Cảm nhận của các chủng sinh Hoa Kỳ phục vụ tại các bệnh viện quân đội
“I Had Lost My Faith, But You Helped Me Find It”
Khi tiếng gió gào thét lên (howl) giữa lúc tuyết rơi và nhiệt độ dưới mức đông giá (subfreezing), một đám đông nhỏ đang tụ tập bên ngoài cổng vào của bệnh viện được tọa lạc bên trong Doanh Trại của Lục Quân (Army) Hoa Kỳ tại Đức Quốc. Khi các chiếc xe bus chạy đến, tất cả các bác sĩ, các y tá, các nhân viên kỷ thuật y học và các nhân viên hành chánh đều hướng về chiếc xe bus đầu tiên trong trạng thái hồi hộp, lo lắng.
Những chiếc xe buýt này chở các bệnh nhân đầu tiên được di tản khỏi vụ nổ bom chết người vào tháng 12/2004 tại thành phố Mosul, Irắc, khiến cho 22 binh sĩ thiệt mạng, và làm bị thương thêm gần khoảng 70 binh sĩ khác nữa khi họ đang ăn trưa tại nhà ăn của Lục Quân.
Tim Schiebe và tôi vừa mới đến bệnh viện này, bệnh viện Trung Tâm Y Học Vùng Landstuhl, một ngày trước đó, để phục vụ như là những ứng viên tuyên uý trong suốt thời gian nghĩ Giáng Sinh. Trước tiên, chúng tôi thoáng nghĩ đây chỉ đơn giản là thời gian để chúng tôi học biết về sứ vụ mục tử trong bối cảnh của một bệnh viện, nhưng giờ đây chúng tôi nhận thức được rằng: chúng tôi được mời gọi để phục vụ trong một vai trò trực tiếp quan trọng hơn qua việc chăm sóc những người nam và nữ binh sĩ bị thương rất nặng. Khi chúng tôi có mặt tại đó để chăm sóc họ, thì hầu như họ lại chính là những người chăm sóc chúng tôi trong rất nhiều hoàn cảnh hết sức đặc biệt và không tưởng.
Mặc dầu rất nhiều binh sĩ này đang phải diện đối với một viển ảnh là cuộc sống của họ, rồi sẽ phải bị đổi thay, vì tật nguyền, vì những vết thương của cuộc chiến, gây ra bởi những chấn thương hết sức trầm trọng mà họ gánh phải, thế nhưng, họ vẫn không màng nghĩ đến những chuyện đó, mà lại nghĩ đến những đồng đội của họ đang vẫn còn chinh chiến binh lửa nơi chiến tuyến, hay những người bạn binh sĩ bị thương khác của họ trong bệnh viện, và gia đình của họ nơi hậu phương, hơn là nghĩ đến những cuộc sống cho riêng họ. Vào một buổi sáng, chúng tôi dõi nhìn theo một vị linh mục xức dầu bệnh nhân cho một người lính thủy quân lục chiến trong Phòng Cấp Cứu. Người lính thủy quân lục chiến trẻ tuổi này, chỉ mới có 20 tuổi là cùng, bị xúc động mạnh mẽ bởi những lời cầu nguyện, bởi việc xức dầu, và những ngữ từ an ủi của vị linh mục. Giây phút đó quả thật hết sức linh thiêng! Khi những giọt lệ bắt đầu tuôn chảy xuống cặp mắt của anh ta, anh ta nói, “Con đã mất đức tin, thế nhưng chính Cha đã giúp con tìm lại được.”
Với tư cách là những ứng viên tuyên úy cho Lục Quân, Tim và tôi được có dịp phục vụ trong Lực Lượng Trừ Bị của Quân Đội khi chúng tôi đang tiếp tục học thần học tại Đại Học Giáo Hoàng Bắc Mỹ tại Rôma. Mặc dầu Hải Quân và Không Quân cũng có những chương trình tương tự, thế nhưng Lục Quân lại là ngành chọn lựa tự nhiên của chúng tôi. Vì suy cho cùng, trước khi Tim trở thành chủng sinh cho Tổng Giáo Phận St. Paul & Minneapolis, Tim cũng đã từng phục vụ 4 năm trong Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia của tiểu bang Minnesota với tư cách là một trợ lý viên cho Cha tuyên uý.
Còn riêng tôi, trước khi bắt đầu việc trở thành chủng sinh cho Giáo Phận Spokane, tôi cũng đã từng phục vụ 8 năm trong Lục Quân với tư cách là Sĩ Quan Quân Y của Lục Quân, với các tours (nhiệm sở được giao) tại Đức Quốc, Ai Cập và tiểu bang Washington. Lục Quân, là một môi trường học hỏi phong phú và đa dạng cho hầu hết các chủng sinh, mà không nơi nào có thể cho họ cơ hội để làm việc cho một Mục Sư Tin Lành, bên cạnh một Linh Mục Tuyên Úy Công Giáo, trong một văn phòng của một tuyên uý Tin Lành Giáo theo hệ phái Luther, cũng như biết bao người có đức tin khác nhau, tựu chung cùng đều phục vụ và chăm sóc cho những binh sĩ Kitô Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Phật Giáo và vô thần, những người đến và thuộc mọi tầng lớp xã hội, cũng như mọi nền văn hóa chủng tộc khác nhau.
Thật sự đây đúng là một vinh dự rất lớn để có mặt cùng với những vị anh hùng, những người đã xã thân quá nhiều, cho chính Thiên Chúa và cho Quốc Gia (Pro Deo et Patria) của chúng ta, và chúng tôi sẽ không bao giờ quên thời gian mà chúng tôi có với họ và những bài học mà họ, những người binh sĩ anh dũng, đã dạy cho chúng tôi.
Bài viết trên là của hai tác giả chủng sinh: James J. Peak thuộc Giáo Phận Spokane, Khóa 2007, thành viên của Hội Đồng Cha Cataldo 3762 tại thành phố Kellogg, thuộc tiểu bang Idaho; và Timothy S. Schiebe thuộc Tổng Giáo Phận St. Paul & Minneapolis, Khóa 2006. Nguyên bản tiếng Anh được trích đăng trong tạp chí Columbia của Hội Hiệp Sĩ Columbus, số ra tháng 2/2006 trên trang 17 để Quý Vị tiện theo dõi.
“I Had Lost My Faith, But You Helped Me Find It”
Pro Deo et Patria |
Những chiếc xe buýt này chở các bệnh nhân đầu tiên được di tản khỏi vụ nổ bom chết người vào tháng 12/2004 tại thành phố Mosul, Irắc, khiến cho 22 binh sĩ thiệt mạng, và làm bị thương thêm gần khoảng 70 binh sĩ khác nữa khi họ đang ăn trưa tại nhà ăn của Lục Quân.
Tim Schiebe và tôi vừa mới đến bệnh viện này, bệnh viện Trung Tâm Y Học Vùng Landstuhl, một ngày trước đó, để phục vụ như là những ứng viên tuyên uý trong suốt thời gian nghĩ Giáng Sinh. Trước tiên, chúng tôi thoáng nghĩ đây chỉ đơn giản là thời gian để chúng tôi học biết về sứ vụ mục tử trong bối cảnh của một bệnh viện, nhưng giờ đây chúng tôi nhận thức được rằng: chúng tôi được mời gọi để phục vụ trong một vai trò trực tiếp quan trọng hơn qua việc chăm sóc những người nam và nữ binh sĩ bị thương rất nặng. Khi chúng tôi có mặt tại đó để chăm sóc họ, thì hầu như họ lại chính là những người chăm sóc chúng tôi trong rất nhiều hoàn cảnh hết sức đặc biệt và không tưởng.
Mặc dầu rất nhiều binh sĩ này đang phải diện đối với một viển ảnh là cuộc sống của họ, rồi sẽ phải bị đổi thay, vì tật nguyền, vì những vết thương của cuộc chiến, gây ra bởi những chấn thương hết sức trầm trọng mà họ gánh phải, thế nhưng, họ vẫn không màng nghĩ đến những chuyện đó, mà lại nghĩ đến những đồng đội của họ đang vẫn còn chinh chiến binh lửa nơi chiến tuyến, hay những người bạn binh sĩ bị thương khác của họ trong bệnh viện, và gia đình của họ nơi hậu phương, hơn là nghĩ đến những cuộc sống cho riêng họ. Vào một buổi sáng, chúng tôi dõi nhìn theo một vị linh mục xức dầu bệnh nhân cho một người lính thủy quân lục chiến trong Phòng Cấp Cứu. Người lính thủy quân lục chiến trẻ tuổi này, chỉ mới có 20 tuổi là cùng, bị xúc động mạnh mẽ bởi những lời cầu nguyện, bởi việc xức dầu, và những ngữ từ an ủi của vị linh mục. Giây phút đó quả thật hết sức linh thiêng! Khi những giọt lệ bắt đầu tuôn chảy xuống cặp mắt của anh ta, anh ta nói, “Con đã mất đức tin, thế nhưng chính Cha đã giúp con tìm lại được.”
Với tư cách là những ứng viên tuyên úy cho Lục Quân, Tim và tôi được có dịp phục vụ trong Lực Lượng Trừ Bị của Quân Đội khi chúng tôi đang tiếp tục học thần học tại Đại Học Giáo Hoàng Bắc Mỹ tại Rôma. Mặc dầu Hải Quân và Không Quân cũng có những chương trình tương tự, thế nhưng Lục Quân lại là ngành chọn lựa tự nhiên của chúng tôi. Vì suy cho cùng, trước khi Tim trở thành chủng sinh cho Tổng Giáo Phận St. Paul & Minneapolis, Tim cũng đã từng phục vụ 4 năm trong Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia của tiểu bang Minnesota với tư cách là một trợ lý viên cho Cha tuyên uý.
Còn riêng tôi, trước khi bắt đầu việc trở thành chủng sinh cho Giáo Phận Spokane, tôi cũng đã từng phục vụ 8 năm trong Lục Quân với tư cách là Sĩ Quan Quân Y của Lục Quân, với các tours (nhiệm sở được giao) tại Đức Quốc, Ai Cập và tiểu bang Washington. Lục Quân, là một môi trường học hỏi phong phú và đa dạng cho hầu hết các chủng sinh, mà không nơi nào có thể cho họ cơ hội để làm việc cho một Mục Sư Tin Lành, bên cạnh một Linh Mục Tuyên Úy Công Giáo, trong một văn phòng của một tuyên uý Tin Lành Giáo theo hệ phái Luther, cũng như biết bao người có đức tin khác nhau, tựu chung cùng đều phục vụ và chăm sóc cho những binh sĩ Kitô Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Phật Giáo và vô thần, những người đến và thuộc mọi tầng lớp xã hội, cũng như mọi nền văn hóa chủng tộc khác nhau.
Thật sự đây đúng là một vinh dự rất lớn để có mặt cùng với những vị anh hùng, những người đã xã thân quá nhiều, cho chính Thiên Chúa và cho Quốc Gia (Pro Deo et Patria) của chúng ta, và chúng tôi sẽ không bao giờ quên thời gian mà chúng tôi có với họ và những bài học mà họ, những người binh sĩ anh dũng, đã dạy cho chúng tôi.
Bài viết trên là của hai tác giả chủng sinh: James J. Peak thuộc Giáo Phận Spokane, Khóa 2007, thành viên của Hội Đồng Cha Cataldo 3762 tại thành phố Kellogg, thuộc tiểu bang Idaho; và Timothy S. Schiebe thuộc Tổng Giáo Phận St. Paul & Minneapolis, Khóa 2006. Nguyên bản tiếng Anh được trích đăng trong tạp chí Columbia của Hội Hiệp Sĩ Columbus, số ra tháng 2/2006 trên trang 17 để Quý Vị tiện theo dõi.