MERAUKE, Indonesia (UCAN) – Một phụ nữ địa phương và một linh mục nói rằng phong tục địa phương cấm phụ nữ sinh con tại nhà giúp người bộ lạc ở tỉnh Papua đồng cảm với cảnh Chúa Giêsu sinh ra trong máng cỏ.
Augustina Sanggra, 43 tuổi, sống ở Yanggandur, cách Merauke, thành phố chính trong tỉnh miền nam Papua, 70 kilômét về phía đông bắc, cho biết phụ nữ Kanum có thể dễ dàng đồng cảm với lễ Giáng sinh bởi vì theo chuẩn mực văn hóa của họ, phụ nữ phải rời nhà vào rừng sinh con.
“Phụ nữ phải làm như thế để đàn ông khỏi thấy cảnh sinh con”, bà nói với UCA News vào đêm Giáng sinh, khi ngồi dưới một túp lều đặc biệt được dựng bên ngoài nhà thờ giáo điểm Yanggandur dành cho đêm Giáng sinh. Túp lều này dành cho các bà mẹ cho con bú nếu chúng khóc trong giờ lễ.
Bà nói: “Đó là lý do phụ nữ Kanum chúng tôi, những người Công giáo, có thể đồng cảm với cảnh Chúa Giêsu giáng sinh, vì nó có những điểm giống với truyền thống của người Kanum”. Người Kanum, trong đó có người Công giáo, vẫn còn giữ phong tục sinh con này.
Yanggandur là một trong tám giáo điểm của giáo xứ Thánh Têrêsa thuộc tổng giáo phậm Merauke. Merauke cách Jakarta khoảng 3.700 kilômét về phía đông.
Sanggra cho biết thêm, phụ nữ khi sinh con phải “tự xoay xở mọi việc với sự giúp đỡ của các phụ nữ khác và trở về nhà hai tuần sau khi cắt dây rốn cho con. Để tránh bị ông bà nguyền rủa, những người đỡ đẻ không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về quá trình sinh con cho bất cứ người nào, ngay cả chồng của người nữ sinh con.
Tất cả những người sống ở Yanggandur là người Công giáo, nhưng không có Thánh lễ Đêm Giáng sinh dành cho họ. Thay vì thế, một giáo lý viên hướng dẫn một nghi thức dài hai giờ bắt đầu lúc 20 giờ. Khoảng 400 người đã tham dự sự kiện này trong một nhà thờ làm tạm bằng gỗ được dựng năm 1921. Nhà thờ được chiếu sáng bằng hai bóng đèn điện và một vài ngọn nến trên bàn thờ, và có làm một máng cỏ. Sau nghi thức này, giáo dân ở lại trong sân nhà thờ, ca hát và nhảy múa đến nửa đêm.
Yeremias Dimar, 46 tuổi, là trưởng thôn, nói: “Mặc dù trời rất tối, nhưng người dân của giáo điểm Yanggandur đã đến chật ních nhà thờ, dù hai năm nay không có linh mục viếng thăm thôn”.
Cha Pius Cornelis Manu, chánh xứ Thánh Têrêsa nói với UCA News hôm 27-12 ở Buti, trung tâm giáo xứ, ngài đã không thể đến dâng Thánh lễ Đêm Giáng sinh ở Yanggandur được do thiếu phương tiện đi lại giữa hai nơi và vì lý do sức khỏe.
Theo vị linh mục, người dân tộc Marind, các truyền thống của người Kanum không chỉ bắt phụ nữ bộ lạc sinh con trong rừng mà còn bắt các đôi vợ chồng làm tình ở đó. Ngài giải thích, họ tin rằng làm tình là một việc làm thiêng liêng và nên được hồn ông bà, được tin là sống trong rừng, và Thần chứng kiến.
Ngài nói thêm, do các truyền thống văn hóa này mà người Kanum có thể đồng cảm và cảm kích về cảnh Chúa Giêsu sinh ra trong máng cỏ.
Cha Manu thừa nhận rằng xã hội hiện đại có thể phản đối phong tục sinh con trong rừng và coi đó là không hợp vệ sinh.
Nhưng những truyền thống này và các truyền thống bộ lạc khác không ngăn cản người dân Papua phát triển về mặt tinh thần và trí tuệ.
Augustina Sanggra, 43 tuổi, sống ở Yanggandur, cách Merauke, thành phố chính trong tỉnh miền nam Papua, 70 kilômét về phía đông bắc, cho biết phụ nữ Kanum có thể dễ dàng đồng cảm với lễ Giáng sinh bởi vì theo chuẩn mực văn hóa của họ, phụ nữ phải rời nhà vào rừng sinh con.
“Phụ nữ phải làm như thế để đàn ông khỏi thấy cảnh sinh con”, bà nói với UCA News vào đêm Giáng sinh, khi ngồi dưới một túp lều đặc biệt được dựng bên ngoài nhà thờ giáo điểm Yanggandur dành cho đêm Giáng sinh. Túp lều này dành cho các bà mẹ cho con bú nếu chúng khóc trong giờ lễ.
Bà nói: “Đó là lý do phụ nữ Kanum chúng tôi, những người Công giáo, có thể đồng cảm với cảnh Chúa Giêsu giáng sinh, vì nó có những điểm giống với truyền thống của người Kanum”. Người Kanum, trong đó có người Công giáo, vẫn còn giữ phong tục sinh con này.
Yanggandur là một trong tám giáo điểm của giáo xứ Thánh Têrêsa thuộc tổng giáo phậm Merauke. Merauke cách Jakarta khoảng 3.700 kilômét về phía đông.
Sanggra cho biết thêm, phụ nữ khi sinh con phải “tự xoay xở mọi việc với sự giúp đỡ của các phụ nữ khác và trở về nhà hai tuần sau khi cắt dây rốn cho con. Để tránh bị ông bà nguyền rủa, những người đỡ đẻ không tiết lộ bất kỳ chi tiết nào về quá trình sinh con cho bất cứ người nào, ngay cả chồng của người nữ sinh con.
Tất cả những người sống ở Yanggandur là người Công giáo, nhưng không có Thánh lễ Đêm Giáng sinh dành cho họ. Thay vì thế, một giáo lý viên hướng dẫn một nghi thức dài hai giờ bắt đầu lúc 20 giờ. Khoảng 400 người đã tham dự sự kiện này trong một nhà thờ làm tạm bằng gỗ được dựng năm 1921. Nhà thờ được chiếu sáng bằng hai bóng đèn điện và một vài ngọn nến trên bàn thờ, và có làm một máng cỏ. Sau nghi thức này, giáo dân ở lại trong sân nhà thờ, ca hát và nhảy múa đến nửa đêm.
Yeremias Dimar, 46 tuổi, là trưởng thôn, nói: “Mặc dù trời rất tối, nhưng người dân của giáo điểm Yanggandur đã đến chật ních nhà thờ, dù hai năm nay không có linh mục viếng thăm thôn”.
Cha Pius Cornelis Manu, chánh xứ Thánh Têrêsa nói với UCA News hôm 27-12 ở Buti, trung tâm giáo xứ, ngài đã không thể đến dâng Thánh lễ Đêm Giáng sinh ở Yanggandur được do thiếu phương tiện đi lại giữa hai nơi và vì lý do sức khỏe.
Theo vị linh mục, người dân tộc Marind, các truyền thống của người Kanum không chỉ bắt phụ nữ bộ lạc sinh con trong rừng mà còn bắt các đôi vợ chồng làm tình ở đó. Ngài giải thích, họ tin rằng làm tình là một việc làm thiêng liêng và nên được hồn ông bà, được tin là sống trong rừng, và Thần chứng kiến.
Ngài nói thêm, do các truyền thống văn hóa này mà người Kanum có thể đồng cảm và cảm kích về cảnh Chúa Giêsu sinh ra trong máng cỏ.
Cha Manu thừa nhận rằng xã hội hiện đại có thể phản đối phong tục sinh con trong rừng và coi đó là không hợp vệ sinh.
Nhưng những truyền thống này và các truyền thống bộ lạc khác không ngăn cản người dân Papua phát triển về mặt tinh thần và trí tuệ.