Ed. Condon của The Pillar, ngày 9 tháng 1 năm 2024, tường trình rằng Đức Cha Peter Shao Zhumin của Ôn Châu đã bị bắt vào tuần trước, chỉ vài ngày sau khi được thả ra khỏi nơi giam giữ vào dịp lễ Giáng sinh.
Vụ bắt giữ Đức Cha Shao là đáng chú ý, nhưng cũng là một phần trong một khuôn mẫu lâu dài đối với vị giám mục, người với tư cách một người bất đồng chính kiến với Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc do nhà nước kiểm soát đã thường xuyên bị sách nhiễu, giam giữ và bắt giữ trong nhiều năm nay.
Vụ bắt giữ vị giám mục gần đây nhất xảy ra sau khi ngài lên tiếng phản đối các hành động của một quản trị viên giáo phận do nhà nước bổ nhiệm trong thời gian ngài bị giam giữ vào dịp Giáng sinh - bao gồm một động thái có thể khiến Vatican còn đau đầu hơn cả vụ bắt giữ Đức Cha Shao.
Cha Ma Xianshi, một thành viên của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, được bổ nhiệm điều hành giáo phận vào dịp Giáng sinh và bắt đầu thực hiện một số thay đổi đối với giáo phận, bao gồm việc thuyên chuyển các linh mục và vẽ lại lãnh thổ giáo xứ.
Tuy nhiên, trong một lá thư gửi cho Cha Ma, Đức Cha Shao cũng phản đối “việc hạ cấp trái phép Giáo phận Lishui [láng giềng] xuống địa vị giáo xứ trực thuộc Giáo phận Ôn Châu”. Việc dẹp bỏ một giáo phận mà không có sự chấp thuận của Rome là một sự vi phạm lớn đối với các quy tắc trong thỏa thuận hiện tại của Vatican với chính phủ Trung Quốc, mặc dù đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Cộng sản làm như vậy.
Với việc thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc sẽ được gia hạn trong năm nay, Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh sẽ phải quyết định xem liệu việc Bắc Kinh đơn phương vẽ lại bản đồ giáo hội có phải là một hành động khiêu khích có tính toán hay không, và họ có thể phản ứng như thế nào trong phạm vi khả năng ngoại giao hạn chế của mình.
Tuy nhiên, khi những động thái như vậy trở nên phổ biến hơn, Vatican sẽ phải tính đến sự chia rẽ đang nổi lên giữa Giáo hội ở Trung Quốc được Rome công nhận, vốn ngày càng chỉ tồn tại trên giấy tờ và một thực tại khác trên thực địa, do Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc điều hành.
Khi ngày hết hạn của thỏa thuận Vatican-Trung Quốc đến gần hơn, “hai Trung Quốc” của Giáo hội cuối cùng có thể đạt được những tiến bộ nho nhỏ mà hiệp định có thể yêu cầu tranh luận - và, trừ khi có điều gì đó thay đổi, việc tái tục nó thậm chí có thể trở thành một nẻo đường dẫn đến sự thất bại cuối cùng của nó.
Nỗ lực dẹp bỏ Giáo phận Lishui vào dịp Lễ Giáng sinh đã không gây được sự chú ý quốc tế, đặc biệt kể từ khi nó được đưa ra ánh sáng trong bối cảnh vụ bắt giữ Đức Cha Shao.
Được thành lập vào những năm 1930, giáo phận này đã không có giám mục được công nhận trong nhiều thập niên, một trong số hàng chục giáo phận chưa được bổ nhiệm giám mục, bất chấp thỏa thuận Vatican-Trung Quốc năm 2018 về việc bổ nhiệm giám mục nhằm thống nhất Vatican và hàng giáo phẩm được nhà nước công nhận và dọn đường cho một loạt giám mục được bổ nhiệm, có thể được mọi bên chấp nhận.
Thay vào đó, các đề cử mới đã diễn ra một cách nhỏ giọt chứ không phải dồn dập, chỉ một số ít được bổ nhiệm thông qua quy trình hợp tác Vatican-Bắc Kinh đã được phê duyệt.
Càng ngày, chính phủ Trung Quốc càng có hành động đơn phương, bổ nhiệm và tấn phong các giám mục mà không có sự chấp thuận của Rome, hoặc thậm chí các ngài không biết trước trong nhiều trường hợp.
Khi những cuộc bổ nhiệm này bắt đầu, Vatican ban đầu tìm cách coi nhẹ các động thái này, ngụ ý cho rằng đây chỉ là các lầm lỗi thông đạt về thời điểm thông báo. Sau đó, Rome đã đưa ra điều được coi như sự chấp thuận thực tế sau sự kiện đối với một số cuộc tấn phong, cho đến khi cuối cùng chấp nhận công khai rằng họ đã nghe nói về các tân giám mục Trung Quốc thông qua báo cáo của các phương tiện truyền thông.
Bên cạnh tiến trình đó, Bắc Kinh cũng đã thực hiện một số động thái nhằm vẽ lại bản đồ của giáo phận ở đại lục - đáng chú ý nhất là bằng cách sáp nhập một số giáo phận thành một tổng giáo phận mới, thuyết phục một giám mục do Vatican bổ nhiệm rời khỏi tòa giám mục của mình và chấp nhận việc được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá trong diễn trình này.
Sự phát triển này, việc Bắc Kinh chuyển sang thành lập các giáo phận của riêng mình và dẹp bỏ các giáo phận khác, thường sáp nhập các giáo phận nhỏ hơn, bị bỏ trống lâu năm trong quá trình này, khiến Rome phải đối đầu với một vấn đề đặc thù.
Các giáo phận ở các quốc gia phương Tây đang được sáp nhập với tốc độ nhanh chóng, thường bắt đầu bằng việc Rome hợp nhất các khu vực pháp lý dưới quyền một giám mục duy nhất. Sự thay đổi về nhân khẩu học và sự suy giảm dân số Công Giáo khiến những động thái như vậy có thể sẽ tiếp tục.
Vì tình trạng tồn đọng lịch sử của các vụ trống tòa ở Trung Quốc và sự thiếu tiến bộ trong việc bổ nhiệm các giám mục mới, có lẽ không thể giải thích được việc Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc cũng muốn làm điều tương tự ở đó. Nhưng không rõ liệu Vatican có cho biết họ không sẵn sàng thực hiện điều tương tự ở Trung Quốc như đã làm ở Ý, Anh và Mỹ hay không, hay chính quyền Trung Quốc đang hành động đơn phương như một cách thể hiện sự kiểm soát có tính toán.
Tệ hơn, Trung Quốc có thể đơn giản không quan tâm đến quan điểm của Rome về tình hình, hoặc những phức tạp về giáo hội và giáo hội học mà các động thái của nước này đang tạo ra cho Vatican.
Dù sao, không giống như việc đề cử các giám mục mới, không có cơ chế nào trong thỏa thuận giữa Vatican-Trung Quốc về việc thành lập hoặc dẹp bỏ các giáo phận, do đó, không có phương thức nào để giữ thể diện cho Rome trong việc bày tỏ sự đồng ý sau khi sự việc đã xảy ra.
Việc dẹp bỏ hoặc sáp nhập một giáo phận cũng không thể được thực hiện một cách hợp lệ bởi bất cứ ai ngoại trừ giáo hoàng - một linh mục có thể được thánh hiến thành sự nhưng bất hợp pháp ở Trung Quốc, và được bổ nhiệm làm người đứng đầu trên thực tế của một giáo phận chờ được sự chấp thuận của Rome, nhưng nói một cách đơn giản, một giáo phận không hiện hữu hoặc ngừng hiện hữu cho đến khi Rome nói nó hiện hữu hay ngưng hiện hữu.
Do đó, việc Trung Quốc ngày càng thoải mái hơn với việc tự lập các tòa giám mục của riêng họ cũng đang tạo thêm những trở ngại cho việc Rome phê chuẩn việc bổ nhiệm giám mục hợp pháp ở đại lục. Vatican không thể chấp thuận việc đề cử hoặc thuyên chuyển một giám mục đến một giáo phận mà ngay từ đầu họ không công nhận là hiện hữu, Bắc Kinh cũng không thể chấp thuận việc bổ nhiệm một giám mục vào một giáo phận mà họ coi là đã đóng cửa.
Với thực tế các giáo hội của Rome và Bắc Kinh ngày càng xa cách nhau, một tình huống lại đang phát triển khi Trung Quốc và Vatican,trong căn bản, công nhận các cơ cấu giáo hội, giáo phận và giám mục song hành - một bên hiệp thông với Rome và bên kia chịu trách nhiệm trước nhà nước, chính là sự phân chia trước thỏa thuận Vatican-Trung Quốc vào năm 2018 giữa Giáo hội hầm trú và Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, và thỏa thuận này nhằm mục đích bắc cầu.
Tuy nhiên, trớ trêu thay, khi sự chia rẽ đó được mở trở lại, dường như không bên nào sẵn sàng từ bỏ việc gia hạn thỏa thuận Vatican-Trung Quốc, sẽ hết hạn vào tháng 10 - thậm chí cả hai bên cũng không có nhiều cuộc thảo luận về việc thực hiện bất cứ sửa đổi nghiêm túc nào đối với nó.
Trong khi Bắc Kinh dường như ngày càng quyết tâm chỉ đạo các công việc của Giáo hội cho riêng mình mà không đề cập đến Rome, thì cả hai bên thực sự có một khích lệ nào đó để duy trì sự giả vờ cho rằng thỏa thuận đang có hiệu quả - hoặc ít nhất có thể nói là đang có hiệu quả ở một mức độ nào đó.
Đối với Rome, bất kể những vấn đề mà chính quyền Cộng sản đang tạo ra ở cấp độ quản lý giáo phận ở một số nơi, thực tế là có một loại cuộc sống bình thường đang diễn ra đối với phần lớn Giáo hội ở Trung Quốc, mặc dù không hoàn hảo.
Vatican sẽ chẳng thu được gì nhiều khi áp lực để có các thay đổi đối với thỏa thuận hiện tại trên giấy tờ, nhất là khi Bắc Kinh tỏ ra thờ ơ với bất cứ quy tắc thực tế nào đã được thỏa thuận. Và mặc dù các phản đối ngoại giao riêng tư có thể có, và chắc chắn đã được đưa ra, nhưng không có lý do gì để mong đợi bất cứ điều gì xảy ra do các phản đối này.
Trong khi đó, việc từ bỏ thỏa thuận và cắt đứt hoàn toàn các mối quan hệ có thể gây ra một cuộc đàn áp rộng rãi của chính phủ, trái ngược với áp lực của địa phương đối với từng giám mục và giáo phận, đồng thời buộc nhiều giám mục đại lục phải chọn phe trên thực tế trong một cuộc tranh chấp trong đó, những người thua cuộc cuối cùng gần như chắc chắn sẽ là người Công Giáo Trung Quốc.
Mặt khác, trong khi nhà nước Trung Quốc dường như được hưởng quyền tự do thực hành trong việc tái cơ cấu Giáo hội trên đất liền, thì họ cũng có ít nhất một điều gì đó để mất khi chứng kiến mối quan hệ của mình với Rome sụp đổ hoàn toàn.
Trong khi Trung Quốc được nhiều người bên ngoài nhìn nhận là một xã hội nguyên khối, thì Tập Cận Bình đã vấp phải nhiều sự phản đối của quần chúng trong những năm gần đây khi ông tìm cách củng cố địa vị tổng thống trọn đời của mình. Các đợt đóng cửa hà khắc trong giai đoạn sau của đại dịch coronavirus đã gây ra sự bất tuân dân sự lan rộng ở một số thành phố và điều kiện kinh tế khắc nghiệt hơn đã gây ra làn sóng bất ổn của tầng lớp trung lưu.
Thỏa thuận Vatican-Trung Quốc được thỏa thuận ngay từ đầu vì chính phủ của ông Tập coi tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng là một thế lực tiềm ẩn gây bất ổn chính trị cho sự cai trị của Đảng Cộng sản. Khả năng của chính phủ, ở cấp quốc gia và địa phương, yêu cầu sự ủng hộ của Vatican đối với việc can dự của họ vào các công việc của Giáo hội không phải là không có giá trị.
Đưa Giáo hội hầm trú lên công khai và dưới sự giám sát của chính phủ là một ưu tiên thực sự của chính phủ. Chứng kiến hàng triệu người Công Giáo quay trở lại hoạt động hầm trú trong trường hợp xảy ra tình trạng ly giáo giữa Giáo hội và nhà nước mới sẽ là một vấn đề đau đầu đối với Bắc Kinh, ngay cả khi nó có thể không đạt đến mức khủng hoảng quốc gia.
Như thế, cả hai bên đều có vẻ cam kết gia hạn một thỏa thuận trên giấy tờ vốn ít liên quan hơn đến thực tế của Giáo hội ở Trung Quốc. Nhưng khoảng cách giữa lý thuyết và thực tại ngoại giao trên thực địa ngày càng rộng hơn với mỗi giáo phận Trung Quốc được thành lập hoặc bị dẹp bỏ.
Sự xuất hiện của một giáo hội nhà nước thực sự khác biệt, độc lập với Vatican không chỉ trong cách bổ nhiệm các giám mục mà ngay cả trong lãnh thổ của các giáo phận mà nó bổ nhiệm các ngài cho, không thể bị bỏ qua một cách lịch sự mãi mãi.
Đến một lúc nào đó, Vatican sẽ phải đối đầu với vấn đề “hai Trung Quốc” của mình và vai trò mà hiệp định của nó với Bắc Kinh đã đóng trong việc tạo ra nó.
Vụ bắt giữ Đức Cha Shao là đáng chú ý, nhưng cũng là một phần trong một khuôn mẫu lâu dài đối với vị giám mục, người với tư cách một người bất đồng chính kiến với Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc do nhà nước kiểm soát đã thường xuyên bị sách nhiễu, giam giữ và bắt giữ trong nhiều năm nay.
Vụ bắt giữ vị giám mục gần đây nhất xảy ra sau khi ngài lên tiếng phản đối các hành động của một quản trị viên giáo phận do nhà nước bổ nhiệm trong thời gian ngài bị giam giữ vào dịp Giáng sinh - bao gồm một động thái có thể khiến Vatican còn đau đầu hơn cả vụ bắt giữ Đức Cha Shao.
Cha Ma Xianshi, một thành viên của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, được bổ nhiệm điều hành giáo phận vào dịp Giáng sinh và bắt đầu thực hiện một số thay đổi đối với giáo phận, bao gồm việc thuyên chuyển các linh mục và vẽ lại lãnh thổ giáo xứ.
Tuy nhiên, trong một lá thư gửi cho Cha Ma, Đức Cha Shao cũng phản đối “việc hạ cấp trái phép Giáo phận Lishui [láng giềng] xuống địa vị giáo xứ trực thuộc Giáo phận Ôn Châu”. Việc dẹp bỏ một giáo phận mà không có sự chấp thuận của Rome là một sự vi phạm lớn đối với các quy tắc trong thỏa thuận hiện tại của Vatican với chính phủ Trung Quốc, mặc dù đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Cộng sản làm như vậy.
Với việc thỏa thuận giữa Vatican và Trung Quốc sẽ được gia hạn trong năm nay, Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh sẽ phải quyết định xem liệu việc Bắc Kinh đơn phương vẽ lại bản đồ giáo hội có phải là một hành động khiêu khích có tính toán hay không, và họ có thể phản ứng như thế nào trong phạm vi khả năng ngoại giao hạn chế của mình.
Tuy nhiên, khi những động thái như vậy trở nên phổ biến hơn, Vatican sẽ phải tính đến sự chia rẽ đang nổi lên giữa Giáo hội ở Trung Quốc được Rome công nhận, vốn ngày càng chỉ tồn tại trên giấy tờ và một thực tại khác trên thực địa, do Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc điều hành.
Khi ngày hết hạn của thỏa thuận Vatican-Trung Quốc đến gần hơn, “hai Trung Quốc” của Giáo hội cuối cùng có thể đạt được những tiến bộ nho nhỏ mà hiệp định có thể yêu cầu tranh luận - và, trừ khi có điều gì đó thay đổi, việc tái tục nó thậm chí có thể trở thành một nẻo đường dẫn đến sự thất bại cuối cùng của nó.
Nỗ lực dẹp bỏ Giáo phận Lishui vào dịp Lễ Giáng sinh đã không gây được sự chú ý quốc tế, đặc biệt kể từ khi nó được đưa ra ánh sáng trong bối cảnh vụ bắt giữ Đức Cha Shao.
Được thành lập vào những năm 1930, giáo phận này đã không có giám mục được công nhận trong nhiều thập niên, một trong số hàng chục giáo phận chưa được bổ nhiệm giám mục, bất chấp thỏa thuận Vatican-Trung Quốc năm 2018 về việc bổ nhiệm giám mục nhằm thống nhất Vatican và hàng giáo phẩm được nhà nước công nhận và dọn đường cho một loạt giám mục được bổ nhiệm, có thể được mọi bên chấp nhận.
Thay vào đó, các đề cử mới đã diễn ra một cách nhỏ giọt chứ không phải dồn dập, chỉ một số ít được bổ nhiệm thông qua quy trình hợp tác Vatican-Bắc Kinh đã được phê duyệt.
Càng ngày, chính phủ Trung Quốc càng có hành động đơn phương, bổ nhiệm và tấn phong các giám mục mà không có sự chấp thuận của Rome, hoặc thậm chí các ngài không biết trước trong nhiều trường hợp.
Khi những cuộc bổ nhiệm này bắt đầu, Vatican ban đầu tìm cách coi nhẹ các động thái này, ngụ ý cho rằng đây chỉ là các lầm lỗi thông đạt về thời điểm thông báo. Sau đó, Rome đã đưa ra điều được coi như sự chấp thuận thực tế sau sự kiện đối với một số cuộc tấn phong, cho đến khi cuối cùng chấp nhận công khai rằng họ đã nghe nói về các tân giám mục Trung Quốc thông qua báo cáo của các phương tiện truyền thông.
Bên cạnh tiến trình đó, Bắc Kinh cũng đã thực hiện một số động thái nhằm vẽ lại bản đồ của giáo phận ở đại lục - đáng chú ý nhất là bằng cách sáp nhập một số giáo phận thành một tổng giáo phận mới, thuyết phục một giám mục do Vatican bổ nhiệm rời khỏi tòa giám mục của mình và chấp nhận việc được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá trong diễn trình này.
Sự phát triển này, việc Bắc Kinh chuyển sang thành lập các giáo phận của riêng mình và dẹp bỏ các giáo phận khác, thường sáp nhập các giáo phận nhỏ hơn, bị bỏ trống lâu năm trong quá trình này, khiến Rome phải đối đầu với một vấn đề đặc thù.
Các giáo phận ở các quốc gia phương Tây đang được sáp nhập với tốc độ nhanh chóng, thường bắt đầu bằng việc Rome hợp nhất các khu vực pháp lý dưới quyền một giám mục duy nhất. Sự thay đổi về nhân khẩu học và sự suy giảm dân số Công Giáo khiến những động thái như vậy có thể sẽ tiếp tục.
Vì tình trạng tồn đọng lịch sử của các vụ trống tòa ở Trung Quốc và sự thiếu tiến bộ trong việc bổ nhiệm các giám mục mới, có lẽ không thể giải thích được việc Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc cũng muốn làm điều tương tự ở đó. Nhưng không rõ liệu Vatican có cho biết họ không sẵn sàng thực hiện điều tương tự ở Trung Quốc như đã làm ở Ý, Anh và Mỹ hay không, hay chính quyền Trung Quốc đang hành động đơn phương như một cách thể hiện sự kiểm soát có tính toán.
Tệ hơn, Trung Quốc có thể đơn giản không quan tâm đến quan điểm của Rome về tình hình, hoặc những phức tạp về giáo hội và giáo hội học mà các động thái của nước này đang tạo ra cho Vatican.
Dù sao, không giống như việc đề cử các giám mục mới, không có cơ chế nào trong thỏa thuận giữa Vatican-Trung Quốc về việc thành lập hoặc dẹp bỏ các giáo phận, do đó, không có phương thức nào để giữ thể diện cho Rome trong việc bày tỏ sự đồng ý sau khi sự việc đã xảy ra.
Việc dẹp bỏ hoặc sáp nhập một giáo phận cũng không thể được thực hiện một cách hợp lệ bởi bất cứ ai ngoại trừ giáo hoàng - một linh mục có thể được thánh hiến thành sự nhưng bất hợp pháp ở Trung Quốc, và được bổ nhiệm làm người đứng đầu trên thực tế của một giáo phận chờ được sự chấp thuận của Rome, nhưng nói một cách đơn giản, một giáo phận không hiện hữu hoặc ngừng hiện hữu cho đến khi Rome nói nó hiện hữu hay ngưng hiện hữu.
Do đó, việc Trung Quốc ngày càng thoải mái hơn với việc tự lập các tòa giám mục của riêng họ cũng đang tạo thêm những trở ngại cho việc Rome phê chuẩn việc bổ nhiệm giám mục hợp pháp ở đại lục. Vatican không thể chấp thuận việc đề cử hoặc thuyên chuyển một giám mục đến một giáo phận mà ngay từ đầu họ không công nhận là hiện hữu, Bắc Kinh cũng không thể chấp thuận việc bổ nhiệm một giám mục vào một giáo phận mà họ coi là đã đóng cửa.
Với thực tế các giáo hội của Rome và Bắc Kinh ngày càng xa cách nhau, một tình huống lại đang phát triển khi Trung Quốc và Vatican,trong căn bản, công nhận các cơ cấu giáo hội, giáo phận và giám mục song hành - một bên hiệp thông với Rome và bên kia chịu trách nhiệm trước nhà nước, chính là sự phân chia trước thỏa thuận Vatican-Trung Quốc vào năm 2018 giữa Giáo hội hầm trú và Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, và thỏa thuận này nhằm mục đích bắc cầu.
Tuy nhiên, trớ trêu thay, khi sự chia rẽ đó được mở trở lại, dường như không bên nào sẵn sàng từ bỏ việc gia hạn thỏa thuận Vatican-Trung Quốc, sẽ hết hạn vào tháng 10 - thậm chí cả hai bên cũng không có nhiều cuộc thảo luận về việc thực hiện bất cứ sửa đổi nghiêm túc nào đối với nó.
Trong khi Bắc Kinh dường như ngày càng quyết tâm chỉ đạo các công việc của Giáo hội cho riêng mình mà không đề cập đến Rome, thì cả hai bên thực sự có một khích lệ nào đó để duy trì sự giả vờ cho rằng thỏa thuận đang có hiệu quả - hoặc ít nhất có thể nói là đang có hiệu quả ở một mức độ nào đó.
Đối với Rome, bất kể những vấn đề mà chính quyền Cộng sản đang tạo ra ở cấp độ quản lý giáo phận ở một số nơi, thực tế là có một loại cuộc sống bình thường đang diễn ra đối với phần lớn Giáo hội ở Trung Quốc, mặc dù không hoàn hảo.
Vatican sẽ chẳng thu được gì nhiều khi áp lực để có các thay đổi đối với thỏa thuận hiện tại trên giấy tờ, nhất là khi Bắc Kinh tỏ ra thờ ơ với bất cứ quy tắc thực tế nào đã được thỏa thuận. Và mặc dù các phản đối ngoại giao riêng tư có thể có, và chắc chắn đã được đưa ra, nhưng không có lý do gì để mong đợi bất cứ điều gì xảy ra do các phản đối này.
Trong khi đó, việc từ bỏ thỏa thuận và cắt đứt hoàn toàn các mối quan hệ có thể gây ra một cuộc đàn áp rộng rãi của chính phủ, trái ngược với áp lực của địa phương đối với từng giám mục và giáo phận, đồng thời buộc nhiều giám mục đại lục phải chọn phe trên thực tế trong một cuộc tranh chấp trong đó, những người thua cuộc cuối cùng gần như chắc chắn sẽ là người Công Giáo Trung Quốc.
Mặt khác, trong khi nhà nước Trung Quốc dường như được hưởng quyền tự do thực hành trong việc tái cơ cấu Giáo hội trên đất liền, thì họ cũng có ít nhất một điều gì đó để mất khi chứng kiến mối quan hệ của mình với Rome sụp đổ hoàn toàn.
Trong khi Trung Quốc được nhiều người bên ngoài nhìn nhận là một xã hội nguyên khối, thì Tập Cận Bình đã vấp phải nhiều sự phản đối của quần chúng trong những năm gần đây khi ông tìm cách củng cố địa vị tổng thống trọn đời của mình. Các đợt đóng cửa hà khắc trong giai đoạn sau của đại dịch coronavirus đã gây ra sự bất tuân dân sự lan rộng ở một số thành phố và điều kiện kinh tế khắc nghiệt hơn đã gây ra làn sóng bất ổn của tầng lớp trung lưu.
Thỏa thuận Vatican-Trung Quốc được thỏa thuận ngay từ đầu vì chính phủ của ông Tập coi tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng là một thế lực tiềm ẩn gây bất ổn chính trị cho sự cai trị của Đảng Cộng sản. Khả năng của chính phủ, ở cấp quốc gia và địa phương, yêu cầu sự ủng hộ của Vatican đối với việc can dự của họ vào các công việc của Giáo hội không phải là không có giá trị.
Đưa Giáo hội hầm trú lên công khai và dưới sự giám sát của chính phủ là một ưu tiên thực sự của chính phủ. Chứng kiến hàng triệu người Công Giáo quay trở lại hoạt động hầm trú trong trường hợp xảy ra tình trạng ly giáo giữa Giáo hội và nhà nước mới sẽ là một vấn đề đau đầu đối với Bắc Kinh, ngay cả khi nó có thể không đạt đến mức khủng hoảng quốc gia.
Như thế, cả hai bên đều có vẻ cam kết gia hạn một thỏa thuận trên giấy tờ vốn ít liên quan hơn đến thực tế của Giáo hội ở Trung Quốc. Nhưng khoảng cách giữa lý thuyết và thực tại ngoại giao trên thực địa ngày càng rộng hơn với mỗi giáo phận Trung Quốc được thành lập hoặc bị dẹp bỏ.
Sự xuất hiện của một giáo hội nhà nước thực sự khác biệt, độc lập với Vatican không chỉ trong cách bổ nhiệm các giám mục mà ngay cả trong lãnh thổ của các giáo phận mà nó bổ nhiệm các ngài cho, không thể bị bỏ qua một cách lịch sự mãi mãi.
Đến một lúc nào đó, Vatican sẽ phải đối đầu với vấn đề “hai Trung Quốc” của mình và vai trò mà hiệp định của nó với Bắc Kinh đã đóng trong việc tạo ra nó.