Giải pháp hai nhà nước cho Israel và Palestine vẫn còn xa vời!
Trong cuộc phỏng vấn của tờ L'Osservatore Romano về cuộc chiến hiện nay giữa Hamas và Israel, với giáo sư chuyên viên Amnon Aran của Đại học London, ông cho biết giải pháp hai nhà nước ở Israel-Palestine là giải pháp khả thi duy nhất, nhưng hiện tại vẫn còn xa vời chưa đạt được một giải đáp nào thỏa đáng!
(Tin Vatican - Roberto Paglialonga và Lisa Zengarini)
Amnon Aran là Giáo sư Chính trị Quốc tế chuyên về Trung Đông tại Đại học Luân Đôn. Nói với ký giả Roberto Paglialonga của tờ L’Osservatore Romano, rằng ông đã đưa ra một phân tích sâu rộng về cuộc khủng hoảng mới và kết quả có thể xảy ra của nó.
Mục tiêu của cả Israel và Hamas đều góp phần vào sự bế tắc hiện nay
Khi được hỏi về khả năng tồn tại của giải pháp hai nhà nước được cộng đồng quốc tế ủng hộ, ông nói mặc dù nó vẫn còn đang được thảo luận nhưng sẽ không đạt được một tiến triển nào cho đến khi các kịch bản an ninh và chính trị ở Israel và Palestine được thay đổi. Theo học giả thì cuộc xung đột đang diễn ra và các mục tiêu của cả Israel và Hamas đang góp phần vào tình trạng bế tắc, khiến lệnh ngừng bắn không thể thực hiện được.
Trong cuộc phỏng vấn, Giáo sư Aran nói mục tiêu của Israel không phải là loại bỏ Hamas như một ý tưởng chính trị mà thực tế là vô hiệu hóa khả năng quân sự của tổ chức này. Tuy nhiên, ông nói, nếu Israel cố gắng làm suy yếu đáng kể sức mạnh quân sự của Hamas, thì vẫn còn một câu hỏi đằng sau là điều gì sẽ xảy ra sau đó.
Hậu quả của cuộc chiến ở Israel và Palestine
Về hậu quả của cuộc chiến ở Israel, Giáo sư Aran giải thích rằng có sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội Israel về tính tất yếu của cuộc xung đột nhằm đảm bảo an ninh cho Israel. Tuy nhiên, ở cấp độ chính trị, việc thiếu một chính phủ đoàn kết dân tộc đã là một sự chia rẽ đáng kể trong nước.
Khi được hỏi về kế hoạch của Hoa Kỳ muốn Chính quyền Palestine quản lý giải Gaza sau chiến tranh, Aran cho rằng kế hoạch này thực tế nhưng thừa nhận những yêu cầu tiềm tàng từ Chính quyền Quốc gia Palestine (PNA), chẳng hạn như những thay đổi về hiện trạng ở Bờ Tây giải Gaza!
Giáo sư Aran chỉ ra thêm những thách thức mà PNA hiện đang phải đối diện, cụ thể là sự lãnh đạo yếu kém của Tổng thống Mahmoud Abbas già nua và các vấn đề về tính hợp pháp và tham nhũng, đồng thời lưu ý rằng nếu Hamas suy yếu thì sẽ không có chủ thể nào khác có khả năng lấp đầy khoảng trống đó.
Vai trò của các nước khác trong cuộc xung đột
Liên quan đến vai trò của các nước khác trong cuộc xung đột, Giáo sư Aran nhắc lại vai trò hòa giải của Qatar và Ai Cập, những nước có quan hệ với cả hai bên, trong khi Jordan ở thế phòng thủ hơn và hy vọng tình hình ở Bờ Tây không bùng nổ.
Sau đó, có những bên tham gia vào cuộc xung đột, bao gồm Iran và các đồng minh Hezbollah ở Lebanon và Houthis ở Yemen. Nga cũng đứng về phía Hamas trong cuộc xung đột ở Gaza.
Ở phía đối lập, Mỹ đã triển khai lực lượng ở Biển Đỏ và phía đông Địa Trung Hải để ngăn chặn chiến tranh kéo dài. Về phần mình, Ả Rập Saudi, (nước đang hoàn tất thỏa thuận với Israel trước vụ thảm sát ngày 7 tháng 10) cho đến nay vẫn giữ thái độ im lặng mong được đứng ra kêu gọi một thỏa thuận cho cả hai phe...
Về quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ, giáo sư Aran cho biết nước này khó có thể đóng vai trò quan trọng trong cuộc xung đột, vì Tổng thống Recep Erdoğan đã công khai đứng về phía Hamas. Ông cho biết có thể họ sẽ tham gia vào giai đoạn tái thiết, vì Ankara và Tel Aviv có những lợi ích chung bao gồm cả về năng lượng lẫn an ninh, mặc dù ông Erdogan muốn chỉ làm việc với người kế nhiệm Thủ tướng Netanyahu.
Trong cuộc phỏng vấn của tờ L'Osservatore Romano về cuộc chiến hiện nay giữa Hamas và Israel, với giáo sư chuyên viên Amnon Aran của Đại học London, ông cho biết giải pháp hai nhà nước ở Israel-Palestine là giải pháp khả thi duy nhất, nhưng hiện tại vẫn còn xa vời chưa đạt được một giải đáp nào thỏa đáng!
(Tin Vatican - Roberto Paglialonga và Lisa Zengarini)
Amnon Aran là Giáo sư Chính trị Quốc tế chuyên về Trung Đông tại Đại học Luân Đôn. Nói với ký giả Roberto Paglialonga của tờ L’Osservatore Romano, rằng ông đã đưa ra một phân tích sâu rộng về cuộc khủng hoảng mới và kết quả có thể xảy ra của nó.
Mục tiêu của cả Israel và Hamas đều góp phần vào sự bế tắc hiện nay
Khi được hỏi về khả năng tồn tại của giải pháp hai nhà nước được cộng đồng quốc tế ủng hộ, ông nói mặc dù nó vẫn còn đang được thảo luận nhưng sẽ không đạt được một tiến triển nào cho đến khi các kịch bản an ninh và chính trị ở Israel và Palestine được thay đổi. Theo học giả thì cuộc xung đột đang diễn ra và các mục tiêu của cả Israel và Hamas đang góp phần vào tình trạng bế tắc, khiến lệnh ngừng bắn không thể thực hiện được.
Trong cuộc phỏng vấn, Giáo sư Aran nói mục tiêu của Israel không phải là loại bỏ Hamas như một ý tưởng chính trị mà thực tế là vô hiệu hóa khả năng quân sự của tổ chức này. Tuy nhiên, ông nói, nếu Israel cố gắng làm suy yếu đáng kể sức mạnh quân sự của Hamas, thì vẫn còn một câu hỏi đằng sau là điều gì sẽ xảy ra sau đó.
Hậu quả của cuộc chiến ở Israel và Palestine
Về hậu quả của cuộc chiến ở Israel, Giáo sư Aran giải thích rằng có sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội Israel về tính tất yếu của cuộc xung đột nhằm đảm bảo an ninh cho Israel. Tuy nhiên, ở cấp độ chính trị, việc thiếu một chính phủ đoàn kết dân tộc đã là một sự chia rẽ đáng kể trong nước.
Khi được hỏi về kế hoạch của Hoa Kỳ muốn Chính quyền Palestine quản lý giải Gaza sau chiến tranh, Aran cho rằng kế hoạch này thực tế nhưng thừa nhận những yêu cầu tiềm tàng từ Chính quyền Quốc gia Palestine (PNA), chẳng hạn như những thay đổi về hiện trạng ở Bờ Tây giải Gaza!
Giáo sư Aran chỉ ra thêm những thách thức mà PNA hiện đang phải đối diện, cụ thể là sự lãnh đạo yếu kém của Tổng thống Mahmoud Abbas già nua và các vấn đề về tính hợp pháp và tham nhũng, đồng thời lưu ý rằng nếu Hamas suy yếu thì sẽ không có chủ thể nào khác có khả năng lấp đầy khoảng trống đó.
Vai trò của các nước khác trong cuộc xung đột
Liên quan đến vai trò của các nước khác trong cuộc xung đột, Giáo sư Aran nhắc lại vai trò hòa giải của Qatar và Ai Cập, những nước có quan hệ với cả hai bên, trong khi Jordan ở thế phòng thủ hơn và hy vọng tình hình ở Bờ Tây không bùng nổ.
Sau đó, có những bên tham gia vào cuộc xung đột, bao gồm Iran và các đồng minh Hezbollah ở Lebanon và Houthis ở Yemen. Nga cũng đứng về phía Hamas trong cuộc xung đột ở Gaza.
Ở phía đối lập, Mỹ đã triển khai lực lượng ở Biển Đỏ và phía đông Địa Trung Hải để ngăn chặn chiến tranh kéo dài. Về phần mình, Ả Rập Saudi, (nước đang hoàn tất thỏa thuận với Israel trước vụ thảm sát ngày 7 tháng 10) cho đến nay vẫn giữ thái độ im lặng mong được đứng ra kêu gọi một thỏa thuận cho cả hai phe...
Về quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ, giáo sư Aran cho biết nước này khó có thể đóng vai trò quan trọng trong cuộc xung đột, vì Tổng thống Recep Erdoğan đã công khai đứng về phía Hamas. Ông cho biết có thể họ sẽ tham gia vào giai đoạn tái thiết, vì Ankara và Tel Aviv có những lợi ích chung bao gồm cả về năng lượng lẫn an ninh, mặc dù ông Erdogan muốn chỉ làm việc với người kế nhiệm Thủ tướng Netanyahu.