Từ Nước đến Ánh Sáng
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật IV Mùa Chay – năm A
(Ga 9,1-41)
Chúa nhật IV Mùa Chay vẫn quen gọi là Chúa Nhật Niềm Vui (Lætare). Vui vì toàn thể Hội Thánh đã đi được nửa chặng đường của Mùa Chay Thánh, đánh dấu nửa chặng đường sám hối của mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng, ăn chay, cầu nguyện và làm phúc. Tinh thần của Mùa Chay năm nay theo hướng dẫn của vị cha chung là Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cả Giáo Hội cùng nhau thực hành Khổ Chế Mùa Chay và Hành Trình Đồng Nghị. Nay Giáo hội tạm dừng để chuẩn bị tốt hơn niềm vui Phục Sinh, nghỉ để nhìn lại những gì ta đã làm trong ba tuần đầu của Mùa Chay, lấy thêm can đảm bước tiếp những chặng đường tới.
Laetare – Mừng vui lên
Từ lời ca nhập lễ, Thánh Vịnh, Tin Mừng đến Kinh Tiền Tụng Chúa nhật IV Mùa Chay đều diễn tả niềm vui ngập tràn và thiêng thánh. "Mừng vui lên, Giê-ru-sa-lem ! Tề tựu cả về đây, hỡi những ai hằng mến yêu Thành ! Các bạn đang sầu khổ, nào hớn hở vui mừng và hân hoan tận hưởng, nguồn an ủi chứa chan." (Ca nhập lễ) Hay lời của Thánh vịnh gia : "Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi : Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa. Vui lên nào…". " Nhờ mầu nhiệm nhập thể, Người dẫn đưa nhân loại đang lần bước trong u tối đến nguồn ánh sáng đức tin. Nhờ phép rửa mang lại đời sống mới, Người giải thoát những kẻ sinh ra đã mắc tội truyền, và nâng lên hàng nghĩa tử của Chúa… " (Kinh Tiền Tụng Chúa nhật IV Mùa Chay năm A).
Làm sao chúng ta không thể không vui không mừng được. Mừng vui lên, hỡi những người trước kia ở trong sầu khổ, " Cùng Giê-ru-sa-lem khấp khởi mừng… được Thành Ðô cho hưởng trọn nguồn an ủi, được thoả thích nếm mùi sung mãn vinh quang…đón nhận dồi dào ơn an ủi …" (Is 66,10-11). Giáo hội chúc mừng con cái mình đã hăng hái đi được nửa hành trình của Mùa Chay Thánh.
Từ Nước tới Ánh Sáng
Nếu gọi Chúa nhật trước là Chúa nhật Nước, thì thật hợp lý để khi gọi Chúa nhật này là Chúa nhật Ánh Sáng. “Hắn ra đi và rửa, rồi trở lại thì trông thấy được” (Ga 9, 1). Từ Nước tới Ánh Sáng.
Khi đi ngang qua đường, thầy trò Giêsu thấy một người mù. Các môn đệ không màng chi đến bệnh khổ người mù mà nghĩ ngay đến tội nên hỏi Chúa Giêsu : "Thưa Thầy, ai đã phạm tội, anh này hay cha mẹ anh, khiến anh mù từ khi mới sinh?" Chúa Giêsu đáp: "Không phải anh cũng chẳng phải cha mẹ anh đã phạm tội, nhưng để công việc của Thiên Chúa tỏ ra nơi anh" (Ga 9,1-3). Chúa Giêsu tuyên bố : “Ta là sự sáng thế gian” (Ga 9,5). Nghĩa là không những Người là sự sáng nhưng còn là sự sáng thế gian, sự sáng đến trong thế gian. Việc Chúa Giêsu mở mắt người mù đã như ánh sáng bừng lên trước mặt mọi người. Đúng là : " Nhờ mầu nhiệm nhập thể, Người dẫn đưa nhân loại đang lần bước trong u tối đến nguồn ánh sáng đức tin… " (Kinh Tiền Tụng Chúa nhật IV Mùa Chay năm A).
Thấy anh mù bỗng được sáng mắt,ai cũng bàn tán hỏi nhau (x. Ga 9,8), chẳng làm sao hiểu được. Người ta phải đưa vấn đề trình lên các Biệt phái. Tòa làm việc nhộn nhịp, hỏi cung người mù, đòi chứng của cha mẹ anh ta, hỏi lại anh ta một lần nữa, nỗ lực vùi dập vụ này đi đúng như Gioan viết : “Ngài là sự Sống, và sự Sống là sự Sáng cho nhân loại. Và sự sáng rạng trong tối tăm, và tối tăm đã không triệt được sự sáng” (Ga 1,4-5). Sự sáng rạng trong tối tăm và tối tăm đã không triệt được sự sáng. Gioan muốn ám chỉ : Biệt phái đang mưu mô hại Chúa, nhưng họ sẽ thua. Cuộc tử nạn mà họ muốn Người phải chịu sẽ làm cho họ phải bẽ bàng vì biến cố Phục sinh. Chúa sống lại là đỉnh điểm của Mùa Chay Thánh.
Người mù bị các Biệt phái tống cổ ra ngoài. Hay tin, Chúa Giêsu đi tìm anh, ban cho anh ta được ơn nhận ra Người và thờ lạy Người. Còn các Biệt phái vì tự phụ là người sáng mắt, nên tội lỗi còn nguyên. Ðúng như lời Chúa nói : " Ta đã đến thế gian hầu những kẻ không xem thấy, thì được xem thấy, và những kẻ xem thấy, sẽ trở nên mù" (Ga 9,39).
Chúa Giêsu từ trời xuống thế, để cho phàm nhân được thấy Người và qua Người họ thấy Chúa Cha; chỉ có người mù mới không thể nhìn thấy Chúa. Người đã mở mắt người mù, để người mù thấy được Chúa Cha ở nơi Người. Người tự giới thiệu : " Ta là sự sáng thế gian" (Ga 9, 5); " Là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người." (Ga 1,9). Người chữa lành sự mù quáng của con mắt đức tin nơi những người không thấy để mà tin.
Anh mù cho biết, Chúa Giêsu làm cho anh sáng mắt bằng cách nhổ nước miếng trộn vào đất thành bùn rồi bôi vào mắt anh, bảo anh đi rửa, anh được sáng mắt làm cho chúng ta nhớ lại Ađam được Thiên Chúa sáng tạo với con mắt tinh tường, nhưng sau khi giao tiếp với con rắn xong, ông trở nên mù quáng (x. St 3, 1-7). Anh mù bẩm sinh vẫn ngồi… mà không xin bất kỳ một loại thuốc mỡ nào để chữa mắt mình... anh chỉ hết mù khi anh tin (x. Ga 9,1-41). Chúa Giêsu, Vị thầy thuốc cao tay đã nhìn thấy những đau khổ của người mù ngồi đó, bằng quyền năng Thiên Chúa, Người đã làm phép lạ cho người mù được thấy.
Ađam được Thiên Chúa dựng tạo dựng bằng đất sét, bùn ướt : " Ðức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người" ( St 2, 7), nay chất liệu ấy được Chúa Giêsu dùng để chữa lành đôi mắt. Người đã phục hồi thị giác cho người mù từ khi mới sinh bằng nước bọt nhổ ra trộn vào đất, anh người mù nói : " Ngài đã xoa bùn vào mắt tôi, tôi đi rửa và tôi được sáng mắt " (Ga 9,15). Người là quả là Ánh Sáng chiếu sáng thế gian và cho con người được nhìn thấy ánh sáng.
Người mù, sau khi được Chúa mở mắt cho, đã dần dần trở thành con người có giá trị đến nỗi xứng đáng được Chúa đi tìm để ban thêm ơn đức tin.
Mù lòa tinh thần – Tội lỗi làm chúng ta mù
Anh bị mù khiến anh lâm cảnh nghèo đói và phải sống phụ thuộc vào người khác trong mọi sự. Tội lỗi cũng vậy : nó làm cho chúng ta trở nên nghèo hèn và cô lập chúng ta. Đó là chứng mù loà tinh thần, không cho chúng ta nhìn thấy những điều chính yếu, không cho chúng ta nhìn ngắm tình yêu là điều đem lại sự sống.
Thế giới hôm nay có biết bao cơn cám dỗ có sức làm mờ đục cái nhìn của tâm hồn khiến chúng ta trở nên cận thị! Thật dễ dàng và sai lầm biết bao khi tin rằng cuộc sống phụ thuộc vào những gì chúng ta có, vào những thành công hay sự ngưỡng mộ chúng ta đạt được; khi tin rằng nền kinh tế chỉ là lợi nhuận và tiêu thụ; rằng những ham muốn cá nhân phải vượt trên trách nhiệm xã hội! Khi chỉ nhìn vào mình, chúng ta sẽ trở nên mù loà, tàn lụi và co cụm vào chính mình, không có niềm vui và cũng chẳng có tự do thật.
Chúng ta hãy xin Chúa Giê su là Ánh Sáng thật chiếu soi trần thế mở mắt mù loài tội lỗi và tinh thần của chúng ta.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Tin Mừng Chúa nhật IV Mùa Chay – năm A
(Ga 9,1-41)
Chúa nhật IV Mùa Chay vẫn quen gọi là Chúa Nhật Niềm Vui (Lætare). Vui vì toàn thể Hội Thánh đã đi được nửa chặng đường của Mùa Chay Thánh, đánh dấu nửa chặng đường sám hối của mùa tập luyện chiến đấu thiêng liêng, ăn chay, cầu nguyện và làm phúc. Tinh thần của Mùa Chay năm nay theo hướng dẫn của vị cha chung là Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cả Giáo Hội cùng nhau thực hành Khổ Chế Mùa Chay và Hành Trình Đồng Nghị. Nay Giáo hội tạm dừng để chuẩn bị tốt hơn niềm vui Phục Sinh, nghỉ để nhìn lại những gì ta đã làm trong ba tuần đầu của Mùa Chay, lấy thêm can đảm bước tiếp những chặng đường tới.
Laetare – Mừng vui lên
Từ lời ca nhập lễ, Thánh Vịnh, Tin Mừng đến Kinh Tiền Tụng Chúa nhật IV Mùa Chay đều diễn tả niềm vui ngập tràn và thiêng thánh. "Mừng vui lên, Giê-ru-sa-lem ! Tề tựu cả về đây, hỡi những ai hằng mến yêu Thành ! Các bạn đang sầu khổ, nào hớn hở vui mừng và hân hoan tận hưởng, nguồn an ủi chứa chan." (Ca nhập lễ) Hay lời của Thánh vịnh gia : "Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi : Chúng ta sẽ tiến vào nhà Chúa. Vui lên nào…". " Nhờ mầu nhiệm nhập thể, Người dẫn đưa nhân loại đang lần bước trong u tối đến nguồn ánh sáng đức tin. Nhờ phép rửa mang lại đời sống mới, Người giải thoát những kẻ sinh ra đã mắc tội truyền, và nâng lên hàng nghĩa tử của Chúa… " (Kinh Tiền Tụng Chúa nhật IV Mùa Chay năm A).
Làm sao chúng ta không thể không vui không mừng được. Mừng vui lên, hỡi những người trước kia ở trong sầu khổ, " Cùng Giê-ru-sa-lem khấp khởi mừng… được Thành Ðô cho hưởng trọn nguồn an ủi, được thoả thích nếm mùi sung mãn vinh quang…đón nhận dồi dào ơn an ủi …" (Is 66,10-11). Giáo hội chúc mừng con cái mình đã hăng hái đi được nửa hành trình của Mùa Chay Thánh.
Từ Nước tới Ánh Sáng
Nếu gọi Chúa nhật trước là Chúa nhật Nước, thì thật hợp lý để khi gọi Chúa nhật này là Chúa nhật Ánh Sáng. “Hắn ra đi và rửa, rồi trở lại thì trông thấy được” (Ga 9, 1). Từ Nước tới Ánh Sáng.
Khi đi ngang qua đường, thầy trò Giêsu thấy một người mù. Các môn đệ không màng chi đến bệnh khổ người mù mà nghĩ ngay đến tội nên hỏi Chúa Giêsu : "Thưa Thầy, ai đã phạm tội, anh này hay cha mẹ anh, khiến anh mù từ khi mới sinh?" Chúa Giêsu đáp: "Không phải anh cũng chẳng phải cha mẹ anh đã phạm tội, nhưng để công việc của Thiên Chúa tỏ ra nơi anh" (Ga 9,1-3). Chúa Giêsu tuyên bố : “Ta là sự sáng thế gian” (Ga 9,5). Nghĩa là không những Người là sự sáng nhưng còn là sự sáng thế gian, sự sáng đến trong thế gian. Việc Chúa Giêsu mở mắt người mù đã như ánh sáng bừng lên trước mặt mọi người. Đúng là : " Nhờ mầu nhiệm nhập thể, Người dẫn đưa nhân loại đang lần bước trong u tối đến nguồn ánh sáng đức tin… " (Kinh Tiền Tụng Chúa nhật IV Mùa Chay năm A).
Thấy anh mù bỗng được sáng mắt,ai cũng bàn tán hỏi nhau (x. Ga 9,8), chẳng làm sao hiểu được. Người ta phải đưa vấn đề trình lên các Biệt phái. Tòa làm việc nhộn nhịp, hỏi cung người mù, đòi chứng của cha mẹ anh ta, hỏi lại anh ta một lần nữa, nỗ lực vùi dập vụ này đi đúng như Gioan viết : “Ngài là sự Sống, và sự Sống là sự Sáng cho nhân loại. Và sự sáng rạng trong tối tăm, và tối tăm đã không triệt được sự sáng” (Ga 1,4-5). Sự sáng rạng trong tối tăm và tối tăm đã không triệt được sự sáng. Gioan muốn ám chỉ : Biệt phái đang mưu mô hại Chúa, nhưng họ sẽ thua. Cuộc tử nạn mà họ muốn Người phải chịu sẽ làm cho họ phải bẽ bàng vì biến cố Phục sinh. Chúa sống lại là đỉnh điểm của Mùa Chay Thánh.
Người mù bị các Biệt phái tống cổ ra ngoài. Hay tin, Chúa Giêsu đi tìm anh, ban cho anh ta được ơn nhận ra Người và thờ lạy Người. Còn các Biệt phái vì tự phụ là người sáng mắt, nên tội lỗi còn nguyên. Ðúng như lời Chúa nói : " Ta đã đến thế gian hầu những kẻ không xem thấy, thì được xem thấy, và những kẻ xem thấy, sẽ trở nên mù" (Ga 9,39).
Chúa Giêsu từ trời xuống thế, để cho phàm nhân được thấy Người và qua Người họ thấy Chúa Cha; chỉ có người mù mới không thể nhìn thấy Chúa. Người đã mở mắt người mù, để người mù thấy được Chúa Cha ở nơi Người. Người tự giới thiệu : " Ta là sự sáng thế gian" (Ga 9, 5); " Là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người." (Ga 1,9). Người chữa lành sự mù quáng của con mắt đức tin nơi những người không thấy để mà tin.
Anh mù cho biết, Chúa Giêsu làm cho anh sáng mắt bằng cách nhổ nước miếng trộn vào đất thành bùn rồi bôi vào mắt anh, bảo anh đi rửa, anh được sáng mắt làm cho chúng ta nhớ lại Ađam được Thiên Chúa sáng tạo với con mắt tinh tường, nhưng sau khi giao tiếp với con rắn xong, ông trở nên mù quáng (x. St 3, 1-7). Anh mù bẩm sinh vẫn ngồi… mà không xin bất kỳ một loại thuốc mỡ nào để chữa mắt mình... anh chỉ hết mù khi anh tin (x. Ga 9,1-41). Chúa Giêsu, Vị thầy thuốc cao tay đã nhìn thấy những đau khổ của người mù ngồi đó, bằng quyền năng Thiên Chúa, Người đã làm phép lạ cho người mù được thấy.
Ađam được Thiên Chúa dựng tạo dựng bằng đất sét, bùn ướt : " Ðức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người" ( St 2, 7), nay chất liệu ấy được Chúa Giêsu dùng để chữa lành đôi mắt. Người đã phục hồi thị giác cho người mù từ khi mới sinh bằng nước bọt nhổ ra trộn vào đất, anh người mù nói : " Ngài đã xoa bùn vào mắt tôi, tôi đi rửa và tôi được sáng mắt " (Ga 9,15). Người là quả là Ánh Sáng chiếu sáng thế gian và cho con người được nhìn thấy ánh sáng.
Người mù, sau khi được Chúa mở mắt cho, đã dần dần trở thành con người có giá trị đến nỗi xứng đáng được Chúa đi tìm để ban thêm ơn đức tin.
Mù lòa tinh thần – Tội lỗi làm chúng ta mù
Anh bị mù khiến anh lâm cảnh nghèo đói và phải sống phụ thuộc vào người khác trong mọi sự. Tội lỗi cũng vậy : nó làm cho chúng ta trở nên nghèo hèn và cô lập chúng ta. Đó là chứng mù loà tinh thần, không cho chúng ta nhìn thấy những điều chính yếu, không cho chúng ta nhìn ngắm tình yêu là điều đem lại sự sống.
Thế giới hôm nay có biết bao cơn cám dỗ có sức làm mờ đục cái nhìn của tâm hồn khiến chúng ta trở nên cận thị! Thật dễ dàng và sai lầm biết bao khi tin rằng cuộc sống phụ thuộc vào những gì chúng ta có, vào những thành công hay sự ngưỡng mộ chúng ta đạt được; khi tin rằng nền kinh tế chỉ là lợi nhuận và tiêu thụ; rằng những ham muốn cá nhân phải vượt trên trách nhiệm xã hội! Khi chỉ nhìn vào mình, chúng ta sẽ trở nên mù loà, tàn lụi và co cụm vào chính mình, không có niềm vui và cũng chẳng có tự do thật.
Chúng ta hãy xin Chúa Giê su là Ánh Sáng thật chiếu soi trần thế mở mắt mù loài tội lỗi và tinh thần của chúng ta.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ