CN 24A : Tha Thứ : Tại sao? và Thế nào?
Nếu lịch sử của một dân tộc, cho dù là lâu đời hay non trẻ, đều có thể tóm tắt trong một vài ba chữ – như dân tộc VN, lịch sử lâu dài là một cuộc trường kỳ lập nước và giữ nước, tức là luôn phải đấu tranh để chống ngoại xâm,- thì lịch sử của Dân thánh với thời gian cũng gần tương tự, gồm Dân thánh cũ: Israel Cựu ước 2000 năm – và Dân thánh mới : Hội thánh 20 thế kỷ, cộng chung là 4000 năm, cũng có thể tóm tắt bằng hai chữ : tha thứ.
Tha thứ nằm nhan nhản trong suốt chiều dày lịch sử Dân thánh: Dân phản bội, rồi ăn năn, Chúa tha thứ; Dân lại bội phản, rồi sám hối, Chúa lại thứ tha; rồi Dân lại sa đọa, ăn năn, Chúa lại tha thứ. Tha thứ thứ tha nằm dẫy đầy trong lịch sử Dân Thánh. Mà cũng vì vậy giảng về sự tha thứ rất dễ. Làm thì khó, nhưng nói, giảng về sự tha thứ thì dễ lắm.
Hôm nay bài Tin Mừng gợi ý cho chúng ta về sự tha thứ – 7 lần đủ chưa như Phêrô hỏi Chúa Giêsu. Và Ngài đã trả lời bằng dụ ngôn : một bề tôi nợ vua 10.000 nén vàng được tha nhưng lại đi bóp cổ kẻ nợ hắn 100 đồng xèng.
Dựa vào dụ ngôn của Chúa, hôm nay chỉ muốn trả lời 2 câu hỏi về sự tha thứ : câu “Tại sao” và câu “Thế nào”?
1- Tại sao phải thứ tha?
Bài Tin Mừng với dụ ngôn 10.000 nén vàng và 100 đồng bạc đã được Chúa Giêsu trả lời giúp ta.
a)Tại sao phải thứ tha – vì chính ta là kẻ có nợ cũng phải được tha và đã được tha.
Dụ ngôn Chúa Giêsu còn nói chúng ta nợ gấp bội, không phải 100 lần, một ngàn lần, mười ngàn lần mà là 600 ngàn lần người khác nợ ta. Vậy sao ta được tha nhiều như vậy mà lại không tha cho kẻ khác chỉ nợ ta có cỏn con vài trăm bạc. Nếu ta có nợ máu với ai, ta được tha. Tại sao ta lại không tha cho kẻ chỉ có nợ với ta đúng một giọt mồ hôi mặn. Lời kinh Lạy Cha đòi hỏi chúng ta một điều kiện để được thứ tha là phải biết tha thứ. Xin tha nợ chúng con “như” chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.
Vậy tại sao phải thứ tha – Thưa vì chính ta cũng cần được tha thứ.
b) Và hỏi tại sao phải thứ tha, ta còn có thể trả lời thêm: vì oán thù chẳng lợi ích gì mà thường khi lại gây thiệt hại. Tha thứ sẽ làm cho ta thảnh thơi. Còn nuôi oán thù ghim căm hận sẽ làm cho tâm hồn ta nặng chĩu.
Có một người ăn mày đến xin cơm nơi cửa một nhà phú hộ. Ông phú hộ chẳng những không cho người ăn mày tí gì mà lại sẵn tay đang cầm viên đá liền ném vào mặt anh ta. Người ăn mày một tay bịt vết thương, một tay lượm viên đá vừa ném đó, cất vào bị. Anh ta nghĩ : Ta sẽ dùng chính viên đá này ném vào mặt nhà ngươi khi ngươi bị sa cơ thất thế.... Quả vậy ít lâu sau, người ta khám phá ra người phú hộ này giàu có vì gian lận, nên bị xử ném đá. Người ăn mày nghe tin cầm viên đá xưa đến để sẽ ném vào mặt nhà phú hộ. Khi đến nơi thấy mặt nhà phú hộ đã ra tiều tuỵ, người ăn mày vất hòn đá xuống đất, không ném vào mặt người phú hộ đó nữa. Anh ta nghĩ : bấy lâu ta cất giữ viên đá này như nuôi một mối thù mà đến giờ cũng không trả được, vì viên đá này có là gì so viên đống đá mà người ta sắp ném. Còn riêng ta, vì do cứ giữ kỹ viên đá trong bị, mà ta chẳng ngóc đầu lên được. Nó chẳng có lợi lộc gì mà lại trì kéo ta không cho ta nghĩ ra con đường kiếm sống.
Thù oán, không tha thứ chẳng lợi ích gì mà thường khi lại gây thiệt hại. Trong y khoa, người ta thường nói kẻ nuôi thù oán hay đau bao tử, bị sạn thận, sạn gan. Không biết trúng không. Thường là trúng. Nhưng ngược lại thì không nên, tức là đừng cứ thấy ai đau bao tử, sạn gan sạn thận, ta vội kết luận ngay, đúng người này đang ghim oán hận !
2. Tha thứ thế nào?
a) Tha thứ là bỏ qua.
Chính bài Tin Mừng hôm nay cũng cho ta một giải đáp : tha thứ vô số lần và thứ tha vô số lượng. Dân gian mình có câu : quá tam ba bận. Các Rabbi Do thái cũng nói 3 lần trong một ngày là tối đa. Phê-rô muốn vượt quá gấp đôi điều luật bảo để hỏi Chúa mỗi ngày tha 7 lần thì đủ chưa. Tưởng là Thầy Giêsu sẽ khen mình, ai ngờ Chúa Giêsu còn dạy cho bài tính nhân 70 lần 7, tức là vô số lần. May mà thời đó chưa có toán lũy thừa, chứ nếu không, 70 lũy thừa 7 (8.235.430.000.000) hay 7 lũy thừa 70, thì con số lần phải là vô tận. Tha thứ vô số lần. Và tha thứ phải là vô số lượng nữa.
Dụ ngôn cho ta thấy, ta được tha 10.000 nén vàng, so với người khác nợ ta 100 đồng xèng, thì qua dụ ngôn đó Chúa còn có ý bảo ta nếu ta muốn “và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha” – chúng ta muốn có một tương đương nào đó thì ta hãy tha thứ không những vô số lần mà vô số lượng nữa, tức là bao nhiêu cũng tha, nợ gì (mồ hôi, máu…) cũng bãi, oán gì cũng giải..
b) Tha thứ là biến chế.
Tha thứ không những loại bỏ, bỏ qua, tha thứ phải đi đến chỗ biến chế. Chế oán thành ân, biến thù thành bạn.
Trong một túp lều tranh lụp xụp tại một xóm nghèo bên Ấn Độ, một người đàn bà phải sống những ngày hẩm hiu với đàn con thơ dại. Chồng bà là một người thô bạo cộc cằn lại hay ăn chơi nhậu nhẹt. Ông vắng nhà suốt ngày và chỉ trở về trong men rượu vào buổi tối để đánh đập vợ con, những lúc như vậy bà chỉ biết đem giấu con cái để bảo toàn tính mạng cho lũ trẻ.
Một hôm, người chồng trở về cũng vào buổi tối sớm hơn thường lệ, ít say hơn nên tỉnh táo hơn. Từ xa xa ông đã nghe được tiếng thì thầm rầm rì từ trong túp lều. Nghi ngờ xâm chiếm, máu ghen dâng lên. Ông tự nhủ vô phúc cho thằng nào rơi vào tay ta. Rồi ông đến sát cửa ghé mắt nhìn vào trong lều. Ông thấy các con nhỏ đang ngồi quanh vợ ông và ông nghe rõ tiếng vợ ông nói : “Các con hãy đọc thêm một kinh Lạy Cha để cầu nguyện cho người cha tốt lành của các con”. Thì ra họ đang thầm thì rầm rì đọc kinh.
Trước khung cảnh đầm ấm tình mẫu tử đó, lửa hung ác trong trái tim ông bị tắt ngụm, tâm hồn cứng cỏi trở nên mềm như sáp trước hơi nóng. Mắt ông bừng sáng sau một cơn mê ngủ dài. Ông đã nhận ra lòng tốt, quảng đại của vợ ông, chẳng những tha thứ mà còn biến hình ảnh xấu về ông trong đầu mấy đứa con thành hình ảnh người cha tốt lành.
Gandhi, nhà lãnh tụ của Ấn độ, người có công đuổi người Anh khỏi đất nước Ấn Độ của mình đã nói: “Người Anh sẽ ra đi như những người bạn”.
Thật ra chính tha thứ tự nó có sức biến đổi. Biến thù thành bạn, chế oán thành ân.
Chúng ta hãy tha thứ để người mà chúng ta tha thứ sẽ biến đổi và chính chúng ta cũng biến đổi – biến đổi theo chiều hướng xứng đáng trở nên người con cái của người Cha nhân từ toàn năng mà chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính đây.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Nếu lịch sử của một dân tộc, cho dù là lâu đời hay non trẻ, đều có thể tóm tắt trong một vài ba chữ – như dân tộc VN, lịch sử lâu dài là một cuộc trường kỳ lập nước và giữ nước, tức là luôn phải đấu tranh để chống ngoại xâm,- thì lịch sử của Dân thánh với thời gian cũng gần tương tự, gồm Dân thánh cũ: Israel Cựu ước 2000 năm – và Dân thánh mới : Hội thánh 20 thế kỷ, cộng chung là 4000 năm, cũng có thể tóm tắt bằng hai chữ : tha thứ.
Tha thứ nằm nhan nhản trong suốt chiều dày lịch sử Dân thánh: Dân phản bội, rồi ăn năn, Chúa tha thứ; Dân lại bội phản, rồi sám hối, Chúa lại thứ tha; rồi Dân lại sa đọa, ăn năn, Chúa lại tha thứ. Tha thứ thứ tha nằm dẫy đầy trong lịch sử Dân Thánh. Mà cũng vì vậy giảng về sự tha thứ rất dễ. Làm thì khó, nhưng nói, giảng về sự tha thứ thì dễ lắm.
Hôm nay bài Tin Mừng gợi ý cho chúng ta về sự tha thứ – 7 lần đủ chưa như Phêrô hỏi Chúa Giêsu. Và Ngài đã trả lời bằng dụ ngôn : một bề tôi nợ vua 10.000 nén vàng được tha nhưng lại đi bóp cổ kẻ nợ hắn 100 đồng xèng.
Dựa vào dụ ngôn của Chúa, hôm nay chỉ muốn trả lời 2 câu hỏi về sự tha thứ : câu “Tại sao” và câu “Thế nào”?
1- Tại sao phải thứ tha?
Bài Tin Mừng với dụ ngôn 10.000 nén vàng và 100 đồng bạc đã được Chúa Giêsu trả lời giúp ta.
a)Tại sao phải thứ tha – vì chính ta là kẻ có nợ cũng phải được tha và đã được tha.
Dụ ngôn Chúa Giêsu còn nói chúng ta nợ gấp bội, không phải 100 lần, một ngàn lần, mười ngàn lần mà là 600 ngàn lần người khác nợ ta. Vậy sao ta được tha nhiều như vậy mà lại không tha cho kẻ khác chỉ nợ ta có cỏn con vài trăm bạc. Nếu ta có nợ máu với ai, ta được tha. Tại sao ta lại không tha cho kẻ chỉ có nợ với ta đúng một giọt mồ hôi mặn. Lời kinh Lạy Cha đòi hỏi chúng ta một điều kiện để được thứ tha là phải biết tha thứ. Xin tha nợ chúng con “như” chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.
Vậy tại sao phải thứ tha – Thưa vì chính ta cũng cần được tha thứ.
b) Và hỏi tại sao phải thứ tha, ta còn có thể trả lời thêm: vì oán thù chẳng lợi ích gì mà thường khi lại gây thiệt hại. Tha thứ sẽ làm cho ta thảnh thơi. Còn nuôi oán thù ghim căm hận sẽ làm cho tâm hồn ta nặng chĩu.
Có một người ăn mày đến xin cơm nơi cửa một nhà phú hộ. Ông phú hộ chẳng những không cho người ăn mày tí gì mà lại sẵn tay đang cầm viên đá liền ném vào mặt anh ta. Người ăn mày một tay bịt vết thương, một tay lượm viên đá vừa ném đó, cất vào bị. Anh ta nghĩ : Ta sẽ dùng chính viên đá này ném vào mặt nhà ngươi khi ngươi bị sa cơ thất thế.... Quả vậy ít lâu sau, người ta khám phá ra người phú hộ này giàu có vì gian lận, nên bị xử ném đá. Người ăn mày nghe tin cầm viên đá xưa đến để sẽ ném vào mặt nhà phú hộ. Khi đến nơi thấy mặt nhà phú hộ đã ra tiều tuỵ, người ăn mày vất hòn đá xuống đất, không ném vào mặt người phú hộ đó nữa. Anh ta nghĩ : bấy lâu ta cất giữ viên đá này như nuôi một mối thù mà đến giờ cũng không trả được, vì viên đá này có là gì so viên đống đá mà người ta sắp ném. Còn riêng ta, vì do cứ giữ kỹ viên đá trong bị, mà ta chẳng ngóc đầu lên được. Nó chẳng có lợi lộc gì mà lại trì kéo ta không cho ta nghĩ ra con đường kiếm sống.
Thù oán, không tha thứ chẳng lợi ích gì mà thường khi lại gây thiệt hại. Trong y khoa, người ta thường nói kẻ nuôi thù oán hay đau bao tử, bị sạn thận, sạn gan. Không biết trúng không. Thường là trúng. Nhưng ngược lại thì không nên, tức là đừng cứ thấy ai đau bao tử, sạn gan sạn thận, ta vội kết luận ngay, đúng người này đang ghim oán hận !
2. Tha thứ thế nào?
a) Tha thứ là bỏ qua.
Chính bài Tin Mừng hôm nay cũng cho ta một giải đáp : tha thứ vô số lần và thứ tha vô số lượng. Dân gian mình có câu : quá tam ba bận. Các Rabbi Do thái cũng nói 3 lần trong một ngày là tối đa. Phê-rô muốn vượt quá gấp đôi điều luật bảo để hỏi Chúa mỗi ngày tha 7 lần thì đủ chưa. Tưởng là Thầy Giêsu sẽ khen mình, ai ngờ Chúa Giêsu còn dạy cho bài tính nhân 70 lần 7, tức là vô số lần. May mà thời đó chưa có toán lũy thừa, chứ nếu không, 70 lũy thừa 7 (8.235.430.000.000) hay 7 lũy thừa 70, thì con số lần phải là vô tận. Tha thứ vô số lần. Và tha thứ phải là vô số lượng nữa.
Dụ ngôn cho ta thấy, ta được tha 10.000 nén vàng, so với người khác nợ ta 100 đồng xèng, thì qua dụ ngôn đó Chúa còn có ý bảo ta nếu ta muốn “và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha” – chúng ta muốn có một tương đương nào đó thì ta hãy tha thứ không những vô số lần mà vô số lượng nữa, tức là bao nhiêu cũng tha, nợ gì (mồ hôi, máu…) cũng bãi, oán gì cũng giải..
b) Tha thứ là biến chế.
Tha thứ không những loại bỏ, bỏ qua, tha thứ phải đi đến chỗ biến chế. Chế oán thành ân, biến thù thành bạn.
Trong một túp lều tranh lụp xụp tại một xóm nghèo bên Ấn Độ, một người đàn bà phải sống những ngày hẩm hiu với đàn con thơ dại. Chồng bà là một người thô bạo cộc cằn lại hay ăn chơi nhậu nhẹt. Ông vắng nhà suốt ngày và chỉ trở về trong men rượu vào buổi tối để đánh đập vợ con, những lúc như vậy bà chỉ biết đem giấu con cái để bảo toàn tính mạng cho lũ trẻ.
Một hôm, người chồng trở về cũng vào buổi tối sớm hơn thường lệ, ít say hơn nên tỉnh táo hơn. Từ xa xa ông đã nghe được tiếng thì thầm rầm rì từ trong túp lều. Nghi ngờ xâm chiếm, máu ghen dâng lên. Ông tự nhủ vô phúc cho thằng nào rơi vào tay ta. Rồi ông đến sát cửa ghé mắt nhìn vào trong lều. Ông thấy các con nhỏ đang ngồi quanh vợ ông và ông nghe rõ tiếng vợ ông nói : “Các con hãy đọc thêm một kinh Lạy Cha để cầu nguyện cho người cha tốt lành của các con”. Thì ra họ đang thầm thì rầm rì đọc kinh.
Trước khung cảnh đầm ấm tình mẫu tử đó, lửa hung ác trong trái tim ông bị tắt ngụm, tâm hồn cứng cỏi trở nên mềm như sáp trước hơi nóng. Mắt ông bừng sáng sau một cơn mê ngủ dài. Ông đã nhận ra lòng tốt, quảng đại của vợ ông, chẳng những tha thứ mà còn biến hình ảnh xấu về ông trong đầu mấy đứa con thành hình ảnh người cha tốt lành.
Gandhi, nhà lãnh tụ của Ấn độ, người có công đuổi người Anh khỏi đất nước Ấn Độ của mình đã nói: “Người Anh sẽ ra đi như những người bạn”.
Thật ra chính tha thứ tự nó có sức biến đổi. Biến thù thành bạn, chế oán thành ân.
Chúng ta hãy tha thứ để người mà chúng ta tha thứ sẽ biến đổi và chính chúng ta cũng biến đổi – biến đổi theo chiều hướng xứng đáng trở nên người con cái của người Cha nhân từ toàn năng mà chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính đây.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm