BRK4LV-News11Jan2023
[Lan Vy]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
9 triệu người rước tượng Chúa chịu nạn Black Nazarene ngày 9/1 tại Manila, Phi Luật Tân
Các linh mục, Giám Mục trả lời 'người có thị kiến' khuyến khích sử dụng Bí tích Thánh Thể trong các nghi lễ
LHQ kêu gọi Nicaragua tiết lộ nơi giam giữ Đức Giám Mục Isidoro Mora
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. 9 triệu người rước tượng Chúa chịu nạn Black Nazarene ngày 9/1 tại Manila, Phi Luật Tân
Khoảng 9 triệu người đã tham dự cuộc rước kiệu rước tượng Chúa chịu nạn Black Nazarene ở Manila, Phi Luật Tân trong năm nay.
Tượng Chúa chịu nạn Black Nazarene, làm bằng gỗ, với kích thước như người thật, nhìn xa giống như làm bằng đồng đen nhưng thực ra làm bằng gỗ.
Bức tượng được một nghệ nhân Mễ Tây Cơ chạm trỗ vào thế kỷ thứ 16 và được các giáo sĩ Tây Ban Nha dòng Augustinô đưa đến Phi Luật Tân vào năm 1606. Truyền thuyết cho rằng bức tượng có màu đen sau khi trải qua một trận hỏa hoạn trên chiếc thuyền buồm Tây Ban Nha chở bức tượng này.
Năm 1650, Đức Giáo Hoàng Innôcentê thứ 10, ban phép cho các sư huynh dòng Santo Cristo Jesús Nazareno được dùng bức tượng này trong việc truyền bá lòng sùng kính Chúa Giêsu chịu nạn tại thủ đô Manila của Phi Luật Tân. Trong những thập niên đầu, bức tượng được trưng bày tại nhiều nhà thờ khác nhau. Lý do là vì bức tượng được cho là có quyền năng kỳ diệu. Càng ngày càng có nhiều người nhận được ơn lạ, cho nên bức tượng phải được dời đến các nhà thờ lớn hơn cho phù hợp với số tín hữu đến kính viếng. Cuối cùng, vào năm 1787, sau khi Tiểu Vương Cung Thánh Đường Black Nazarene được xây xong tại quận Quiapo, bức tượng được đưa đến đây từ đó cho đến nay.
Mỗi năm bức tượng được đưa ra khỏi Tiểu Vương Cung Thánh Đường trong các cuộc rước vào ngày 9 tháng Giêng, ngày thứ Sáu Tuần Thánh và ngày 31 tháng 12.
Trong ba cuộc rước trên, cuộc rước vào ngày 9 tháng Giêng là trọng thể hơn cả vì đó là dịp người dân Phi Luật Tân cầu mong một năm mới tốt lành. Cuộc rước kéo dài 7km này bị đã hủy bỏ trong 2 năm vì đại dịch coronavirus.
Trong cuộc rước ngày 9 tháng Giêng hàng năm, bức tượng được đưa từ Tiểu Vương Cung Thánh Đường đến nhà thờ San Nicolás de Tolentino trong khu Intramuros hay Nội Thành, là nơi bức tượng được trưng bày trước khi được chuyển đến Quiapo.
Tại nhà thờ Quiapo các thánh lễ được tổ chức từ nửa đêm 8 tháng Giêng cho đến sáng ngày mùng 9 khi bức tượng được long trọng rước trở lại để tái diễn lại việc di dời bức tượng. Cuộc rước này, do đó, gọi là Traslación, nghĩa là “chuyển giao long trọng” từ nhà thờ cũ ở Intramuros về nhà thờ mới.
Cuộc rước kiệu ngày 9 tháng Giêng năm nay được đánh giá là hòa bình hơn vì tượng Chúa chịu nạn được đặt trong lồng kính. Đây là lần đầu tiên ban tổ chức làm như thế.
Trong những năm trước, hàng chục ngàn người đi chân đất mặc áo màu vàng và màu hạt dẻ cố chen lấn để chạm được vào tượng Chúa chịu nạn. Nhiều trường hợp khỏi bệnh kỳ lạ và tức khắc đã được ghi nhận. Những ai không thể chạm vào bức tượng thì ném những chiếc khăn tay của họ vào các tình nguyện viên đứng trên xe hoa được các thanh niên kéo bằng dây thừng. Các tình nguyện viên sẽ lau những khăn này trên những phần của thập tự giá và bức tượng với niềm tin chủ nhân của những chiếc khăn ấy sẽ được chữa khỏi những bệnh tật, được sức khỏe tốt, và một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đám rước hàng năm này, luôn luôn là một sự kiện náo nhiệt và gây nhiều cảm xúc, đã diễn ra dưới sự bảo vệ an ninh rất chặt chẽ. Khoảng 5,000 cảnh sát và quân đội được giao nhiệm vụ bảo vệ cuộc rước kiệu, cùng với những con chó đánh hơi bom và máy bay do thám vần vũ trên bầu trời.
BRK4LV-News12Jan2023
[Lan Vy]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Đức Hồng Y Sarah lên tiếng chống lại việc các giáo sĩ chúc phúc cho các kết hợp đồng giới
Linh mục Alabama bị hoàn tục sau cuộc hôn nhân dân sự với cô gái 18 tuổiLinh mục Alabama bị hoàn tục sau cuộc hôn nhân dân sự với cô gái 18 tuổi
Ai sẽ là người lãnh đạo tiếp theo của Giáo hội Syro-Malabar?
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Đức Hồng Y Sarah lên tiếng chống lại việc các giáo sĩ chúc phúc cho các kết hợp đồng giới
Đức Hồng Y Robert Sarah đã đáp lại tuyên bố gây tranh cãi của Vatican cho phép các giáo sĩ ban phước cho các cặp đồng giới trong một số tình huống nhất định bằng cách hướng dẫn các tín hữu hãy “phản ứng bằng Lời Chúa trước sự lầm lạc” trong một bài suy niệm ngày 6 tháng Giêng.
“Chúng ta không phản đối Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng chúng ta kiên quyết và triệt để phản đối tà giáo làm suy yếu nghiêm trọng Giáo hội, Thân thể Chúa Kitô, vì nó đi ngược lại đức tin và Truyền thống Công Giáo,” Đức Hồng Y Sarah viết trong bài suy tư mà ngài chia sẻ với tờ Settimo Cielo.
Đức Hồng Y Sarah, 78 tuổi, là một giám mục người Guinea, từng giữ chức vụ trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích của Vatican từ năm 2014 đến năm 2021.
Ngài viết: “Sự thật là lòng thương xót đầu tiên mà Chúa Giêsu dành cho tội nhân. Sự tự do mà chúng ta phải trao cho những người sống trong các kết hợp đồng tính luyến ái nằm trong sự thật của lời Chúa”. “Làm sao chúng ta có thể làm cho họ tin rằng việc Chúa ở lại trong ngục tù tội lỗi là điều tốt lành và đáng mong muốn?”
Trong khi các giám mục trên toàn cầu bị chia rẽ về tuyên bố này, nhiều giám mục Công Giáo trên khắp Phi Châu đã công khai bác bỏ những lời kêu gọi gây tranh cãi của Tuyên ngôn Fiducia Supplicans. Một số hội đồng giám mục ở Phi Châu đã yêu cầu các linh mục không được ban phép lành cho người đồng giới trong những tuần gần đây.”
Trong bài phát biểu của mình, Đức Hồng Y Sarah khuyến khích “mọi giám mục hãy làm điều tương tự” như các hội đồng giám mục ở Cameroon, Chad và Nigeria.
Ngài lưu ý rằng tuyên bố “đã không thể sửa chữa những sai sót này” của Giáo hội ở Đức, nơi mà tranh cãi về Tiến trình Công Nghị đã gây ra sự chia rẽ trong Giáo hội.
Vào tháng 3 năm 2023, Tiến trình Công Nghị Đức, một sự hợp tác giữa Hội đồng Giám mục Đức và một tổ chức vận động giáo dân đầy quyền lực, ZdK, đã phê duyệt việc phát triển các văn bản nghi lễ chính thức hóa để ban phước lành cho người đồng giới. Tuyên bố của Vatican cho phép “các phép lành tự phát” nhưng không cho phép các phép lành phụng vụ.
Nhưng theo quan điểm của Đức Hồng Y Sarah, tuyên bố của Vatican đã khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
Ngài nói: “Hơn nữa, với sự thiếu rõ ràng, Tuyên ngôn chỉ khuếch đại sự nhầm lẫn ngự trị trong lòng và một số người thậm chí còn lợi dụng nó để hỗ trợ cho nỗ lực thao túng của họ”.
Ngài viết rằng nên tránh “những lời ngụy biện vô ích về ý nghĩa của từ phước lành”.
Trong khi lưu ý rằng các phước lành dành cho những người tội lỗi là điều hiển nhiên, Đức Hồng Y Sarah nhấn mạnh rằng Giáo hội “không bao giờ có thể bị chệch hướng bằng cách biến nó thành một sự hợp pháp hóa tội lỗi, cấu trúc tội lỗi, hoặc thậm chí là dịp tội lỗi tiếp theo.”
Ngài cũng bày tỏ lo ngại rằng sự nhầm lẫn do Fiducia Supplicans mang lại có thể “tái xuất hiện” một cách tinh vi trong Thượng hội đồng về tính đồng nghị vào tháng 10 năm 2024.
Ngài đề nghị rằng Giáo hội nên đáp lại các cặp đồng giới bằng lòng thương xót của sự thật.
“Phải nói gì với những người tham gia vào các cuộc hôn nhân đồng giới? Thưa: Giống như Chúa Giêsu, chúng ta hãy dám thực hiện lòng thương xót đầu tiên: đó là nói lên sự thật khách quan của các hành động”
Theo Đức Hồng Y Sarah, việc chúc phúc cho một cặp đồng giới không phải là một phản ứng thích đáng.
“Điều duy nhất cần yêu cầu những người đang có mối quan hệ chống lại thiên nhiên là hoán cải và tuân theo lời Chúa”.
Đức Hồng Y Sarah, người sinh ra và lớn lên ở Guinea, nhớ lại lời chỉ dẫn của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đối với Phi Châu là hãy trở thành “lá phổi” tinh thần của nhân loại, trái ngược với chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa tương đối đang ảnh hưởng đến phương Tây.
“Giáo hội Phi Châu là tiếng nói của người nghèo, người đơn sơ và nhỏ bé”, đồng thời lưu ý rằng Giáo hội phải công bố Tin Mừng cho các Kitô hữu phương Tây, những người “tin rằng mình là người tiến hóa, hiện đại và khôn ngoan theo sự khôn ngoan của thế giới.”
Ngài nói thêm: “Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi các giám mục Phi Châu, trong tình trạng nghèo khó của họ, ngày nay lại là những người loan báo sự thật thiêng liêng này trước quyền lực và sự giàu có của một số giám mục ở phương Tây”.
BRK4LV-News13Jan2023
[Lan Vy]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Chánh Văn phòng Tổng thống đã có cuộc điện đàm với Đặc phái viên của Đức Thánh Cha Phanxicô
Tòa Thánh không mở Văn khố tòa Sứ thần tại Thụy Sĩ
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nói 'vận động đồng tính', ngân hàng Vatican không liên quan gì đến việc từ chức của Đức Bênêđíctô
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Tòa Thánh không mở Văn khố tòa Sứ thần tại Thụy Sĩ
Tòa Thánh từ chối mở văn khố Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Thụy Sĩ, theo lời yêu cầu của các nghiên cứu gia về những vụ lạm dụng tính dục trong Công Giáo tại nước này.
Theo báo Sonntagsblick, số ra ngày 07 tháng Giêng vừa qua tại Thụy Sĩ, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã trả lời như sau cho những người hỏi: “Chiếu theo Công ước Vienne về ngoại giao (năm 1961), Văn khố của các sứ quán là điều luôn luôn bất khả xâm phạm và ở mọi nơi”. Vì thế, chúng tôi không thể mở Văn khố của Tòa Sứ thần Tòa Thánh”.
Để làm sáng tỏ về những vụ lạm dụng trong quá khứ trong Giáo Hội Công Giáo tại Thụy Sĩ, hai nữ nghiên cứu gia thuộc Đại học Zurich, do Giáo Hội Công Giáo tại nước này ủy nhiệm, đã yêu cầu được đọc các tài liệu văn khố của Giáo hội ở nhiều cấp độ, và các nơi, trong đó có cả Văn khố của Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở thủ đô Berne. Phúc trình đầu tiên được công bố ngày 12 tháng Chín năm ngoái (2023), theo đó trong vòng 70 năm qua, đã có hơn 1.000 vụ với hơn 500 người lạm dụng trong môi trường Giáo hội. Đức Hồng Y Parolin cho biết mặc dù văn khố của Tòa Sứ thần không được mở, nhưng các tài liệu trong văn khố của các Giáo Hội Công Giáo ở Thụy Sĩ cũng như của Bộ Giáo lý đức tin có thể được mở cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu.
Bộ Giáo lý đức tin là cơ quan xét xử những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Tuy có lời tuyên bố như trên của Đức Hồng Y Parolin, hai nữ nghiên cứu gia cho biết sẽ tiếp tục vận động để có thể tìm tòi trong Văn khố Tòa Sứ thần, vì theo hai bà, văn khố này rất quan trọng. “Điều thiết yếu là theo dõi thư từ giữa Thụy Sĩ, Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở thủ đô Berne và Roma để khám phá những vụ thực sự được tố giác và thủ tục diễn tiến như thế nào”
[Lan Vy]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
9 triệu người rước tượng Chúa chịu nạn Black Nazarene ngày 9/1 tại Manila, Phi Luật Tân
Các linh mục, Giám Mục trả lời 'người có thị kiến' khuyến khích sử dụng Bí tích Thánh Thể trong các nghi lễ
LHQ kêu gọi Nicaragua tiết lộ nơi giam giữ Đức Giám Mục Isidoro Mora
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. 9 triệu người rước tượng Chúa chịu nạn Black Nazarene ngày 9/1 tại Manila, Phi Luật Tân
Khoảng 9 triệu người đã tham dự cuộc rước kiệu rước tượng Chúa chịu nạn Black Nazarene ở Manila, Phi Luật Tân trong năm nay.
Tượng Chúa chịu nạn Black Nazarene, làm bằng gỗ, với kích thước như người thật, nhìn xa giống như làm bằng đồng đen nhưng thực ra làm bằng gỗ.
Bức tượng được một nghệ nhân Mễ Tây Cơ chạm trỗ vào thế kỷ thứ 16 và được các giáo sĩ Tây Ban Nha dòng Augustinô đưa đến Phi Luật Tân vào năm 1606. Truyền thuyết cho rằng bức tượng có màu đen sau khi trải qua một trận hỏa hoạn trên chiếc thuyền buồm Tây Ban Nha chở bức tượng này.
Năm 1650, Đức Giáo Hoàng Innôcentê thứ 10, ban phép cho các sư huynh dòng Santo Cristo Jesús Nazareno được dùng bức tượng này trong việc truyền bá lòng sùng kính Chúa Giêsu chịu nạn tại thủ đô Manila của Phi Luật Tân. Trong những thập niên đầu, bức tượng được trưng bày tại nhiều nhà thờ khác nhau. Lý do là vì bức tượng được cho là có quyền năng kỳ diệu. Càng ngày càng có nhiều người nhận được ơn lạ, cho nên bức tượng phải được dời đến các nhà thờ lớn hơn cho phù hợp với số tín hữu đến kính viếng. Cuối cùng, vào năm 1787, sau khi Tiểu Vương Cung Thánh Đường Black Nazarene được xây xong tại quận Quiapo, bức tượng được đưa đến đây từ đó cho đến nay.
Mỗi năm bức tượng được đưa ra khỏi Tiểu Vương Cung Thánh Đường trong các cuộc rước vào ngày 9 tháng Giêng, ngày thứ Sáu Tuần Thánh và ngày 31 tháng 12.
Trong ba cuộc rước trên, cuộc rước vào ngày 9 tháng Giêng là trọng thể hơn cả vì đó là dịp người dân Phi Luật Tân cầu mong một năm mới tốt lành. Cuộc rước kéo dài 7km này bị đã hủy bỏ trong 2 năm vì đại dịch coronavirus.
Trong cuộc rước ngày 9 tháng Giêng hàng năm, bức tượng được đưa từ Tiểu Vương Cung Thánh Đường đến nhà thờ San Nicolás de Tolentino trong khu Intramuros hay Nội Thành, là nơi bức tượng được trưng bày trước khi được chuyển đến Quiapo.
Tại nhà thờ Quiapo các thánh lễ được tổ chức từ nửa đêm 8 tháng Giêng cho đến sáng ngày mùng 9 khi bức tượng được long trọng rước trở lại để tái diễn lại việc di dời bức tượng. Cuộc rước này, do đó, gọi là Traslación, nghĩa là “chuyển giao long trọng” từ nhà thờ cũ ở Intramuros về nhà thờ mới.
Cuộc rước kiệu ngày 9 tháng Giêng năm nay được đánh giá là hòa bình hơn vì tượng Chúa chịu nạn được đặt trong lồng kính. Đây là lần đầu tiên ban tổ chức làm như thế.
Trong những năm trước, hàng chục ngàn người đi chân đất mặc áo màu vàng và màu hạt dẻ cố chen lấn để chạm được vào tượng Chúa chịu nạn. Nhiều trường hợp khỏi bệnh kỳ lạ và tức khắc đã được ghi nhận. Những ai không thể chạm vào bức tượng thì ném những chiếc khăn tay của họ vào các tình nguyện viên đứng trên xe hoa được các thanh niên kéo bằng dây thừng. Các tình nguyện viên sẽ lau những khăn này trên những phần của thập tự giá và bức tượng với niềm tin chủ nhân của những chiếc khăn ấy sẽ được chữa khỏi những bệnh tật, được sức khỏe tốt, và một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đám rước hàng năm này, luôn luôn là một sự kiện náo nhiệt và gây nhiều cảm xúc, đã diễn ra dưới sự bảo vệ an ninh rất chặt chẽ. Khoảng 5,000 cảnh sát và quân đội được giao nhiệm vụ bảo vệ cuộc rước kiệu, cùng với những con chó đánh hơi bom và máy bay do thám vần vũ trên bầu trời.
BRK4LV-News12Jan2023
[Lan Vy]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Đức Hồng Y Sarah lên tiếng chống lại việc các giáo sĩ chúc phúc cho các kết hợp đồng giới
Linh mục Alabama bị hoàn tục sau cuộc hôn nhân dân sự với cô gái 18 tuổiLinh mục Alabama bị hoàn tục sau cuộc hôn nhân dân sự với cô gái 18 tuổi
Ai sẽ là người lãnh đạo tiếp theo của Giáo hội Syro-Malabar?
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Đức Hồng Y Sarah lên tiếng chống lại việc các giáo sĩ chúc phúc cho các kết hợp đồng giới
Đức Hồng Y Robert Sarah đã đáp lại tuyên bố gây tranh cãi của Vatican cho phép các giáo sĩ ban phước cho các cặp đồng giới trong một số tình huống nhất định bằng cách hướng dẫn các tín hữu hãy “phản ứng bằng Lời Chúa trước sự lầm lạc” trong một bài suy niệm ngày 6 tháng Giêng.
“Chúng ta không phản đối Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng chúng ta kiên quyết và triệt để phản đối tà giáo làm suy yếu nghiêm trọng Giáo hội, Thân thể Chúa Kitô, vì nó đi ngược lại đức tin và Truyền thống Công Giáo,” Đức Hồng Y Sarah viết trong bài suy tư mà ngài chia sẻ với tờ Settimo Cielo.
Đức Hồng Y Sarah, 78 tuổi, là một giám mục người Guinea, từng giữ chức vụ trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích của Vatican từ năm 2014 đến năm 2021.
Ngài viết: “Sự thật là lòng thương xót đầu tiên mà Chúa Giêsu dành cho tội nhân. Sự tự do mà chúng ta phải trao cho những người sống trong các kết hợp đồng tính luyến ái nằm trong sự thật của lời Chúa”. “Làm sao chúng ta có thể làm cho họ tin rằng việc Chúa ở lại trong ngục tù tội lỗi là điều tốt lành và đáng mong muốn?”
Trong khi các giám mục trên toàn cầu bị chia rẽ về tuyên bố này, nhiều giám mục Công Giáo trên khắp Phi Châu đã công khai bác bỏ những lời kêu gọi gây tranh cãi của Tuyên ngôn Fiducia Supplicans. Một số hội đồng giám mục ở Phi Châu đã yêu cầu các linh mục không được ban phép lành cho người đồng giới trong những tuần gần đây.”
Trong bài phát biểu của mình, Đức Hồng Y Sarah khuyến khích “mọi giám mục hãy làm điều tương tự” như các hội đồng giám mục ở Cameroon, Chad và Nigeria.
Ngài lưu ý rằng tuyên bố “đã không thể sửa chữa những sai sót này” của Giáo hội ở Đức, nơi mà tranh cãi về Tiến trình Công Nghị đã gây ra sự chia rẽ trong Giáo hội.
Vào tháng 3 năm 2023, Tiến trình Công Nghị Đức, một sự hợp tác giữa Hội đồng Giám mục Đức và một tổ chức vận động giáo dân đầy quyền lực, ZdK, đã phê duyệt việc phát triển các văn bản nghi lễ chính thức hóa để ban phước lành cho người đồng giới. Tuyên bố của Vatican cho phép “các phép lành tự phát” nhưng không cho phép các phép lành phụng vụ.
Nhưng theo quan điểm của Đức Hồng Y Sarah, tuyên bố của Vatican đã khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
Ngài nói: “Hơn nữa, với sự thiếu rõ ràng, Tuyên ngôn chỉ khuếch đại sự nhầm lẫn ngự trị trong lòng và một số người thậm chí còn lợi dụng nó để hỗ trợ cho nỗ lực thao túng của họ”.
Ngài viết rằng nên tránh “những lời ngụy biện vô ích về ý nghĩa của từ phước lành”.
Trong khi lưu ý rằng các phước lành dành cho những người tội lỗi là điều hiển nhiên, Đức Hồng Y Sarah nhấn mạnh rằng Giáo hội “không bao giờ có thể bị chệch hướng bằng cách biến nó thành một sự hợp pháp hóa tội lỗi, cấu trúc tội lỗi, hoặc thậm chí là dịp tội lỗi tiếp theo.”
Ngài cũng bày tỏ lo ngại rằng sự nhầm lẫn do Fiducia Supplicans mang lại có thể “tái xuất hiện” một cách tinh vi trong Thượng hội đồng về tính đồng nghị vào tháng 10 năm 2024.
Ngài đề nghị rằng Giáo hội nên đáp lại các cặp đồng giới bằng lòng thương xót của sự thật.
“Phải nói gì với những người tham gia vào các cuộc hôn nhân đồng giới? Thưa: Giống như Chúa Giêsu, chúng ta hãy dám thực hiện lòng thương xót đầu tiên: đó là nói lên sự thật khách quan của các hành động”
Theo Đức Hồng Y Sarah, việc chúc phúc cho một cặp đồng giới không phải là một phản ứng thích đáng.
“Điều duy nhất cần yêu cầu những người đang có mối quan hệ chống lại thiên nhiên là hoán cải và tuân theo lời Chúa”.
Đức Hồng Y Sarah, người sinh ra và lớn lên ở Guinea, nhớ lại lời chỉ dẫn của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 đối với Phi Châu là hãy trở thành “lá phổi” tinh thần của nhân loại, trái ngược với chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa tương đối đang ảnh hưởng đến phương Tây.
“Giáo hội Phi Châu là tiếng nói của người nghèo, người đơn sơ và nhỏ bé”, đồng thời lưu ý rằng Giáo hội phải công bố Tin Mừng cho các Kitô hữu phương Tây, những người “tin rằng mình là người tiến hóa, hiện đại và khôn ngoan theo sự khôn ngoan của thế giới.”
Ngài nói thêm: “Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi các giám mục Phi Châu, trong tình trạng nghèo khó của họ, ngày nay lại là những người loan báo sự thật thiêng liêng này trước quyền lực và sự giàu có của một số giám mục ở phương Tây”.
BRK4LV-News13Jan2023
[Lan Vy]
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Lan Vy cám ơn quý vị và anh chị em theo dõi chương trình này. Lược thuật các tin chính trong ngày hôm nay của chúng tôi.
Chánh Văn phòng Tổng thống đã có cuộc điện đàm với Đặc phái viên của Đức Thánh Cha Phanxicô
Tòa Thánh không mở Văn khố tòa Sứ thần tại Thụy Sĩ
Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein nói 'vận động đồng tính', ngân hàng Vatican không liên quan gì đến việc từ chức của Đức Bênêđíctô
Sau đây là phần tin chi tiết cùng các tin khác.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
1. Tòa Thánh không mở Văn khố tòa Sứ thần tại Thụy Sĩ
Tòa Thánh từ chối mở văn khố Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Thụy Sĩ, theo lời yêu cầu của các nghiên cứu gia về những vụ lạm dụng tính dục trong Công Giáo tại nước này.
Theo báo Sonntagsblick, số ra ngày 07 tháng Giêng vừa qua tại Thụy Sĩ, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã trả lời như sau cho những người hỏi: “Chiếu theo Công ước Vienne về ngoại giao (năm 1961), Văn khố của các sứ quán là điều luôn luôn bất khả xâm phạm và ở mọi nơi”. Vì thế, chúng tôi không thể mở Văn khố của Tòa Sứ thần Tòa Thánh”.
Để làm sáng tỏ về những vụ lạm dụng trong quá khứ trong Giáo Hội Công Giáo tại Thụy Sĩ, hai nữ nghiên cứu gia thuộc Đại học Zurich, do Giáo Hội Công Giáo tại nước này ủy nhiệm, đã yêu cầu được đọc các tài liệu văn khố của Giáo hội ở nhiều cấp độ, và các nơi, trong đó có cả Văn khố của Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở thủ đô Berne. Phúc trình đầu tiên được công bố ngày 12 tháng Chín năm ngoái (2023), theo đó trong vòng 70 năm qua, đã có hơn 1.000 vụ với hơn 500 người lạm dụng trong môi trường Giáo hội. Đức Hồng Y Parolin cho biết mặc dù văn khố của Tòa Sứ thần không được mở, nhưng các tài liệu trong văn khố của các Giáo Hội Công Giáo ở Thụy Sĩ cũng như của Bộ Giáo lý đức tin có thể được mở cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu.
Bộ Giáo lý đức tin là cơ quan xét xử những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Tuy có lời tuyên bố như trên của Đức Hồng Y Parolin, hai nữ nghiên cứu gia cho biết sẽ tiếp tục vận động để có thể tìm tòi trong Văn khố Tòa Sứ thần, vì theo hai bà, văn khố này rất quan trọng. “Điều thiết yếu là theo dõi thư từ giữa Thụy Sĩ, Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở thủ đô Berne và Roma để khám phá những vụ thực sự được tố giác và thủ tục diễn tiến như thế nào”