Thánh Ca Giáng Sinh Việt Nam
Trước thập niên 1930, thánh nhạc VN chưa có gì tại các nhà thờ tại VN. Thời ấy, trong nhà thờ hát lễ và Chầu Thánh Thể toàn là những bản thánh ca Latinh do ít người phụ trách. Đôi khi phát âm tiếng Latinh không đúng.
Vì thế mới có câu :
Các thày đọc tiếng Latinh
Các cô con gái thưa kinh dịu dàng
Có nghĩa là trên bàn th các thày (thày cả, Linh mục), các thày khác (đang học trường Latinh về nghỉ hè, hay thôi học chủng viện) trong ca đoàn hát toàn tiếng Latinh. Trong khi giáo dân trong nhà thờ im lặng, tay lần hạt, và theo dõi cử điệu của các cha ‘‘làm lễ’’. Hiệp lễ, chỉ có thanh nữ đọc đủ các kinh theo ý nghĩa các phần thánh lễ. Gọi là ca đoàn, nhưng thực sự do một nhóm thanh niên trong xứ, biết hát và đọc tiếng La tinh. Hát thuộc lòng, không hiểu gì.
Từ 1946, xuất hiện một số bản nhạc VN về Đức Mẹ và Giáng Sinh, đem lại luồng khí mới trong các xứ tại VN
Từ Công Đồng Vatican II, cho phép dùng tiếng Việt trong thánh lễ. Dĩ nhiên các bản nhạc tiếng Việt lần lượt thay cho La tinh.
Nhân dịp Giáng Sinh, thử xem lại những bàn Thánh Ca Giáng Sinh VN có từ bao giờ và để lại lòng người bao trìu mến khi Chúa sinh ra cho nhân loại và trong lòng người.
Từ 1932 đến 1934, hát thánh ca bằng Latinh trong nhà thờ,
Thày giáo xứ, trong năm thử, phụ trách ca đoàn, dùng cuốn Cantus Liturgiri (Hông Kông), hay cuốn Cantiones, tập những bài cho ca đoàn :
-Bộ Lễ : Kyrie (Thương xót), Gloria (Vinh danh), Credo (Tin Kính), Sanctus (Thánh Thánh) và Agnus Dei (Con Chiên Thiên Chúa).
-Nh»ng bài cho 5 Lễể tr†ng trong næm : Sinh Nhật, Phục Sinh, Chúa Lên Trời, HiŒn XuÓng và Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
-Chầu Thánh Thể : O salutaris hostia, Pange Linqua, Ave Maris stella (Lạy Mẹ là ngôi sao sáng), Maria mater gratia (Lạy Mẹ là Mẹ ban ơn), Tantum ergo, Laudate Domium (Tv. 116) Laudate Domium omnes gentes
-Lễ mồ hay đám táng : Reqiem, Miserere Mei Deus (Tv. 50), In Paradisum (xin thiên thần dẫn ta về thiên đàng), Ego sum resurrectio et vita (hạ huyệt : ta là sự sống lại và là sự sống.
-Đôi khi còn tập những bản nhạc khác, như : Adeste Fideles, Puer natus in Bethleem Alleluia, Les Anges dans nos campagnes (các thiên thần trong cánh đồng chúng ta), Gloria in excelsis Deo (Sáng danh Chúa trên trời) (cho mùa Noel), Ofilii et filiare (Phục sinh) hay Ave Maria (Lộ Đức), J’irai la voir un jour (ngày kia tôi sẽ được thấy Mẹ, O Mère Chérie (Lạy Mẹ mến yêu)
Từ nhạc đời của thanh niên.
Năm 1943-1944, phong trào thanh niên thường hát những bài đời của Hoàng Quí, Phạm Đình Chương, Lưu Hữu Phước nhụ Bóng Cờ Lau, Nước Non Lam Sơn, Tiếng Gọi Đàng, Leo Rừng, Được Mùa, Bạch Đằng Giang, Chùa Hương, Hờn Sông Gianh, Hội Nghị Diên Hồng...làm phấn khởo người trẻ hương về quê hương và lịch sử dân tộc.
Hai ban nhạc Pháp thời danh cûa Tino Rossi : J’ai deux amours (tôi có hai mối tình),
C’est à Capri que l’ai rencontré
(Ở Capri tôi đã gặp em)... làm say mê người trẻ. Các bản nhạc Việt bắt đầu từ đây.
Các sáng tác hòa âm của nhạc sỹ trứ danh người Đức JS. Bach bắt đầu nghe trong các nhà thờ Công Giáo lẫn Tin Lành tại Hà Nội.
Thánh ca trong các chủng viện
Bên Công Giáo, những chủng sinh có khiếu âm nhạc bắt đàu âm thầm sáng tác, trong đó Nguyển Khắc Xuyên dẫn đầu viết thơ:
Lạy Mẹ xin yên ủi chúng con luôn luôn
Mẹ từ bi xin phá những nỗi ưu phiền
Rồi từ 1944, cảm hứng bài thơ của thi sỹ Pháp Paul Verlein : Je ne veux plus que ma Mère Marie, Nguyễn Khắc Xuyên đã viết nhạc :
Tôi chỉ muốn yêu mình Mẹ Maria tôi thôi
Bắt đầu vào 1945, các người trẻ nội trú và thầy dạy ở chủng viện Hà Nội như : Hùng Lân, Nguyễn Khắc Xuyên, Tâm Bảo, Thiên Phụng, Thanh Tùng, Vĩnh Phúc, Hoài Đức, Anh Thiết, Anh Hoan...kết hợp thành ca đoàn hát tại nhà thờ chính tòa Hà Nội.
Từ đó, nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh thành hình. Năm 1946, Nhạc đoàn xuất bản Cung Thánh III, gồm 10 bài về Giáng Sinh : Chúa sinh ra, Chúa thương loài người : của Tâm Bảo. Ánh sao lạ : Thiên Phụng và Hoài Chiên. Vào trong hang đá, Belem ơi, Hôm nay : Nguyễn Khắc Xuyên. Cao cung lên, Đêm Đông, Thăm hang Đá : Hoài Đức. Mùa Đông Năm Ấy, Đêm năm xưa...Trời Cao (mùa Vọng), Đêm ánh sáng : Duy Tân. Đêm Thánh vô cùng (nhạc của Franz Gruber), Hôm nay (nhạc của Preatorius), Tôi đã thấy ngươi, Ngôi Hai xuống đời, Lời trong sương, Nửa đêm : Hùng Lân. Một đêm năm xưa, Ánh sao lạ : Thiên Phụng và Hoài Chiên. Mục Đồng chăn giữ đoàn chiên (từ bài Latinh Pastores). Cao cung lên : Hoài Đức.
Vườn Thánh ca Giáng sinh lan rộng các nơi khác.
Nhạc đoàn Sao Mai, của Bùi Chu, với các sáng tác : Đông Đông, Hang Belem, Say Noel : Hải Linh. Vinh danh Chúa : Ngô Duy Linh. Đồng quê Belem : Minh Trân
-Nhạc đoàn Phát Diệm các chủng sinh trẻ, viết những thánh ca đầy mầu sắc quê hương : Tìm hang đá : JB. Tuất, Phương Linh, JB. Chiêu. Ánh sao xưa : Trần Hùng Dũng
-Và các nơi khác, Dòng Chúa Cứu Thế đóng góp các bản : Chúa Đến Rồi, Lời Cầu Của Đêm : Thành Tâm và Sỹ Tín. Quê Hương Thượng Đế : Sỹ Tín và Vũ Khởi Phụng. Và các bài : Một Trẻ Thơ : Lm Hoàng Kim. Cất Tiếng Tung Hô : Nguyễn Duy. Nhạc sư Kim Long xuất bản tập Ca Lên Đi có nhiều bài ca Noel. Hai nhạc sư Hải Linh và Kim Long cùng sáng tác Say Noel thơ cûa Xuân Ly Băng. Loài người ơi : Văn Thiều.
-Tại hải ngọai sau 1975, sáng tác mới, như : Trầm Hương 3, Mùa sao, Chúa ra đời, Mong Chúa ra đời, Belem năm xưa, Hãy ca mừng, Đêm tuyết băng (nhạc ngoại quốc) : của Nguyễn Quang Tuyến. Đêm Đông : Nguyễn Quang Tuyến, Vũ Văn Tuynh. Trang sử tình Mùa Cứu Thế : Văn Chi. Đêm nay lừng xanh : Chính Trung và Xuân Thu.
Những bản nhạc đời trữ tình bắt nguồn từ Giáng Sinh. Tháp chuông vang lên những tiếng mời gọi đến giáo đường dự lễ đêm. Sau đó là cuộc vui hòa họp gia đình, bạn bè.
Bao nhiêu tiểu thuyết, truyền tình lãng mạng và biết bao vần thơ không bao giờ cạn nói về những kỷ niệm Noel
Cũng từ mùa Giáng Sinh, các hội đoàn, cá nhân đã nảy sinh những công việc từ thiện đem an vui, no lành đến những người không có Noel.
Ngày nay, cứ tới mùa Giáng Sinh, người ta thấy bán đủ hình thức CD, DVD, cassettes, thiệp về Thánh Ca VN Giáng Sinh. Cuối năm nhớ nhau gửi lời thăm hỏi và chúc mừng kèm món quà nho nhỏ. Nhà nào nhà này vang lên những bản Thánh Ca nhè nhẹ...Đóng cửa lại nghe nhạc Giáng Sinh thấy nhẹ nhõm tâm hồn và bao kỷ niệm. Và cũng từ Đêm Thánh này, chứa chan bao tình người được thương mến, do lòng hảo tâm khắp nơi.
Xin cảm tạ Chúa Hài Đồng và xin Chúa Giêsu Bé Thơ chúc lành cho những tác giả có tài năng sáng tác văn hóa, nghệ thuật, nhắc nhở con người trở về ý nghĩa của ngày Giáng Sinh. Xin cho tài năng này tiếp tục nảy nở để làm Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm. (Tài liệu viết bài :- Nhạc sư Nguyễn Khắc Xuyên : Quá trình Thánh Nhạc VN. Texas 1991 - Ns. Trái Tim Đức Mẹ. số 300, 12. 2002, ttr. 12-13)
Hai bản Thánh ca bất hủ trong mùa Giáng Sinh
1. Đêm Thánh Vô Cùng
Năm 1817, Lm trẻ Joseph Mohr về phó xứ làng quê Oberndorf (bên Đức). Quen thân với ông giáo Franz Gruber (sinh 11.12.1792). Hai nghệ sỹ gặp nhau. Cận lễ Noel, đàn organ ọp ẹp nhà thờ bị hư, không tiền sửa. Cha Joesph nghĩ phài làm cho lễ cho long trọng, nên vội viết ra bản lời tiếng Dức : Stille Nacht Heiluge Nacht (Đêm Thánh Vô Cùng). Đem hỏi Franz Gruber. Gruber vừa dạo guitare viết nốt nhạc, điệu valse. Vội, hai nhạc sỹ đem hát trong lễ ngay.
Lễ Giáng sinh 1818, nghe hát, dân làng hoan nghênh, vì đưa thánh lễ vào cõi thâm sâu, đầy tình cảm trong đêm Giáng Sinh. Nhưng bị cha sở tên Noestler tỏ ý không bằng lòng. Dám đem guitare và valse vào nhà thờ. Bị tòa giám mục khiển trách bản nhạc ‘‘quá đời, cách mạng’’, bị cấm. Buồn, bệnh, cha qua đời 4.12.1842. Ông giáo bị giáng chức, mất mọi quyền hành, tuy sau được giử chức nhạc trưởng trong nhà thờ Halein. Ông qua đời 1863... Bản nhạc đem nhét trong tủ phòng áo nhà thờ.
Từ đó, bản nhạc bị quên lãng. Mãi năm 1825, người sửa đàn tên Calo Mauracher tình cờ thấy bản nhạc cùa cha Mohr và Gruber. Thấy hay quá, ông chép lại, sợ, không nói tìm ở đâu, trao cho ban nhạc. Trong đó có 4 anh em giỏi nhạc. Năm 1832, họ đem bản ‘‘Đêm Thánh Vô Cùng’’ ra hát ở hội chợ Leipzig, Đông Đức. Rồi đem ra ngoại quốc hát. Trong nhiều dịp Noel họ hát lại. Từ đó, người ta ghi tên tác giả, bài hát dân quê : Bốn anh em Tirol hát dạo.
Năm 1843, bản Đêm Thánh Vô Cùng được in trong tài liệu tên ‘‘Kho tàng âm nhạc người Đức’’ với tựa đề ‘’một kiểu dân ca Tirol’’
Năm 1854, Ban nhạc Hoàng Gia Bá Linh viết thư cho tu viện Saint Peter, nơi cha Mohr học âm nhạc. May, cậu Felix Gruber con trai của Franz Gruber trả lại bản nhạc : Lời của Joseph Mohr, nhạc Franz Gruber. Nhờ đó, cả thế giới biết và hâm mộ.
BẢN NHẠC LỪNG DANH được dịch ra nhiều tiếng. Trong đó có Tiếng Việt của Hùng Lân :
Đêm thinh lặng, đêm thánh thiện !
Vạn vật ngù yên, chỉ còn đôi vợ chồng
dễ thương, thánh đức, con côi tỉnh thức
Một cậu bé tóc vàng thùy mị
Ngủ say trong yên lặng của Thiên Quốc!
Ngủ say trong yên lặng của Thiên Quốc!
Đêm thinh lặng, đêm thánh thiện !
Mục đồng bỗng được báo tin
qua tiếng Alleluia của các Thiên Thần
vang dội khắp xa gần
Hỡi Kitô hữu, Đấng Cứu Thế ở đây !
Hỡi Kitô hữu, Đấng Cứu Thế ở đây !
Đêm thinh lặng, đêm thánh thiện !
Con Chúa Trời mỉm cười
Miệng linh thiêng dễ thương
khi giờ cứu chuộc đã điểm
Hỡi Kitô hữu trong sinh nhật của ngươi !
Hỡi Kitô hữu, trong sinh nhật của ngươi !
(ns dân Chúa Âu Châu. 134, 12.1993. ttr. 26-28)
Mỗi mùa Giáng Sinh, lại được nghe bản Thánh Ca bất hủ của Franz Shubert ‘‘Ave Maria’’. Nhạc Sư Franz Peter Schubert, người Áo, sinh năm 1797, tại Lichtenthal, Vienna. Tác giả của 600 bản hợp tấu để diễn. Trong Çó có 8 bài nổi tiếng, trong album ‘‘La symphonie inachevée’’, có bản Ave Maria, viết 1825. Bản Ave Maria ra đời :
Năm 1825, Schubert được miễn lính, vì quá thấp (5. 1 1/2 inches). Anh không sợ đông thành thảo nhạc cụ nào, nên chú trọng vào sáng tác và dạy nhạc. Thoạt tiên Schubert tiếp xúc với Sir Walter Scott. Qua thiên hùng ca The Lady of the Lake (viết 1810, ca ngợi gia đình nhà cách mạng Ellen Douglas). Vì liên lụy với tác giä và nhà cách mạng, nên Schubert bị trục xuất. Để tránh truy lùng của vua, cả nhóm trốn lên cao nguyên Scoland. Trong hang đá gần hồ Loch Katrine. Trong lúc sợ hãi và tuyệt vọng, Ellen dâng lời cầu nguyện xin Trinh Nữ Maria cứu giúp, Scott dựa theo lời khấn, bắt đầu bằng ‘’Ave Maria’’ và đặt tên ‘’The third song of Ellens (viết 1826). Mới đưa cho Schubert phối âm. Lúc đầu lời bằng tiếng Anh, dịch tiếng Đức, sau đó dịch ra tiếng Latin, thêm chữ Mater Dei (Ave Maria Mater Dei). Nhiều nhạc sỹ dựa theo bản gốc này sáng tác ra bài khác, như ‘‘Ave Maria de Bach & Gounod (1859).
2. Bản Ave Maria
được dịch ra nhiều thứ tiếng. Có lời của Phạm Duy
1.Ave Maria! Ôi Nữ Trinh đầy hồng ân.
Chính Chúa đã rủ tình thương đoái trông.
Mẹ ôi, danh Mẹ vinh hiển khắp trần gian.
Chúa Giêsu Con Lòng Mẹ ơn phúc tràn lan.
Mẹ ban phát cho nhân trần.
Mẹ ôi, con xin mang thiên chức Mẹ Chúa Trời.
Triều thiên uy linh mươi hai ánh sao rạng ngời.
Từ nơi cao sang, xin thương trần gian chúng con.
Hằng ngóng trông mong phần thưởng vinh phúc trên Trời cao !
Ave Maria.
2. Xin Mẹ Maria
Cho được con qua ngày can qua
Đã mấy mươi năm Mẹ ôi, sống trông mong
Ngày mai, một ngày tan chinh chiến vui bình yên
Hãy ban cho một mùa Xuân như ý quên sầu bi
Đầy ơn phúc trong tay Người
Mẹ ôi, bao la lòng Mẹ Maria
Này đây muôn kinh qùi lạy tấu dâng lên Bà
Tạ ơn Thiên Chúa, Gabriel truyền tin khắp nơi
Tôn thờ thằm bao tình Ơn Thánh Nữ ĐồngTrinh.
Ave Maria.
(Ns. HN.252. 12.2013, ttr. 25-26)