Sáng Thân Xác, Tối Tâm Hồn
(Suy niệm Chúa nhật 4 Mùa Chay)
Con người sinh ra ai cũng khao khát được nhìn thấy ánh sáng, không ai muốn cuộc sống của mình chìm ngập trong bóng tối. Ánh sáng giúp chúng ta nhìn thấy mọi sự vật hiện hữu trên cõi trần gian. Không có ánh sáng mọi sinh hoạt của con người gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, dưới con mắt đức tin, người Ki-tô hữu được mời gọi khám phá nguồn Ánh Sáng đích thực nơi Đức Giê-su Ki-tô. Ánh sáng của Đức Giê-su Ki-tô giúp con người nhìn nhận mọi thứ bằng con mắt yêu thương, bác ái, sẻ chia, quan tâm, tha thứ và chịu đựng nhau. Đời sống hôm nay của tôi và bạn có nhận ra ánh sáng của Thiên Chúa và biểu lộ ánh sáng đó ngang qua đời sống của mình không? Hay có thể chúng ta đang sáng về con mắt thể lý mà lại mù tối về con mắt đức tin, để rồi luôn nhìn mọi thứ bằng sự thù ghét, lên án và loại bỏ anh chị em của mình?
Bài Tin mừng hôm nay đã giới thiệu cho chúng ta Chúa Giê-su là Ánh Sáng của Thiên Chúa nơi trần gian. Chuyện người mù bẩm sinh là chuyện của chúng ta, những Kitô hữu. Người mù bẩm sinh tối con mắt thể lý, nhưng sáng con mắt tâm hồn, sáng con mắt đức tin. Những người biệt phái và Phariseu sáng con mắt thể xác, nhưng tâm hồn và đức tin của họ mù tối. Tôi có thể đang sáng về con mắt thể xác, nhưng tâm hồn và đức tin của tôi có thật sự sáng không? Hay tâm hồn tôi cũng đang đầy rẫy những tật xấu và tội lỗi? Như người mù bẩm sinh, tôi có nhận sự mù tối của bản thân không? Như người mù bẩm sinh, tôi có thật sự tin tưởng vào Chúa Giê-su để được sáng không?
Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng”. Quả thật, hôm nay trong Tin mừng Chúa nhật 4 Mùa Chay giới thiệu cho chúng ta về Đức Giê-su là Ánh Sáng đã đến thế gian để xua tan bóng đêm tội lỗi và ban ánh sáng cho muôn dân. Ngang qua hình ảnh người mù bẩm sinh, Chúa Giê-su đã xuất hiện để chữa lành và ban ánh sáng để anh mù được sáng. Người mù bẩm sinh thật sự đã nhận ra sự mù loà của mình và mong muốn được sáng. Điều may mắn của anh ta là gặp được Đức Giê-su, Đấng là ánh sáng thế gian, Đấng cứu chuộc muôn loài. Nhưng để được Đức Giê-su chữa trị, điều tiên quyết là anh mù phải biết mình mù và sẽ không bao giờ làm được gì và không bao giờ sáng nếu anh ta không có lòng tin tưởng tuyệt đối vào Đức Giê-su Ki-tô. Chính vì hai yếu tố đó mà anh mù bẩm sinh được sáng. Anh ta mù con mắt thể xác, nhưng lòng tin và tâm hồn của anh ta thật là sáng vì anh ta đã tin nhận Đức Giê-su. “Thưa Ngài, tôi tin”. Anh đã can đảm tuyên xưng chính Đức Giê-su là người đã cho anh được sáng mà không sợ hãi người Do Thái, hay sợ những nhà lãnh đạo Do Thái: Anh ta thì quả quyết: “Chính tôi đây!” Người ta liền hỏi anh: “Vậy, làm sao mắt anh lại mở ra được như thế?” Anh ta trả lời: “Người tên là Giê-su đã trộn một chút bùn, xức vào mắt tôi, rồi bảo: ‘Anh hãy đến hồ Si-lô-ác mà rửa.’ Tôi đã đi, đã rửa và tôi nhìn thấy.” Họ lại hỏi anh: “Ông ấy ở đâu?” Anh ta đáp: “Tôi không biết.” (Ga 9,8-12). Sau khi được sáng, anh mù đã trở nên kẻ rao giảng về Đức Giê-su, là ngôn sứ cho chính những nhà lãnh đạo Do Thái, cho những người Phariseu. Một lần nữa, họ gọi người trước đây bị mù đến và bảo: “Anh hãy tôn vinh Thiên Chúa. Chúng ta đây, chúng ta biết ông ấy là người tội lỗi.” Anh ta đáp: “Ông ấy có phải là người tội lỗi hay không, tôi không biết. Tôi chỉ biết một điều: trước đây tôi bị mù mà nay tôi nhìn thấy được!” Họ mới nói với anh: “Ông ấy đã làm gì cho anh? Ông ấy đã mở mắt cho anh thế nào?” Anh trả lời: “Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông vẫn không chịu nghe. Tại sao các ông còn muốn nghe lại chuyện đó nữa? Hay các ông cũng muốn làm môn đệ ông ấy chăng?” (cc.24-27). Nơi khác, anh mù đã tuyên xưng cách quyết liệt hơn vào Đức Giê-su: “Xưa nay chưa hề nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì.” (cc.32-33).
Nơi hình ảnh người mù vừa được sáng do bởi quyền năng của Đức Giê-su, Ngài là Ánh Sáng đã đến thế gian, chúng ta được mời gọi nhìn lại thân phận hay con người của chúng ta. Chúng ta có thể không bị mù về con mắt thể xác, nhưng xem ra tâm hồn và đức tin của chúng ta đang ở trong tình trạng mù tối. Quả thật, chúng ta cho rằng chúng ta rất sáng con mắt thể xác, nhưng bên trong tâm hồn của chúng ta tràn đầy hay chất chứa những bóng đêm của tội lỗi, của những hận thù ghen ghét, của những ích kỷ tham lam, của những mưu mô xảo quyệt, của những yếu đuối sai lầm, của những kêu ca và than trách, của những vô tâm vô cảm, của những chai lì và bướng bỉnh, của những trộm cắp gian tham,… Những cái mù tối này thật ghê tởm và đáng bị khiển trách. Chúng ta hãy mau nhận ra những cái mù tối đó, biết hối cải và quyết tâm đổi mới ngang qua việc gặp gỡ và đón nhận Đức Giê-su, Đấng là Ánh Sáng nơi Lời Chúa, nơi Bí tích Giao Hoà và Bí Tích Thánh Thể.
Hơn nữa, như người mù bẩm sinh, khi đã được chữa lành anh ta không ngần ngại tuyên xưng đức tin của mình, chúng ta hãy mau ra đi loan báo Tin mừng, loan báo niềm tin chắc chắn vào Đức Giê-su cho mọi người ở khắp mọi nơi. Câu chuyện sau đây giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của việc trao ban và phục vụ, trở nên đuốc sáng cho mọi người dù nhỏ nhoi và khiêm tốn. Câu chuyện có tựa đề: Cây Đèn Bão.
Vùng biển miền Trung, bao đời vẫn nghèo khó, đầy gió và cát. Trong miền đất nghèo khó ấy, có một bác ngư dân cũng nghèo như những gia đình khác. Chiếc đèn bão là gia tài quý giá duy nhất của bác. Mỗi buổi chiều tối, bác thắp cây đèn bão ấy rồi treo trên ngọn cây phi lao ngoài bãi biển. Ngày nào cũng thế, người chung quanh nói bắc là kẻ gàn, có ai cần đến ngọn đèn leo lét ấy đâu, thế nhưng bác cứ thắp mãi, ngày qua ngày, năm qua năm, chiếc đèn bão vẫn thắp khi chiều tối và gỡ xuống khi trời hửng sáng. Một đêm giông bão, gió tràn từ phía Bắc tràn vào, cây đèn bão vẫn hiên ngang đu đưa qua lại trên ngọn cây. Ngoài khơi rất xa, một chiếc thuyền quẫy quật với giông bão, trôi giạt từ Hà Tĩnh vào, hơn ba mươi mạng sống đang bị đe dọa. Họ nhìn thấy một ánh sáng nhỏ đu đưa, báo hiệu đất liền. Tuy ánh đèn leo lét nhưng thắp cả niềm hy vọng sống còn cho đoàn người trên thuyền. Họ đã gắng chèo vào bờ và được cứu thoát nhờ cây đèn bão. Người Kitô hữu là cây đèn bão cho đời, lắm lúc cũng cảm tưởng rằng, thắp đèn chờ trông vô ích, nhưng biết đâu, ở nơi nào đó, một góc nhỏ chìm trong bão tổ cuộc đời, lại được cứu vớt nhờ ánh sáng leo lét ấy. Người có tấm lòng bao giờ cũng là người có nhiều sáng kiến. Người mù tối về tâm hồn là người chẳng bao giờ thấy ai.
Mặt khác, chúng ta không chỉ dừng lại ở hình ảnh của người mù bẩm sinh, nhưng thiết tưởng chúng ta cũng nên để ý đến hình ảnh của những người lãnh đạo Do Thái. Đứng trước phép lạ mà Chúa Giê-su làm cho người mù bẩm sinh được sáng, họ đã cố chấp và cứng lòng tin. Nhóm biệt phái và Phariseu không tin, nên đã tìm cách mở một cuộc điều tra cặn kẽ, ở ba cấp, nơi bà con láng giềng, nơi cha mẹ và nơi chính đương sự. Kết quả là: Chúa Giê-su là Đấng quyền năng mở mắt kẻ đui mù. Nhưng làm sao họ chấp nhận được. Vì chấp nhận tức là chối bỏ hết cả toà nhà đạo giáo của họ. Nên họ quyết định gặt một sự thật hiển nhiên và gây khó dễ cho chính người được chữa lành. Trước thái độ đó, “Đức Giê-su nói: “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù!” Những người Pha-ri-sêu đang ở đó với Đức Giê-su nghe vậy, liền lên tiếng: “Thế ra cả chúng tôi cũng đui mù hay sao?” Đức Giê-su bảo họ: “Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: ‘Chúng tôi thấy’, nên tội các ông vẫn còn!”. (cc. 39-41)
Qua hình ảnh của người mù bẩm sinh được chữa lành và qua thái độ cứng đầu cứng cổ của những người lãnh đạo Do Thái, mỗi chúng ta cũng suy xét lại thái độ sống của chúng ta. Có thể chúng ta đang tự hào cho mình là rất sáng mắt thể lý và nhìn thấy mọi sự trong cuộc sống, nhưng thật sự con mắt tâm hồn, con mắt đức tin của chúng ta đang còn rất giới hạn và mù tối. Chúng ta mù tối khi chúng ta chưa nhận ra ân huệ của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chúng ta mù tối vì chưa nhìn thấy hình ảnh của Chúa nơi những hoàn cảnh khó khăn, đau khổ, bênh hoạn tật nguyền để quan tâm, giúp đỡ và sẻ chia. Chúng ta mù tối vì để cho những đam mê, tội lỗi và cám dỗ danh-lợi-dục xâm nhập và sinh sống trong tâm hồn chúng ta. Quả thật, trong tâm tình Mùa Chay, chúng ta muốn được sáng tâm hồn và sáng đức tin, trước tiên mỗi ngày chúng ta hãy mau chạy đến với Chúa để thú nhận những tội lỗi mù tối của bản thân cũng như sẵn sàng sám hối để được chữa lành. Thứ đến, chúng ta hãy chạy đến với Chúa để lắng nghe Lời Chúa, năng lãnh nhận Bí tích Hoà Giải và Bí tích Thánh Thể nhằm có thêm sức mạnh và ánh sáng chiếu soi cõi lòng mù tối của chúng ta.
(Suy niệm Chúa nhật 4 Mùa Chay)
Con người sinh ra ai cũng khao khát được nhìn thấy ánh sáng, không ai muốn cuộc sống của mình chìm ngập trong bóng tối. Ánh sáng giúp chúng ta nhìn thấy mọi sự vật hiện hữu trên cõi trần gian. Không có ánh sáng mọi sinh hoạt của con người gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, dưới con mắt đức tin, người Ki-tô hữu được mời gọi khám phá nguồn Ánh Sáng đích thực nơi Đức Giê-su Ki-tô. Ánh sáng của Đức Giê-su Ki-tô giúp con người nhìn nhận mọi thứ bằng con mắt yêu thương, bác ái, sẻ chia, quan tâm, tha thứ và chịu đựng nhau. Đời sống hôm nay của tôi và bạn có nhận ra ánh sáng của Thiên Chúa và biểu lộ ánh sáng đó ngang qua đời sống của mình không? Hay có thể chúng ta đang sáng về con mắt thể lý mà lại mù tối về con mắt đức tin, để rồi luôn nhìn mọi thứ bằng sự thù ghét, lên án và loại bỏ anh chị em của mình?
Bài Tin mừng hôm nay đã giới thiệu cho chúng ta Chúa Giê-su là Ánh Sáng của Thiên Chúa nơi trần gian. Chuyện người mù bẩm sinh là chuyện của chúng ta, những Kitô hữu. Người mù bẩm sinh tối con mắt thể lý, nhưng sáng con mắt tâm hồn, sáng con mắt đức tin. Những người biệt phái và Phariseu sáng con mắt thể xác, nhưng tâm hồn và đức tin của họ mù tối. Tôi có thể đang sáng về con mắt thể xác, nhưng tâm hồn và đức tin của tôi có thật sự sáng không? Hay tâm hồn tôi cũng đang đầy rẫy những tật xấu và tội lỗi? Như người mù bẩm sinh, tôi có nhận sự mù tối của bản thân không? Như người mù bẩm sinh, tôi có thật sự tin tưởng vào Chúa Giê-su để được sáng không?
Trong Kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng”. Quả thật, hôm nay trong Tin mừng Chúa nhật 4 Mùa Chay giới thiệu cho chúng ta về Đức Giê-su là Ánh Sáng đã đến thế gian để xua tan bóng đêm tội lỗi và ban ánh sáng cho muôn dân. Ngang qua hình ảnh người mù bẩm sinh, Chúa Giê-su đã xuất hiện để chữa lành và ban ánh sáng để anh mù được sáng. Người mù bẩm sinh thật sự đã nhận ra sự mù loà của mình và mong muốn được sáng. Điều may mắn của anh ta là gặp được Đức Giê-su, Đấng là ánh sáng thế gian, Đấng cứu chuộc muôn loài. Nhưng để được Đức Giê-su chữa trị, điều tiên quyết là anh mù phải biết mình mù và sẽ không bao giờ làm được gì và không bao giờ sáng nếu anh ta không có lòng tin tưởng tuyệt đối vào Đức Giê-su Ki-tô. Chính vì hai yếu tố đó mà anh mù bẩm sinh được sáng. Anh ta mù con mắt thể xác, nhưng lòng tin và tâm hồn của anh ta thật là sáng vì anh ta đã tin nhận Đức Giê-su. “Thưa Ngài, tôi tin”. Anh đã can đảm tuyên xưng chính Đức Giê-su là người đã cho anh được sáng mà không sợ hãi người Do Thái, hay sợ những nhà lãnh đạo Do Thái: Anh ta thì quả quyết: “Chính tôi đây!” Người ta liền hỏi anh: “Vậy, làm sao mắt anh lại mở ra được như thế?” Anh ta trả lời: “Người tên là Giê-su đã trộn một chút bùn, xức vào mắt tôi, rồi bảo: ‘Anh hãy đến hồ Si-lô-ác mà rửa.’ Tôi đã đi, đã rửa và tôi nhìn thấy.” Họ lại hỏi anh: “Ông ấy ở đâu?” Anh ta đáp: “Tôi không biết.” (Ga 9,8-12). Sau khi được sáng, anh mù đã trở nên kẻ rao giảng về Đức Giê-su, là ngôn sứ cho chính những nhà lãnh đạo Do Thái, cho những người Phariseu. Một lần nữa, họ gọi người trước đây bị mù đến và bảo: “Anh hãy tôn vinh Thiên Chúa. Chúng ta đây, chúng ta biết ông ấy là người tội lỗi.” Anh ta đáp: “Ông ấy có phải là người tội lỗi hay không, tôi không biết. Tôi chỉ biết một điều: trước đây tôi bị mù mà nay tôi nhìn thấy được!” Họ mới nói với anh: “Ông ấy đã làm gì cho anh? Ông ấy đã mở mắt cho anh thế nào?” Anh trả lời: “Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông vẫn không chịu nghe. Tại sao các ông còn muốn nghe lại chuyện đó nữa? Hay các ông cũng muốn làm môn đệ ông ấy chăng?” (cc.24-27). Nơi khác, anh mù đã tuyên xưng cách quyết liệt hơn vào Đức Giê-su: “Xưa nay chưa hề nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì.” (cc.32-33).
Nơi hình ảnh người mù vừa được sáng do bởi quyền năng của Đức Giê-su, Ngài là Ánh Sáng đã đến thế gian, chúng ta được mời gọi nhìn lại thân phận hay con người của chúng ta. Chúng ta có thể không bị mù về con mắt thể xác, nhưng xem ra tâm hồn và đức tin của chúng ta đang ở trong tình trạng mù tối. Quả thật, chúng ta cho rằng chúng ta rất sáng con mắt thể xác, nhưng bên trong tâm hồn của chúng ta tràn đầy hay chất chứa những bóng đêm của tội lỗi, của những hận thù ghen ghét, của những ích kỷ tham lam, của những mưu mô xảo quyệt, của những yếu đuối sai lầm, của những kêu ca và than trách, của những vô tâm vô cảm, của những chai lì và bướng bỉnh, của những trộm cắp gian tham,… Những cái mù tối này thật ghê tởm và đáng bị khiển trách. Chúng ta hãy mau nhận ra những cái mù tối đó, biết hối cải và quyết tâm đổi mới ngang qua việc gặp gỡ và đón nhận Đức Giê-su, Đấng là Ánh Sáng nơi Lời Chúa, nơi Bí tích Giao Hoà và Bí Tích Thánh Thể.
Hơn nữa, như người mù bẩm sinh, khi đã được chữa lành anh ta không ngần ngại tuyên xưng đức tin của mình, chúng ta hãy mau ra đi loan báo Tin mừng, loan báo niềm tin chắc chắn vào Đức Giê-su cho mọi người ở khắp mọi nơi. Câu chuyện sau đây giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của việc trao ban và phục vụ, trở nên đuốc sáng cho mọi người dù nhỏ nhoi và khiêm tốn. Câu chuyện có tựa đề: Cây Đèn Bão.
Vùng biển miền Trung, bao đời vẫn nghèo khó, đầy gió và cát. Trong miền đất nghèo khó ấy, có một bác ngư dân cũng nghèo như những gia đình khác. Chiếc đèn bão là gia tài quý giá duy nhất của bác. Mỗi buổi chiều tối, bác thắp cây đèn bão ấy rồi treo trên ngọn cây phi lao ngoài bãi biển. Ngày nào cũng thế, người chung quanh nói bắc là kẻ gàn, có ai cần đến ngọn đèn leo lét ấy đâu, thế nhưng bác cứ thắp mãi, ngày qua ngày, năm qua năm, chiếc đèn bão vẫn thắp khi chiều tối và gỡ xuống khi trời hửng sáng. Một đêm giông bão, gió tràn từ phía Bắc tràn vào, cây đèn bão vẫn hiên ngang đu đưa qua lại trên ngọn cây. Ngoài khơi rất xa, một chiếc thuyền quẫy quật với giông bão, trôi giạt từ Hà Tĩnh vào, hơn ba mươi mạng sống đang bị đe dọa. Họ nhìn thấy một ánh sáng nhỏ đu đưa, báo hiệu đất liền. Tuy ánh đèn leo lét nhưng thắp cả niềm hy vọng sống còn cho đoàn người trên thuyền. Họ đã gắng chèo vào bờ và được cứu thoát nhờ cây đèn bão. Người Kitô hữu là cây đèn bão cho đời, lắm lúc cũng cảm tưởng rằng, thắp đèn chờ trông vô ích, nhưng biết đâu, ở nơi nào đó, một góc nhỏ chìm trong bão tổ cuộc đời, lại được cứu vớt nhờ ánh sáng leo lét ấy. Người có tấm lòng bao giờ cũng là người có nhiều sáng kiến. Người mù tối về tâm hồn là người chẳng bao giờ thấy ai.
Mặt khác, chúng ta không chỉ dừng lại ở hình ảnh của người mù bẩm sinh, nhưng thiết tưởng chúng ta cũng nên để ý đến hình ảnh của những người lãnh đạo Do Thái. Đứng trước phép lạ mà Chúa Giê-su làm cho người mù bẩm sinh được sáng, họ đã cố chấp và cứng lòng tin. Nhóm biệt phái và Phariseu không tin, nên đã tìm cách mở một cuộc điều tra cặn kẽ, ở ba cấp, nơi bà con láng giềng, nơi cha mẹ và nơi chính đương sự. Kết quả là: Chúa Giê-su là Đấng quyền năng mở mắt kẻ đui mù. Nhưng làm sao họ chấp nhận được. Vì chấp nhận tức là chối bỏ hết cả toà nhà đạo giáo của họ. Nên họ quyết định gặt một sự thật hiển nhiên và gây khó dễ cho chính người được chữa lành. Trước thái độ đó, “Đức Giê-su nói: “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù!” Những người Pha-ri-sêu đang ở đó với Đức Giê-su nghe vậy, liền lên tiếng: “Thế ra cả chúng tôi cũng đui mù hay sao?” Đức Giê-su bảo họ: “Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: ‘Chúng tôi thấy’, nên tội các ông vẫn còn!”. (cc. 39-41)
Qua hình ảnh của người mù bẩm sinh được chữa lành và qua thái độ cứng đầu cứng cổ của những người lãnh đạo Do Thái, mỗi chúng ta cũng suy xét lại thái độ sống của chúng ta. Có thể chúng ta đang tự hào cho mình là rất sáng mắt thể lý và nhìn thấy mọi sự trong cuộc sống, nhưng thật sự con mắt tâm hồn, con mắt đức tin của chúng ta đang còn rất giới hạn và mù tối. Chúng ta mù tối khi chúng ta chưa nhận ra ân huệ của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chúng ta mù tối vì chưa nhìn thấy hình ảnh của Chúa nơi những hoàn cảnh khó khăn, đau khổ, bênh hoạn tật nguyền để quan tâm, giúp đỡ và sẻ chia. Chúng ta mù tối vì để cho những đam mê, tội lỗi và cám dỗ danh-lợi-dục xâm nhập và sinh sống trong tâm hồn chúng ta. Quả thật, trong tâm tình Mùa Chay, chúng ta muốn được sáng tâm hồn và sáng đức tin, trước tiên mỗi ngày chúng ta hãy mau chạy đến với Chúa để thú nhận những tội lỗi mù tối của bản thân cũng như sẵn sàng sám hối để được chữa lành. Thứ đến, chúng ta hãy chạy đến với Chúa để lắng nghe Lời Chúa, năng lãnh nhận Bí tích Hoà Giải và Bí tích Thánh Thể nhằm có thêm sức mạnh và ánh sáng chiếu soi cõi lòng mù tối của chúng ta.