CHÚA NHẬT V MÙA CHAY
Tin Mừng: Ga 12, 20-33
“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”.
Anh chị em thân mến,
Hạt lúa mì bị chôn vùi trong đất, bị thối nát thì sinh được nhiều hạt khác, đó là sự khiêm tốn nảy sinh ra nhiều tình yêu; người tử tội bị đóng đinh trên thập giá chảy đến giọt máu cuối cùng đã trở nên dấu chỉ của ơn tha tội và là hồng ân cứu chuộc của nhân loại. Hạt lúa mì ấy, người bị đóng đinh ấy chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô Đấng cứu chuộc chúng ta.
1. Hạt lúa mì.
Đức Chúa Giê-su -người tử tội ấy- bị giương cao trên thập giá đã không kêu la oán trách những người đóng đinh mình, nhưng trái lại chính Ngài đã cầu xin Thiên Chúa thứ tha tội ấy cho họ, Ngài đã kéo người thù hận đến gần bên mình, bên lòng từ bi và thương xót của mình, để họ nhìn thấy tận tường quả tim bị đâm thâu thắm đầy máu của tình yêu, tình yêu và sự tha thứ. Ngài đã thực hiện lời Ngài đã nói qua:
“Không có tình thương nào cao cả,
hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng
vì bạn hữu của mình.”
Hạt lúa mì óng ánh màu vàng của sức sống ấy đã bị chôn vùi trong lòng đất, phải bị mục nát, không kêu ca, không oán hờn và không ghen ghét, không khiếu nại phân bì, nhưng đã âm thầm mọc lên và sinh ra nhiều hạt khác. Hạt lúa mì vĩ đại ấy chính là Đức Chúa Giê-su Đấng cứu chuộc chúng ta, Ngài đã bị chôn vùi trong lòng đất ba ngày và đã sống lại, trở thành sức sống cho những kẻ tin vào Ngài, và là án phạt cho những kẻ không tin và không chấp nhận Ngài. Ngài đã làm cho những kẻ tin vào Ngài trở thành những hạt lúa chắc mẫm, trở nên bánh thơm ngon phục vụ anh em chị em mình trong cuộc sống hôm nay.
2. Khiêm tốn và yêu thương.
Con người ta khi được “giương cao lên” thì đắc ý cho mình là đứng cao trên mọi người, cho nên từ hành vi cử chỉ cho đến lời nói đều toả ra nét kiêu căng và thỏa mãn. Nhưng người Ki-tô hữu khi được “giương cao lên” thì càng phải thấy rõ tình liên đới giữa với người, giữa mình và tha nhân có một liên quan đặc biệt trong tình yêu của Thiên Chúa, chứ không phải được “giương cao lên” để “đì sói trán” người mà mình không ưa, không thích; được “giương cao lên” là một hồng ân của Thiên Chúa ban cho chúng ta, chứ không phải chúng ta tự mình “giương cao lên” trên mọi anh em.
“Hạt lúa mì bị mục nát” và “bị đóng đinh trên thập giá”, cả hai sự việc đều nói lên một tính cách: khiêm tốn và yêu thương, bởi vì khiêm tốn và yêu thương chính là bày tỏ một sự hy sinh vô vị lợi, một sự hi sinh mà chỉ có Đấng là tình yêu mới cảm nghiệm được và chia sẻ cho nhân loại. Sự hi sinh ấy, yêu thương ấy và khiêm tốn ấy, ngày hôm nay mỗi người trong chúng ta đều có thể thực hành được dưới ánh sáng của Lời Chúa:
“Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà.
Nếu họ đã bắt bớ Thầy,
họ cũng sẽ bắt bớ anh em.
Nếu họ tuân giữ lời Thầy,
họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em”.
Như thế thì đã quá rõ ràng: hạt lúa mì phải thối đi, người môn đệ của Đức Chúa Giê-su phải bị bách hại, bị đủ điều tệ hại, người môn đệ Chúa phải đươc giương cao lên và trở nên dấu chỉ của tình yêu cho mọi người.
Anh chị em thân mến,
Chỉ còn một tuần nữa thôi là chúng bước vào Tuần Thánh, tuần lễ rất đặc biệt của năm phụng vụ, trong tuần này, chúng ta hãy dành nhiều thời gian cho việc suy tư, cầu nguyện, hi sinh, rồi chúng ta sẽ thấy hạt lúa mì bị mục nát và người bị đóng đinh trên thập giá ấy chính là nguồn ơn cứu độ của chúng ta, ngoài Ngài ra, sẽ không còn ai khác.
Mỗi người chúng ta cũng phải trở nên hạt lúa mì bị chôn vùi trong đất bị mục nát, nghĩa là chúng ta khiêm tốn chấp nhận những thiệt thòi khi tranh chấp, chấp nhận bị sỉ nhục, mĩm cười khi bị chỉ trích, lạc quan vui vẻ trong hoàn cảnh bi quan với tất cả yêu thương và tha thứ, để không những mình được phục sinh, mà ngay cả những người khác cũng được tái sinh trong tình yêu của Chúa, qua sự mục nát (hi sinh) của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Mừng: Ga 12, 20-33
“Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”.
Anh chị em thân mến,
Hạt lúa mì bị chôn vùi trong đất, bị thối nát thì sinh được nhiều hạt khác, đó là sự khiêm tốn nảy sinh ra nhiều tình yêu; người tử tội bị đóng đinh trên thập giá chảy đến giọt máu cuối cùng đã trở nên dấu chỉ của ơn tha tội và là hồng ân cứu chuộc của nhân loại. Hạt lúa mì ấy, người bị đóng đinh ấy chính là Đức Chúa Giê-su Ki-tô Đấng cứu chuộc chúng ta.
1. Hạt lúa mì.
Đức Chúa Giê-su -người tử tội ấy- bị giương cao trên thập giá đã không kêu la oán trách những người đóng đinh mình, nhưng trái lại chính Ngài đã cầu xin Thiên Chúa thứ tha tội ấy cho họ, Ngài đã kéo người thù hận đến gần bên mình, bên lòng từ bi và thương xót của mình, để họ nhìn thấy tận tường quả tim bị đâm thâu thắm đầy máu của tình yêu, tình yêu và sự tha thứ. Ngài đã thực hiện lời Ngài đã nói qua:
“Không có tình thương nào cao cả,
hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng
vì bạn hữu của mình.”
Hạt lúa mì óng ánh màu vàng của sức sống ấy đã bị chôn vùi trong lòng đất, phải bị mục nát, không kêu ca, không oán hờn và không ghen ghét, không khiếu nại phân bì, nhưng đã âm thầm mọc lên và sinh ra nhiều hạt khác. Hạt lúa mì vĩ đại ấy chính là Đức Chúa Giê-su Đấng cứu chuộc chúng ta, Ngài đã bị chôn vùi trong lòng đất ba ngày và đã sống lại, trở thành sức sống cho những kẻ tin vào Ngài, và là án phạt cho những kẻ không tin và không chấp nhận Ngài. Ngài đã làm cho những kẻ tin vào Ngài trở thành những hạt lúa chắc mẫm, trở nên bánh thơm ngon phục vụ anh em chị em mình trong cuộc sống hôm nay.
2. Khiêm tốn và yêu thương.
Con người ta khi được “giương cao lên” thì đắc ý cho mình là đứng cao trên mọi người, cho nên từ hành vi cử chỉ cho đến lời nói đều toả ra nét kiêu căng và thỏa mãn. Nhưng người Ki-tô hữu khi được “giương cao lên” thì càng phải thấy rõ tình liên đới giữa với người, giữa mình và tha nhân có một liên quan đặc biệt trong tình yêu của Thiên Chúa, chứ không phải được “giương cao lên” để “đì sói trán” người mà mình không ưa, không thích; được “giương cao lên” là một hồng ân của Thiên Chúa ban cho chúng ta, chứ không phải chúng ta tự mình “giương cao lên” trên mọi anh em.
“Hạt lúa mì bị mục nát” và “bị đóng đinh trên thập giá”, cả hai sự việc đều nói lên một tính cách: khiêm tốn và yêu thương, bởi vì khiêm tốn và yêu thương chính là bày tỏ một sự hy sinh vô vị lợi, một sự hi sinh mà chỉ có Đấng là tình yêu mới cảm nghiệm được và chia sẻ cho nhân loại. Sự hi sinh ấy, yêu thương ấy và khiêm tốn ấy, ngày hôm nay mỗi người trong chúng ta đều có thể thực hành được dưới ánh sáng của Lời Chúa:
“Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà.
Nếu họ đã bắt bớ Thầy,
họ cũng sẽ bắt bớ anh em.
Nếu họ tuân giữ lời Thầy,
họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em”.
Như thế thì đã quá rõ ràng: hạt lúa mì phải thối đi, người môn đệ của Đức Chúa Giê-su phải bị bách hại, bị đủ điều tệ hại, người môn đệ Chúa phải đươc giương cao lên và trở nên dấu chỉ của tình yêu cho mọi người.
Anh chị em thân mến,
Chỉ còn một tuần nữa thôi là chúng bước vào Tuần Thánh, tuần lễ rất đặc biệt của năm phụng vụ, trong tuần này, chúng ta hãy dành nhiều thời gian cho việc suy tư, cầu nguyện, hi sinh, rồi chúng ta sẽ thấy hạt lúa mì bị mục nát và người bị đóng đinh trên thập giá ấy chính là nguồn ơn cứu độ của chúng ta, ngoài Ngài ra, sẽ không còn ai khác.
Mỗi người chúng ta cũng phải trở nên hạt lúa mì bị chôn vùi trong đất bị mục nát, nghĩa là chúng ta khiêm tốn chấp nhận những thiệt thòi khi tranh chấp, chấp nhận bị sỉ nhục, mĩm cười khi bị chỉ trích, lạc quan vui vẻ trong hoàn cảnh bi quan với tất cả yêu thương và tha thứ, để không những mình được phục sinh, mà ngay cả những người khác cũng được tái sinh trong tình yêu của Chúa, qua sự mục nát (hi sinh) của chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info