Tôi phải là muối, là ánh sáng cho đời như thế nào?
(Suy niệm Chúa nhật V thường niên A)
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay xuyên suốt 3 bài đọc có sợi chỉ đỏ là trở nên ánh sáng, là muối bằng những công việc cụ thể. Đây là điều Thiên Chúa mong muốn và phù hợp với giáo lý của Đức Giê-su mời gọi trong Tin mừng: Hãy là muối cho đời và là ánh sáng cho trần gian. Là muối - là ánh sáng là như thế nào nơi đời sống ki-tô của tôi? Tại sao tôi là người mà lại phải trở nên là muối, là ánh sáng? Phải chăng Chúa mời gọi tôi phải trở nên giống bản chất của muối, bản chất của ánh sáng? Bản chất của muối, của ánh sáng là gì mà chúng ta được mời gọi trở nên giống nó? Chắc chắn nó có lợi ích rất lớn cho đời sống thường ngày của mỗi chúng ta nên Chúa Giê-su mới sử dụng biện pháp ‘so sánh’ để mời gọi mỗi người sống đời sống là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian. Đây là khí cụ mà Đức Giê-su muốn con người sử dụng để loan báo Tin mừng bằng những hành động cử chỉ một cách cụ thể. Vậy,
Tại sao lại trở nên giống muối, giống ánh sáng?
Là muối?
“Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi.”
Quả thật, từ ngàn xưa, muối là chất liệu không thể thiếu cho đời sống con người. Muối rất quí cho người tiền sử: một kí muối bằng một kí vàng. Lương bổng được trả bằng muối (sal-ary). Sal là tiếng Latin cho muối. Thuế có thể trả bằng muối (1 Mc 10:29, 11:35). Một vài công dụng căn bản của muối: thứ nhất, muối ướp để giữ cho đồ ăn khỏi hư: dưa cải, kim chi, bò khô, nai khô, cá khô…thứ đến, muối cho hương vị: đồ ăn ngon đến đâu mà không có muối, cũng trở thành nhạt nhẽo, vô vị. Thứ ba, muối làm chảy tan đá: Rảy muối trước cửa nhà và các lối đi để ngăn ngừa khỏi đóng đá. Thứ tư, muối khử vi trùng nơi các vết thương ngoài da, trị ong cắn, ngăn ngừa khoai tây và táo khỏi đổi màu. Thứ năm, muối thử trứng hư: bỏ trứng vào nước muối, quả nào tươi sẽ chìm xuống, quả nào hư sẽ nổi lên. Thứ sáu, muối cần cho con người, các động vật và thực vật: săn thú vật nơi có các thác mặn, bỏ muối dưới gốc cây cho sinh trái ngọt và chữa bệnh. Thiếu muối hay không có muối, mọi vật sẽ chết hay bệnh tật (1 Kgs 2:20-21). Thứ bảy, muối cũng dùng để tiêu diệt sự sống (quá nhiều muối): Trong chiến tranh, sau khi tàn phá thành phố, họ rắc muối để tiêu diệt sự sống (Jdg 9:45, Carthage). Mặt khác, trong Kinh Thánh, hình ảnh của muối tượng trưng cho những điều sau: thứ nhất, muối tượng trưng cho sự không thay đổi, không hư nát, và trong sạch. Sách Lêvi 2,13 truyền phải bỏ muối vào các lễ vật ngũ cốc để tượng trưng cho giao ước của Thiên Chúa (x/c Num 18:19). Giao ước của Thiên Chúa được gọi là giao ước muối (2 Chr 13:5). Làm phép nước phải cho chút muối vào. Thứ đến, muối tượng trưng cho sự thật, Lời Chúa (Cl 4,6). Thứ ba, muối là hình ảnh của tình yêu, bình an (Mk 9,50). (xem https://loi-nhap-the.com/wp-content/LCHN/Chúa nhật V thường niên A).
Như vậy, là ki-tô hữu, chúng ta phải trở nên muối cho trần gian khi biết sống đúng với bản chất Ki-tô hữu. Đó là sống và thực hành luật của Chúa dạy. Luật của Chúa là luật yêu thương, bác ái và hy sinh phục vụ. Luật của Chúa là sống hân hoan dẫu có đau khổ, vui vẻ dâng hiến thì sẽ được Thiên Chúa thương yêu. Càng yêu thương, càng làm việc bác ái từ thiện, càng xót thương người, nhất là những hoàn cảnh khó khăn, bệnh hoạn tật nguyền, chúng ta càng xứng đáng là muối, là men cho đời cho người hơn, càng xứng đáng là con cái của Thiên Chúa, là những thành viên thuộc gia đình Đức Giê-su. “Phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mt 12, 50). Mỗi ki-tô hữu là Muối cho đời khi chúng ta biết trở thành ‘chất muối’ để bảo quản đức tin tinh tuyền, giáo lý vững chắc, tình yêu cứu độ của Đức Giê-su nơi lòng đời và lòng người. Chúng ta hãy trở nên ‘chất muối’ để ướp mặn thế giới: hận thù ghen ghét thành bác ái yêu thương, lòng người tham lam ích kỷ thành quảng đại bao dung, xã hội loại trừ chia cắt thành nối kết và hiệp hành, con người khô khan nguội lạnh thành người đầy ắp tình thương và tình mến đối với Chúa và tha nhân.
Là Ánh sáng?
“Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà.” (Mt 5, 14-15).
Ánh sáng và lửa rất gần nhau, ánh sáng cực mạnh sẽ trở thành lửa; vì thế những công dụng của lửa cũng có thể áp dụng cho ánh sáng. Thứ nhất, ánh sáng để soi sáng và đẩy lui bóng tối: Chúa Giêsu là ánh sáng của thế gian. Ngài đến để soi sáng thế gian, nhưng thế gian muốn nuốt chửng ánh sáng mà không được. Thứ đến, ánh sáng để nấu nướng: Làm sao con người sống nếu không có lửa để nấu ăn! Thứ ba, ánh sáng ban sự sống: Mọi vật đều cần ánh sáng mặt trời, không có ánh sáng sẽ không có sự sống. Chúa Giêsu tự xưng mình là “ánh sáng ban sự sống.” Ngài vừa là ánh sáng vừa là sự sống, không có Ngài, con người chẳng có ánh sáng mà cũng chẳng có sự sống (Ga 1, 4). Thứ tư, ánh sáng để sưởi ấm: Ánh sáng mặt trời sưởi ấm trái đất; nếu không có ánh sáng mặt trời, trái đất sẽ chết vì lạnh. Bên các sa mạc của Do-thái, ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng chính. Thứ năm, ánh sáng để chữa bệnh: tia laser dùng để giải phẫu, những tia sáng cực mạnh dùng để đốt cháy các tế bào chết…Thứ sáu, ánh sáng để tiêu hủy: bom nguyên tử dùng tốc độ ánh sáng để tạo năng lượng thật lớn để phá hủy. Ngôn sứ Gioel ví Ngày của Đấng Thiên Sai đến như một hỏa lò: vừa có sức thiêu hủy những kẻ kiêu ngạo và gian ác, vừa có sức chữa lành bệnh cho người công chính. (xem https://loi-nhap-the.com/wp-content/LCHN/Chúa nhật V thường niên A).
Vì vậy, là ki-tô hữu, chúng ta được mời gọi trở nên ánh sáng cho trần gian, khi chúng ta toả sáng cho mọi người bằng những việc làm tốt đẹp, quý giá và yêu thương. Trở nên gương sáng hay ‘hữu xã tự nhiên hương’ cho tất cả mọi người xung quanh bằng toàn thể con người, nơi lời ăn tiếng nói, nơi hành vi cử chỉ, nơi cách đi đứng, …của người Ki-tô hữu. "Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau, (Ga 13,35). Dấu chỉ yêu thương và tha thứ sẽ là ánh sáng toả lan cho mọi người sống gần bên chúng ta nơi chợ búa, nơi trường học, nơi công xưởng, nơi đồng ruộng. Về điểm này, Thánh Phaolô mời gọi chúng ta như sau:“Xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em lại là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng; mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật.”(Ep 5, 8-9); (1 Tx 5,5-6) và (1Pr 2,11-12).
Bên cạnh đó, để trở nên muối cho đời và ánh sáng cho muôn dân đúng cách, tác giả Bài đọc I đã hướng dẫn ki-tô hữu chúng ta phần nào sau đây: “Ngươi hãy chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?”(Is 58,7). Lời nói và hành động bác ái nên một với nhau sẽ ‘là muối và là ánh sáng’ nơi đời sống chúng ta cho mọi người cách hiệu quả hơn hết.
Tuy nhiên, là muối và là ánh sáng, ki-tô hữu chỉ là dụng cụ, là khí cụ, là phương tiện,…Thiên Chúa dùng. Chính Thiên Chúa mới là tác nhân chính để giúp ích và thánh hoá vai trò là ‘muối’ và là ‘ánh sáng’ nơi đời sống ki-tô hữu trong mọi môi trường, mọi nơi và mọi lúc.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
(Suy niệm Chúa nhật V thường niên A)
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay xuyên suốt 3 bài đọc có sợi chỉ đỏ là trở nên ánh sáng, là muối bằng những công việc cụ thể. Đây là điều Thiên Chúa mong muốn và phù hợp với giáo lý của Đức Giê-su mời gọi trong Tin mừng: Hãy là muối cho đời và là ánh sáng cho trần gian. Là muối - là ánh sáng là như thế nào nơi đời sống ki-tô của tôi? Tại sao tôi là người mà lại phải trở nên là muối, là ánh sáng? Phải chăng Chúa mời gọi tôi phải trở nên giống bản chất của muối, bản chất của ánh sáng? Bản chất của muối, của ánh sáng là gì mà chúng ta được mời gọi trở nên giống nó? Chắc chắn nó có lợi ích rất lớn cho đời sống thường ngày của mỗi chúng ta nên Chúa Giê-su mới sử dụng biện pháp ‘so sánh’ để mời gọi mỗi người sống đời sống là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian. Đây là khí cụ mà Đức Giê-su muốn con người sử dụng để loan báo Tin mừng bằng những hành động cử chỉ một cách cụ thể. Vậy,
Tại sao lại trở nên giống muối, giống ánh sáng?
Là muối?
“Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi.”
Quả thật, từ ngàn xưa, muối là chất liệu không thể thiếu cho đời sống con người. Muối rất quí cho người tiền sử: một kí muối bằng một kí vàng. Lương bổng được trả bằng muối (sal-ary). Sal là tiếng Latin cho muối. Thuế có thể trả bằng muối (1 Mc 10:29, 11:35). Một vài công dụng căn bản của muối: thứ nhất, muối ướp để giữ cho đồ ăn khỏi hư: dưa cải, kim chi, bò khô, nai khô, cá khô…thứ đến, muối cho hương vị: đồ ăn ngon đến đâu mà không có muối, cũng trở thành nhạt nhẽo, vô vị. Thứ ba, muối làm chảy tan đá: Rảy muối trước cửa nhà và các lối đi để ngăn ngừa khỏi đóng đá. Thứ tư, muối khử vi trùng nơi các vết thương ngoài da, trị ong cắn, ngăn ngừa khoai tây và táo khỏi đổi màu. Thứ năm, muối thử trứng hư: bỏ trứng vào nước muối, quả nào tươi sẽ chìm xuống, quả nào hư sẽ nổi lên. Thứ sáu, muối cần cho con người, các động vật và thực vật: săn thú vật nơi có các thác mặn, bỏ muối dưới gốc cây cho sinh trái ngọt và chữa bệnh. Thiếu muối hay không có muối, mọi vật sẽ chết hay bệnh tật (1 Kgs 2:20-21). Thứ bảy, muối cũng dùng để tiêu diệt sự sống (quá nhiều muối): Trong chiến tranh, sau khi tàn phá thành phố, họ rắc muối để tiêu diệt sự sống (Jdg 9:45, Carthage). Mặt khác, trong Kinh Thánh, hình ảnh của muối tượng trưng cho những điều sau: thứ nhất, muối tượng trưng cho sự không thay đổi, không hư nát, và trong sạch. Sách Lêvi 2,13 truyền phải bỏ muối vào các lễ vật ngũ cốc để tượng trưng cho giao ước của Thiên Chúa (x/c Num 18:19). Giao ước của Thiên Chúa được gọi là giao ước muối (2 Chr 13:5). Làm phép nước phải cho chút muối vào. Thứ đến, muối tượng trưng cho sự thật, Lời Chúa (Cl 4,6). Thứ ba, muối là hình ảnh của tình yêu, bình an (Mk 9,50). (xem https://loi-nhap-the.com/wp-content/LCHN/Chúa nhật V thường niên A).
Như vậy, là ki-tô hữu, chúng ta phải trở nên muối cho trần gian khi biết sống đúng với bản chất Ki-tô hữu. Đó là sống và thực hành luật của Chúa dạy. Luật của Chúa là luật yêu thương, bác ái và hy sinh phục vụ. Luật của Chúa là sống hân hoan dẫu có đau khổ, vui vẻ dâng hiến thì sẽ được Thiên Chúa thương yêu. Càng yêu thương, càng làm việc bác ái từ thiện, càng xót thương người, nhất là những hoàn cảnh khó khăn, bệnh hoạn tật nguyền, chúng ta càng xứng đáng là muối, là men cho đời cho người hơn, càng xứng đáng là con cái của Thiên Chúa, là những thành viên thuộc gia đình Đức Giê-su. “Phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi.” (Mt 12, 50). Mỗi ki-tô hữu là Muối cho đời khi chúng ta biết trở thành ‘chất muối’ để bảo quản đức tin tinh tuyền, giáo lý vững chắc, tình yêu cứu độ của Đức Giê-su nơi lòng đời và lòng người. Chúng ta hãy trở nên ‘chất muối’ để ướp mặn thế giới: hận thù ghen ghét thành bác ái yêu thương, lòng người tham lam ích kỷ thành quảng đại bao dung, xã hội loại trừ chia cắt thành nối kết và hiệp hành, con người khô khan nguội lạnh thành người đầy ắp tình thương và tình mến đối với Chúa và tha nhân.
Là Ánh sáng?
“Chính anh em là ánh sáng cho trần gian. Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Cũng chẳng có ai thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà.” (Mt 5, 14-15).
Ánh sáng và lửa rất gần nhau, ánh sáng cực mạnh sẽ trở thành lửa; vì thế những công dụng của lửa cũng có thể áp dụng cho ánh sáng. Thứ nhất, ánh sáng để soi sáng và đẩy lui bóng tối: Chúa Giêsu là ánh sáng của thế gian. Ngài đến để soi sáng thế gian, nhưng thế gian muốn nuốt chửng ánh sáng mà không được. Thứ đến, ánh sáng để nấu nướng: Làm sao con người sống nếu không có lửa để nấu ăn! Thứ ba, ánh sáng ban sự sống: Mọi vật đều cần ánh sáng mặt trời, không có ánh sáng sẽ không có sự sống. Chúa Giêsu tự xưng mình là “ánh sáng ban sự sống.” Ngài vừa là ánh sáng vừa là sự sống, không có Ngài, con người chẳng có ánh sáng mà cũng chẳng có sự sống (Ga 1, 4). Thứ tư, ánh sáng để sưởi ấm: Ánh sáng mặt trời sưởi ấm trái đất; nếu không có ánh sáng mặt trời, trái đất sẽ chết vì lạnh. Bên các sa mạc của Do-thái, ánh sáng mặt trời là nguồn năng lượng chính. Thứ năm, ánh sáng để chữa bệnh: tia laser dùng để giải phẫu, những tia sáng cực mạnh dùng để đốt cháy các tế bào chết…Thứ sáu, ánh sáng để tiêu hủy: bom nguyên tử dùng tốc độ ánh sáng để tạo năng lượng thật lớn để phá hủy. Ngôn sứ Gioel ví Ngày của Đấng Thiên Sai đến như một hỏa lò: vừa có sức thiêu hủy những kẻ kiêu ngạo và gian ác, vừa có sức chữa lành bệnh cho người công chính. (xem https://loi-nhap-the.com/wp-content/LCHN/Chúa nhật V thường niên A).
Vì vậy, là ki-tô hữu, chúng ta được mời gọi trở nên ánh sáng cho trần gian, khi chúng ta toả sáng cho mọi người bằng những việc làm tốt đẹp, quý giá và yêu thương. Trở nên gương sáng hay ‘hữu xã tự nhiên hương’ cho tất cả mọi người xung quanh bằng toàn thể con người, nơi lời ăn tiếng nói, nơi hành vi cử chỉ, nơi cách đi đứng, …của người Ki-tô hữu. "Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau, (Ga 13,35). Dấu chỉ yêu thương và tha thứ sẽ là ánh sáng toả lan cho mọi người sống gần bên chúng ta nơi chợ búa, nơi trường học, nơi công xưởng, nơi đồng ruộng. Về điểm này, Thánh Phaolô mời gọi chúng ta như sau:“Xưa anh em là bóng tối, nhưng bây giờ, trong Chúa, anh em lại là ánh sáng. Vậy anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng; mà ánh sáng đem lại tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật.”(Ep 5, 8-9); (1 Tx 5,5-6) và (1Pr 2,11-12).
Bên cạnh đó, để trở nên muối cho đời và ánh sáng cho muôn dân đúng cách, tác giả Bài đọc I đã hướng dẫn ki-tô hữu chúng ta phần nào sau đây: “Ngươi hãy chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?”(Is 58,7). Lời nói và hành động bác ái nên một với nhau sẽ ‘là muối và là ánh sáng’ nơi đời sống chúng ta cho mọi người cách hiệu quả hơn hết.
Tuy nhiên, là muối và là ánh sáng, ki-tô hữu chỉ là dụng cụ, là khí cụ, là phương tiện,…Thiên Chúa dùng. Chính Thiên Chúa mới là tác nhân chính để giúp ích và thánh hoá vai trò là ‘muối’ và là ‘ánh sáng’ nơi đời sống ki-tô hữu trong mọi môi trường, mọi nơi và mọi lúc.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương