Manila: Những người tỵ nạn Việt Nam tại Phi Luật Tân đang trông mong Quốc Hội thông qua dự luật cho phép họ thường trú tại nước này.
Một số người Việt Nam đã bỏ nước ra đi tìm tự dọ đang làm việc cho Ủy Ban phục vụ Người Di Dân và Lưu Ðộng của Hội Ðồng Giám Mục tại Giáo Phận Purerto Pricesa cho hai dự luật quốc hội hầu cho phép họ được thường trú tại Phi Luật Tân.
Chủ tịch Cộng Ðồng người Việt gồm khoảng 200 người đang sống tại Vietville, Puerto Princesa, cách Manila 580 cây số về hướng Tây Nam, là Ông Chế Nhật Giao đã cho Thông Tấn Xã Công Giáo Á Châu biết rằng phần đông người Việt còn lại muốn ở lại Phi Luật Tân.
Khoảng 50 người Việt sống rải rác tại tỉnh Palawan, thủ phủ là Pureto Princesa, Palawan bao gồm đảo Palawan và hơn 1700 hòn đảo nhỏ, là một tỉnh lớn nhất về mặt địa lý tại Phi Luật Tân.
Theo Ông Giao, phần lớn các "thuyền nhân" tới Phi Luật Tân vào năm 1989 hay 1990, và một số đã lập gia đình với người Phi Luật Tân. Khoảng 1500 người tỵ nạn đã được cấp thường trú và đang sống rải rác ngoài tỉnh Palawan.
Ông Giáo cho biết thêm một sống đang chờ đợi giấy tờ cứu xét để định cự tại đệ tam quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Úc Ðại Lợi hay tại Âu Châu.
Theo thỏa ước năm 1996 với chính quyền Phi Luật Tân đã cho phép người Việt sống tại Phi Luật Tân dưới sự chăm sóc của Ủy Ban Giám Mục và Giáo Phận Puerto Princesa. Nhưng quyền lợi và đặc ân bị giới hạn.
Những người được cấp thường trú, họ được phép đi ra nước ngoài theo nguyện vọng của họ "để thăm thân nhân một lần nữa ít nhất là một lần trong đời". Ông Giáo cho biết ông cũng muốn gặp lại Cha Mẹ của ông vẫn còn ở lại Việt Nam, mà cha mẹ ông quá già yếu không thể đến Phi Luật Tân thăm con được.
Ông Giao nguyên là kỹ sư điện tại Việt Nam, gia đình ông đã nằm trong sổ đen và người Cha của ông đã bị đi học tập cải tạo vì phục vụ trong quân đội chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Ông còn hai anh em đang sống tại Hoa Kỳ, nhưng Ông Giáo nói ông muốn ở lại Phi Luật Tân là nơi ông được lớn lên trong yêu thương.
Theo thỏa ước năm 1996, tất cả con cái của người Việt tỵ nạn không được hưởng nền giáo dục cho dẫu các em được sinh ra tại Phi Luật Tân.
Nghị sĩ Abraham Mitra tại Palawan đã đề nghị dự luật 5271, theo đó cho phép người Việt tị nạn được cấp thường trú. Trong phần ghi chú nói thêm rằng điều này sẽ là quan tâm tương trợ cho người Việt được nhận thường trú và giúp họ hội nhập vào xã hội Phi Luật Tân. Trong dự luật cũng nói thêm rằng người Việt tỵ nạn là những người "tự tin, yêu chuộng hòa bình, tuân hành luật phát và biết định hướng" đã không được sự bảo vệ dưới luật pháp của chúng ta và là những người dễ bị thương tổn".
Một dự luật khác 1272, cũng bao gồm đến người tị nạn đã đến Phi Luật Tân vào thời điểm từ năm 1989 đến năm 1995 cùng với con cái họ. Và dự luật này cũng cho phép họ được nhận quyền công dân sau 5 năm cấp giấy thường trú và chỉ khác dự luật 5271 về một số chi tiết cũng như lệ phí nộp đơn.
Nếu hai dự luật này được thông qua tại hạ nghị viện, sẽ được đưa lên thảo luận tại Thượng Viện trước khi Tổng Thống Gloria Macapaga- Arroyo ấn ký.
Ðức Giám Mục Pedro Arigo tại giáo phận Purerto Pricesa cho biết Giáo Hội sẽ tiếp tục tạo sức ép để cho phép người Việt được chứng nhận thường trú. Ngài cũng đã thông báo về các dự luật này với giáo dân khi cử hành Thánh Lễ cho người Việt vào ngày Chúa Nhật.
Ông Giao phỏng ước 40% người Việt sống tại Phi là Công Giáo, 38% là Phật Giáo và số còn lại là Tin Lành.
Tình trạng giữa người Việt sống tại Phi Luật Tân cũng là những vấn đề được bà Tổng Thống Arroyo đưa ra trong chuyến viếng thăm Hà Nội từ ngày 6-7/11 vừa qua. Trong đó bà đã đưa ra với Chủ Tịch Trần Ðức Lương cho phép người Việt tại Phi Luật Tân được hồi hương nếu họ muốn.
Tuy nhiên Bà Arroyo cho biết người Việt sống tại Phi "tuân hành luật pháp và tăng gia sản xuất" được "hoan hỷ" đón nhận họ ở lại Phi Luật Tân nếu họ muốn.
Theo thứ trưởng Lualhati Pablo tại Phi Luật Tân cho biết có khoảng 22 người việt đang chờ đợi Việt Nam cho phép để hồi hương. Từ năm 1996, khoảng 100 người đã xin hồi hương trở về Việt Nam.
Một số người Việt Nam đã bỏ nước ra đi tìm tự dọ đang làm việc cho Ủy Ban phục vụ Người Di Dân và Lưu Ðộng của Hội Ðồng Giám Mục tại Giáo Phận Purerto Pricesa cho hai dự luật quốc hội hầu cho phép họ được thường trú tại Phi Luật Tân.
Chủ tịch Cộng Ðồng người Việt gồm khoảng 200 người đang sống tại Vietville, Puerto Princesa, cách Manila 580 cây số về hướng Tây Nam, là Ông Chế Nhật Giao đã cho Thông Tấn Xã Công Giáo Á Châu biết rằng phần đông người Việt còn lại muốn ở lại Phi Luật Tân.
Khoảng 50 người Việt sống rải rác tại tỉnh Palawan, thủ phủ là Pureto Princesa, Palawan bao gồm đảo Palawan và hơn 1700 hòn đảo nhỏ, là một tỉnh lớn nhất về mặt địa lý tại Phi Luật Tân.
Theo Ông Giao, phần lớn các "thuyền nhân" tới Phi Luật Tân vào năm 1989 hay 1990, và một số đã lập gia đình với người Phi Luật Tân. Khoảng 1500 người tỵ nạn đã được cấp thường trú và đang sống rải rác ngoài tỉnh Palawan.
Ông Giáo cho biết thêm một sống đang chờ đợi giấy tờ cứu xét để định cự tại đệ tam quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Úc Ðại Lợi hay tại Âu Châu.
Theo thỏa ước năm 1996 với chính quyền Phi Luật Tân đã cho phép người Việt sống tại Phi Luật Tân dưới sự chăm sóc của Ủy Ban Giám Mục và Giáo Phận Puerto Princesa. Nhưng quyền lợi và đặc ân bị giới hạn.
Những người được cấp thường trú, họ được phép đi ra nước ngoài theo nguyện vọng của họ "để thăm thân nhân một lần nữa ít nhất là một lần trong đời". Ông Giáo cho biết ông cũng muốn gặp lại Cha Mẹ của ông vẫn còn ở lại Việt Nam, mà cha mẹ ông quá già yếu không thể đến Phi Luật Tân thăm con được.
Ông Giao nguyên là kỹ sư điện tại Việt Nam, gia đình ông đã nằm trong sổ đen và người Cha của ông đã bị đi học tập cải tạo vì phục vụ trong quân đội chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Ông còn hai anh em đang sống tại Hoa Kỳ, nhưng Ông Giáo nói ông muốn ở lại Phi Luật Tân là nơi ông được lớn lên trong yêu thương.
Theo thỏa ước năm 1996, tất cả con cái của người Việt tỵ nạn không được hưởng nền giáo dục cho dẫu các em được sinh ra tại Phi Luật Tân.
Nghị sĩ Abraham Mitra tại Palawan đã đề nghị dự luật 5271, theo đó cho phép người Việt tị nạn được cấp thường trú. Trong phần ghi chú nói thêm rằng điều này sẽ là quan tâm tương trợ cho người Việt được nhận thường trú và giúp họ hội nhập vào xã hội Phi Luật Tân. Trong dự luật cũng nói thêm rằng người Việt tỵ nạn là những người "tự tin, yêu chuộng hòa bình, tuân hành luật phát và biết định hướng" đã không được sự bảo vệ dưới luật pháp của chúng ta và là những người dễ bị thương tổn".
Một dự luật khác 1272, cũng bao gồm đến người tị nạn đã đến Phi Luật Tân vào thời điểm từ năm 1989 đến năm 1995 cùng với con cái họ. Và dự luật này cũng cho phép họ được nhận quyền công dân sau 5 năm cấp giấy thường trú và chỉ khác dự luật 5271 về một số chi tiết cũng như lệ phí nộp đơn.
Nếu hai dự luật này được thông qua tại hạ nghị viện, sẽ được đưa lên thảo luận tại Thượng Viện trước khi Tổng Thống Gloria Macapaga- Arroyo ấn ký.
Ðức Giám Mục Pedro Arigo tại giáo phận Purerto Pricesa cho biết Giáo Hội sẽ tiếp tục tạo sức ép để cho phép người Việt được chứng nhận thường trú. Ngài cũng đã thông báo về các dự luật này với giáo dân khi cử hành Thánh Lễ cho người Việt vào ngày Chúa Nhật.
Ông Giao phỏng ước 40% người Việt sống tại Phi là Công Giáo, 38% là Phật Giáo và số còn lại là Tin Lành.
Tình trạng giữa người Việt sống tại Phi Luật Tân cũng là những vấn đề được bà Tổng Thống Arroyo đưa ra trong chuyến viếng thăm Hà Nội từ ngày 6-7/11 vừa qua. Trong đó bà đã đưa ra với Chủ Tịch Trần Ðức Lương cho phép người Việt tại Phi Luật Tân được hồi hương nếu họ muốn.
Tuy nhiên Bà Arroyo cho biết người Việt sống tại Phi "tuân hành luật pháp và tăng gia sản xuất" được "hoan hỷ" đón nhận họ ở lại Phi Luật Tân nếu họ muốn.
Theo thứ trưởng Lualhati Pablo tại Phi Luật Tân cho biết có khoảng 22 người việt đang chờ đợi Việt Nam cho phép để hồi hương. Từ năm 1996, khoảng 100 người đã xin hồi hương trở về Việt Nam.