Mười điều lệ để sống tốt của Ðức Bênêđíctô XVI
Nhân dịp Ðức Bênêđíctô mừng ngày sinh nhật thứ tám mươi, qua các phương tiện truyền thống quốc tế người ta đã khách quan ghi nhận được rằng cả thế giới - kể cả Ðức Thượng phụ Chính Thống Nga Alexji II và các vị giáo sĩ Hồi giáo ôn hòa - đều đã khám phá ra được nhân thân đích thực của Ðức Thánh Cha và ca ngợi ngài là một nhà thần học uyên bác, một vĩ nhân đức độ, một tâm hồn hoàn toàn tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa, đầy lòng nhân bản, hài hòa và vị tha.
Ðặc biệt qua tư cách sống cụ thể đầy ấn tượng, qua các bài giảng, các bài diễn thuyết và nói chuyện, v.v…sâu sắc của Ðức Thánh Cha, người ta có thể khám phá ra được mười điều lệ quan trọng mà ngài đã muốn nêu lên để con người có thể sống tốt. ÐTC nói :
Nhân dịp Ðức Bênêđíctô mừng ngày sinh nhật thứ tám mươi, qua các phương tiện truyền thống quốc tế người ta đã khách quan ghi nhận được rằng cả thế giới - kể cả Ðức Thượng phụ Chính Thống Nga Alexji II và các vị giáo sĩ Hồi giáo ôn hòa - đều đã khám phá ra được nhân thân đích thực của Ðức Thánh Cha và ca ngợi ngài là một nhà thần học uyên bác, một vĩ nhân đức độ, một tâm hồn hoàn toàn tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa, đầy lòng nhân bản, hài hòa và vị tha.
Ðặc biệt qua tư cách sống cụ thể đầy ấn tượng, qua các bài giảng, các bài diễn thuyết và nói chuyện, v.v…sâu sắc của Ðức Thánh Cha, người ta có thể khám phá ra được mười điều lệ quan trọng mà ngài đã muốn nêu lên để con người có thể sống tốt. ÐTC nói :
- 1. Các bạn thân mến, ai tin vào Thiên Chúa thì không phải sợ gì cả. Người đó không lẻ loi một mình. Các bạn đừng để nỗi lo lắng sợ hãi hoành hành trên các bạn. Hãy tin tưởng vào sự quan phòng đầy yêu thương của Thiên Chúa.
- 2. Kitô giáo nói chung và đạo Công Giáo nói riêng, không phải là một mớ toàn những luật lệ cấm đoán, nhưng là một con đường sống tích cực. Vâng, trước hết chúng tôi nói lên điều chúng tôi muốn, và tiếp đến - được coi như một bước thứ hai - là chúng tôi nói lên điều chúng tôi từ chối.
- 3. Không có gì có thể biện mình được cho sự phá thai. Ðó là một hành động tiêu diệt sự sống của bao trẻ vô sinh vô tội. Tòa thánh và toàn thể Giáo Hội luôn luôn băn khoăn lo lắng về nỗi thương tâm đó.
- 4. Những tiến bộ khoa học có thể mang lại những lợi ích cũng như như những sự hủy hoại cho con người. Vấn đề quyết định là ở chỗ người ta biết sử dụng hay lạm dụng các tiến bộ đó, tức người ta biết tuân thủ đúng luật lệ Thiên Chúa hay chỉ đặt việc hưởng thụ ích kỷ lên hàng đầu. Khi con người – đàn ông cũng như đàn bà – ý thức được trách nhiệm của mình trước mặt Thiên Chúa, thì luôn tìm mọi cách cốt sao cho nhân phẩm bất khả xâm phạm và sự sống của con người trong mọi trạng huống luôn được đề cao và được coi như một điều thánh thiêng, và là mục đích của mọi nhận thức khoa học.
- 5. Giáo Hội Công Giáo Ðức đã tỏ ra rất đáng khâm phục qua các dấn thân xã hội và các công tác từ thiện của mình đối với những anh em đồng loại đau khổ khắp nơi trên thế giới. Nhân danh những người đồng loại đau khổ đó, tôi chân thành và công khai cám ơn các tín hữu Công Giáo Ðức.
- 6. Ðức Quốc có thể tự hào về truyền thống giáo dục đáng trân trọng của mình. Công việc truyền đạt nền giáo dục đó lại cho các thế hệ kế tiếp là bổn phận cơ bản bản của những người hữu trách trong các cơ quan Nhà Nước. Nhưng muốn có một sự giáo dục chân chính thì sự truyền đạt các tri thức phải luôn đi song song với các giá trị nhân bản Kitô giáo. Trong nhiều nhà trường ở Ðức hiện đã thay thế môn giáo lý (Religio-Unterricht) bằng môn đạo đức học (Ethik-Unterricht) như một môn « giáo lý trung lập » (religionsneutral). Ðó là một điều lầm lẫn. Người ta không thể dễ dàng loại bỏ được các giá trị truyền thống chân chính của mình để chạy theo não trạng tục hóa được.
- 7. Các thầy cô dạy giáo lý và các nhà giáo dục thân mến, tôi thành tâm xin quý vị hãy tiếp tục bảo toàn môn giáo lý, hãy tiếp tục dạy cho học trò biết về Thiên Chúa, một Thiên Chúa đã tỏ mình ra trong Ðức Giêsu Kitô.
- 8. Ở đâu sự liên đới phát triển và con người nhờ vào sứ điệp đức tin được củng cố trong các việc thiện, thì cũng mang lại cho sự sống chung trong xã hội sự phong phú và động viên người công dân hăng hái dấn thân đảm nhiệm lấy bổn phận của mình đối với phúc lợi chung.
- 9. Con người không thể sống mà không có Thiên Chúa, và thế giới cũng như vũ trụ bao la không thể tồn tại mà không có Thiên Chúa.
- 10.Các Kitô hữu chúng ta nói rằng : Chúng ta tin kính Thiên Chúa, Ðấng dựng nên trời đất, tin kính Thần Linh Sáng Tạo. Chúng ta tin rằng ngay từ ban đầu Lời Hằng Sống đã thiết lập sự hữu lý chứ không phải sự vô lý. Và chúng ta không phải hổ thẹn về niềm tin đó; với niềm tin đó chúng ta không phải sợ lạc đường.
- Ngày 16.04 1927, cậu bé Josef Alois Ratzinger chào đời tại thị trấn Marktl Am Inn, thuộc tiểu bang Bayern/ Ðức quốc.
- Tháng 6. 1951 : Hai anh em thầy Josef Ratzinger và Georg Ratzinger chịu chức Linh mục.
- Năm 1962 : Giáo sư thần học Josef Ratzinger thuộc đại học Bonn được chọn làm cố vấn Công đồng cho Ðức Hông Y Joseph Frings của TGP Köln.
- Năm 1977 : Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI đặt ngài làm Tổng Giám Mục München và Fresing. Vào tháng 6 năm đó, Ðức TGM Josef Ratzinger được nhận phẩm hàm Hồng Y.
- Năm 1981 : Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chỉ định ÐHY Josef Ratzinger làm Tổng trưởng Thánh bộ Giáo lý Ðức tin.
- Năm 2002 : ÐHY Josef Ratzinger được bầu làm Hồng Y Niên trưởng Hồng Y Ðoàn.
- Ngày 19.04.2005 : Cơ mật viện của 115 Ðức Hồng Y đã bầu chọn ÐHY Josef Ratzinger lên ngôi Giáo Hoàng, kế vị Ðức Gioan Phaolô II vừa tạ thế, với danh xưng Bênêđíctô XVI.