FATIMA BÌNH TRIỆU -- Nhiều năm qua, vào ngày 13 của tháng 5, người giáo dân Sài Gòn đã bày tỏ lòng sùng kính Đức Maria khi nhớ lại biến cố tại Fatima. Một số nhà thờ trong giáo phận có cách thức kỷ niệm ngày Đức Mẹ hiện ra theo cách riêng của giáo xứ. Riêng thánh lễ lúc 12 giờ trưa tại nhà thờ Fatima Bình Triệu, hạt Thủ Đức, đã có rất đông tín hữu các nơi đổ về tham dự.
Đường vào nhà thờ rộng thoáng nhưng không còn nhiều màu xanh của lá và cỏ như ngày xưa. Những khối tượng trắng tạc hình ảnh nội dung 14 chặng đường thánh giá cũng không còn rải đều trên con đường dẫn vào nhà thờ nữa. Mặt đường hắt lên cái nóng hừng hực của buổi trưa mùa khô.
Để đáp ứng số lượng người tham dự, bên hông và cuối nhà thờ có dựng rạp che nắng và xếp thêm ghế nhựa, làm cho không gian quanh nhà thờ bỗng hẹp hơn ngày thường; mà trước giờ lễ đã có nhiều người ngồi ở đó lần hạt Mân Côi.
Thánh lễ do một cha dòng Don Boscô chủ sự. Bài giảng của cha nhắc lại sự việc tượng Đức Mẹ khóc ở khuôn viên cuối nhà thờ Chánh Tòa Sài Gòn, để dẫn vào một ý tưởng, giúp người giáo dân hiểu rằng Đức Mẹ vẫn đang phải khóc và luôn bật khóc vì nhiều người hôm nay đang lao sâu vào đời sống hưởng thụ, tôn thờ vật chất, để tiền bạc của cải thống trị, sống kiểu vô thần thực hành; người ta không còn ý thức mình là người Kitô hữu trong một gia đình Công giáo về việc ly dị và phá thai nữa…
Đức Mẹ hiện ra tại Fatima cách nay đã 89 năm là một sự thật mà người chứng cuối cùng, một trong ba trẻ nhỏ được chứng kiến phép lạ, mới từ trần năm ngoái trong an lành. Nhưng có một sự thật, có một phép lạ hiển nhiên, đó là một THỨ PHÉP LẠ KHÔNG PHẢI MUỐN THIÊN CHÚA LÀM THEO Ý CHÚNG TA MÀ PHÉP LẠ SẼ XẢY ĐẾN NẾU CHÚNG TA LÀM THEO Ý THIÊN CHÚA.
Thực vậy, chính cuộc đời của Đức Maria là một phép lạ vì cuộc đời ấy trở thành một gương mẫu trong việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Chúng ta cần chú ý, bắt chước đến cách Đức Mẹ lắng nghe Lời Chúa qua một tiến trình như sau:
_ Thực hành Lời Chúa sẽ phải chấp nhận “mất đi” con người của mình rất nhiều. Sự “mất đi” này sẽ dẫn đến những thiệt thòi rất cụ thể trong đời sống thực tế, thậm chí có lúc còn bị tổn thương đến cả những ngõ ngách của tâm hồn nữa.
_ Làm theo Lời Chúa thì người ta có bị sống trong tư thế chỉ biết khuất phục, thụ động, những ý muốn bị cuộn tròn, tù túng hay không? Thưa, chắc chắn là không; vì khi nghe và cảm nhận Lời Chúa một cách sâu sắc, bỗng dưng người ta không còn bị các thứ tiền bạc, danh vọng, quyền lực, thanh thế (nói chung là tham sân si) vây quanh; từ đây tất cả nhẹ tựa tơ hồng và người ta thấy mình không phải là một thứ nô lệ cho một chủ thuyết nào cả, và sự thực hành Lời Chúa trở thành việc tự nguyện, cao hơn nữa lại trở thành một niềm vui, từ điểm tựa là niềm tin.
Thánh lễ kết thúc, các bà các chị đến gần Đức Mẹ để cầu nguyện, một việc làm rất quen thuộc trong nhà đạo chúng ta; nhưng chắc là ít ai còn nhớ có một giai thoại do một tờ báo thuật lại về nhà thờ Fatima như thế này:
“Một lần nọ, có đoàn rước của giáo phận Sài Gòn, rước Đức Mẹ Thánh Du từ Sài Gòn đến vùng Thủ Dầu Một. Đi ngang khu vực này, bỗng dưng tất cả các xe của đoàn rước bị khựng lại, tắt máy, và làm thế nào cũng không đi tiếp được. Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình cũng có mặt trong đoàn rước đó, liền cầu xin và nguyện rằng: “ Xin Đức Mẹ cho hành trình của chúng con được tiếp tục tốt đẹp, sau này chúng con sẽ thành lập một trung tâm sùng kính Đức Mẹ ở vùng này” thế rồi tất cả các xe lại nổ máy lên đường dễ dàng. Thế là Trung Tâm Fatima Bình Triệu được thành lập từ đó đến nay và các ngày thứ bảy có nhiều giáo dân nhiều nơi đến đây cầu nguyện và nơi này đã trở thành một giáo xứ.
Nhưng trong tài liệu niên giám của giáo phận Sài Gòn thì có đoạn viết về giáo xứ Fatima Bình Triệu như sau: “ Họ Fatima Bình Triệu vốn là Trung Tâm hành hương Fatima Bình Triệu, do linh mục Võ Văn Bộ thành lập năm 1966 và được chuyển thành họ đạo vào tháng 8 năm 1977…”
Dẫu được hình thành như thế nào thì đây cũng là một nơi trên đất nước Việt Nam, nhắc nhớ lại biến cố phép lạ Đức Mẹ đã hiện ra ở Fatima vì thương yêu các tín hữu.
Ngảy của Đức Mẹ Fatima |
Để đáp ứng số lượng người tham dự, bên hông và cuối nhà thờ có dựng rạp che nắng và xếp thêm ghế nhựa, làm cho không gian quanh nhà thờ bỗng hẹp hơn ngày thường; mà trước giờ lễ đã có nhiều người ngồi ở đó lần hạt Mân Côi.
Thánh lễ do một cha dòng Don Boscô chủ sự. Bài giảng của cha nhắc lại sự việc tượng Đức Mẹ khóc ở khuôn viên cuối nhà thờ Chánh Tòa Sài Gòn, để dẫn vào một ý tưởng, giúp người giáo dân hiểu rằng Đức Mẹ vẫn đang phải khóc và luôn bật khóc vì nhiều người hôm nay đang lao sâu vào đời sống hưởng thụ, tôn thờ vật chất, để tiền bạc của cải thống trị, sống kiểu vô thần thực hành; người ta không còn ý thức mình là người Kitô hữu trong một gia đình Công giáo về việc ly dị và phá thai nữa…
Đức Mẹ hiện ra tại Fatima cách nay đã 89 năm là một sự thật mà người chứng cuối cùng, một trong ba trẻ nhỏ được chứng kiến phép lạ, mới từ trần năm ngoái trong an lành. Nhưng có một sự thật, có một phép lạ hiển nhiên, đó là một THỨ PHÉP LẠ KHÔNG PHẢI MUỐN THIÊN CHÚA LÀM THEO Ý CHÚNG TA MÀ PHÉP LẠ SẼ XẢY ĐẾN NẾU CHÚNG TA LÀM THEO Ý THIÊN CHÚA.
Thực vậy, chính cuộc đời của Đức Maria là một phép lạ vì cuộc đời ấy trở thành một gương mẫu trong việc lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Chúng ta cần chú ý, bắt chước đến cách Đức Mẹ lắng nghe Lời Chúa qua một tiến trình như sau:
Đoàn người sốt mến kính Mẹ tại Fatima Bình Triệu |
- Chúng ta nói – Thiên Chúa nghe
- Thiên Chúa nói – Chúng ta nghe
- Chúng ta đối thoại với Thiên Chúa – Cả hai bên đều lắng nghe
- Thiên Chúa đối thoại với chúng ta – Cả hai bên đều bộc lộ ý tưởng.
_ Thực hành Lời Chúa sẽ phải chấp nhận “mất đi” con người của mình rất nhiều. Sự “mất đi” này sẽ dẫn đến những thiệt thòi rất cụ thể trong đời sống thực tế, thậm chí có lúc còn bị tổn thương đến cả những ngõ ngách của tâm hồn nữa.
_ Làm theo Lời Chúa thì người ta có bị sống trong tư thế chỉ biết khuất phục, thụ động, những ý muốn bị cuộn tròn, tù túng hay không? Thưa, chắc chắn là không; vì khi nghe và cảm nhận Lời Chúa một cách sâu sắc, bỗng dưng người ta không còn bị các thứ tiền bạc, danh vọng, quyền lực, thanh thế (nói chung là tham sân si) vây quanh; từ đây tất cả nhẹ tựa tơ hồng và người ta thấy mình không phải là một thứ nô lệ cho một chủ thuyết nào cả, và sự thực hành Lời Chúa trở thành việc tự nguyện, cao hơn nữa lại trở thành một niềm vui, từ điểm tựa là niềm tin.
Thánh lễ kết thúc, các bà các chị đến gần Đức Mẹ để cầu nguyện, một việc làm rất quen thuộc trong nhà đạo chúng ta; nhưng chắc là ít ai còn nhớ có một giai thoại do một tờ báo thuật lại về nhà thờ Fatima như thế này:
“Một lần nọ, có đoàn rước của giáo phận Sài Gòn, rước Đức Mẹ Thánh Du từ Sài Gòn đến vùng Thủ Dầu Một. Đi ngang khu vực này, bỗng dưng tất cả các xe của đoàn rước bị khựng lại, tắt máy, và làm thế nào cũng không đi tiếp được. Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình cũng có mặt trong đoàn rước đó, liền cầu xin và nguyện rằng: “ Xin Đức Mẹ cho hành trình của chúng con được tiếp tục tốt đẹp, sau này chúng con sẽ thành lập một trung tâm sùng kính Đức Mẹ ở vùng này” thế rồi tất cả các xe lại nổ máy lên đường dễ dàng. Thế là Trung Tâm Fatima Bình Triệu được thành lập từ đó đến nay và các ngày thứ bảy có nhiều giáo dân nhiều nơi đến đây cầu nguyện và nơi này đã trở thành một giáo xứ.
Nhưng trong tài liệu niên giám của giáo phận Sài Gòn thì có đoạn viết về giáo xứ Fatima Bình Triệu như sau: “ Họ Fatima Bình Triệu vốn là Trung Tâm hành hương Fatima Bình Triệu, do linh mục Võ Văn Bộ thành lập năm 1966 và được chuyển thành họ đạo vào tháng 8 năm 1977…”
Dẫu được hình thành như thế nào thì đây cũng là một nơi trên đất nước Việt Nam, nhắc nhớ lại biến cố phép lạ Đức Mẹ đã hiện ra ở Fatima vì thương yêu các tín hữu.