Giáo Hội tại Á Châu trong việc kiếm tìm sự canh tân (Phần Cuối)

Một Cảm Nghiệm Cá Nhân Từ Sau Cuộc Họp của Hội Đồng Giám Mục Á Châu về Gia Đình

Nguyên bản tiếng Anh của bài viết này được viết bởi tác giả John Prior, thuộc Dòng Ngôi Lời

Phần ba của Bản Tuyên Ngôn tại Daejeon kêu gọi cần phải định hướng lại mục vụ gia đình. Vấn đề mục vụ chính yếu không phải là “Làm thế nào để các gia đình tham gia tích cực hơn trong giáo xứ?” mà là “Làm thế nào mà giáo xứ có thể củng cố mạnh mẽ hơn nữa sứ vụ gia đình trong xã hội?”

Tuyên Ngôn tại Daejeon cũng nêu lên vấn đề về các gia đình liên đức tin (interfaith) trong các đoạn 95 đến 98 rằng: “Tại Á Châu, là nơi sinh ra những tôn giáo lớn nhất thế giới, sẽ là chuyện thường tình trong đời sống hằng ngày khi phải chứng kiến việc gặp gỡ với những dân tộc có tín ngưỡng khác nhau…”

Phần nhiều, những cuộc hội ngộ đó, cũng là dịp để cho việc đối thoại liên tôn giáo được xảy ra nơi cấp độ gia đình…. Đặc biệt là trong việc hôn nhân với những người khác tín ngưỡng, thì cuộc đối thoại liên tôn phải là một cuộc đối thoại bằng ngôn từ, bằng tình yêu và bằng cuộc sống.”

Một cặp vợ chồng khác tín ngưỡng đến từ Mumbai, Ấn Độ, đã tham dự vào Cuộc Họp tại Daejeon là Bà Astrid Lobo (bà là người vợ, Công Giáo và là nhà thần học), cùng với chồng của Bà, một phẩu thuật gia theo đạo Hindu là Ông Kalbesh Gajiwala.

Bà Astrid giải thích thêm rằng: “Chúng tôi dạy dỗ con cái chúng tôi rằng cả hai tôn giáo đều quy hướng về Thiên Chúa, thế nhưng chúng tôi có những hình thức thờ phượng khác nhau. Và các con tôi chẳng ngần ngại gì cả khi chấp nhận về điều này. Hiện tại, chúng tôi cùng sẽ chia về những giá trị chung mà cả hai tôn giáo đều hướng tới.”

Những kinh nghiệm sống đã nói lên rằng các gia đình có tín ngưỡng khác nhau không phải hầu hết đều là những vấn nạn, mà đôi khi đó còn là những chiếc cầu để gắn kết.

Văn bản cũng nhìn nhận về nhiều dạng gia đình khác nhau. Tuy nhiên, theo ước muốn của một số Giám Mục, thì chúng ta nên đón nhận những người đồng giới tính vào trong các cộng đoàn của chúng ta, và khuyến khích các bậc làm cha mẹ đừng từ chối những đứa con đồng tính luyến ái của họ, đã không được đề cập trong Bản Tuyên Ngôn tại Daejeon.

Những người đồng tính, tự họ, không chọn về khuynh hướng giới tính cũng như phần lớn không nhận được lời mời gọi để sống độc thân. Một số các quốc gia tại Á Châu, như nước chủ nhà Nam Hàn chẳng hạn, không dung thứ (intolerant) những người đồng tính và do đó, tỉ lệ về nạn tự tử của những người đồng tính lên rất cao. Sự im lặng và không được đề cập gì cả trong Bản Tuyên Ngôn về vấn đề đồng tính, cũng có nghĩa là vấn đề đó không được chấp nhận. Một Đức Tổng Giám Mục đã nói với tôi về cách mà Ngài đã tìm cách nâng đỡ một người thanh niên đồng tính sau khi anh ta cố tự sát, để chấp nhận việc Thiên Chúa đã tạo ra anh ta như vậy. Có một sự khác biệt và một lổ hỏng lớn giữa chính sách mục vụ và việc tư vấn cá nhân.

Khi thế hệ tiền nhân thành lập ra Hội Đồng Giám Mục Á Châu, được chỉ định bởi Đức Cố Giáo Hoàng Gioan XXIII và Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, dần dần qua đời, có những câu hỏi được đưa ra về đường hướng tương lai của những vị Giám Mục được bổ nhiệm dưới triều đại giáo hoàng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị. Viễn tượng vẫn chưa rõ ràng mấy; một cách đáng chú ý vào lúc này các Ngài giống như “những vị giám đốc về mục vụ” (pastoral managers).

Cùng với sự thách đố về lãnh đạo là vấn đề uy tín. Ngôn ngữ viễn ảnh của Hội Đồng Giám Mục Á Châu - một Giáo Hội đang trong sứ vụ đối thoại với người nghèo, cùng với các nền văn hóa Á Châu và những cộng đoàn đa đức tin - sẽ tiếp tục được nói và nghe đến qua nhiều bản tuyên ngôn của Hội Đồng, điều mà người bình dân nào cũng có thể lĩnh hội được.

Với một thế hệ các Giám Mục mới đang đảm nhận vai trò lãnh đạo của Hội Đồng Giám Mục Á Châu, và với sự về hưu của Maryknoller Ed Malone trong tư cách là Tổng Thư Ký tức thời sau Kỳ Hội Nghị, một vị trí mà Ông ta đã dũng cảm đảm nhận kể từ năm 1971, liên đoàn giờ đây đang bước vào một hướng rẽ lịch sử. Mười hai tháng sau đó mà vị trí chính yếu này vẫn chưa tìm được người để đảm nhận.

Nếu Hội Đồng Giám Mục Á Châu trước đây, đã đạt được thời vàng son của mình vào sáu năm trước trong lúc diễn ra kỳ họp của Thượng Hội Đồng Giám Mục Á Châu vào năm 1988, thì ngày hôm nay, Hội Đồng Giám Mục Á Châu đang cần phải được tái sinh lại để đi đúng với nguồn hứng khởi nguyên thủy của nó.

Một số Giám Mục đã nói về nhu cầu cần phải tái cấu trúc lại (restructuring) Hội Đồng Giám Mục Á Châu để tái khám phá lại viễn tưởng và thiết lập ra một sự cộng tác mới với các giáo dân. Những đại diện của các phong trào giáo dân luôn được mời tham dự vào các kỳ hội họp của các Đức Giám Mục. Thì liệu một sự hợp tác chững chạc và thường xuyên hơn với giáo dân có thể được thành lập ra tại cấp địa phương, cấp vùng và lục địa được không?

Sự thân tình, cởi mở, không màu mè, và không khách sáo giữa các Đức Giám Mục, giới tu sĩ, và giáo dân tại Hội Nghị, để cùng nhau lắng nghe, cùng nhau thảo luận, cầu nguyện, ăn uống, ca hát, và thư giãn cùng nhau như là những vị tông đồ bình đẳng, thì đó chính là một nền tảng vững chắc để xây dựng nên “một Giáo Hội theo đường hướng mới.” Vì tại Á Châu lục địa, sứ vụ chẳng là gì cả nếu như không có các mối quan hệ.

Một năm sau, những vấn đề chưa có lời đáp giải hiện vẫn còn tồn tại, đó là:

Có phải các Giáo Hội tại Á Châu ngày nay đang trở thành những cộng đoàn thiểu số lệ thuộc vào La Mã; hay đang rất gần gũi với một thế giới đầy bạo lực chung quanh chúng ta; hay đang lặng lẽ và âm thầm; hay có phải chúng ta đang phải chứng kiến một cái dừng trước khi các Giáo Hội tại Á Châu tự bộc lộ về chính mình, như là một mạng lưới của các cộng đồng người Do Thái; hay đang bị rúng động trước tiếng gõ trống gõ nhịp của sứ vụ đối thoại hằng ngày với Phật Giáo, Hồi Giáo, và Hindu?

(Hết)