Nha Trang (UCAN) – Nghèo khổ, bệnh tật và tuổi già không làm cản bước một số linh mục về hưu ở Việt Nam để họ tiếp tục đời sống phục vụ.
Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách, 83 tuổi, vẫn miệt mài phiên dịch những tài liệu về Giáo Hội sang Việt Ngữ từ những trang web Công Giáo Anh ngữ, Pháp ngữ, Ý ngữ hay tiếng Latinh. Mọi việc ngài đã bắt đầu thực hiện trước khi ngài về hưu năm 2001.
Vị linh mục cao gầy cựu Tổng đại diện của Giáo phận Nha Trang gởi các bài dịch của ngài cho Trang Web Công Giáo VietCatholic. Ngài đã dịch tin tức và tài liệu của Tòa Thánh cho VietCatholic trong gần 10 năm nay. Ngài cũng gửi tin tức và tài liệu cho các linh mục khác hoặc đóng chúng thành tập như là quà tặng cho giáo dân. Đức Ông phải đeo máy trợ thính, là một trong năm linh mục về hưu sống trong nhà hưu dưỡng giáo phận của thành phố biển Nha Trang. Ngài phát biểu với Thông Tấn Xã Công Giáo Á Châu rằng: “Tôi làm việc để nâng cao kiến thức mình cũng như để cập nhật cho bản thân về những ưu tư của Giáo Hội”. Ngài đã đi qua cái tuổi hưu 75, độ tuổi mà ngài cảm thấy rằng mình không còn đủ sức lực để phục vụ toàn thời gian cho nhà thờ chính toà. Trong khi các linh mục khác phải ở nhà nghỉ ngơi khi chưa đến 75 tuổi, nhưng bệnh tật đã buộc các ngài phải hưu sớm.
Cha Antôn Nguyễn Văn Bình, 65 tuổi, bị liệt một phần thân thể vào năm 2000. Tuy nhiên, ngài dạy Pháp ngữ trong căn phòng của mình cho một học sinh lớp 9. Vị cựu linh mục chánh xứ giáo xứ Ngọc Thủy cho hay rằng: “Dạy học là niềm vui thích của tôi. Tôi có thể gặp gỡ những người trẻ và khám phá những điều mới lạ qua chúng”. Gương mặt của cha Bình vẫn còn bị méo và tay của ngài cử động có giới hạn do bị liệt, nhưng ngài mong rằng được hồi phục và tiếp tục thừa tác vụ của ngài. Ngài hy vọng được hướng dẫn các khoá chuẩn bị hôn nhân để giúp ngăn chặn vấn nạn ly thân và ly dị vốn đang gia tăng trong xã hội Việt Nam.
Trong số các linh mục về hưu, có hai người phải dùng xe lăn để đi dạo, theo một thói quen nhất định ở nhà hưu dưỡng một tầng, toạ lạc trên khu đất nhỏ 400 mét vuông có khoảng sân để tập thể dục.
Sau khi cử hành Thánh lễ ở nhà nguyện vào lúc 5 giờ sáng, họ tập thể dục, ăn sáng và tản ra để làm các việc riêng như đọc sách, cầu nguyện, ngồi toà hay dạy giáo lý.
Cha Anrê Nguyễn Lộc Huê, 73 tuổi, bộc bạch rằng: “Cử hành Thánh Lễ và thực thi Bí tích là niềm ước muốn của các linh mục, nhất là khi họ về hưu”. Cha cũng cho hay ngài đã xin phép giám mục bản quyền để trở thành thừa tác viên cho một nhà dòng kề bên. Ngài nói thêm rằng ngài vẫn còn có thể ngồi toà và cử hành Thánh Lễ, nhưng các linh mục giáo xứ địa phương không còn mời ngài nữa. Ngài dạy giáo lý, ngồi toà theo yêu cầu của giáo dân và vẫn còn tham dự đều đặn các khoá huấn luyện và tĩnh tâm dành cho linh mục Giáo phận Nha Trang.
Một dự án mà cha Huê mong được thực hiện là lập một nhóm dịch vụ tang lễ để phục vụ cho những người qua đời và gia đình họ ở giáo xứ Đại Điện, nơi ngài phục vụ. Theo ngài, những công việc như thế là luôn cần thiết và có ý nghĩa.
Theo nữ tu Chí Linh, một trong hai nữ tu dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm phục vụ ở nhà hưu dưỡng thì giáo phận cấp cho mỗi linh mục về hưu tiền trợ cấp là 12.000 đồng. Trong khi đó giá bình quân một suất cơm ở thành phố này là 6.000 đồng. Vị nữ tư 60 tuổi này nói rằng các linh mục dùng tiền riêng của họ để mua sữa và các thứ khát mà nhà hưu dưỡng không thể chu cấp. Số tiền này hó có được từ bổng lễ hoặc do một vài giáo dân đến thăm họ.
Đức Ông Sách nói rằng ngài không bao giờ than phiền việc thiếu tiền do giáo phận có rất ít thu nhập, vì thế “cuộc sống của chúng tôi theo chuẩn như thế là được rồi”. Ngài cho biết thêm công việc của ngài tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng ngài từ chối nhận bất kỳ sự trợ giúp tài chính nào từ người khác, vì công việc của ngài là “vì Chúa, chứ không vì tiền của”.
Đức Ông Sách, người có 50 năm làm linh mục cho rằng các linh mục cần phài sống khó nghèo vì: “Giáo dân không muốn thấy linh mục sống xa xỉ. Linh mục không phải là các ông chủ, nhưng là các đầy tớ của họ”.
Cha Huê cũng đồng ý rằng: “Đừng đặt gáng nặng lên giáo phận. Trở thành một linh mục có nghĩa là hy sinh chính bản thân mình. Tôi không đòi hỏi bất cứ thứ gì cho bản thân mình”.
Nữ tu Chí Linh nói rằng có một vài người đến thăm các linh mục. Một số nữ tu và người trẻ thường đến và giúp họ nhưng sau đó thì ngừng hẳn vì họ nói rằng công việc quá tẻ nhạt.
Đức Ông Sách cho hay rằng: “Các linh mục khác quá bận rộn trong công việc của họ ở giáo xứ không thể thăm chúng tôi”. Nhưng năm anh em linh mục chúng tôi thì có bầu bạn với nhau.
Cha Huê, người sống trong nhà hưu dưỡng được 5 tháng, thừa nhận rằng các linh mục có tính khí khác nhau, nhưng “chúng tôi sẵn lòng đón nhận người khác và chung sống với nhau rất tốt”. Các linh mục về hưu không thích sống với người thân vì họ không muốn liên lụy người thân. Ngài bộc bạch: “Các anh chị em tôi thu nhập có hạn, còn các cháu trai, cháu gái tôi thì có công việc của chúng, vì thế chúng không thể chăm sóc tôi. Bản thân tôi không muốn là gánh nặng cho họ”.
Trong khi các linh mục về hưu khác của giáo phận sống trong các giáo xứ mà họ phục vụ thì các linh mục sống trong nhà hưu dưỡng nói rằng họ không làm thế vì e rằng gây ảnh hưởng bất lợi cho công việc của giáo xứ.
Đức Ông Phêrô Nguyễn Quang Sách, 83 tuổi, vẫn miệt mài phiên dịch những tài liệu về Giáo Hội sang Việt Ngữ từ những trang web Công Giáo Anh ngữ, Pháp ngữ, Ý ngữ hay tiếng Latinh. Mọi việc ngài đã bắt đầu thực hiện trước khi ngài về hưu năm 2001.
Vị linh mục cao gầy cựu Tổng đại diện của Giáo phận Nha Trang gởi các bài dịch của ngài cho Trang Web Công Giáo VietCatholic. Ngài đã dịch tin tức và tài liệu của Tòa Thánh cho VietCatholic trong gần 10 năm nay. Ngài cũng gửi tin tức và tài liệu cho các linh mục khác hoặc đóng chúng thành tập như là quà tặng cho giáo dân. Đức Ông phải đeo máy trợ thính, là một trong năm linh mục về hưu sống trong nhà hưu dưỡng giáo phận của thành phố biển Nha Trang. Ngài phát biểu với Thông Tấn Xã Công Giáo Á Châu rằng: “Tôi làm việc để nâng cao kiến thức mình cũng như để cập nhật cho bản thân về những ưu tư của Giáo Hội”. Ngài đã đi qua cái tuổi hưu 75, độ tuổi mà ngài cảm thấy rằng mình không còn đủ sức lực để phục vụ toàn thời gian cho nhà thờ chính toà. Trong khi các linh mục khác phải ở nhà nghỉ ngơi khi chưa đến 75 tuổi, nhưng bệnh tật đã buộc các ngài phải hưu sớm.
Cha Antôn Nguyễn Văn Bình, 65 tuổi, bị liệt một phần thân thể vào năm 2000. Tuy nhiên, ngài dạy Pháp ngữ trong căn phòng của mình cho một học sinh lớp 9. Vị cựu linh mục chánh xứ giáo xứ Ngọc Thủy cho hay rằng: “Dạy học là niềm vui thích của tôi. Tôi có thể gặp gỡ những người trẻ và khám phá những điều mới lạ qua chúng”. Gương mặt của cha Bình vẫn còn bị méo và tay của ngài cử động có giới hạn do bị liệt, nhưng ngài mong rằng được hồi phục và tiếp tục thừa tác vụ của ngài. Ngài hy vọng được hướng dẫn các khoá chuẩn bị hôn nhân để giúp ngăn chặn vấn nạn ly thân và ly dị vốn đang gia tăng trong xã hội Việt Nam.
Trong số các linh mục về hưu, có hai người phải dùng xe lăn để đi dạo, theo một thói quen nhất định ở nhà hưu dưỡng một tầng, toạ lạc trên khu đất nhỏ 400 mét vuông có khoảng sân để tập thể dục.
Sau khi cử hành Thánh lễ ở nhà nguyện vào lúc 5 giờ sáng, họ tập thể dục, ăn sáng và tản ra để làm các việc riêng như đọc sách, cầu nguyện, ngồi toà hay dạy giáo lý.
Cha Anrê Nguyễn Lộc Huê, 73 tuổi, bộc bạch rằng: “Cử hành Thánh Lễ và thực thi Bí tích là niềm ước muốn của các linh mục, nhất là khi họ về hưu”. Cha cũng cho hay ngài đã xin phép giám mục bản quyền để trở thành thừa tác viên cho một nhà dòng kề bên. Ngài nói thêm rằng ngài vẫn còn có thể ngồi toà và cử hành Thánh Lễ, nhưng các linh mục giáo xứ địa phương không còn mời ngài nữa. Ngài dạy giáo lý, ngồi toà theo yêu cầu của giáo dân và vẫn còn tham dự đều đặn các khoá huấn luyện và tĩnh tâm dành cho linh mục Giáo phận Nha Trang.
Một dự án mà cha Huê mong được thực hiện là lập một nhóm dịch vụ tang lễ để phục vụ cho những người qua đời và gia đình họ ở giáo xứ Đại Điện, nơi ngài phục vụ. Theo ngài, những công việc như thế là luôn cần thiết và có ý nghĩa.
Theo nữ tu Chí Linh, một trong hai nữ tu dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm phục vụ ở nhà hưu dưỡng thì giáo phận cấp cho mỗi linh mục về hưu tiền trợ cấp là 12.000 đồng. Trong khi đó giá bình quân một suất cơm ở thành phố này là 6.000 đồng. Vị nữ tư 60 tuổi này nói rằng các linh mục dùng tiền riêng của họ để mua sữa và các thứ khát mà nhà hưu dưỡng không thể chu cấp. Số tiền này hó có được từ bổng lễ hoặc do một vài giáo dân đến thăm họ.
Đức Ông Sách nói rằng ngài không bao giờ than phiền việc thiếu tiền do giáo phận có rất ít thu nhập, vì thế “cuộc sống của chúng tôi theo chuẩn như thế là được rồi”. Ngài cho biết thêm công việc của ngài tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng ngài từ chối nhận bất kỳ sự trợ giúp tài chính nào từ người khác, vì công việc của ngài là “vì Chúa, chứ không vì tiền của”.
Đức Ông Sách, người có 50 năm làm linh mục cho rằng các linh mục cần phài sống khó nghèo vì: “Giáo dân không muốn thấy linh mục sống xa xỉ. Linh mục không phải là các ông chủ, nhưng là các đầy tớ của họ”.
Cha Huê cũng đồng ý rằng: “Đừng đặt gáng nặng lên giáo phận. Trở thành một linh mục có nghĩa là hy sinh chính bản thân mình. Tôi không đòi hỏi bất cứ thứ gì cho bản thân mình”.
Nữ tu Chí Linh nói rằng có một vài người đến thăm các linh mục. Một số nữ tu và người trẻ thường đến và giúp họ nhưng sau đó thì ngừng hẳn vì họ nói rằng công việc quá tẻ nhạt.
Đức Ông Sách cho hay rằng: “Các linh mục khác quá bận rộn trong công việc của họ ở giáo xứ không thể thăm chúng tôi”. Nhưng năm anh em linh mục chúng tôi thì có bầu bạn với nhau.
Cha Huê, người sống trong nhà hưu dưỡng được 5 tháng, thừa nhận rằng các linh mục có tính khí khác nhau, nhưng “chúng tôi sẵn lòng đón nhận người khác và chung sống với nhau rất tốt”. Các linh mục về hưu không thích sống với người thân vì họ không muốn liên lụy người thân. Ngài bộc bạch: “Các anh chị em tôi thu nhập có hạn, còn các cháu trai, cháu gái tôi thì có công việc của chúng, vì thế chúng không thể chăm sóc tôi. Bản thân tôi không muốn là gánh nặng cho họ”.
Trong khi các linh mục về hưu khác của giáo phận sống trong các giáo xứ mà họ phục vụ thì các linh mục sống trong nhà hưu dưỡng nói rằng họ không làm thế vì e rằng gây ảnh hưởng bất lợi cho công việc của giáo xứ.