40. BÁO CÁO KHÁCH ĐẾN
Có người ở thôn quê được làm chức tuần bổ tại Tuần An phủ. Một hôm, đến phiên anh ta trực ban canh gác cổng, gặp lúc thái thú đi đến gặp Tuần An, anh ta bèn đi vào quỳ trước án báo cáo:
- “Thái lão quan nhân đến”. (Người thôn quê tôn kính gọi thái thú là thái lão quan)
Tuần An nổi giận, sai thị vệ đánh anh ta mười hèo nơi mông.
Ngày hôm sau, thái thú lại đến, tuần bổ lại vào báo cáo:
- ”Thái công tổ lại đến.” (Cấp dưới tôn trọng gọi thái thú là công tổ)
Tuần An lại giận dữ kêu người đánh anh ta mười hèo nơi mông.
Ngày thứ ba, thái thú lại đến, anh tuần bổ ấy bèn nghĩ: “Nói tiếng của người thôn quê thật thô thiển thì không thể được, mà nói lời văn nhã thì cũng không xong”.
Bèn đi vào báo cáo:
- “Người hôm trước đến, người hôm qua đến, hôm nay lại đến nữa !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 40:
Người ta ai cũng thích người dễ tính, ai cũng thích người không câu nệ tiểu tiết, bởi vì khó tính và hay chấp xét câu nệ tiểu tiết chính là sản phẩm của sự kiêu ngạo mà ra.
Người được thưa bẩm nhiều nhất có lẽ là các linh mục, bởi vì các ngài coi sóc nhiều giáo dân, bởi vì thiên chức của các ngài thật cao quý nên có nhiều giáo dân và ngay cả người ngoại cũng kính trọng và...thưa bẩm. Có một vài linh mục trẻ thân thể to lớn khoẻ mạnh nhưng con mắt hình như bị mù, nên không thấy cụ già giáo dân cúi đầu thưa bẩm với mình, nên cứ ngước mặt lên trời mà đi; có một vài linh mục thích giáo dân thưa bẩm với mình, nên lấy làm khó chịu khi giáo dân chỉ cúi đầu chào ngài mà thôi, cho nên không lạ gì có nhiều giáo dân vì sợ thưa bẩm với các ngài mà bỏ đi lễ nhà thờ khác cho...khoẻ hơn.
Thưa bẩm là chuyện của cấp dưới kính trọng cấp trên của mình, nhưng nếu các linh mục trẻ hoặc các tu sĩ nam nữ trẻ biết thưa bẩm với người lớn tuổi đáng bậc cha ông của mình trước khi họ (giáo dân) cúi đầu chào mình, thì đó là sự khiêm tốn rất dễ thương vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có người ở thôn quê được làm chức tuần bổ tại Tuần An phủ. Một hôm, đến phiên anh ta trực ban canh gác cổng, gặp lúc thái thú đi đến gặp Tuần An, anh ta bèn đi vào quỳ trước án báo cáo:
- “Thái lão quan nhân đến”. (Người thôn quê tôn kính gọi thái thú là thái lão quan)
Tuần An nổi giận, sai thị vệ đánh anh ta mười hèo nơi mông.
Ngày hôm sau, thái thú lại đến, tuần bổ lại vào báo cáo:
- ”Thái công tổ lại đến.” (Cấp dưới tôn trọng gọi thái thú là công tổ)
Tuần An lại giận dữ kêu người đánh anh ta mười hèo nơi mông.
Ngày thứ ba, thái thú lại đến, anh tuần bổ ấy bèn nghĩ: “Nói tiếng của người thôn quê thật thô thiển thì không thể được, mà nói lời văn nhã thì cũng không xong”.
Bèn đi vào báo cáo:
- “Người hôm trước đến, người hôm qua đến, hôm nay lại đến nữa !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 40:
Người ta ai cũng thích người dễ tính, ai cũng thích người không câu nệ tiểu tiết, bởi vì khó tính và hay chấp xét câu nệ tiểu tiết chính là sản phẩm của sự kiêu ngạo mà ra.
Người được thưa bẩm nhiều nhất có lẽ là các linh mục, bởi vì các ngài coi sóc nhiều giáo dân, bởi vì thiên chức của các ngài thật cao quý nên có nhiều giáo dân và ngay cả người ngoại cũng kính trọng và...thưa bẩm. Có một vài linh mục trẻ thân thể to lớn khoẻ mạnh nhưng con mắt hình như bị mù, nên không thấy cụ già giáo dân cúi đầu thưa bẩm với mình, nên cứ ngước mặt lên trời mà đi; có một vài linh mục thích giáo dân thưa bẩm với mình, nên lấy làm khó chịu khi giáo dân chỉ cúi đầu chào ngài mà thôi, cho nên không lạ gì có nhiều giáo dân vì sợ thưa bẩm với các ngài mà bỏ đi lễ nhà thờ khác cho...khoẻ hơn.
Thưa bẩm là chuyện của cấp dưới kính trọng cấp trên của mình, nhưng nếu các linh mục trẻ hoặc các tu sĩ nam nữ trẻ biết thưa bẩm với người lớn tuổi đáng bậc cha ông của mình trước khi họ (giáo dân) cúi đầu chào mình, thì đó là sự khiêm tốn rất dễ thương vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info