kitô – chứ không phải cổ vũ điên cuồng cho chia rẽ, và thù hận. Cứ dấu đó mà anh chị em nhận biết thực hư.
3. Những ảnh hưởng đối với con em chúng ta
Anh chị em thân mến,
Sứ Điệp Của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI cho Ngày Thế Giới Truyền Thông Lần Thứ 41 được tổ chức vào ngày 20/5 vừa qua có chủ đề: “Trẻ em và Truyền Thông: Một Thách Đố cho Giáo Dục”. Trong phần kết luận, Đức Thánh Cha đã trích dẫn câu Thánh Kinh nguyền rủa những kẻ gây gương mù cho trẻ em “Thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã.” (Lc 17:2)[6]. Tôi đề nghị anh chị em đọc kỹ sứ điệp này. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ muốn nói với anh chị em rằng chủ đề của sứ điệp này và việc trích dẫn câu Thánh Kinh trên đã đủ cho thấy tính chất nghiêm trọng và cấp bách phải đề ra một phương thế an toàn cho con em chúng ta trong việc sử dụng máy điện toán và Internet.
3.1 Đánh giá tình hình:
Internet là cánh cửa mở ra một thế giới ồn ào náo nhiệt với ảnh hưởng định hình mạnh mẽ. Internet định hình căn bản những yếu tố mà qua đó con người cảm nhận thế giới chung quanh họ, xác nhận và biểu tỏ ra điều mà họ cảm nhận. Tình trạng sẵn sàng thường xuyên của hình ảnh và ý tưởng cùng với sự truyền đạt nhanh chóng ngay cả từ lục địa này sang lục địa khác, đang có những hệ quả sâu sắc, cả tích cực lẫn tiêu cực, đối với sự phát triển về phương diện tâm lý, đạo đức, và xã hội của giới trẻ.
Không phải mọi thứ ở đàng sau cánh cửa Internet là an toàn, lành mạnh và trung thực đâu. Việc đào tạo liên quan đến các phương tiện truyền thông xã hội cần được mở ra cho trẻ em và thanh niên nhằm chống lại con đường dễ dàng của sự tuân theo mà không biết phê phán, chống lại áp lực bạn bè và khai thác thương mại. Người trẻ có bổn phận với chính họ - và với cha mẹ, gia đình và bạn bè, các vị mục tử và thầy cô giáo, và trên hết là với Thiên Chúa - phải dùng Internet một cách lành mạnh.
Internet đặt trong tầm với của thanh niên ở vào tuổi rất sớm một khả năng bao la để làm điều tốt cũng như để gây hại, cho chính họ và cho người khác. Nó có thể làm phong phú đời sống họ vượt xa những mơ ước của các thế hệ đi trước và đến lượt lại cho họ khả năng để làm phong phú đời sống của những người khác. Internet cũng có thể nhận chìm họ trong chủ nghĩa tiêu thụ, hoang tưởng dâm đãng và bạo lực, và cô lập về tâm lý.
Thanh niên, như thường được đề cập đến, là tương lai của xã hội và Giáo Hội. Việc sử dụng lành mạnh Internet có thể giúp chuẩn bị cho họ gánh vác trách nhiệm với xã hội và Giáo Hội. Nhưng điều này không tự động xảy đến. Internet không chỉ đơn giản là một phương tiện truyền thông dành cho vui chơi giải trí và mua sắm. Nó là dụng cụ để hoàn thành công việc hữu ích, và thanh niên phải học để xem và dùng nó như thế. Trong không gian điện toán, tối thiểu giống như ở những hoàn cảnh khác, họ có thể được kêu gọi để đi ngược lại với trào lưu, chống lại xu hướng văn hóa, ngay cả chịu bắt bớ vì lẽ công chính.
3.2 Những đề nghị cụ thể
3.2.1 Phụ huynh phải kiểm soát việc truy cập vào Internet
Điều đầu tiên tôi muốn nói với anh chị em là những anh chị em nào đưa máy điện toán dù có nối vào Internet hay không vào trong phòng riêng của con em mình thì xin lỗi anh chị em, anh chị em khờ dại quá. Chính anh chị em đang gây ra dịp tội cho con cái mình.
Đừng dùng computer để giữ trẻ |
Tôi xin trích dẫn ở đây một lời lên án mạnh mẽ của Đức Hồng Y Justin Rigali của Philadelphia đã đăng trên VietCatholic, tuy hơi nặng nề nhưng có lẽ phải nói mạnh như vậy để anh chị em thấy được tác hại về mặt thiêng liêng với con trẻ. Ngài nói: “Những bậc cha mẹ nào đưa computer vào phòng riêng của con cái thì hoặc là quá ngu, hoặc là chủ tâm muốn giết linh hồn của chúng” [7].
Xin anh chị em dọn computer ra giữa nhà, nhiều người qua lại và cách nào đó kiểm soát việc truy nhập vào Internet của các em. Năm ngoái, Trung Tâm Nghiên Cứu Tông Đồ Mục Vụ (CARA) của trường đại học Georgetown Hoa Kỳ cho biết những gia đình có khả năng kiểm soát việc truy cập vào Internet của con cái nhiều nhất là những gia đình duy trì nề nếp cầu nguyện chung vào buổi tối. Gia đình cầu nguyện chung vào một thời điểm nhất định sau khi chấm dứt mọi hoạt động khác.
3.2.2 Nhận thức đầy đủ về lợi hại của computer và Internet
3.2.2.1 Computer Game
Nhiều gia đình để con em chơi game và chat thoải mái với bạn bè hết giờ này sang giờ khác. Hầu hết những gia đình đều có rất nhiều game, đó là chưa kể một loại game rất đang thịnh hành là game Internet hay còn gọi là game online, game trực tuyến. Anh chị em ở đây, xin nói thử cho tôi biết trẻ em chơi game thì được những lợi ích gì nào?
Các giết nhiều càng được thưởng nhiều |
Để trả lời đúng, học sinh phải làm thành hai bước. Bước thứ nhất là chia chu vi cho 4 để ra cạnh là 6cm. Bước thứ hai là lấy cạnh nhân với cạnh để ra diện tích là 36cm vuông.
Đa số những học sinh không chơi game làm hai bước như trên. Trong khi đó, đa số các học sinh chơi game làm bài rất nhanh nhưng chúng chỉ đưa ra những đáp số vớ vẩn, chẳng hạn như lấy 24cm nhân với 4 hay nhân với chính 24. Có đứa còn trừ cho 4!
Những nhà nghiên cứu nhận xét rằng những học sinh chơi game nhiều thường có xu hướng phản ứng rất nhanh, hậu quả của những phản xạ chớp nhoáng khi đương đầu với những game trong computer. Điều này gây khó khăn nghiêm trọng khi học sinh phải suy nghĩ thành nhiều bước như trong đề toán nêu trên. Nói cách khác, khả năng suy luận và phán đoán thận trọng, là những yếu tố then chốt trong việc học tập của những học sinh chơi game bị giảm sút đáng kể. Nói nôm na cho dễ hiểu, thưa ông bà và anh chị em, trẻ em càng chơi game nhiều càng KHÓ có triển vọng học hành đến nơi đến chốn.
Không những thế, người ta cũng nhận thấy những học sinh này có vấn đề trong quan hệ với cha mẹ và thầy cô giáo. Theo phản xạ hấp tấp, chúng thường có khuynh hướng “độp lại” tức khắc, không chịu suy nghĩ trước những lời răn dạy của cha mẹ và thầy cô giáo.
Trong sứ điệp Ngày Truyền Thông Xã Hội năm nay, Đức Thánh Cha viết: “Khi được tiếp cận với những gì thật đẹp đẽ và đạo đức, trẻ em được trợ giúp để phát triển khả năng đánh giá, sự thận trọng và những năng khiếu về nhận thức… Thẩm mỹ, một hình thức phản ánh Thiên Chúa, linh hứng và làm sống động con tim và tâm trí những người trẻ, trong khi sự xấu xí và thô tục có một tác động gây chán nản trên thái độ và hành vi”[8].
Trung tâm CARA của trường đại học Georgetown đã làm một cuộc khảo sát và họ thấy rằng hơn 90% các loại game hiện nay có mầu sắc bạo lực, trong đó hơn 78% có liên quan đến những hành động giết người hàng loạt (massacre).
Bạo lực và tính dục: hai yếu tố tai hại của Computer Games |
Anh chị em cần phải suy nghĩ thận trọng và đừng dùng computer như người giữ trẻ cho anh chị em. Bản tin sau đây có thể giúp anh chị em nhận thức rõ hơn một chút: [9]
My Friend, một tạp chí Công Giáo dành cho trẻ em, do các nữ tu dòng Thánh Phaolô điều hành trong 28 năm qua, đã quyết định dành hẳn tháng 5/2004 cho một loạt bài phân tích tệ lạm dụng Internet, computer game cũng như các phương tiện truyền thông khác như TV và video.
Theo tờ My Friend, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã có kế hoạch đưa lên Internet rất nhiều những tài nguyên hữu ích cho ngành giáo dục. Và trong thực tế nhiều trẻ em khôn ngoan đã biết tận dụng Internet nói riêng và computer nói chung cho việc học hành. Tuy nhiên, theo một thống kê được đưa ra trong Hội Nghị Giáo Chức Công Giáo Hoa Kỳ, quy tụ hơn 15,000 nhà giáo dục Công Giáo, được tổ chức từ 13 đến 16/4/2004 tại Hynes Convention Center, Boston, hơn 80% trẻ em học càng ngày càng sa sút từ khi có computer và Internet trong gia đình.
Các nhà giáo dục than phiền rằng tuy đã có những hướng dẫn rất cụ thể, nhiều bậc cha mẹ vẫn để mặc cho con chơi game hay dại dột đặt computer trong phòng riêng của con cái và không thể nào phân biệt nổi các em đang học hay đang tán dóc (chat) với bạn bè trên Net.
3.2.2.2 Chat
Chat thâu đêm suốt sáng |
Tôi nghĩ chữ “tán dóc” dùng để dịch chữ “chat” trong tiếng Anh là rất hay vì nó nói lên một khía cạnh rất phổ biến khi người ta chat; đó là nói dóc, nói ba hoa, nói gian, nói dối. Anh chị em nên biết một đặc trưng của Internet là tính chất anonymity, tức là nặc danh. Những người tán dóc với nhau trong các chat room, hay qua các chương trình như ICQ, Yahoo Messenger,.. thường là chưa hề quen biết nhau. Tình trạng nặc danh trên Internet khiến người ta ăn nói bạo dạn hơn, xuồng xã hơn, “nổ” bạo hơn so với trường hợp mặt đối mặt. Người ta có một cảm tưởng rằng họ không phải chịu bất cứ một trách nhiệm nào về hành động của mình.
Một khía cạnh đáng quan tâm là nhiều người tin rằng những luật luân lý và xã hội không có hiệu lực trên Internet. Cụ thể, rất nhiều người tin rằng nói dối, kể cả gian dâm cũng không phải là một tội trên Internet mặc dù họ nhìn nhận rằng những điều này ghi rõ trong Mười Điều Răn.
Như thường xảy ra với trẻ con, những gì chúng làm ở ngoài đường hay khi chúng tán dóc trên Net sẽ nhanh chóng len lỏi và hình thành nhân cách của chúng. Từ việc nói dối trên Net tới dối cha, dối mẹ gần lắm thưa anh chị em.
Một khía cạnh nữa là khi anh chị em để cho con trẻ tán dóc với những người xa lạ thì điều đó cũng không khác gì anh chị em để cho bất cứ một người không quen biết nào vào nhà mình tán tỉnh, tán dóc, tán hươu, tán vượn với con em mình về đủ mọi đề tài mà anh chị em không hề hay biết. Nếu cứ để mặc cho bá tánh tứ phương tán tỉnh, dạy dỗ chúng như thế, anh chị em mất dần ảnh hưởng trên con cái mình và không còn khả năng dạy bảo chúng được nữa.
Các nhà tâm lý ghi nhận rằng những trẻ thường tham gia vào các chat rooms thường là những trẻ không hài lòng với thực tại nhưng không cố gắng xoay chuyển tình hình bằng những nỗ lực và ý chí phấn đấu. Chúng muốn tìm đến một thế giới khác nơi những lời tâng bốc của đối phương và những lời dối trá chúng đưa ra, mà oái ăm thay, lừa được cả chính chúng, đang cho chúng có cảm tưởng về chính mình như một con người mới đẹp hơn, tài ba hơn, giàu sang hơn, và thành công hơn. Trong hoàn cảnh mơ màng như vậy, con cái anh chị em dễ bị quyến rũ, đặc biệt bởi những kẻ tinh quái vẫn hằng rình rập để dụ dỗ trẻ con trên Net.
3.2.3 Kiểm soát việc dùng Internet làm bài của con cái
Trước đây để 'sao y bản chánh' cũng cần một chút cố gắng nào đó. Những học sinh nào muốn gian lận trong các bài làm, ít ra cũng cần phải vào thư viện tìm ra một vài cuốn sách đúng đề tài đang làm, rồi chép ra nguyên văn hay sửa lại đôi chút. Hoặc giả cũng phải nhờ vả hay thuê mướn một người nào đó làm cho mình. Nhưng ngày nay, chỉ cần không quá 5 phút để vào Internet 'download' xuống với đầy đủ trích dẫn và thư mục tham khảo, từ văn chương Hoa Kỳ cho đến Shakespeare và lịch sử thế giới. Càng ngày càng có nhiều Web sites cung ứng dịch vụ này miễn phí hoặc với một phí tổn không đáng một cây cà rem". Sơ Mary Heather, giảng dạy tại một trường Công Giáo thuộc tổng giáo phận Baltimore đã cho biết như trên trong khóa họp đặc biệt về "Plagiarism" (tình trạng học sinh cọp dê, đạo văn, ăn cắp tài liệu hay sao y bản chính bài vở của người khác và cho rằng chính mình đã làm)[10].
Hội nghị đã nhận định rằng cùng với đà phát triển vũ bão của Internet, Plagiarism đang làm tê liệt guồng máy giáo dục ở nhiều nước, đặc biệt ở các nước nói tiếng Anh. Bất chấp các cố gắng của các nhà giáo dục, thành quả đào tạo không cao nổi. Trong khi điểm số cho các bài về nhà làm (project, assignment) khá cao, điểm số trong các kỳ thi thấp đến mức đáng kinh ngạc.
Điều đáng băn khoăn là các tài liệu trên Net quá nhiều nên trong trường hợp học sinh đạo văn của người khác, các thầy cô giáo rất khó biết. Điều đáng nói nữa là trong nhiều trường hợp chính phụ huynh lại là người tiếp tay cho con em họ trong việc lục lọi trên Net. Trong nhiều trường hợp, học sinh và ngay cả phụ huynh lầm lẫn giữa việc đạo văn và việc tham khảo tài liệu (là một việc tốt, đáng khuyến khích).
Tổng giáo phận Baltimore đã thông qua một kế hoạch phức hợp để đối phó với tệ nạn này. Kế hoạch này bao gồm việc giải thích về plagiarism và tác hại của nó cho học sinh và phụ huynh, đề ra những chính sách khắt khe hơn với những học sinh vi phạm, tăng cường tu nghiệp cho thầy cô giáo và tất cả các bài làm của học sinh sẽ được dò tìm dấu vết đạo văn thông qua một dịch vụ trên Net tại địa chỉ http://www.turnitin.com. Mạng lưới này chịu trách nhiệm thiết kế một cơ sở dữ liệu (database) các tài nguyên trên Net về tất cả các môn học. Tổng giáo phận Baltimore cũng đưa ra lời kêu gọi bộ Giáo Dục Hoa Kỳ tiếp tay trong vấn đề này.
3.2.4 Phụ huynh phải biết dùng computer và Internet
Một trong những lời khuyên của Hội Đồng Giám Mục Anh và chúng tôi thấy rất hợp lý là anh chị em không thể nào kiểm soát đúng đắn việc sử dụng computer và Internet của con em mình nếu chính bản thân anh chị em không biết dùng và không nêu gương cho chúng trong việc dùng computer và Internet.
Văn kiện Giáo Hội và Internet của Hội Đồng Tòa Thánh về Truyền Thông [11] cũng khuyến cáo:
Vì lợi ích của con cái họ, cũng như của chính họ, các bậc cha mẹ cần phải "học và thực hành những năng khiếu của những người xem, nghe và đọc một cách nhạy bén, hành xử như những mẫu gương về sự sử dụng thận trọng các phương tiện truyền thông xã hội tại gia". Về phương diện Internet, trẻ em và thanh niên thường tỏ ra quen thuộc hơn là cha mẹ chúng, nhưng cha mẹ vẫn phải hướng dẫn và giám sát con cái họ trong việc sử dụng Internet. Nếu điều này có nghĩa là họ phải học hỏi thêm về Internet, thì đó cũng là điều đáng làm.
Việc giám sát của cha mẹ phải bao gồm cả việc phải bảo đảm rằng kỹ thuật lọc (filtering technology) được dùng trong những máy điện toán dành cho con cái khi điều kiện tài chính và kỹ thuật cho phép, ngõ hầu bảo vệ con trẻ tối đa có thể được khỏi những tài liệu khiêu dâm, những kẻ săn tìm tính dục, và những đe dọa khác. Tiếp cận với Internet mà không có giám sát là điều không thể cho phép. Cha mẹ và con cái cần đối thoại với nhau về những điều đã thấy và đã kinh qua trong không gian điện toán; chia sẻ với những gia đình khác có cùng những giá trị và cùng những mối ưu tư sẽ rất là hữu ích. Bổn phận căn bản của cha mẹ ở đây là giúp con cái trở nên những người sử dụng biết phân định và có trách nhiệm, và không là những kẻ nghiện Internet đến nỗi lơ là những tiếp xúc với chúng bạn và cả với thiên nhiên.
Đề nghị cuối cùng của tôi là quý cha, và các Hội Đồng Mục Vụ nên tổ chức những buổi sinh hoạt hướng dẫn các bậc phụ huynh về vấn đề này. Tôi biết nhiều người trong anh chị em rất quan tâm dạy dỗ con cái trong ánh sáng đức tin Công Giáo nhưng anh chị em gặp những khó khăn rất lớn về ngôn ngữ, và kỹ thuật để có thể am hiểu vấn đề. Tôi thiết nghĩ chúng ta cần có ngay một chương trình Mục Vụ Gia Đình trong lãnh vực giáo dục để cung ứng cho các bậc phụ huynh không những kiến thức về Internet nói riêng mà cả những vấn đề rộng lớn hơn trong việc giáo dục thế hệ trẻ là tương lai của Giáo Hội và đất nước chúng ta.
4. Kết Luận
Để kết luận, tôi xin đưa ra hai nhận định sau:
Thứ nhất, chúng ta cám tạ Chúa vì sự hiện diện của những phương tiện truyền thông mạnh mẽ như Internet. Qua Internet, Chúa đang đặt vào tay chúng ta một phương tiện truyền bá sứ điệp của Đức Kitô vượt quá trí tưởng tượng phong phú nhất của những người truyền giảng Tin Mừng đi trước chúng ta. Vấn đề đặt ra là phải sử dụng kỹ thuật truyền thông mới này trong sự khôn ngoan để mưu ích cho bản thân, gia đình, xã hội và Giáo Hội.
Thứ hai, Internet đang làm cho hàng tỷ hình ảnh hiện ra trên màn hình của hàng triệu máy điện toán trên hành tinh này. Từ dãi ngân hà của hình ảnh và âm thanh này, có ló dạng thiên nhan của Ðức Kitô và tiếng của Ngài có được lắng nghe không hay chỉ là những lạm dụng, thù hận, bạo lực, vu cáo, khủng bố, và lèo lái. Tất cả lệ thuộc vào suy tư và sự khôn ngoan của chúng ta trong sự tuân phục ánh sáng của Thánh Thần.
[1] X. Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội, "Giáo Hội và Internet" (22/2/2002), 6: Thành Vatican, 2002, tr. 13-15. http://vietcatholic.net/News/Html/24159.htm
[2] X. Tông Thư "Sự Phát Triển Nhanh Chóng" (24/1/2005), Đức Gioan Phaolô II, 2005, tr. 2. http://vietcatholic.net/News/Html/24110.htm
[3] X. VietCatholic News. Cơn dịch hình ảnh khiêu dâm http://vietcatholic.net/News/Html/39795.htm 14/12/2006
[4] X. VietCatholic News. Diễn từ của Đức Thánh Cha với các Giám Mục Ba Tây ngày 11/05/2007
http://vietcatholic.net/News/Html/43852.htm 13/5/2007
[5] X. VietCatholic News. Bài giảng của ĐHY Josheph Ratzinger trong thánh lễ khai mạc Cơ Mật Viện http://vietcatholic.net/News/Html/25797.htm
[6] X. VietCatholic News. Sứ Điệp Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 41 http://vietcatholic.net/News/Html/44053.htm
[7] X. [3] ibid.
[8] X. [6] ibid.
[8] X. [6] ibid.
[9] X. VietCatholic News Tạp chí Công Giáo My Friend tấn công tệ lạm dụng Internet http://vietcatholic.net/News/Html/17801.htm 21/04/2004
[10] X. VietCatholic News Các trường Công Giáo ở Baltimore: Phụ huynh phải chú ý hơn đến việc trẻ con dùng Internet http://vietcatholic.net/News/Html/1080.htm 16/08/2002
[11] X. [1] ibid.