NIỀM VUI CỦA BẬC CHA MẸ CÓ TRÁCH NHIỆM
Ông bà Michel và Francoise Muller phụ trách chương trình mục vụ gia đình của giáo phận thuộc miền Trung nước Pháp. Ông bà sinh hạ 6 người con và là ông bà Nội Ngoại của một đàn cháu chắt đông đảo. Ông bà trình bày về niềm vui của bậc cha mẹ có trách nhiệm như sau.
Ông Michel: Ngay từ buổi đính hôn, chúng tôi mơ ước cho ra chào đời đàn con 5, 6 đứa. Sau khi lập gia đình chúng tôi quyết định rời thủ đô Paris về lập nghiệp nơi tỉnh lỵ. Quyết định này làm giảm ngân quỹ tài chánh gia đình rất nhiều, vì tôi bị bắt buộc đổi nghề. Nhưng giờ đây, 35 năm sau ngày thành hôn, chúng tôi hưởng nếm niềm hạnh phúc tràn trề. . Tôi được giáo dục trong hoàn cảnh vô cùng khe khắt. Do đó khi mới bắt đầu thi hành nghĩa vụ làm cha, tôi cũng có phần nào nghiêm khắt với con cái. Với thời gian, sự khe khắt giảm dần, nhường chỗ cho đối thoại và cảm thông. Giờ đây với kinh nghiệm, tôi có thể khẳng định: trong việc giáo dục, càng ít nguyên tắc càng tốt. Điều quan trọng là giáo dục con cái biết vâng lời. . Ngày nay, niềm hãnh diện của tôi hệ tại việc con cái yêu đời và thành công trong cuộc sống. Mỗi đứa con mỗi khác. Chúng tôi tuyệt đối tránh việc so sánh đứa này với đứa kia. Và càng tránh việc so sánh con mình với con thiên hạ!
Bà Francoise: Sự kiện là thành phần Ủy ban giáo phận phụ trách mục vụ gia đình, giúp chúng tôi rất nhiều trong việc giáo dục con cái. Chúng tôi sống quảng đại và không bi thảm hóa các vấn đề trong gia đình. Chúng tôi cũng học hỏi cách thức lắng nghe con cái nhiều hơn. Hiện nay, niềm vui lớn lao nhất của tôi là khi nói được rằng: Con cái chúng tôi sống thật đàng hoàng! Trong phạm vi nghề nghiệp, tôi có nhiều dịp tiếp xúc với các bậc cha mẹ gặp khó khăn. Khó khăn đủ loại. Sau khi thành hôn, đôi vợ chồng có nguy cơ rơi vào cảnh nhàm chán. Rồi khi sinh hạ con cái, phải chạm trán với vấn đề giáo dục con cái, nhất là trong thời kỳ con cái gặp khủng hoảng ở lứa tuổi dậy thì. Thêm vào đó, nhiều bậc cha mẹ có khuynh hướng không dám để con cái mình thiếu thốn một cái gì. Họ sẵn sàng nhượng bộ trước các đòi hỏi của con cái. Họ nói: ”Chúng tôi muốn cho con cái có đủ mọi sự cần thiết”. Đúng thế. Lý tưởng là như vậy. Nhưng điều này nằm trong phạm vi vật chất và thường rơi vào thảm cảnh nuông chìu con cái quá độ. Trong khi điều quan trọng nằm trên bình diện tinh thần, trong việc đối thoại giữa cha mẹ và con cái.
Khi được hỏi: Niềm tin vào Đức Chúa GIÊSU KITÔ chiếm vai trò nào trong vấn đề giáo dục con cái?, bà Francoise trả lời: Tôi rất thích đọc Phúc Âm thứ tư theo thánh Gioan, nơi đoạn Đức Chúa GIÊSU nói về hiệp nhất và tình yêu. Thật cảm động khi thấy Đức Chúa GIÊSU vạch rõ giới hạn và thất vọng của chúng ta. Thế nhưng Tình Yêu Ngài trao ban cho chúng ta chính là để chúng ta vượt lên trên tất cả bất toàn đó. Niềm xác tín của tôi chính là: Đức Tin đào sâu và khẳng định cho kinh nghiệm của tôi trên phương diện nhân bản.
Điều đáng mừng là tất cả con cái chúng tôi giữ Đạo đàng hoàng. Chính chúng nó tự ý sống Đạo chứ không bị gò bó ép buộc gì cả. Thỉnh thoảng chúng bỏ lễ Chúa Nhật, nhưng lúc tham dự các trại hè hoặc đi theo các phái đoàn hành hương, chúng không bao giờ bỏ lễ Chúa Nhật. Mỗi khi có dịp nói về Đức Tin, con cái chúng tôi thường nói với trọn tấm lòng ngay thẳng.
Ông Michel và bà Francoise Muller: Nhờ Đức Tin chúng tôi giữ vững niềm hy vọng trong cuộc sống. Chúng tôi luôn có tinh thần lạc quan. Chúng tôi luôn nhìn khía cạnh tích cực của cuộc sống và không thất vọng trước các khó khăn. Nếu gặp thất bại, chúng tôi tự nhủ: ”Nếu không gặt hái được thành quả tốt đẹp cũng không sao!” Chúng tôi tiếp tục gieo vãi và người khác sẽ gặt hái kết quả thay chúng tôi. Niềm ao ước của chúng tôi là mong muốn con cái hạnh phúc và gieo rắc hạnh phúc chung quanh môi trường sống.
... ”Con có súc vật ư? Hãy săn sóc chúng. Nếu chúng làm lợi cho con, thì giữ chúng lại. Con có con cái ư? Hãy giáo dục và uốn nắn chúng ngay từ thưở còn thơ. Có con gái ư? Hãy lo giữ gìn tấm thân của chúng, nhưng đừng ra mặt vui vẻ xuề xòa. Gả chồng cho con gái, là con đã làm xong một việc lớn, nhưng phải gả cho người thông minh. Con có người vợ hợp với con ư? Thì chớ ruồng bỏ!” (Sách Huấn Ca 7,22-26).
(”Annales d'Issoudun”, Septembre/1998, trang 10-12).
Ông bà Michel và Francoise Muller phụ trách chương trình mục vụ gia đình của giáo phận thuộc miền Trung nước Pháp. Ông bà sinh hạ 6 người con và là ông bà Nội Ngoại của một đàn cháu chắt đông đảo. Ông bà trình bày về niềm vui của bậc cha mẹ có trách nhiệm như sau.
Ông Michel: Ngay từ buổi đính hôn, chúng tôi mơ ước cho ra chào đời đàn con 5, 6 đứa. Sau khi lập gia đình chúng tôi quyết định rời thủ đô Paris về lập nghiệp nơi tỉnh lỵ. Quyết định này làm giảm ngân quỹ tài chánh gia đình rất nhiều, vì tôi bị bắt buộc đổi nghề. Nhưng giờ đây, 35 năm sau ngày thành hôn, chúng tôi hưởng nếm niềm hạnh phúc tràn trề. . Tôi được giáo dục trong hoàn cảnh vô cùng khe khắt. Do đó khi mới bắt đầu thi hành nghĩa vụ làm cha, tôi cũng có phần nào nghiêm khắt với con cái. Với thời gian, sự khe khắt giảm dần, nhường chỗ cho đối thoại và cảm thông. Giờ đây với kinh nghiệm, tôi có thể khẳng định: trong việc giáo dục, càng ít nguyên tắc càng tốt. Điều quan trọng là giáo dục con cái biết vâng lời. . Ngày nay, niềm hãnh diện của tôi hệ tại việc con cái yêu đời và thành công trong cuộc sống. Mỗi đứa con mỗi khác. Chúng tôi tuyệt đối tránh việc so sánh đứa này với đứa kia. Và càng tránh việc so sánh con mình với con thiên hạ!
Bà Francoise: Sự kiện là thành phần Ủy ban giáo phận phụ trách mục vụ gia đình, giúp chúng tôi rất nhiều trong việc giáo dục con cái. Chúng tôi sống quảng đại và không bi thảm hóa các vấn đề trong gia đình. Chúng tôi cũng học hỏi cách thức lắng nghe con cái nhiều hơn. Hiện nay, niềm vui lớn lao nhất của tôi là khi nói được rằng: Con cái chúng tôi sống thật đàng hoàng! Trong phạm vi nghề nghiệp, tôi có nhiều dịp tiếp xúc với các bậc cha mẹ gặp khó khăn. Khó khăn đủ loại. Sau khi thành hôn, đôi vợ chồng có nguy cơ rơi vào cảnh nhàm chán. Rồi khi sinh hạ con cái, phải chạm trán với vấn đề giáo dục con cái, nhất là trong thời kỳ con cái gặp khủng hoảng ở lứa tuổi dậy thì. Thêm vào đó, nhiều bậc cha mẹ có khuynh hướng không dám để con cái mình thiếu thốn một cái gì. Họ sẵn sàng nhượng bộ trước các đòi hỏi của con cái. Họ nói: ”Chúng tôi muốn cho con cái có đủ mọi sự cần thiết”. Đúng thế. Lý tưởng là như vậy. Nhưng điều này nằm trong phạm vi vật chất và thường rơi vào thảm cảnh nuông chìu con cái quá độ. Trong khi điều quan trọng nằm trên bình diện tinh thần, trong việc đối thoại giữa cha mẹ và con cái.
Khi được hỏi: Niềm tin vào Đức Chúa GIÊSU KITÔ chiếm vai trò nào trong vấn đề giáo dục con cái?, bà Francoise trả lời: Tôi rất thích đọc Phúc Âm thứ tư theo thánh Gioan, nơi đoạn Đức Chúa GIÊSU nói về hiệp nhất và tình yêu. Thật cảm động khi thấy Đức Chúa GIÊSU vạch rõ giới hạn và thất vọng của chúng ta. Thế nhưng Tình Yêu Ngài trao ban cho chúng ta chính là để chúng ta vượt lên trên tất cả bất toàn đó. Niềm xác tín của tôi chính là: Đức Tin đào sâu và khẳng định cho kinh nghiệm của tôi trên phương diện nhân bản.
Điều đáng mừng là tất cả con cái chúng tôi giữ Đạo đàng hoàng. Chính chúng nó tự ý sống Đạo chứ không bị gò bó ép buộc gì cả. Thỉnh thoảng chúng bỏ lễ Chúa Nhật, nhưng lúc tham dự các trại hè hoặc đi theo các phái đoàn hành hương, chúng không bao giờ bỏ lễ Chúa Nhật. Mỗi khi có dịp nói về Đức Tin, con cái chúng tôi thường nói với trọn tấm lòng ngay thẳng.
Ông Michel và bà Francoise Muller: Nhờ Đức Tin chúng tôi giữ vững niềm hy vọng trong cuộc sống. Chúng tôi luôn có tinh thần lạc quan. Chúng tôi luôn nhìn khía cạnh tích cực của cuộc sống và không thất vọng trước các khó khăn. Nếu gặp thất bại, chúng tôi tự nhủ: ”Nếu không gặt hái được thành quả tốt đẹp cũng không sao!” Chúng tôi tiếp tục gieo vãi và người khác sẽ gặt hái kết quả thay chúng tôi. Niềm ao ước của chúng tôi là mong muốn con cái hạnh phúc và gieo rắc hạnh phúc chung quanh môi trường sống.
... ”Con có súc vật ư? Hãy săn sóc chúng. Nếu chúng làm lợi cho con, thì giữ chúng lại. Con có con cái ư? Hãy giáo dục và uốn nắn chúng ngay từ thưở còn thơ. Có con gái ư? Hãy lo giữ gìn tấm thân của chúng, nhưng đừng ra mặt vui vẻ xuề xòa. Gả chồng cho con gái, là con đã làm xong một việc lớn, nhưng phải gả cho người thông minh. Con có người vợ hợp với con ư? Thì chớ ruồng bỏ!” (Sách Huấn Ca 7,22-26).
(”Annales d'Issoudun”, Septembre/1998, trang 10-12).