Đức Kitô Phục Sinh đưa ra rất ít lệnh truyền, nhưng mỗi lần Ngài hiện ra nói lên tâm tình, lòng mến của Chúa Phục Sinh. Điều Ngài quan tâm nhất sau khi sống lại là mang bình an lại cho môn đệ. Các ông sống trong lo âu, sợ hãi. Vì thế mỗi lần hiện ra Đức Kitô đều ban ban bình an cho các ông. Tiếp theo, Đức Kitô chúc lành cho những ai không thấy Ngài mà tin. Sau đó, Ngài sai môn đệ đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. Các ông chia sẻ bình an do Đức Kitô ban tặng, và Tin Mừng Đức Kitô Phục Sinh. Sau khi sống lại từ cõi chết, Đức Kitô Phục Sinh hiện ra dưới nhiều dạng khác nhau. Đây là lệnh truyền không phải bằng tiếng nói, mà là hình ảnh sống động của con người.

Đức Kitô kêu gọi môn đệ trở thành muối, men cho đời bằng hành động thực tiễn. Lần đầu tiên hiện ra, Đức Kitô đến dưới dạng một người làm vườn. Hình ảnh Đức Kitô Phục Sinh là hình ảnh người nông dân, công nhân, người làm việc lam lũ, phơi nắng, dầm mưa, hay miệt mài trong công xưởng. Hình ảnh kế tiếp là hình ảnh người lữ khách cô đơn, một mình đi trên con đường vắng. Cuộc đời rao giảng công khai, có lần Đức Kitô nói, 'Con Người không chỗ dựa đầu'. Không nơi nào trên trần thế là nhà của Đức Kitô Phục Sinh. Nhà của Ngài chính là nơi Chúa Cha ngự và đây cũng là nhà của Kitô hữu. Đức Kitô không dừng chân một địa điểm nhất định, luôn di động và môn đệ Ngài cũng sống cuộc sống nay đây, mai đó. Nay đây, mai đó, lang thang, không phải cuộc sống bụi đời. Sống lang thang có mục đích. Mục đích của Đức Kitô là đi tìm gặp, qui tụ môn đệ bị đánh tan tác trong cuộc khổ nạn của Ngài. Mục đích đi nay đây, mai đó của môn đệ Đức Kitô là đi loan truyền Tin Vui cho thân nhân, thân hữu, và loan truyền Tin Vui đến muôn dân như điều Đức Kitô sai họ khi gọi họ tin theo.

'Từ nay các anh sẽ trở thành kẻ chài lưới người ta Mt 4,19'.

Các môn đệ phái nữ là nhóm người đầu tiên mang trọng trách loan báo Tin Vui, khi Đức Kitô nói với bà Maria Magdalene

'Hãy đi nói với anh em Ta, Ta sẽ gặp họ tại Galilê'.

Đức Kitô thể hiện tình yêu mến cho tha nhân khi Ngài hiện ra dưới dạng người lữ hành trên đường Emau. Đây là hình ảnh nói lên đoạn kết, đoạn chót của một đời người. Dù bạn tin theo Đức Kitô, hay bạn từ chối không tin Ngài sống lại từ cõi chết; tất cả đều có chung điểm kết. Tuy nhiên điểm kết khác nhau. Điểm kết của Kitô hữu là hy vọng được chung sống với Đức Kitô, nơi Đức Kitô ngự trị; thường được biết đến là thiên đàng, nơi tràn đầy hạnh phúc; nơi vắng bóng vất vả, đắng cay, sầu khổ, chia lìa. Hình ảnh khác của Đức Kitô Phục Sinh là hình ảnh người dạo dọc bãi biển. Bãi biển là nơi Đức Kitô kêu gọi môn đệ trở thành kẻ chài lưới người. Hiện ra nơi bãi biển lần này làm rõ í nghĩa lời mời gọi các môn đệ tiên khởi. Ngài nói với các ông đi theo Ngài,

'Từ nay các anh trở thành kẻ chài lưới người'.

Lần hiện ra này cho biết rõ là từ nay môn đệ trở thành kẻ chài lưới các linh hồn, loan Tin Mừng Phục Sinh đến muôn dân. Ai tin và chịu phép Thanh Tẩy sẽ nhận được sự sống trường sinh Mk 16,16.
Môn đệ còn nhận biết Đức Kitô Phục Sinh qua nghi thức bẻ bánh. Ngày nay hiểu như là Bí Tích Thánh thể. Điều này không chỉ nhắc đến bữa Tiệc Li, việc giải thích Kinh Thánh, mà còn chú trọng nhiều đến việc kêu gọi chia sẻ của cải, vật chất cho tha nhân, người ốm đau, nghèo khó. Chia sẻ của cải vật chất chính là cho đi một phần sự sống của chính mình. Thay vì để nuôi sống mình; cho đi để tha nhân có của ăn nuôi sống bản thân họ. Đức Kitô gặp các môn đệ trên đường đi, cùng đồng hành với họ, chung cảnh nóng bức trưa hè, đói khát, mệt mỏi. Đức Kitô chia sẻ Kinh Thánh cho họ nói lên mối liên kết giữa Tân Ước và Cựu Ước. Ngài nhắc lại những tiên tri về chính cuộc khổ nạn của Ngài. Điều này cho biết việc Đức Kitô chịu đóng đanh thập giá và sống lại không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà chính là một phần trong chương trình cứu chuộc Thiên Chúa đã định từ trước.

Một trong hai môn đệ, ông Cleopas nói với Đức Kitô khi Ngài hỏi các ông bàn tán chuyện gì vừa xảy ra tại Jerusalem. Cleopas nói với Đức Kitô Ngài là người không biết chuyện thời sự, đau khổ tang thương, lo lắng của toàn dân (Lk 24,18). Đến cuối ngày, hai môn đệ tự nhận không phải Đức Kitô mà chính họ mới là người sai lầm, lầm lẫn, không hiểu sự việc. Ngày nay tư tưởng này vẫn còn tồn tại. Khi đau khổ, tan thương ập đến, xã hội đầy bất công, người ta hay nêu nghi vấn không biết Thiên Chúa ở đâu mà Ngài để kẻ dữ lộng quyền, để mặc đám đông dân chúng lầm than. Điều đáng chú í là ngôn từ và thái độ Cleopas diễn tả liên quan đến cảm xúc nhiều hơn. Dường như ông không tỏ thái độ giận dữ, hằn học mà chỉ diễn tả nỗi buồn, niềm đau làm sầu héo con tim.

Đến cuối ngày, Đức Kitô dâng lời chúc tụng chúa Cha rồi bẻ bánh. Mắt hai ông bừng sáng, con tim sầu héo vui tươi trở lại, lòng các ông đầy hoan lạc. Chính lúc này đây Đức Kitô biến khỏi các ông. Hai môn đệ lòng tràn đầy sinh khí, ngay trong đêm trở lại nơi các ông khởi hành lúc ban sáng. Đến nơi, chưa kịp kể rõ sự tự, Phêrô đại diện anh em thông báo cho hai ông biết là nhóm đã gặp Đức Kitô Phục Sinh. Sau đó hai ông tường thuật lại tự sự cho toàn nhóm. Các bà phụ nữ và tông đồ Đức Kitô nhận đức tin từ chính Đức Kitô Phục Sinh. Điều này cho biết đức tin có được không phải là do khả năng con người mà chính là điều Chúa mặc khải, điều Chúa ban tặng cho những tâm hồn thiện tâm. Đây cũng chính là điều Thiên Thần loan báo trong ngày Giáng Sinh Đấng Cứu Thế. Chúng ta tin vào Đức Kitô Phục Sinh không phải do tài trí của mình mà là ơn Chúa ban cho những tấm lòng khiêm nhường, rộng mở, chân thành đón chào Tin Mừng Phục Sinh.


TiengChuong.org

Being For Others

The spoken Easter's message is brief and clear: 'Peace be with you;' or 'Happy are those who have not seen and believe', or 'Go out to the whole world and baptize people in Jesus' name'. Other Easter messages are non-verbal, and each of them has a message that we can identify ourselves with that person. In his very first appearance, Jesus identified himself as a gardener. This represents all peasants, and blue-collar workers. His second appearance took the form of a traveller. Jesus revealed himself as a single, lonely person, who is on a journey. Jesus made claim to have no place to lay his head in his public ministry. The risen Jesus made claim to have no place on earth to be his true home. His true home was with his Father and also ours. Jesus was on the move, and so were his disciples. They move for a purpose. For Jesus, He travelled to gather the scattered disciples; for the apostles, they travelled to share with joy the Good News message to others, to fulfil their call to be fishers of men. Jesus' message to Mary Magdalene was, 'Go to Galilee and tell my disciples that I will meet them there'. He walked alongside the two disciples on the way to Emmaus. Each one of us knows that life is a journey toward its destination. For us, Christians, our destination is God's kingdom, our eternal life. His third appearance happened at the beach. This appeals to the call when Jesus first called his disciples. He called them to be 'fishers of men Mt 4,19'. This also concludes the first calling by sending them to the world, 'Go out to the whole world, proclaim the Good News to all creation'. Mk 16,16.

The Risen One was recognized as 'At the breaking of bread'. It is not simply reminding the apostles of the Last Supper, and the Eucharist, but also is the calling to share the resources we have with others, especially our daily food. Sharing our resources daily is the sacrifice we make to follow Jesus.

Christ meets the apostles on the road. He shared their tiredness, their thirst walking under the hot sun, and hungry and fatigue. Jesus then explained the Scriptures to them, making the connection between the prophecy about himself and the reality, the Passion he went through. This sharing reveals what happened to him was not an accident but was a part of God's design to save mankind.

On the road, Cleopas told the traveller that he failed to understand what was happening in the world. Lk 24,18. It turned out; it was not the traveller, but Cleopas himself who failed to understand the Scriptures, and the necessary suffering that Christ must supper before going into his glory. Under certain circumstances, experiencing the force of darkness in our lives and in the world, we wonder something like, 'Does God know the miserable state we are having?'; when it happens; we can identify ourselves with Cleopas' feelings. He revealed not his frustration or anger but rather the honesty, sadness, and hopelessness deep in his heart. The breaking of bread in the evening opened the pair's eyes and changed their hearts. Their heavy hearts were on fire again, and eternal strength wound up in them so much that gave the pair energy to walk overnight returning to Jerusalem, where they began the journey. Before they could tell their story, Peter acted as the group leader and testified something like, we have already seen the risen Lord. The Emmaus' story was on Sunday. It included the explanation of the Scriptures and the breaking of bread. They are parts of the Eucharistic celebration nowadays. The apostles and the women came to believe in Jesus because they met him. It implies that their faith came not from their own effort, but rather the divine revelation. We believe in Jesus, not because of our own knowledge about God, but rather because God reveals himself to our hearts.