Đức Thánh Cha cho hay: ‘Nếu ngài từ nhiệm Giáo hoàng, ngài thích là ‘giám mục danh dự của Rôma’
Trong cuốn tự thuật xuất bản vào ngày 19 tháng 3 tới, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ những kỷ niệm thời thơ ấu của ngài dưới chế độ độc tài ở Argentina, những suy tư về sứ vụ của ngài với tư cách là Tổng Giám mục Buenos Aires, và niềm tin của ngài về việc phục vụ những người dễ bị tổn thương nhất là “điều mà mọi người dù là nam hay nữ của Chúa nên làm”.
(Tin Vatican)
Tờ báo Ý “Tin Chiều” - “Corriere della Sera” trích một số đoạn trong cuốn tự thuật của Đức Thánh Cha Phanxicô có tựa đề “Cuộc đời, Chuyện đời tôi trong lịch sử”, được viết bởi nhà báo Vatican Fabio Marchese Ragona, sẽ được nhà xuất bản HarperCollins phát hành vào ngày 19/3/2024.
Trong đoạn văn được công bố hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha đã làm sáng tỏ rằng nếu ngài từ chức, ngài sẽ không chọn cách gọi là “Giáo hoàng danh dự” mà chỉ đơn thuần là “Giám mục danh dự Rôma”.
Trong trường hợp đó, ngài sẽ sống tại Vương cung thánh đường Đức Bà cả “làm cha giải tội và đưa Mình thánh Chúa cho bệnh nhân”.
Đức Thánh Cha đã làm sáng tỏ hoàn cảnh có thể xảy ra trong trường hợp ngài từ chức, tuy nhiên, ngài nhấn mạnh, “đây là một giả thuyết xa vời” bởi vì không có “lý do nghiêm túc” để xem xét khả năng này, ngài nói rằng ngài chưa bao giờ nghĩ đến, “dù ngay cả trong những khoảnh khắc khó khăn”.
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, không có “điều kiện để từ chức”, trừ khi “một trở ngại nghiêm trọng về thể lý” phát sinh, trong trường hợp đó, một “thư từ chức” được gửi đến Phủ Quốc vụ khanh đã được Đức Bergoglio ký khi bắt đầu triều đại Giáo hoàng của ngài sẽ được xử dụng.
Ngài nói thêm rằng khả năng này vẫn còn xa vời, vì ngài “còn sức khỏe tốt và theo ý Chúa, có nhiều dự án vẫn chưa được thực hiện”.
Cuộc diệt chủng thế hệ ở Argentina
Cuốn sách dài hơn 300 trang, đề cập đến mọi khía cạnh trong cuộc đời của Đức Thánh Cha Phanxicô, từ mối quan hệ của ngài với gia đình, đặc biệt là với ông bà nội, cuộc di cư của họ đến Argentina vào năm 1929, một “sự cố nhỏ” trong thời gian ngài ở chủng viện, và Thế chiến thứ hai và đoạn kết cuộc thả bom nguyên tử đầy bi thương!
“Việc xử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích chiến tranh là một tội ác chống lại nhân loại, chống lại nhân phẩm của con người và bất kỳ khả năng nào tương lai trong ngôi nhà chung của chúng ta”, Đức Thánh Cha nói, đồng thời đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về việc làm thế nào người ta có thể tự xưng là “nhà vô địch của hòa bình và công lý”, trong khi vẫn chế tạo ra vũ khí chiến tranh mới."
Các trang viết về lịch sử của chế độ độc tài Argentina, những mối liên hệ sâu sắc mà Đức Jorge Mario Bergoglio có với những người không thể sống còn, những cam kết che chở cho những người trẻ gặp nguy hiểm trong chế độ của Tướng Jorge Rafael Videla, và nỗ lực không ngừng trong việc cứu người thầy đầy ảnh hưởng của mình là cô Esther.
Những gì đã xảy ra ở Argentina “là một cuộc diệt chủng thế hệ”, Đức Thánh Cha viết, ngài cũng đề cập đến những cáo buộc ngài đồng lõa với chế độ độc tài, nhưng cáo buộc đó đã bị bác bỏ bởi bằng chứng về sự phản đối của ngài đối với “những hành động tàn bạo đó”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết về cô Esther, một “người cộng sản chân chính”, một người vô thần “nhưng đáng được kính nể”, người “không bao giờ tấn công đức tin. Cô ấy đã dạy tôi rất nhiều về chính trị”.
Ký ức này đã tạo cơ hội cho Đức Thánh Cha một lần nữa nhắc lại rằng “nói về người nghèo không có nghĩa tự động khiến bạn trở thành người cộng sản” vì “người nghèo là lá cờ của Tin Mừng và ở trong trái tim Chúa Giêsu”, và “trong Kitô giáo”, cộng đồng, tài sản được chia sẻ: đây không phải là chủ nghĩa cộng sản, đây là Kitô giáo thuần túy!”
Bảo vệ sự sống con người
Cuốn sách tiếp tục kể những sự bảo vệ kiên quyết của Đức Thánh Cha đối với sự sống con người, “từ khi thụ thai cho đến khi chết”, trong đó phá thai “là giết người”, được thực hiện bởi “những kẻ giết thuê, sát thủ!”, và ngài cho việc mang thai hộ là “vô nhân đạo”.
Cuốn sách cũng bao gồm một chương về bóng đá, niềm đam mê của Đức Bergoglio, về Maradona và lời thề "không xem TV nữa".
Các trang này kể lại thời gian ngài ở Cordoba, dẫn đến sự suy ngẫm của Đức Thánh Cha về những sai lầm “đã mắc phải do thái độ độc đoán của ngài, đến mức ngài bị cho là người cực kỳ bảo thủ. Đó là một thời kỳ thanh lọc. Tôi đã sống khép kín với chính mình, và có một chút trầm cảm."
Mối quan hệ với Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI
Việc Đức Bênêđíctô XVI từ chức, mật nghị được triệu tập tiếp theo, và việc ngài được bầu làm Giáo hoàng, với việc chọn danh hiệu Phanxicô, là một chương khác trong cuốn tự thuật.
Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả nỗi đau của ngài khi chứng kiến “hình tượng Đức Thánh Cha Danh dự ‘bị công cụ hóa’, với những mục đích ý thức hệ và chính trị hóa bởi những người vô đạo đức,” và hậu quả là “những tranh cãi” mà “trong mười năm kế tiếp vẫn không ngơi, đã làm tổn thương cả hai chúng tôi!"
“Cuộc đời, Chuyện đời tôi trong lịch sử”, kể về thời kỳ đại dịch, gợi lại lời kêu gọi về sự giàu có của các nền văn hóa và sự khác biệt của các dân tộc vốn có trong Liên minh Châu Âu. Ngài bày tỏ hy vọng rằng lời kêu gọi như vậy sẽ được Thủ tướng Hungary Orban lắng nghe, "để ông hiểu rằng luôn cần sự đoàn kết," cũng như từ Brussels "dường như muốn tiêu chuẩn hóa mọi thứ, điều này cần được tôn trọng." Đó là cái độc đáo của nước Hungary."
Trong cuốn Tự thuật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến những chủ đề thân thương với ngài, chẳng hạn như việc bảo vệ thiên nhiên, đề cập đến những người trẻ, lời mời gọi họ “hãy nhiệt huyết lên” vì “thời gian không còn nhiều, chúng ta không còn nhiều thời gian để cứu lấy thiên nhiên, một hành tinh của chúng ta."
Giáo hội mà Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn là một “Giáo hội mẹ, ôm ấp và chào đón tất cả mọi người, ngay cả những người lầm lạc và những người đã bị chúng ta phê phán trong quá khứ”, nghĩ đến những người đồng tính luyến ái hoặc chuyển giới “những người tìm kiếm Chúa nhưng lại bị từ chối hoặc bị loại bỏ!"
Đức Thánh Cha lặp lại lời tán đồng của Ngài với “các phép lành cho các cặp vợ chồng không hợp lệ”, bởi vì mọi người đều được Thiên Chúa yêu thương, “đặc biệt những người tội lỗi. Và nếu một số anh em giám mục quyết định không đi theo con đường này, điều đó không có nghĩa là chờ đợi một sự phán quyết của một cuộc ly giáo, bởi vì học thuyết của Giáo hội không bị nghi ngờ."
Đồng tính luyến ái và kết hợp dân sự
Ngài nói, trong khi hôn nhân đồng tính không thể được chấp nhận trong Giáo hội, thì đối với các cặp đồng tính (kết hợp) dân sự, là những người sống trong tình yêu này được bảo đảm hợp pháp trước mặt mọi người”.
Như trong những thời điểm khác, những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô là một sự khích lệ để làm cho những người thường bị gạt ra ngoài lề xã hội cảm thấy như được trở về nhà, “đặc biệt là những người đã lãnh nhận phép rửa, là thành phần của dân Chúa. Và những người chưa lãnh nhận phép rửa” muốn lãnh nhận, hoặc ai muốn làm cha mẹ đỡ đầu cho họ, xin hãy đón nhận và nâng đỡ họ.”
Đức Thánh Cha không che giấu những tổn thương do những người tin rằng ngài “đang hủy hoại ngôi vị Giáo hoàng”.
ĐTC nói trong mọi thời và mọi nơi “luôn có một người nào đó cố gắng ngăn cản việc cải cách, những người muốn tiếp tục khư khư ở lại trong thời kỳ của Vua Chúa – Giáo hoàng”, và sự thật “Vatican vẫn là một chế độ quân chủ chuyên chế cuối cùng ở châu Âu, và điều đó đúng trong nội bộ”. Ở đây, việc lập luận và điều động phân xử được thực hiện, nhưng những âm mưu này vẫn bị loại bỏ một cách dứt khoát."
Trong cuốn tự thuật xuất bản vào ngày 19 tháng 3 tới, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ những kỷ niệm thời thơ ấu của ngài dưới chế độ độc tài ở Argentina, những suy tư về sứ vụ của ngài với tư cách là Tổng Giám mục Buenos Aires, và niềm tin của ngài về việc phục vụ những người dễ bị tổn thương nhất là “điều mà mọi người dù là nam hay nữ của Chúa nên làm”.
(Tin Vatican)
Tờ báo Ý “Tin Chiều” - “Corriere della Sera” trích một số đoạn trong cuốn tự thuật của Đức Thánh Cha Phanxicô có tựa đề “Cuộc đời, Chuyện đời tôi trong lịch sử”, được viết bởi nhà báo Vatican Fabio Marchese Ragona, sẽ được nhà xuất bản HarperCollins phát hành vào ngày 19/3/2024.
Trong đoạn văn được công bố hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha đã làm sáng tỏ rằng nếu ngài từ chức, ngài sẽ không chọn cách gọi là “Giáo hoàng danh dự” mà chỉ đơn thuần là “Giám mục danh dự Rôma”.
Trong trường hợp đó, ngài sẽ sống tại Vương cung thánh đường Đức Bà cả “làm cha giải tội và đưa Mình thánh Chúa cho bệnh nhân”.
Đức Thánh Cha đã làm sáng tỏ hoàn cảnh có thể xảy ra trong trường hợp ngài từ chức, tuy nhiên, ngài nhấn mạnh, “đây là một giả thuyết xa vời” bởi vì không có “lý do nghiêm túc” để xem xét khả năng này, ngài nói rằng ngài chưa bao giờ nghĩ đến, “dù ngay cả trong những khoảnh khắc khó khăn”.
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, không có “điều kiện để từ chức”, trừ khi “một trở ngại nghiêm trọng về thể lý” phát sinh, trong trường hợp đó, một “thư từ chức” được gửi đến Phủ Quốc vụ khanh đã được Đức Bergoglio ký khi bắt đầu triều đại Giáo hoàng của ngài sẽ được xử dụng.
Ngài nói thêm rằng khả năng này vẫn còn xa vời, vì ngài “còn sức khỏe tốt và theo ý Chúa, có nhiều dự án vẫn chưa được thực hiện”.
Cuộc diệt chủng thế hệ ở Argentina
Cuốn sách dài hơn 300 trang, đề cập đến mọi khía cạnh trong cuộc đời của Đức Thánh Cha Phanxicô, từ mối quan hệ của ngài với gia đình, đặc biệt là với ông bà nội, cuộc di cư của họ đến Argentina vào năm 1929, một “sự cố nhỏ” trong thời gian ngài ở chủng viện, và Thế chiến thứ hai và đoạn kết cuộc thả bom nguyên tử đầy bi thương!
“Việc xử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích chiến tranh là một tội ác chống lại nhân loại, chống lại nhân phẩm của con người và bất kỳ khả năng nào tương lai trong ngôi nhà chung của chúng ta”, Đức Thánh Cha nói, đồng thời đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về việc làm thế nào người ta có thể tự xưng là “nhà vô địch của hòa bình và công lý”, trong khi vẫn chế tạo ra vũ khí chiến tranh mới."
Các trang viết về lịch sử của chế độ độc tài Argentina, những mối liên hệ sâu sắc mà Đức Jorge Mario Bergoglio có với những người không thể sống còn, những cam kết che chở cho những người trẻ gặp nguy hiểm trong chế độ của Tướng Jorge Rafael Videla, và nỗ lực không ngừng trong việc cứu người thầy đầy ảnh hưởng của mình là cô Esther.
Những gì đã xảy ra ở Argentina “là một cuộc diệt chủng thế hệ”, Đức Thánh Cha viết, ngài cũng đề cập đến những cáo buộc ngài đồng lõa với chế độ độc tài, nhưng cáo buộc đó đã bị bác bỏ bởi bằng chứng về sự phản đối của ngài đối với “những hành động tàn bạo đó”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết về cô Esther, một “người cộng sản chân chính”, một người vô thần “nhưng đáng được kính nể”, người “không bao giờ tấn công đức tin. Cô ấy đã dạy tôi rất nhiều về chính trị”.
Ký ức này đã tạo cơ hội cho Đức Thánh Cha một lần nữa nhắc lại rằng “nói về người nghèo không có nghĩa tự động khiến bạn trở thành người cộng sản” vì “người nghèo là lá cờ của Tin Mừng và ở trong trái tim Chúa Giêsu”, và “trong Kitô giáo”, cộng đồng, tài sản được chia sẻ: đây không phải là chủ nghĩa cộng sản, đây là Kitô giáo thuần túy!”
Bảo vệ sự sống con người
Cuốn sách tiếp tục kể những sự bảo vệ kiên quyết của Đức Thánh Cha đối với sự sống con người, “từ khi thụ thai cho đến khi chết”, trong đó phá thai “là giết người”, được thực hiện bởi “những kẻ giết thuê, sát thủ!”, và ngài cho việc mang thai hộ là “vô nhân đạo”.
Cuốn sách cũng bao gồm một chương về bóng đá, niềm đam mê của Đức Bergoglio, về Maradona và lời thề "không xem TV nữa".
Các trang này kể lại thời gian ngài ở Cordoba, dẫn đến sự suy ngẫm của Đức Thánh Cha về những sai lầm “đã mắc phải do thái độ độc đoán của ngài, đến mức ngài bị cho là người cực kỳ bảo thủ. Đó là một thời kỳ thanh lọc. Tôi đã sống khép kín với chính mình, và có một chút trầm cảm."
Mối quan hệ với Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI
Việc Đức Bênêđíctô XVI từ chức, mật nghị được triệu tập tiếp theo, và việc ngài được bầu làm Giáo hoàng, với việc chọn danh hiệu Phanxicô, là một chương khác trong cuốn tự thuật.
Đức Thánh Cha Phanxicô mô tả nỗi đau của ngài khi chứng kiến “hình tượng Đức Thánh Cha Danh dự ‘bị công cụ hóa’, với những mục đích ý thức hệ và chính trị hóa bởi những người vô đạo đức,” và hậu quả là “những tranh cãi” mà “trong mười năm kế tiếp vẫn không ngơi, đã làm tổn thương cả hai chúng tôi!"
“Cuộc đời, Chuyện đời tôi trong lịch sử”, kể về thời kỳ đại dịch, gợi lại lời kêu gọi về sự giàu có của các nền văn hóa và sự khác biệt của các dân tộc vốn có trong Liên minh Châu Âu. Ngài bày tỏ hy vọng rằng lời kêu gọi như vậy sẽ được Thủ tướng Hungary Orban lắng nghe, "để ông hiểu rằng luôn cần sự đoàn kết," cũng như từ Brussels "dường như muốn tiêu chuẩn hóa mọi thứ, điều này cần được tôn trọng." Đó là cái độc đáo của nước Hungary."
Trong cuốn Tự thuật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập đến những chủ đề thân thương với ngài, chẳng hạn như việc bảo vệ thiên nhiên, đề cập đến những người trẻ, lời mời gọi họ “hãy nhiệt huyết lên” vì “thời gian không còn nhiều, chúng ta không còn nhiều thời gian để cứu lấy thiên nhiên, một hành tinh của chúng ta."
Giáo hội mà Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn là một “Giáo hội mẹ, ôm ấp và chào đón tất cả mọi người, ngay cả những người lầm lạc và những người đã bị chúng ta phê phán trong quá khứ”, nghĩ đến những người đồng tính luyến ái hoặc chuyển giới “những người tìm kiếm Chúa nhưng lại bị từ chối hoặc bị loại bỏ!"
Đức Thánh Cha lặp lại lời tán đồng của Ngài với “các phép lành cho các cặp vợ chồng không hợp lệ”, bởi vì mọi người đều được Thiên Chúa yêu thương, “đặc biệt những người tội lỗi. Và nếu một số anh em giám mục quyết định không đi theo con đường này, điều đó không có nghĩa là chờ đợi một sự phán quyết của một cuộc ly giáo, bởi vì học thuyết của Giáo hội không bị nghi ngờ."
Đồng tính luyến ái và kết hợp dân sự
Ngài nói, trong khi hôn nhân đồng tính không thể được chấp nhận trong Giáo hội, thì đối với các cặp đồng tính (kết hợp) dân sự, là những người sống trong tình yêu này được bảo đảm hợp pháp trước mặt mọi người”.
Như trong những thời điểm khác, những lời của Đức Thánh Cha Phanxicô là một sự khích lệ để làm cho những người thường bị gạt ra ngoài lề xã hội cảm thấy như được trở về nhà, “đặc biệt là những người đã lãnh nhận phép rửa, là thành phần của dân Chúa. Và những người chưa lãnh nhận phép rửa” muốn lãnh nhận, hoặc ai muốn làm cha mẹ đỡ đầu cho họ, xin hãy đón nhận và nâng đỡ họ.”
Đức Thánh Cha không che giấu những tổn thương do những người tin rằng ngài “đang hủy hoại ngôi vị Giáo hoàng”.
ĐTC nói trong mọi thời và mọi nơi “luôn có một người nào đó cố gắng ngăn cản việc cải cách, những người muốn tiếp tục khư khư ở lại trong thời kỳ của Vua Chúa – Giáo hoàng”, và sự thật “Vatican vẫn là một chế độ quân chủ chuyên chế cuối cùng ở châu Âu, và điều đó đúng trong nội bộ”. Ở đây, việc lập luận và điều động phân xử được thực hiện, nhưng những âm mưu này vẫn bị loại bỏ một cách dứt khoát."