Bài giảng trong thánh lễ ngày Hội Trại An rê Phú Yên
Anh chị em thân mến,
Đoạn Tin Mừng trong chương10 của Matthêu trình bày về việc Chúa Giê-su sai 12 Tông Đồ đi rao giảng, trong đó Ngài căn dặn họ những điều cần làm, những điều cần tránh. Ngài cũng không quên báo trước cho họ những khó khăn mà người tông đồ phải gánh chịu vì Tin Mừng, cũng như an ủi họ trong ngày cuối cùng, để đi đến lời mời gọi bước theo Ngài một cách triệt để hơn : "Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được" (Mt 10, 38-39).
Trong TM hôm nay, Chúa Giê-su mở đầu bằng câu nói đầy an ủi "các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn" rồi khẳng định "Vậy, các con đừng sợ, các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần".
Tại sao phải sợ và không sợ ?
Sợ hãi là một hiện tượng tâm lý chiếm hữu con người khi phải đối diện với một cái gì đó mà người ta cảm thấy nguy hiểm hoặc đe doạ đến mạng sống mình. Trong cách diễn tả của Matthêu, thành ngữ "các con đừng sợ" được Chúa Giê-su dùng khi trấn an các môn đệ đừng hoảng hốt khi gặp những điều nguy hiểm hoặc gặp những điều lạ lùng quá sức mà trí họ không thể hiểu được. Lý do của sự sợ hãi là vì các môn đệ không hiểu được ý nghĩa của điều đang xảy ra, hoặc không nhận ra sự hiện diện của Chúa Giê-su trong biến cố đó. Điều giúp họ vượt qua được sự sợ hãi là vì họ hiểu được ý nghĩa của thử thách Chúa gởi đến, ý thức rõ rệt rằng Chúa Giê-su đang ở bên họ và họ đang cùng với Ngài chiến đấu.
Ví dụ như trong TM Matthêu hôm nay, Chúa Giê-su khuyên các môn đệ đừng sợ là vì họ phải hiểu rằng quyền năng của Thiên Chúa lớn lao hơn sức mạnh của những kẻ muốn hãm hại họ. Nếu Chúa để cho những thử thách xảy đến là để họ có dip trưởng thành hơn trong đức tin, có dịp làm chứng cho Ngài và để cho TC được vinh danh trong thân xác của họ.
Trong tin mừng Mt 14, 26-27: Chúa đi trên mặt nước đến với các môn đệ đang phải vất vả chèo chống vì ngược gió và sóng lớn, khi thấy Ngài, họ hoảng hốt la lên vì tưởng là ma, nhưng Chúa nói với các ông : "Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!"
Nỗi sợ hãi trước sức mạnh của thiên nhiên, các môn đệ không tin được rằng người đang đi trên nước đến với mình, chính là Người Thầy yêu dấu đang đến để chia sẻ nỗi lo âu, mệt mỏi của họ. Nhận ra sự hiện diện của Chúa trong nỗi cô đơn, trong nỗi khốn khó, người môn đệ có sức mạnh để vượt qua tất cả mọi thử thách trong đời sống tông đồ của mình.
Trong cảnh Chúa biến hình trên núi Tabor, khi các môn đệ thấy đám mây sáng ngời bao phủ các ông và có tiếng từ đám mây phán : "Đây là Con Yêu Dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe Lời Người!" (Mt 17, 5-7), các ông kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất, vì sợ không thể sống được sau khi trực tiếp nghe được tiếng Chúa; Chúa Giê-su chạm đến các ông và bảo : "Chỗi dậy đi, đừng sợ!". Được sống với Chúa Giê-su là một hồng ân cao cả. Tại sao phải sợ hãi một cách vô cớ ? Phải mạnh dạn mà đi loan báo Tin Mừng về Ngài chứ ?
Hiểu được chỗ đứng của tình yêu Chúa Giê-su trong đời sống của người môn đệ, chúng ta không cảm thấy ngỡ ngàng trước sự can đảm của vị anh hùng trẻ tuổi An-rê Phú Yên. Là một con người bằng xương bằng thịt đang độ tuổi thanh xuân, làm sao An-rê laị không cảm thấy sợ hãi trước sự bách hại của bạo quyền ? Chắc chắn là có. Thế nhưng, lòng yêu mến Chúa Giê-su, muốn làm chứng và đáp đền tình yêu này đã giúp cho anh đôi cánh để vượt thắng sự sợ hãi. Điều đó chứng tỏ rằng tình yêu Chúa Giê-su trong lòng anh lớn hơn sự nguy hiểm đe doạ đến từ bên ngoài, hoặc là sự cảm nghiệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, Đấng vô tội đã trở nên kẻ tội nhân vì chúng ta, giúp cho anh hiểu được giá trị sự thông phần vào cuộc khổ nạn của Ngài như thế nào. Lời của thầy An-rê sau khi bị bắt chứng minh điều đó :
"Hỡi anh em, đối với Chúa Giê-su yêu dấu của chúng ta, hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúa đã chiu chết đau khổ vì chúng ta, ta hãy lấy sự sống đáp lại sự sống" (NCTN tr. 147).
"Lấy tình yêu đáp lại tình yêu" là gì? nếu không phải là tình yêu mà Chúa Giê-su trao ban cho anh, ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội, đã thấm vào trong tim trong máu, trở thành chính con người của anh; và giờ đây, khi chấp nhận hy sinh để làm chứng cho tình yêu ấy, anh muốn chứng minh một điều: tình yêu Chúa Giê-su trao ban cho anh đã không trở thành vô ích, và được đơm hoa kết trái. Tình yêu trở thành của lễ. Khi tình yêu được đón nhận biến thành của lễ, An-rê đang đặt bước chân mình trên con đường Thầy Chí Thánh đã đi xưa : sống mầu nhiệm tự hạ để vinh quang của Thiên Chúa được bày tỏ nơi thân phận yếu đuối con người.
"Lấy sự sống đáp lại sự sống" là gì? nếu không phải là sự cảm nhận sâu sắc về tình yêu của Thiên Chúa như là nguồn cội của cuộc sống con người. Một cuộc sống không biết đến Thiên Chúa Cha là Đấng đã ban tặng cho con người sự sống, không biết đến Chúa Giê-su là Đấng đã giúp cho con người tìm lại được sự sống đích thực, không biết đến Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn cho con người biết sống như thế nào cho đẹp lòng Chúa, có phải là một cuộc sống đáng sống không ? Thái độ biết ơn về sự sống do niềm tin đem lại có sức giúp cho vị chứng nhân trẻ tuổi có sức mạnh vượt thắng sự sợ hãi.
Anh chị em GLV thân mến,
Khi Chúa Giê-su chấp nhận bước vào cuộc Tử Nạn, có lẽ Ngài cũng chẳng để ý đến một ngày kia sự vâng phục tự hạ và tình yêu của Ngài có thể tác động một cách mạnh mẽ trên cuộc đời của thầy giảng An-rê như thế. Và đến phiên Thày Giảng An-rê, có lẽ Ngài cũng không dự đoán được ảnh hưởng của tình yêu ngài đối với Chúa Giê-su đã tác động trên mỗi người GLV chúng ta ngày nay như thế nào. Và rồi đến phiên chúng ta, chúng ta cũng không thể dự đoán trước được những nỗ lực hy sinh của chúng ta trong công việc dạy giáo lý sẽ có những tác động tích cực trong tâm hồn của các em thiếu nhi và các bạn trẻ như thế nào đâu. Các bạn có dám tin rằng giữa những em thiếu nhi và các bạn trẻ đang học giáo lý hiện nay, sẽ có những tâm hồn cảm nhận sâu sắc về tình yêu của Chúa Giê-su, được thông truyền qua chính cuộc sống của người giảng viên giáo lý không ? Tại sao không nhỉ ?
Hãy cố gắng tin tưởng vào sự tác động của Chúa Thánh Thần trên công việc mà chúng ta đang làm. Đừng nản lòng trước những khó khăn mà các bạn đang gặp trong khi thi hành công việc giảng dạy giáo lý, vì Chúa Giê-su đang hiện diện trong công việc của chúng ta và chính tình yêu Ngài sẽ làm cho những hy sinh của chúng ta được đơm hoa kết trái.
L.m Vinhsơn Nguyễn Văn Bản
Anh chị em thân mến,
Đoạn Tin Mừng trong chương10 của Matthêu trình bày về việc Chúa Giê-su sai 12 Tông Đồ đi rao giảng, trong đó Ngài căn dặn họ những điều cần làm, những điều cần tránh. Ngài cũng không quên báo trước cho họ những khó khăn mà người tông đồ phải gánh chịu vì Tin Mừng, cũng như an ủi họ trong ngày cuối cùng, để đi đến lời mời gọi bước theo Ngài một cách triệt để hơn : "Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai giữ lấy mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được" (Mt 10, 38-39).
Trong TM hôm nay, Chúa Giê-su mở đầu bằng câu nói đầy an ủi "các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn" rồi khẳng định "Vậy, các con đừng sợ, các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần".
Tại sao phải sợ và không sợ ?
Sợ hãi là một hiện tượng tâm lý chiếm hữu con người khi phải đối diện với một cái gì đó mà người ta cảm thấy nguy hiểm hoặc đe doạ đến mạng sống mình. Trong cách diễn tả của Matthêu, thành ngữ "các con đừng sợ" được Chúa Giê-su dùng khi trấn an các môn đệ đừng hoảng hốt khi gặp những điều nguy hiểm hoặc gặp những điều lạ lùng quá sức mà trí họ không thể hiểu được. Lý do của sự sợ hãi là vì các môn đệ không hiểu được ý nghĩa của điều đang xảy ra, hoặc không nhận ra sự hiện diện của Chúa Giê-su trong biến cố đó. Điều giúp họ vượt qua được sự sợ hãi là vì họ hiểu được ý nghĩa của thử thách Chúa gởi đến, ý thức rõ rệt rằng Chúa Giê-su đang ở bên họ và họ đang cùng với Ngài chiến đấu.
Ví dụ như trong TM Matthêu hôm nay, Chúa Giê-su khuyên các môn đệ đừng sợ là vì họ phải hiểu rằng quyền năng của Thiên Chúa lớn lao hơn sức mạnh của những kẻ muốn hãm hại họ. Nếu Chúa để cho những thử thách xảy đến là để họ có dip trưởng thành hơn trong đức tin, có dịp làm chứng cho Ngài và để cho TC được vinh danh trong thân xác của họ.
Trong tin mừng Mt 14, 26-27: Chúa đi trên mặt nước đến với các môn đệ đang phải vất vả chèo chống vì ngược gió và sóng lớn, khi thấy Ngài, họ hoảng hốt la lên vì tưởng là ma, nhưng Chúa nói với các ông : "Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!"
Nỗi sợ hãi trước sức mạnh của thiên nhiên, các môn đệ không tin được rằng người đang đi trên nước đến với mình, chính là Người Thầy yêu dấu đang đến để chia sẻ nỗi lo âu, mệt mỏi của họ. Nhận ra sự hiện diện của Chúa trong nỗi cô đơn, trong nỗi khốn khó, người môn đệ có sức mạnh để vượt qua tất cả mọi thử thách trong đời sống tông đồ của mình.
Trong cảnh Chúa biến hình trên núi Tabor, khi các môn đệ thấy đám mây sáng ngời bao phủ các ông và có tiếng từ đám mây phán : "Đây là Con Yêu Dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe Lời Người!" (Mt 17, 5-7), các ông kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất, vì sợ không thể sống được sau khi trực tiếp nghe được tiếng Chúa; Chúa Giê-su chạm đến các ông và bảo : "Chỗi dậy đi, đừng sợ!". Được sống với Chúa Giê-su là một hồng ân cao cả. Tại sao phải sợ hãi một cách vô cớ ? Phải mạnh dạn mà đi loan báo Tin Mừng về Ngài chứ ?
Hiểu được chỗ đứng của tình yêu Chúa Giê-su trong đời sống của người môn đệ, chúng ta không cảm thấy ngỡ ngàng trước sự can đảm của vị anh hùng trẻ tuổi An-rê Phú Yên. Là một con người bằng xương bằng thịt đang độ tuổi thanh xuân, làm sao An-rê laị không cảm thấy sợ hãi trước sự bách hại của bạo quyền ? Chắc chắn là có. Thế nhưng, lòng yêu mến Chúa Giê-su, muốn làm chứng và đáp đền tình yêu này đã giúp cho anh đôi cánh để vượt thắng sự sợ hãi. Điều đó chứng tỏ rằng tình yêu Chúa Giê-su trong lòng anh lớn hơn sự nguy hiểm đe doạ đến từ bên ngoài, hoặc là sự cảm nghiệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, Đấng vô tội đã trở nên kẻ tội nhân vì chúng ta, giúp cho anh hiểu được giá trị sự thông phần vào cuộc khổ nạn của Ngài như thế nào. Lời của thầy An-rê sau khi bị bắt chứng minh điều đó :
"Hỡi anh em, đối với Chúa Giê-su yêu dấu của chúng ta, hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúa đã chiu chết đau khổ vì chúng ta, ta hãy lấy sự sống đáp lại sự sống" (NCTN tr. 147).
"Lấy tình yêu đáp lại tình yêu" là gì? nếu không phải là tình yêu mà Chúa Giê-su trao ban cho anh, ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội, đã thấm vào trong tim trong máu, trở thành chính con người của anh; và giờ đây, khi chấp nhận hy sinh để làm chứng cho tình yêu ấy, anh muốn chứng minh một điều: tình yêu Chúa Giê-su trao ban cho anh đã không trở thành vô ích, và được đơm hoa kết trái. Tình yêu trở thành của lễ. Khi tình yêu được đón nhận biến thành của lễ, An-rê đang đặt bước chân mình trên con đường Thầy Chí Thánh đã đi xưa : sống mầu nhiệm tự hạ để vinh quang của Thiên Chúa được bày tỏ nơi thân phận yếu đuối con người.
"Lấy sự sống đáp lại sự sống" là gì? nếu không phải là sự cảm nhận sâu sắc về tình yêu của Thiên Chúa như là nguồn cội của cuộc sống con người. Một cuộc sống không biết đến Thiên Chúa Cha là Đấng đã ban tặng cho con người sự sống, không biết đến Chúa Giê-su là Đấng đã giúp cho con người tìm lại được sự sống đích thực, không biết đến Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn cho con người biết sống như thế nào cho đẹp lòng Chúa, có phải là một cuộc sống đáng sống không ? Thái độ biết ơn về sự sống do niềm tin đem lại có sức giúp cho vị chứng nhân trẻ tuổi có sức mạnh vượt thắng sự sợ hãi.
Anh chị em GLV thân mến,
Khi Chúa Giê-su chấp nhận bước vào cuộc Tử Nạn, có lẽ Ngài cũng chẳng để ý đến một ngày kia sự vâng phục tự hạ và tình yêu của Ngài có thể tác động một cách mạnh mẽ trên cuộc đời của thầy giảng An-rê như thế. Và đến phiên Thày Giảng An-rê, có lẽ Ngài cũng không dự đoán được ảnh hưởng của tình yêu ngài đối với Chúa Giê-su đã tác động trên mỗi người GLV chúng ta ngày nay như thế nào. Và rồi đến phiên chúng ta, chúng ta cũng không thể dự đoán trước được những nỗ lực hy sinh của chúng ta trong công việc dạy giáo lý sẽ có những tác động tích cực trong tâm hồn của các em thiếu nhi và các bạn trẻ như thế nào đâu. Các bạn có dám tin rằng giữa những em thiếu nhi và các bạn trẻ đang học giáo lý hiện nay, sẽ có những tâm hồn cảm nhận sâu sắc về tình yêu của Chúa Giê-su, được thông truyền qua chính cuộc sống của người giảng viên giáo lý không ? Tại sao không nhỉ ?
Hãy cố gắng tin tưởng vào sự tác động của Chúa Thánh Thần trên công việc mà chúng ta đang làm. Đừng nản lòng trước những khó khăn mà các bạn đang gặp trong khi thi hành công việc giảng dạy giáo lý, vì Chúa Giê-su đang hiện diện trong công việc của chúng ta và chính tình yêu Ngài sẽ làm cho những hy sinh của chúng ta được đơm hoa kết trái.
L.m Vinhsơn Nguyễn Văn Bản