(AsiaNews, UCAN) - Hôm qua 22/02/2006, Đức Thánh Cha đã vinh thăng Hồng Y cho Đức Cha Giuse Trần Nhật Quân (Joseph Zen Ze-kiun), một tháng sau khi vị giám mục 74 tuổi này đệ đơn xin về hưu. Ngài là vị lãnh đạo thứ hai của Hồng Kông và là người thứ sáu trong lịch sử Giáo Hội Trung Quốc được vinh thăng Hồng y.
Đức Tân Hồng y Trần Nhật Quân sinh ngày 13/01/1930 trong một gia đình Công Giáo ở Thượng Hải. Ngài trở thành thỉnh sinh của dòng Don Bosco vào năm 1944 và khi vẫn còn là một cậu bé, ngài đã phải rời bỏ Thượng Hải để đến Hồng Kông vào năm 1948 sau khi tu viện nơi ngài sinh sống bị trúng bom của Cộng Sản và sau đó vào Tiểu Chủng viện dòng Don Bosco.
Ngài được thụ phong linh mục năm vào 1961 ở Turin, Italy, sau đó tiếp tục học ở Đại học của Dòng Salesiêng ở Rôma, và đạt được học vị Tiến sĩ Triết học. Từ năm 1971 giảng dạy môn triết học và thần học ở Chủng viện Chúa Thánh Thần của Hồng Kông.
Từ năm 1978 đến năm 1983, ngài phục vụ trên cương vị Bề trên Tỉnh dòng Don Bosco khu vực Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Từ 1984 đến 1991, ngài trở lại chủng viện với cương vị Giám đốc bộ môn triết học, cũng trong thời gian này, từ năm 1989 đến 1998, ngài trở thành thần học gia dầu tiên đến từ Hồng Kông được phép giảng dạy cho các chủng sinh ở Trung Quốc cả hai Giáo Hội chính thức và thầm lặng.
Năm 1996, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài trở thành Giám Mục Phụ tá của Hồng Kông, ngài vẫn tiếp tục giảng dạy mỗi năm 6 tháng cho các chủng sinh ở Trung Quốc, trong đó có Chủng viện Sheshan ở Thượng Hải.
Vào tháng Chín năm 2000, chính quyền Bắc Kinh chỉ trích Toà Thánh Vatican công bố phong thánh cho 120 vị thánh tử đạo người Trung Quốc vào đúng 01 tháng Mười, ngày Quốc khánh của Trung Quốc. Đức Cha Quân đã làm chính quyền Trung Quốc tức giận và cấm ngài đến lục địa 6 năm vì ngài bảo vệ sự tự do của Giáo Hội và vì ngài đã viết một bài báo trên tờ báo địa phương bảo vệ lập trường của Toà Thánh Vatican trong việc phong thánh cho các vị tử đạo.
Ngài cũng là người chỉ trích gay gắt sự đối phó của Bắc Kinh đối với Phong trào tôn giáo Pháp Luân Công, vốn bị các lãnh đạo Trung Quốc đặt ngoài vòng pháp luật do “âm mưu lật đổ” Đảng Cộng sản.
Khi trở thành Giám Mục của Hồng Kông vào ngày 23/09/2002, sau khi Đức Hồng Y Gioan Baotixita Wu Cheng-chung qua đời vì bệnh tật, ngài và giáo phận của ngài đã lên tiếng về đề nghị đưa ra luật chống lật đổ - làm 500.000 người biểu tình trên đường phố - được đưa vào Điều 23 của Luật Căn Bản, vốn có thể dễ dàng dẫn đến việc vi phạm các quyền công dân cơ bản và quyền về chính trị. Trong cùng năm, ngài đã lên tiếng lo ngại về cải cách giáo dục gây tranh cãi, theo luật mới xoá bỏ vai trò của Giáo Hội trong việc điều hành các trường học Công Giáo và trong việc thăng tiến văn hoá Công Giáo. Tháng 12 vừa qua, ngài đã đưa ra vụ kiện chống lại chính quyền địa phương qua luật giáo dục này, theo ngài đe doạ đến vai trò giám sát của giáo phận đối với các trường Công Giáo, có thể phiên toà sẽ được mở vào tháng 10 năm 2006.
Ngài đã viếng thăm Trung Hoa lục địa vào ngày 03/05/2004 lần đầu tiên kể từ năm 1998. Ngài trở thành vị Giám Mục đầu tiên của Hồng Kông đến Trung Quốc kể từ khi Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc.
Ngài được trao vinh dự ‘Người của Năm 2003’ của Hồng Kông vì sự dấn thân của ngài cho dân chủ và những chỉ trích của ngài về đường lối lãnh đạo thất bại của Đặc khu trưởng Đổng Kiến Hoa. Bảo vệ vững chắc nhân quyền và tự do tôn giáo, ngài tiếp tục ủng hộ phong trào phò dân chủ của địa hạt và đòi hỏi quyền đầu phiếu phổ thông.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đã bổ nhiệm ngài là thành viên Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu (diễn ra tháng 4-5 năm 1998) và gần đây, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm ngài là thành viên của Hậu Thượng Hội đồng Giám Mục về Thánh Thể, tổ chức vào tháng Mười, 2005. Tại Thượng Hội đồng này, ngài đã trình bày về Trung Quốc vì không có giám mục nào trong số 04 vị giám mục Trung Quốc lục địa được mời có thể tham dự.
Vào đầu năm 2006, Đức Tân Hồng Y đã viết thư gửi đến Đức Thánh Cha xin về hưu theo giáo luật vì lý do tuổi tác.
Đức Tân Hồng y Trần Nhật Quân sinh ngày 13/01/1930 trong một gia đình Công Giáo ở Thượng Hải. Ngài trở thành thỉnh sinh của dòng Don Bosco vào năm 1944 và khi vẫn còn là một cậu bé, ngài đã phải rời bỏ Thượng Hải để đến Hồng Kông vào năm 1948 sau khi tu viện nơi ngài sinh sống bị trúng bom của Cộng Sản và sau đó vào Tiểu Chủng viện dòng Don Bosco.
Ngài được thụ phong linh mục năm vào 1961 ở Turin, Italy, sau đó tiếp tục học ở Đại học của Dòng Salesiêng ở Rôma, và đạt được học vị Tiến sĩ Triết học. Từ năm 1971 giảng dạy môn triết học và thần học ở Chủng viện Chúa Thánh Thần của Hồng Kông.
Từ năm 1978 đến năm 1983, ngài phục vụ trên cương vị Bề trên Tỉnh dòng Don Bosco khu vực Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Từ 1984 đến 1991, ngài trở lại chủng viện với cương vị Giám đốc bộ môn triết học, cũng trong thời gian này, từ năm 1989 đến 1998, ngài trở thành thần học gia dầu tiên đến từ Hồng Kông được phép giảng dạy cho các chủng sinh ở Trung Quốc cả hai Giáo Hội chính thức và thầm lặng.
Năm 1996, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài trở thành Giám Mục Phụ tá của Hồng Kông, ngài vẫn tiếp tục giảng dạy mỗi năm 6 tháng cho các chủng sinh ở Trung Quốc, trong đó có Chủng viện Sheshan ở Thượng Hải.
Vào tháng Chín năm 2000, chính quyền Bắc Kinh chỉ trích Toà Thánh Vatican công bố phong thánh cho 120 vị thánh tử đạo người Trung Quốc vào đúng 01 tháng Mười, ngày Quốc khánh của Trung Quốc. Đức Cha Quân đã làm chính quyền Trung Quốc tức giận và cấm ngài đến lục địa 6 năm vì ngài bảo vệ sự tự do của Giáo Hội và vì ngài đã viết một bài báo trên tờ báo địa phương bảo vệ lập trường của Toà Thánh Vatican trong việc phong thánh cho các vị tử đạo.
Ngài cũng là người chỉ trích gay gắt sự đối phó của Bắc Kinh đối với Phong trào tôn giáo Pháp Luân Công, vốn bị các lãnh đạo Trung Quốc đặt ngoài vòng pháp luật do “âm mưu lật đổ” Đảng Cộng sản.
Khi trở thành Giám Mục của Hồng Kông vào ngày 23/09/2002, sau khi Đức Hồng Y Gioan Baotixita Wu Cheng-chung qua đời vì bệnh tật, ngài và giáo phận của ngài đã lên tiếng về đề nghị đưa ra luật chống lật đổ - làm 500.000 người biểu tình trên đường phố - được đưa vào Điều 23 của Luật Căn Bản, vốn có thể dễ dàng dẫn đến việc vi phạm các quyền công dân cơ bản và quyền về chính trị. Trong cùng năm, ngài đã lên tiếng lo ngại về cải cách giáo dục gây tranh cãi, theo luật mới xoá bỏ vai trò của Giáo Hội trong việc điều hành các trường học Công Giáo và trong việc thăng tiến văn hoá Công Giáo. Tháng 12 vừa qua, ngài đã đưa ra vụ kiện chống lại chính quyền địa phương qua luật giáo dục này, theo ngài đe doạ đến vai trò giám sát của giáo phận đối với các trường Công Giáo, có thể phiên toà sẽ được mở vào tháng 10 năm 2006.
Ngài đã viếng thăm Trung Hoa lục địa vào ngày 03/05/2004 lần đầu tiên kể từ năm 1998. Ngài trở thành vị Giám Mục đầu tiên của Hồng Kông đến Trung Quốc kể từ khi Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc.
Ngài được trao vinh dự ‘Người của Năm 2003’ của Hồng Kông vì sự dấn thân của ngài cho dân chủ và những chỉ trích của ngài về đường lối lãnh đạo thất bại của Đặc khu trưởng Đổng Kiến Hoa. Bảo vệ vững chắc nhân quyền và tự do tôn giáo, ngài tiếp tục ủng hộ phong trào phò dân chủ của địa hạt và đòi hỏi quyền đầu phiếu phổ thông.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đã bổ nhiệm ngài là thành viên Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu (diễn ra tháng 4-5 năm 1998) và gần đây, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm ngài là thành viên của Hậu Thượng Hội đồng Giám Mục về Thánh Thể, tổ chức vào tháng Mười, 2005. Tại Thượng Hội đồng này, ngài đã trình bày về Trung Quốc vì không có giám mục nào trong số 04 vị giám mục Trung Quốc lục địa được mời có thể tham dự.
Vào đầu năm 2006, Đức Tân Hồng Y đã viết thư gửi đến Đức Thánh Cha xin về hưu theo giáo luật vì lý do tuổi tác.