SÓNG GIÓ BIỂN ĐỜI

Chúa Nhật 19 Thường Niên năm A: Mt 14, 22-33.

Suy niệm

Sau một thành công hay những việc tốt đẹp, ai cũng muốn được người khác khen lao, ca ngợi, nhất là muốn người khác nhận ra tài năng, đức độ của mình. Được vênh vang nổi tiếng dường như ai cũng ham; được kính phục suy tôn hầu như ai cũng thích. Đức Giêsu thì khác, sau khi hóa bánh ra nhiều cho dân chúng ăn no nê, Ngài biết ý định của họ muốn tôn Ngài làm Vua (Ga 6, 15). Không chần chừ, Ngài “bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán đám đông”. Điều này không lạ gì, vì Đức Giêsu muốn tránh cho các môn đệ tỏ ra vênh vang về quyền năng của Thầy mình, không để cho các ông bị lôi kéo theo tình cảm bốc đồng của đám đông.



Ngoài ra, nếu các môn đệ ở lại có thể làm cho tình huống thêm rắc rối, vì trong tâm trí các ông vẫn nghĩ Thầy mình sẽ tái lập vương quốc Israel, như là một thế lực trần gian. Vì vậy mà các ông đã cãi nhau xem “ai là người lớn hơn cả” (Mc 9, 34). Tiếp theo đó, Gioan và Giacôbê còn xin được ngồi bên hữu và bên tả Thầy khi Thầy được vinh quang (x. Mc 10, 35-40). Mang não trạng như vậy nên các môn đệ dễ tiếp tay cho dân chúng tạo ra một cuộc sôi động nguy hiểm. Chắc các môn đệ cũng rất khó chịu khi phải “rút lui” như vậy, tuy nhiên các ông vẫn vâng phục mặc dù không hiểu được ý Thầy.

Trong lúc các môn đệ xuống thuyền thì Đức Giêsu cũng giải tán dân chúng. Khi còn lại một mình, Ngài lên núi cầu nguyện. Việc chìm sâu trong sự gặp gỡ Cha luôn là những thời điểm quan trọng để Ngài kín múc lại thần lực và để thấy mình luôn hợp nhất với Cha trong mọi hành động. Khi đêm đã về khuya, có lẽ Đức Giêsu đi vòng qua mé hồ để đến bờ bên kia. Đến khoảng canh tư, nghĩa là khoảng 3g sáng, và có thể là đêm trăng sáng, nên khi đi trên vùng đất cao ở phía bắc bờ hồ, Ngài nhìn thấy thuyền các môn đệ đang chiến đấu với những cơn sóng gió, và Ngài đã đi trên mặt biển mà đến với họ.

Thấy có bóng người đi trên mặt nước mà đến, các môn đệ sợ hãi la lên, vì tưởng là ma. Đức Giêsu liền trấn an họ: “Hãy yên tâm, Thầy đây, đừng sợ”. Các ông chưa dám tin là thật, nhưng Phêrô đã táo bạo lên tiếng: “Nếu quả là Thầy, thì xin cho con được đi trên mặt nước mà đến với Thầy”. Một lời đề nghị quá liều lĩnh, sao ông không xin cho bão táp lặng yên mà lại xin đi trên mặt nước. Nếu không phải Thầy thì sao? Phêrô vẫn hành động theo sự thúc đẩy của cảm tính mà không chịu nhìn rõ thực trạng và không cân nhắc kỹ lưỡng. Vì vậy mà ông từng thất bại và sẽ còn vấp ngã nặng nề. Tuy nhiên, với sự nhiệt tình, ngay thẳng, thành thật, ông không bao giờ thất bại ở giây phút cuối.

Khi Đức Giêsu bảo “Cứ đến” là ông bước xuống mặt biển ngay. Phải tin mạnh mẽ thì ông mới dám hành động như vậy. Không biết ông đi được bao xa, nhưng khi thấy gió thổi thì ông hoảng sợ, không còn giữ được lòng tin, ông bắt đầu chìm xuống. Cũng may là trong cơn nguy ngập, ông đã kịp thời kêu lên:“Lạy Thầy, xin cứu con !”. Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và đưa ông lên thuyền. Ngài trách ông: “Người đâu mà kém tin vậy!, Sao lại hoài nghi!”. Hoài nghi đã làm cho Phêrô sợ hãi, và sợ hãi đã phá tan một năng lực siêu nhiên đã được kết tụ, khiến con người ông trở nên nặng nề và bị nhận chìm xuống.

Chỉ có thể biết lòng tin mạnh mẽ hay không khi gặp thử thách. Thử thách là điều cần thiết để thanh luyện và nâng cao đức tin. Không chịu được thử thách nên bao người đã bỏ cuộc. Mỗi lần vượt qua thử thách lại cho chúng ta kinh nghiệm sống đức tin. Là Kitô hữu, chúng ta không bao giờ chiến đấu một mình với nghịch cảnh, những cám dỗ và sầu khổ. Chúa thấy tất cả và không bao giờ để ta phải chiến đấu một mình. Có khi chúng ta cũng lo sợ và hốt hoảng trước giông tố cuộc đời, nhưng không được mất lòng tin nơi Chúa. Ngài vẫn nhìn thấy và luôn kịp thời trong mọi tình cảnh nguy nan của chúng ta, miễn ta đừng cuống cuồng, thất vọng hay buông xuôi, nhưng vững lòng trông cậy.

Chính trong thử thách này mà các môn đệ khám phá một điều lớn lao về Thầy mình: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!”. Các ông vẫn bên cạnh Thầy nhưng chưa hiểu Thầy được bao nhiêu. Gần Chúa không hẳn là biết rõ về Chúa. Gần mặt nhưng không gần lòng. Qua biến cố mới biết rõ con người của nhau hơn. Chúa vẫn tiếp tục mở ra cho chúng ta mầu nhiệm vô biên của Ngài, nhưng Ngài muốn lòng tin của chúng ta phải lớn lên qua từng thử thách, qua từng chặng đường đời. Khi đức tin lớn lên thì lòng mến cũng sáng lên để ta bước vào cảnh giới mới.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu!

Tuổi trẻ thường háo hức trước thành công,

mong tới đỉnh trên con đường danh vọng,

nhưng nhìn lại thấy tâm hồn trống rỗng,

vì mọi sự rồi cũng hóa ra không.

Cũng như các tông đồ sống khi xưa,

Chúa tránh cho chúng con khỏi ảo vọng,

đừng xây đời bằng giấc mộng quyền hành,

sẽ đưa con vào tình thế long đong,

phải chèo chống giữa phong ba đêm tối,

khiến con thấy chơi vơi và bực bội.

Khi lênh đênh đời mình giữa biển khơi,

con thấy mình như kẻ bị bỏ rơi,

thấy buồn tủi và chua xót ngậm ngùi,

bao nỗ lực như chôn vùi đáy biển,

bao cố gắng hy sinh làm việc thiện,

con nuối tiếc trên đường đi theo Chúa.

Nhưng đâu hay Chúa đến quá bất ngờ,

trong đêm khuya giữa sóng gió vật vờ,

làm con sợ hãi tưởng là bóng ma,

Chúa đã đến với quyền năng thật lạ,

khiến con quá vui mừng và tin tưởng,

vì biết mình luôn được Chúa yêu thương,

Con chẳng dám xin đi trên mặt nước,

như Phê-rô đã bước xuống khỏi thuyền,

con chỉ xin một đức tin kiên vững,

để can trường vượt hết những nguy nan.

Xin cho Giáo hội Chúa giữa biển đời,

như con thuyền vượt sóng ở ngoài khơi,

đưa đoàn con về tới bến quê trời,

nơi vinh phúc ngàn đời là chính Chúa. Amen

SÓNG GIÓ BIỂN ĐỜI

Chúa Nhật 19 Thường Niên năm A: Mt 14, 22-33.

Suy niệm

Sau một thành công hay những việc tốt đẹp, ai cũng muốn được người khác khen lao, ca ngợi, nhất là muốn người khác nhận ra tài năng, đức độ của mình. Được vênh vang nổi tiếng dường như ai cũng ham; được kính phục suy tôn hầu như ai cũng thích. Đức Giêsu thì khác, sau khi hóa bánh ra nhiều cho dân chúng ăn no nê, Ngài biết ý định của họ muốn tôn Ngài làm Vua (Ga 6, 15). Không chần chừ, Ngài “bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán đám đông”. Điều này không lạ gì, vì Đức Giêsu muốn tránh cho các môn đệ tỏ ra vênh vang về quyền năng của Thầy mình, không để cho các ông bị lôi kéo theo tình cảm bốc đồng của đám đông.

Ngoài ra, nếu các môn đệ ở lại có thể làm cho tình huống thêm rắc rối, vì trong tâm trí các ông vẫn nghĩ Thầy mình sẽ tái lập vương quốc Israel, như là một thế lực trần gian. Vì vậy mà các ông đã cãi nhau xem “ai là người lớn hơn cả” (Mc 9, 34). Tiếp theo đó, Gioan và Giacôbê còn xin được ngồi bên hữu và bên tả Thầy khi Thầy được vinh quang (x. Mc 10, 35-40). Mang não trạng như vậy nên các môn đệ dễ tiếp tay cho dân chúng tạo ra một cuộc sôi động nguy hiểm. Chắc các môn đệ cũng rất khó chịu khi phải “rút lui” như vậy, tuy nhiên các ông vẫn vâng phục mặc dù không hiểu được ý Thầy.

Trong lúc các môn đệ xuống thuyền thì Đức Giêsu cũng giải tán dân chúng. Khi còn lại một mình, Ngài lên núi cầu nguyện. Việc chìm sâu trong sự gặp gỡ Cha luôn là những thời điểm quan trọng để Ngài kín múc lại thần lực và để thấy mình luôn hợp nhất với Cha trong mọi hành động. Khi đêm đã về khuya, có lẽ Đức Giêsu đi vòng qua mé hồ để đến bờ bên kia. Đến khoảng canh tư, nghĩa là khoảng 3g sáng, và có thể là đêm trăng sáng, nên khi đi trên vùng đất cao ở phía bắc bờ hồ, Ngài nhìn thấy thuyền các môn đệ đang chiến đấu với những cơn sóng gió, và Ngài đã đi trên mặt biển mà đến với họ.

Thấy có bóng người đi trên mặt nước mà đến, các môn đệ sợ hãi la lên, vì tưởng là ma. Đức Giêsu liền trấn an họ: “Hãy yên tâm, Thầy đây, đừng sợ”. Các ông chưa dám tin là thật, nhưng Phêrô đã táo bạo lên tiếng: “Nếu quả là Thầy, thì xin cho con được đi trên mặt nước mà đến với Thầy”. Một lời đề nghị quá liều lĩnh, sao ông không xin cho bão táp lặng yên mà lại xin đi trên mặt nước. Nếu không phải Thầy thì sao? Phêrô vẫn hành động theo sự thúc đẩy của cảm tính mà không chịu nhìn rõ thực trạng và không cân nhắc kỹ lưỡng. Vì vậy mà ông từng thất bại và sẽ còn vấp ngã nặng nề. Tuy nhiên, với sự nhiệt tình, ngay thẳng, thành thật, ông không bao giờ thất bại ở giây phút cuối.

Khi Đức Giêsu bảo “Cứ đến” là ông bước xuống mặt biển ngay. Phải tin mạnh mẽ thì ông mới dám hành động như vậy. Không biết ông đi được bao xa, nhưng khi thấy gió thổi thì ông hoảng sợ, không còn giữ được lòng tin, ông bắt đầu chìm xuống. Cũng may là trong cơn nguy ngập, ông đã kịp thời kêu lên:“Lạy Thầy, xin cứu con !”. Đức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và đưa ông lên thuyền. Ngài trách ông: “Người đâu mà kém tin vậy!, Sao lại hoài nghi!”. Hoài nghi đã làm cho Phêrô sợ hãi, và sợ hãi đã phá tan một năng lực siêu nhiên đã được kết tụ, khiến con người ông trở nên nặng nề và bị nhận chìm xuống.

Chỉ có thể biết lòng tin mạnh mẽ hay không khi gặp thử thách. Thử thách là điều cần thiết để thanh luyện và nâng cao đức tin. Không chịu được thử thách nên bao người đã bỏ cuộc. Mỗi lần vượt qua thử thách lại cho chúng ta kinh nghiệm sống đức tin. Là Kitô hữu, chúng ta không bao giờ chiến đấu một mình với nghịch cảnh, những cám dỗ và sầu khổ. Chúa thấy tất cả và không bao giờ để ta phải chiến đấu một mình. Có khi chúng ta cũng lo sợ và hốt hoảng trước giông tố cuộc đời, nhưng không được mất lòng tin nơi Chúa. Ngài vẫn nhìn thấy và luôn kịp thời trong mọi tình cảnh nguy nan của chúng ta, miễn ta đừng cuống cuồng, thất vọng hay buông xuôi, nhưng vững lòng trông cậy.

Chính trong thử thách này mà các môn đệ khám phá một điều lớn lao về Thầy mình: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!”. Các ông vẫn bên cạnh Thầy nhưng chưa hiểu Thầy được bao nhiêu. Gần Chúa không hẳn là biết rõ về Chúa. Gần mặt nhưng không gần lòng. Qua biến cố mới biết rõ con người của nhau hơn. Chúa vẫn tiếp tục mở ra cho chúng ta mầu nhiệm vô biên của Ngài, nhưng Ngài muốn lòng tin của chúng ta phải lớn lên qua từng thử thách, qua từng chặng đường đời. Khi đức tin lớn lên thì lòng mến cũng sáng lên để ta bước vào cảnh giới mới.

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu!

Tuổi trẻ thường háo hức trước thành công,

mong tới đỉnh trên con đường danh vọng,

nhưng nhìn lại thấy tâm hồn trống rỗng,

vì mọi sự rồi cũng hóa ra không.

Cũng như các tông đồ sống khi xưa,

Chúa tránh cho chúng con khỏi ảo vọng,

đừng xây đời bằng giấc mộng quyền hành,

sẽ đưa con vào tình thế long đong,

phải chèo chống giữa phong ba đêm tối,

khiến con thấy chơi vơi và bực bội.

Khi lênh đênh đời mình giữa biển khơi,

con thấy mình như kẻ bị bỏ rơi,

thấy buồn tủi và chua xót ngậm ngùi,

bao nỗ lực như chôn vùi đáy biển,

bao cố gắng hy sinh làm việc thiện,

con nuối tiếc trên đường đi theo Chúa.

Nhưng đâu hay Chúa đến quá bất ngờ,

trong đêm khuya giữa sóng gió vật vờ,

làm con sợ hãi tưởng là bóng ma,

Chúa đã đến với quyền năng thật lạ,

khiến con quá vui mừng và tin tưởng,

vì biết mình luôn được Chúa yêu thương,

Con chẳng dám xin đi trên mặt nước,

như Phê-rô đã bước xuống khỏi thuyền,

con chỉ xin một đức tin kiên vững,

để can trường vượt hết những nguy nan.

Xin cho Giáo hội Chúa giữa biển đời,

như con thuyền vượt sóng ở ngoài khơi,

đưa đoàn con về tới bến quê trời,

nơi vinh phúc ngàn đời là chính Chúa. Amen

Lời Chúa: Mt 14, 22-33

Sau khi đã làm phép lạ cho năm ngàn người ăn no, Ðức Giêsu liền bảo các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến, Người vẫn ở đó một mình. Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: “Ma đấy!”, và sợ hãi la lên. Ðức Giêsu liền bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!” Ông Phêrô liền thưa với Người: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” Ðức Giêsu bảo ông: “Cứ đến!” Ông Phêrô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Ðức Giêsu. Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: “Thưa Ngài, xin cứu con với!” Ðức Giêsu liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?” Khi Thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa!”