Đức Thánh Cha lên án các vụ thảm sát ở Congo Phi Châu (DRC) và kêu gọi bảo vệ thường dân
Đức Thánh Cha kêu gọi chính quyền Congo Phi Châu (DRC) và cộng đồng quốc tế làm mọi cách có thể để chấm dứt bạo lực ở miền đông đất nước và bảo vệ thường dân. Ngài cũng kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình ở tất cả các quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá.
(Tin Vatican)
Phát biểu sau buổi đọc kinh Truyền Tin vào Chủ Nhật (16/6/2024), Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi bảo vệ thường dân ở miền đông Congo Phi Châu (DRC), nơi đã và đang xảy ra nhiều cuộc tấn công trong những tuần qua.
"Tin tức đau lòng về các cuộc đụng độ và thảm sát vẫn tiếp tục diễn ra ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo", ĐTC nói trước khi đưa ra lời kêu gọi của mình.
"Tôi kêu gọi chính quyền quốc gia và cộng đồng quốc tế làm mọi cách có thể để chấm dứt bạo lực và bảo vệ mạng sống của thường dân", Đức Thánh Cha nói và lưu ý rằng trong số các nạn nhân, có nhiều người là Công Giáo.
ĐTC mô tả họ là những vị tử đạo, Đức Thánh Cha tiếp tục nói rằng “Sự hy sinh của họ là hạt giống nảy mầm và đơm hoa kết trái, dạy chúng ta làm chứng cho Tin Mừng với lòng can đảm và sự kiên định.”
Các cuộc tấn công ở Bắc Kivu
Các hãng thông tấn và chính quyền địa phương cho hay có từ 42 đến 80 người đã thiệt mạng trong một loạt các cuộc tấn công vào các ngôi làng ở lãnh thổ Beni do phiến quân Lực lượng Dân chủ Đồng minh (ADF) gây ra, còn được gọi là lãnh thổ Oicha, Beni là một phần của tỉnh Bắc Kivu.
Các cuộc tấn công, diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 5, xảy ra sau các vụ giết người khác trong hai tuần qua, trong đó những kẻ tấn công cũng đã đánh cắp xe máy và đốt nhà dân trong các cuộc đột kích.
Hãng thông tấn Africa cho biết dân làng bị phiến quân tấn công đã bỏ nhà cửa đi lánh nạn ở Kyatsaba, phía tây thành phố Beni và ở Mabalako, nơi Bệnh viện Đa khoa được cho là đã quá tải bệnh nhân, bao gồm cả những người bị thương.
Kể từ ngày 3 tháng 5, xã hội dân sự của lãnh thổ Beni cho hay có 123 thường dân đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công khác nhau do phiến quân ADF thực hiện ở khu vực Bapakombe-Pendekali, tại Mangina, Mantumbi, Kudukudu, Kalmango và Beu-Manyama.
Cộng hòa Congo Phi Châu (DRC) hiện có trụ sở tại miền đông Congo, đã tuyên thệ trung thành với Nhà nước Hồi giáo và thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công, làm mất ổn định ở một khu vực nơi có nhiều nhóm chiến binh đang hoạt động.
Nhóm phiến quân này bắt đầu làm một cuộc nổi loạn của Uganda và đã hoạt động từ miền đông Congo trong gần ba thập kỷ qua.
Thông tấn xã AFP cho biết cuộc tấn công mới nhất đã nâng tổng số người chết do các cuộc tấn công của ADF tại DRC trong tháng này lên gần 150 người.
Riêng, chính quyền DRC cũng đang giao chiến với phiến quân M23 có liên hệ với Rwanda, những kẻ chủ yếu hoạt động ở khu vực phía đông của đất nước.
Xin cầu nguyện cho hòa bình
Đức Thánh Cha xin những người theo dõi giờ kinh Truyền Tin hãy tiếp tục cầu nguyện cho những người dân đang phải chịu đựng chiến tranh bạo lực.
ĐTC kêu gọi: "Chúng ta hãy không ngừng cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine, Đất Thánh, Sudan, Myanmar và bất cứ nơi nào người dân đang phải chịu đựng chiến tranh".
Đức Thánh Cha kêu gọi chính quyền Congo Phi Châu (DRC) và cộng đồng quốc tế làm mọi cách có thể để chấm dứt bạo lực ở miền đông đất nước và bảo vệ thường dân. Ngài cũng kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình ở tất cả các quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá.
(Tin Vatican)
Phát biểu sau buổi đọc kinh Truyền Tin vào Chủ Nhật (16/6/2024), Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi bảo vệ thường dân ở miền đông Congo Phi Châu (DRC), nơi đã và đang xảy ra nhiều cuộc tấn công trong những tuần qua.
"Tin tức đau lòng về các cuộc đụng độ và thảm sát vẫn tiếp tục diễn ra ở miền đông Cộng hòa Dân chủ Congo", ĐTC nói trước khi đưa ra lời kêu gọi của mình.
"Tôi kêu gọi chính quyền quốc gia và cộng đồng quốc tế làm mọi cách có thể để chấm dứt bạo lực và bảo vệ mạng sống của thường dân", Đức Thánh Cha nói và lưu ý rằng trong số các nạn nhân, có nhiều người là Công Giáo.
ĐTC mô tả họ là những vị tử đạo, Đức Thánh Cha tiếp tục nói rằng “Sự hy sinh của họ là hạt giống nảy mầm và đơm hoa kết trái, dạy chúng ta làm chứng cho Tin Mừng với lòng can đảm và sự kiên định.”
Các cuộc tấn công ở Bắc Kivu
Các hãng thông tấn và chính quyền địa phương cho hay có từ 42 đến 80 người đã thiệt mạng trong một loạt các cuộc tấn công vào các ngôi làng ở lãnh thổ Beni do phiến quân Lực lượng Dân chủ Đồng minh (ADF) gây ra, còn được gọi là lãnh thổ Oicha, Beni là một phần của tỉnh Bắc Kivu.
Các cuộc tấn công, diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 5, xảy ra sau các vụ giết người khác trong hai tuần qua, trong đó những kẻ tấn công cũng đã đánh cắp xe máy và đốt nhà dân trong các cuộc đột kích.
Hãng thông tấn Africa cho biết dân làng bị phiến quân tấn công đã bỏ nhà cửa đi lánh nạn ở Kyatsaba, phía tây thành phố Beni và ở Mabalako, nơi Bệnh viện Đa khoa được cho là đã quá tải bệnh nhân, bao gồm cả những người bị thương.
Kể từ ngày 3 tháng 5, xã hội dân sự của lãnh thổ Beni cho hay có 123 thường dân đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công khác nhau do phiến quân ADF thực hiện ở khu vực Bapakombe-Pendekali, tại Mangina, Mantumbi, Kudukudu, Kalmango và Beu-Manyama.
Cộng hòa Congo Phi Châu (DRC) hiện có trụ sở tại miền đông Congo, đã tuyên thệ trung thành với Nhà nước Hồi giáo và thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công, làm mất ổn định ở một khu vực nơi có nhiều nhóm chiến binh đang hoạt động.
Nhóm phiến quân này bắt đầu làm một cuộc nổi loạn của Uganda và đã hoạt động từ miền đông Congo trong gần ba thập kỷ qua.
Thông tấn xã AFP cho biết cuộc tấn công mới nhất đã nâng tổng số người chết do các cuộc tấn công của ADF tại DRC trong tháng này lên gần 150 người.
Riêng, chính quyền DRC cũng đang giao chiến với phiến quân M23 có liên hệ với Rwanda, những kẻ chủ yếu hoạt động ở khu vực phía đông của đất nước.
Xin cầu nguyện cho hòa bình
Đức Thánh Cha xin những người theo dõi giờ kinh Truyền Tin hãy tiếp tục cầu nguyện cho những người dân đang phải chịu đựng chiến tranh bạo lực.
ĐTC kêu gọi: "Chúng ta hãy không ngừng cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine, Đất Thánh, Sudan, Myanmar và bất cứ nơi nào người dân đang phải chịu đựng chiến tranh".