Cha Giám đốc phụ trách Thánh địa chia sẻ: Lo âu ngày càng tăng rằng các Kitô hữu ở Gaza sẽ biến mất
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ L'Osservatore Romano, Cha Giám đốc trông coi ở Thánh Địa, Cha Francesco Patton, OFM cho hay về tình hình bi thảm ở Thánh địa, đặc biệt là ở Dải Gaza, và mối quan tâm của cha đối với tương lai của các Kitô hữu ở Gaza sau khi chiến tranh bùng nổ.
(Roberto Cetera - L'Osservatore Romano)
Cha Patton cho biết ở Gaza bây giờ, theo thông tin mà chúng tôi biết là những người Công Giáo được an toàn “Đặc biệt ở Gaza, nơi cộng đồng Kitô giáo là một cộng đồng rất nhỏ, tôi lo sợ rằng vì chiến tranh, có nguy cơ là cộng đồng Kitô hữu ở Gaza sẽ biến mất. Tôi hy vọng là không. Nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu các Kitô hữu vẫn ở lại đây. Thực sự chúng tôi không biết diễn biến trong những ngày tới sẽ ra sao!...”
Như thời đại dịch
Cha Patton cho biết tình hình ở Jerusalem hiện tại là bất thường, rất ít người đi ra ngoài đường phố.
Cha cho hay: “Tình hình ở Thành phố Cổ vào thời điểm này thật kỳ lạ, không có bóng người trên các đường phố, chỉ có cảnh sát và lính gìn giữ an ninh”. Tình hình giống như “quay lại thời điểm xảy ra đại dịch trước đây”.
Vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất vào Israel trong lịch sử hiện đại
Cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 của Hamas đã khiến Israel đưa ra lời tuyên chiến chính thức.
Hoạt động quân sự trên bộ, trên biển và trên không của tổ chức Hồi giáo Palestine được coi là dốc toàn lực tấn công, gây nên cuộc khủng bố nguy hiểm nhất trong lịch sử hiện đại nhắm vào người Israel của nước này, giết chết khoảng 900 người Israel, trong đó nhiều thường dân, và khoảng 100 người bị bắt làm con tin.
'Tình hình chiến tranh'
Cha Patton giải thích rằng những gì mà mọi người hay biết về những gì đang xảy ra đều đến từ các nguồn truyền thông, Chúng tôi “không có sự hiện diện nhiều ở Thánh địa ngoại trừ ở Jaffa và Ramle”.
Cha than thở: “Tôi nghĩ rằng tình hình, thấy từ những khuôn mặt và tiếng la vang mà chúng tôi nghe thấy, nói lên tình hình chiến tranh”. "Không phải tất cả các thành phố được an toàn vào thời điểm này."
Về tình hình ở miền nam Israel, cha Patton cho biết văn phòng của cha có rất ít thông tin vì Cơ quan quản lý Thánh địa không hiện diện ở đó.
Tuy nhiên, cha cho hay: “Tôi nghĩ rằng vào thời điểm này, tình hình không ổn”.
Những mối nguy hiểm mà các Kitô hữu ở Gaza phải đối diện
Cha Patton bày tỏ mối quan ngại cho cộng đồng Kitô giáo ở Thánh địa vào lúc này, đặc biệt là ở Dải Gaza.
“Dân số theo đạo Công Giáo là những người muốn sống chung hòa bình nhưng nguy cơ khi xảy ra xung đột, đối đầu và chiến tranh thì người theo đạo Công Giáo là nạn nhân đầu tiên trong các cuộc chiến! Một số thành viên trong cộng đồng đã di tản khỏi quê hương."
Cha nhấn mạnh: “Đặc biệt ở Gaza, nơi cộng đồng Kitô giáo là một cộng đồng rất nhỏ, tôi lo ngại rằng vì chiến tranh, nguy cơ cộng đồng Kitô giáo này sẽ biến mất. Dù tôi hy vọng điều ấy không xảy ra!”
Cha kết luận: “Thật là nguy hiểm nếu những người theo đạo Công Giáo ở lại Gaza, vì thông tin mà chúng tôi nhận được là những người Công Giáo tạm được an toàn trong giai đoạn này, nhưng diễn biến những ngày tới, thì không có gì bảo đảm!”
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ L'Osservatore Romano, Cha Giám đốc trông coi ở Thánh Địa, Cha Francesco Patton, OFM cho hay về tình hình bi thảm ở Thánh địa, đặc biệt là ở Dải Gaza, và mối quan tâm của cha đối với tương lai của các Kitô hữu ở Gaza sau khi chiến tranh bùng nổ.
(Roberto Cetera - L'Osservatore Romano)
Cha Patton cho biết ở Gaza bây giờ, theo thông tin mà chúng tôi biết là những người Công Giáo được an toàn “Đặc biệt ở Gaza, nơi cộng đồng Kitô giáo là một cộng đồng rất nhỏ, tôi lo sợ rằng vì chiến tranh, có nguy cơ là cộng đồng Kitô hữu ở Gaza sẽ biến mất. Tôi hy vọng là không. Nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu các Kitô hữu vẫn ở lại đây. Thực sự chúng tôi không biết diễn biến trong những ngày tới sẽ ra sao!...”
Như thời đại dịch
Cha Patton cho biết tình hình ở Jerusalem hiện tại là bất thường, rất ít người đi ra ngoài đường phố.
Cha cho hay: “Tình hình ở Thành phố Cổ vào thời điểm này thật kỳ lạ, không có bóng người trên các đường phố, chỉ có cảnh sát và lính gìn giữ an ninh”. Tình hình giống như “quay lại thời điểm xảy ra đại dịch trước đây”.
Vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất vào Israel trong lịch sử hiện đại
Cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 của Hamas đã khiến Israel đưa ra lời tuyên chiến chính thức.
Hoạt động quân sự trên bộ, trên biển và trên không của tổ chức Hồi giáo Palestine được coi là dốc toàn lực tấn công, gây nên cuộc khủng bố nguy hiểm nhất trong lịch sử hiện đại nhắm vào người Israel của nước này, giết chết khoảng 900 người Israel, trong đó nhiều thường dân, và khoảng 100 người bị bắt làm con tin.
'Tình hình chiến tranh'
Cha Patton giải thích rằng những gì mà mọi người hay biết về những gì đang xảy ra đều đến từ các nguồn truyền thông, Chúng tôi “không có sự hiện diện nhiều ở Thánh địa ngoại trừ ở Jaffa và Ramle”.
Cha than thở: “Tôi nghĩ rằng tình hình, thấy từ những khuôn mặt và tiếng la vang mà chúng tôi nghe thấy, nói lên tình hình chiến tranh”. "Không phải tất cả các thành phố được an toàn vào thời điểm này."
Về tình hình ở miền nam Israel, cha Patton cho biết văn phòng của cha có rất ít thông tin vì Cơ quan quản lý Thánh địa không hiện diện ở đó.
Tuy nhiên, cha cho hay: “Tôi nghĩ rằng vào thời điểm này, tình hình không ổn”.
Những mối nguy hiểm mà các Kitô hữu ở Gaza phải đối diện
Cha Patton bày tỏ mối quan ngại cho cộng đồng Kitô giáo ở Thánh địa vào lúc này, đặc biệt là ở Dải Gaza.
“Dân số theo đạo Công Giáo là những người muốn sống chung hòa bình nhưng nguy cơ khi xảy ra xung đột, đối đầu và chiến tranh thì người theo đạo Công Giáo là nạn nhân đầu tiên trong các cuộc chiến! Một số thành viên trong cộng đồng đã di tản khỏi quê hương."
Cha nhấn mạnh: “Đặc biệt ở Gaza, nơi cộng đồng Kitô giáo là một cộng đồng rất nhỏ, tôi lo ngại rằng vì chiến tranh, nguy cơ cộng đồng Kitô giáo này sẽ biến mất. Dù tôi hy vọng điều ấy không xảy ra!”
Cha kết luận: “Thật là nguy hiểm nếu những người theo đạo Công Giáo ở lại Gaza, vì thông tin mà chúng tôi nhận được là những người Công Giáo tạm được an toàn trong giai đoạn này, nhưng diễn biến những ngày tới, thì không có gì bảo đảm!”