Trang sử loài người lúc đầu thật rõ rệt. Khi tạo dựng xong, Thiên Chúa thấy ông lẻ loi cô đơn, một mình, muốn ông có đôi, mới lấy xương sườn cụt của ông mà tạo thành Eva, người đàn bà làm vợ (x, St 2, 22-25). Như vậy người vợ là món quà của chồng. Phải kính trọng và qúi mến vợ. Như ý muốn Thiên Chúa. Nhưng chính vì qúa chiều, nghe vợ mà mất nghĩa với nhau mà phản nghịch Chúa (x. St 3, 1-19)

Ai xem phim Et Dieu Créa la Femme. (Và Chúa tạo dựng đàn bà) thấy địa vị đáng qúi của hai người. Nười này là món quà của người kia, và ngược lại.

Người tây phương cư xử đặc biệt với phụ nữ, đã xếp đàn bà vào hạng trên. Khi xưng hô, họ nói : Mesdames et Messieurs hay Landies and Gentlemen. Còn VN thì xếp đàn bà sau các ông, nói : Thưa qúi ông qúi bà.

Nỗi Bất Hạnh của Phụ Nữ Việt Nam

Quan niệm coi thường con gái, nên có thời người phụ nữ VN coi như bất hạnh thiệt thòi, ngay khi mới sinh ra đã đánh giá ‘Thập nữ viết vô’’ (mười người con gái kể như là không). Và ngay việc lập gia đình, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Làm con gái khi đã có đôi. Bình tĩnh nghe lời than thân của người con gái VN.

Cha ông hay đem luân lý đánh giá phụ nữ :

- Nhất nam viết hữu ( : một nam là đủ)

Thập nữ viết vô ( : mười nữ cũng như không)

-Khôn ngoan cũng thì đàn bà

Dẫu rằng ngu dại cũng là đàn ông

Tham lam của cha mẹ, hay món nợ gia đình phải trả, mà con gái bước vào nhà chồng

Chồng em vừa xấu vừa đen

Vừa kém đôi mắt vừa hèn chân đi

Chồng em rỗ sứt rỗ sì

Chân đi chữ bát, mặt thì ngưỡng thiên

Chẳng may gặp người chồng chẳng ra gì, không công danh, phận hẩm hưu. Chỉ nghĩ tới mình chồng chúa vợ tôi.

Chồng em nó chẳng ra gì

Tổ tôm xóc đĩa nó thì chơi hoang

Nói ra xấu thiép hổ chàng

Nó giận nó phá tan hoang cửa nhà

Em nói ra đây có chúng chị em nhà

Còn dăm ba thúng thóc với vài cân bông

Em bán đi trả nợ cho chồng

Còn ăn hết nhịn cho thỏa lòng chồng con

Đắng cay ngậm quả bồ hòn

Cửa nhà gia thế chồng con kém người

Em nói ra đây sợ chúng chị em cười

Con nhà gia theo phải chồng người đần ngu.

Rồng vàng tìm nước ao tù

Người khôn ở với người ngu nặng mình.

Duyên số hay ngọai cảnh mà chồng già vợ trẻ, chồng thấp vợ cao. Không xứng đôi vừa lứa. xấu hổ với dân làng và bạn bè thân thích.

Vô duyên lấy phải chồng già

Ra đường bạn hỏi rằng cha hay chồng

Chỉ còn than thân trách phận, khi gượng ép chung chồng. Đúng là thiếu học hành và giáo dục.

Thân em làm lẽ chồng hờ

Có câu như chính thất mà lê giữa giường

Tối tối chị giữ mất buồng

Cho em manh chiếu nằm suông chuồng bò

Mong chồng, chồng chẳng xuống cho

Đến khi chồng xuống gà o o gáy dòn

Mày làm cho mất vía kinh hồn về nỗi chồng con.

Tục tảo hôn còn cám cảnh hơn, buồn tủi cho phận má hồng :

Bố mẹ tham giầu gả em cho thằng bé tí ti

Làng trên xóm dưới thiếu gì trai tơ

Em đem thân cho thằng bé nó dày vò

Mùa đông tháng rét nó nằm co trong lòng

Cũng mang là tiếng có chồng

Chín đêm chọc tiết nằm không cả mười

Nói ra sợ chị em cười

Má hồng bỏ quá thiệt đời xuân xanh

Đêm đêm sờ mó lần quanh cho đỡ buồn

Buồn tình em bế nó lên

Nó còn bé dại chẳng nên cơm cháo gì

Nó ngủ nó gáy khì khì

Một giấc đến sáng còn gì là xuân

Chị em ơi! Hoa nở mấy lần

Tội gì mà lấy chồng non

Sớm chồng mà lại mượn con bán cười

Quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Gả ép tai hại đem đến đổ vỡ

Tôi đi đường tôi, anh đi đường anh

Tình nghĩa đôi ta, có thế thôi

Nét Đẹp của Phụ Nữ Việt Nam

Vui và lý tưởng nhất là giây phút ‘‘tỏ tình’’ cái đẹp e thẹn, xa xa ướm hỏi :

Gió dập, gió đẩy gió đùa

Sao em lờ lững mà chưa lấy chồng.

Kìa dây thiên lý ngang trời

Sao cho quân tử gặp người thuyền quyên

Miếng trầu là đầu câu chuyện, bớt duyên cũng là đây

- Trầu đã có cây, cau đã có cây

Nhân duyên chưa định, trầu này ai ăn

Trầu này trầu túi trầu khen

Trầu này dải yếm, anh ăn trầu nào

Trầu này trầu tính trầu tình

Trầu nhân, trầu nghĩa, trầu mình trầu ta

Trầu này têm tối hôm qua

Giấu cha giấu mẹ, đem ra cho chàng.



-Gặp nhau mời một miếng trầu

Gọi là chút nghĩa về sau mà chào

Lúc giáp mặt, hỏi cho ra lẽ mới đặt niềm tin, hy vọng

- Bấy lâu vụng mặt khát khao

Nay mặt giáp mặt biết bao tình

Ngó lên mây bạc trời hồng

Thương em hỏi thiệt có chồng hay chưa?

Trước mắt bước quan trọng, bắt truyện, sẽ tiến bước nữa

- Bao giờ cho gạo bén sàng

Cho trăng bén gió, cho nàng bén ta?

- Ðộc gì hai cửa một nhà

Vào ra thấy mặt kẻo mà nhớ thương

- Cô kia cắt cỏ bên sông

Có muốn lấy chồng, thì hãy sang đây

Sang đây anh nắm bàn tay

Anh hỏi câu này : có lấy anh không?

Lúc giao duyên, bén rễ

Hôm qua anh đến chơi nhà

Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường

Thấy em nằm đất anh thương

Anh về mua gỗ đóng giường cho em

Cao vọng hơn. Nhưng lững lờ, mà thực tế

Chớ gì anh lấy được nàng

Thì anh mua gạch Bát Tràng về xây

Xây dọc rồi lại xây ngang

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

Cuối là mong duyên thắm chỉ hồng. Chung nhà, mái, chăn và chung gối

- Ai xinh thì mặc ai xinh

Ông Trời đã quyết se mình với ta

- Gối chăn, gối chiếu không êm

Gối lụa không mềm bằng gối tay em

-Cầu mong đây vợ đây chồng

Tay bế con gái, tay bồng con trai

Người con gái VN, có 4 đức tính mà không đâu có. Khi còn trong gia đình, được mẹ dạy từng bước, tuân theo. Chuẩn bị kỹ lưỡng. Đến khi lấy chồng làm vợ, có đủ : Công, Dung, Ngôn, Hạnh. Chúng ta có thể tìm trong văn chương Việt Nam, vào thời nào cũng có, diễn tả nét đẹp tự nhiên hoặc cao siêu của người phụ nũ VN yêu qúi.

CÔNG là công việc làm chân tay. Việc trong nhà và ngoài gia đình. Trong nhà gồm bép núc, may vá, kim chỉ, say lúa giã gạo, nuôi lợn vớt bèo. Công theo nghĩa rộng còn là nuôi và dạy con. Bằng ấy việc qúa nhiều. Viêc làng việc nước đã có chồng lo. Chu toàn bổn phận cả trong lẫn ngoài

- Nửa đêm ân ái cùng chồng

Nửa đêm về sáng gánh gồng ra đi

Bổn phận với song thân hai bên

Anh đi em ở lại nhà

Nuôi con phụng dưỡng mẹ già sớm trưa

Lầm than bao quản nắng mưa

Anh đi anh liệu ganh đua với đời

Lòng mẹ bao la như biển với con

- Em đi làm mướn không công

Áo rách mặc áo vai sờn mặc vai

Chợ xa đi sớm về trưa

Nuôi con bao quản nặng mưa dãi dầu

Phụ nữ VN cần cù, chăm chỉ gắng sức trợ giúp chồng, nuôi con

Quanh năm buôn bán ở ven sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cò nơi quãng vắng

Eo xèo mặt nước buổi đò đông (Tú Xương)

Mong lấy chồng văn nhân văn hay chữ tốt, học hành thành đạt. Nên thức khuya dạy sớm lo lắng việc học hành của chồng, để còn

-Kiệu anh đi trước, võng nàng theo sau

- Khuyên chàng đọc sách ngâm thơ

Dầu hao thiếp rót đèn mờ thiếp khêu

Đôi bên bác mẹ cùng già

Lấy anh hay chữ để mà cậy trông

Mùa hè cho chí mùa đông

Mùa nào thức ấy cho chồng đi thi

Hột gạo thiếp lại gánh đi

Hỏi thăm chàng học ở nơi nao

Hỏi thăm đến ngõ thì vào

Tay đặt gánh xuống, miệng chào thưa anh.

Thi sỹ Nguyên Sa mô tả nét đẹp cô gái VN, đẹp từ ngón tay

Trên bàn tay năm ngón

Có ngón dài ngón ngón

Có ngón chỉ đường đi

Có ngón đeo nhẫn

Ngón tay tô môi

Ngón tay đánh phấn

Ngón tay chải đầu

Ngón tay cầm tiền

Ngón tay lái xe

Ngón tay thì cọc-sê

Ngón tay cài khuy áo

Em còn ngón nào giữ lấy anh (Năm Ngón Tay)



DUNG là vẻ đẹp bên ngoài của người con gái VN. Con gái VN thùy mỵ, đoan trang, mảnh mai, uyển chuyển. Nên gọi là phái yếu. Nét đẹp tăng lên khi ‘‘gái một con mòn con mắt’’. Thể xác triển nở đầy đặn, đẹp ra.

Đi đâu vội vã em ơi

Chiếu trải không nằm, trầu mời không ăn

Thưa rằng: bố mẹ tôi rên

Làm thân con gái chớ ăn trầu người

Người phụ nữ dù trẻ hay có tuổi, son nét đẹp tự nhiên, còn tăng thêm son phấn. Đẹp ở nhà mộc mạc, đẹp hơn khi ra ngoài nhờ khéo trang điểm. Như nhà văn Khái Hưng xác nhận đàn bà VN có hai bộ mặt : ở nhà và ngoài xã hội (thêm phấn son).

Văn hào Nguyễn Du, trong Đoạn Trường Tân Thanh, tả nét đẹp đang xuân của chị em Kiều, biểu tượng của con gái chúng ta. Sắc Trời cho. Tài do có công luyện tập. Ngang nhau

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phân hơn

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liệu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành hứa hai

Thông minh vốn sẵn tính Trời

Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm

Cung thương lầu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt, hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên bác mệnh lại càng não nhân

Phong lưu rất mực hồng quần

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê (ĐTTT. 23-36)

NGÔN là lời ăn tiếng nói địu dàng, tự nhiên, đơn sơ. Đừng ăn ra, nói quàng. Trên môi lúc nào cũng có nụ cười. VN ví ‘’Tiếng chào cao hơn mâm cỗ”. ‘’Lời nói không mất tiền mua’’. Lời nói chân tình, mộc måc, dễ thương trong giới dân quê VN. Thật thà ngay trong nhà, không ai chê cười.

-Ai mà nói dối với ai

Thì Trời giáng hứa cây khoai ngoài đồng

Ai mà nói dối với chồng

Thì Trời giáng hứa cây hồng bờ ao

Tướng mạo quan trọng.

- Người khôn đón trước rào sau

Để cho người dại biết đâu mà mò

- Năm quan mua lấy miếng cười

Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen.

Răng đen ai nhuộm cho mình

Là duyên ta thắm, để tình ta say.

Đàn ông rộng miệng thì sang

Đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà

Đàn ông rộng miệng thì tài

Đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềng

Ăn nói rào đón trước sau, tỏ khôn ngoan, nết na, gia giáo

-Cô kia má phấn môi son

Nắng dầu mưa dãi càng giòn càng ưa

Cô kia mắt trên mây trời

Vàng đeo, bạc cuốn cũng dơ dáng người.

Kìa ai lao đao ngoài da

Mà trong rỗng tuếch như hoa muống rồng

Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm đã viết trong ‘Chinh Phụ Ngâm’ lời ăn tiếng nói của người đàn bà trẻ có chồỗng đi lính xa lâu không về. Nỗi biệt ly, tình nhớ thương, phần lo cho chồng xông pha trận mạc. Phần tủi nỗi mình phải phấn ủ nhị tàn, lời âm thầm thiết tha, tả tình cảnh thiếu phụ vọng chồng biết thủ tiết. Mong cho chồng chóng về sum vầy vui vẻ.

Ngoài đầu cầu nước trong như lọc

Đường bên cầu cỏ mọc còn non

Đưa chàng lòng dười dười buồn

Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền

Nước có chảy mà phiền chẳng rửa

Dõ có thơm mà đà chẳng khuây

Như rồi như lại cầm tay

Bước đi một bước dây dây lại đầng (Lúc Biệt Ly)



HẠNH là tính tình. Cái nết Çánh chết cái đẹp. Qua ca dao, thấy tình cảm cô gái VN kín đáo, khép lép

-Người xấu duyên lặn vào trong

Bao nhiêu cái đẹp duyên bong ra ngoài

- Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu, sẽ đánh bên thành cũng kêu.

-Xá gì một mớ trầu cay

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn non

Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lồng, như cá cắn câu

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra.

Dù không nên duyên thì thành nghĩa bạn bè, cả hai đều qúi và trân trọng ngoài xã hội

Mời anh xơi miếng trầu cay

Dù mặn, dù nhạt, dù cay dù nồng

Dù chẳng nên nghĩa vợ chồng

Xơi dăm ba miếng kẻo lòng nhớ thương.

Lúc nào cũng vì chồng, nghèo túng, vẫn mực yêu thương

Chồng em áo rách em thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Muối mặn ba năm vẫn còn mặt

Gừng cay chín tháng vẫn còn cay

Dù lên danh vọng có ăn mày ta cũng theo.

Chưa chồng nón thúng quai thao

Chồng rồi nó rách quai nào thì quai

Chợ xa đi sớm về trưa

Nuôi con bao quản nắng mưa dãi dầu.

- Phải chi em vác nổi súng đồng

Thì em đi lính, theo chồng mấy hôm

Chữ hiếu trên chữ tình. Hiếu là đức tính qúi nhất của con gái VN

Ai bưng cau trầu đón đó

Dám xin chịu khó mang về

Em rầy theo chân thầy gót mẹ

Phận làm con trọn bề hiếu trung?

Trái tim phự nữ VN luôn chung thủy với chồng. Một vợ một chồng

Chồng em áo rách em thương

Chồng người áo gấm, xông hương mặc người

Chưa chồng nón thúng quai thao

Chồng rồi nó rách quai nào mặc quai

Muối mặn ba năm vẫn còn mặn

Gừng cay chín tháng vẫn còn cay

Đạo nghĩa cang thường chớ công đổi thay

Dù nên danh vọng có ăn mày cũng theo nhau

Trong tác phẩm ‘’Nửa Chừng Xuân’’, nhà văn Khái Hưng, có đoạn diễn tả tính nết Cô Mai, vợ tương lai Lộc :

Rồi một buổi chiều, buổi chiều Ãy, Mai không bao giờ quên được! Đứng bên làn nước biếc in trời. Lộc ngỏ lọi lấy Mai làm vợ. Biết bao âu yếm trong đôi mắt nhìn nhau... Mai nhớ lại quay mặt đi... Mai sung sướng quá... Mai không ngờ đâu lại có ngày hôm nay trong đời Mai.

Nhưng gía ngay buổi tối, Mai được mục kích một tấn kịch diễn trong căn nhà ở phố H, thì chắc sự sung sướng của nàng cũng chỉ đến đó thì kết liễu. Lộc về đến nhà đem đầu đuôi câu chuyện kể cho mẹ nghe. Người mẹ mà Lộc qúi mến, mà Lộc chưa từng trái lệnh một lần. Nào những Mai là con nhà nho giáo. Mai tốt với em. Mai bị quẫn bách. Mai bị hà hiếp. Mai là cô giáo hoàn toàn vô dụng nhan và đức hạnh. Và Lộc xin phép mẹ cưới Mai làm vợ.

Khốn cho Mai chỉ hoàn toàn đối với Lộc mà thôi, chứ đối với bà Phán, thì Mai chỉ là con bé khốn nạn, vô giáo dục, một con bé trong đám hạ lưu không đáng làm vợ một quan tham tá. Những lời tán tụng của con, bà Án để ngoài tai hết. Bà cho con bà dại dột bị lời ngon ngọt của cô gái giang hồ cám dỗ…(Sài Gòn tái bản, 1999. tr. 104)

Mẫu Người Phụ Nữ Hoàn Hảo Tuyệt Hảo

Ngày 4.9.2016, thế giới đã ngưỡng mộ Mẹ Thánh Têrêxa Calcutta một phụ nữ hoàn hảo tuyệt vời, xứng đáng là mẫu gương sáng về ăn nói, việc làm, cư xử, tính tình và thánh thiện.

Ông Sean Callahan, thuộc Catholic Relief Services (CRS) kể lại : Một hôm đi họp với Mẹ Têrêxa Calcutta, nói với Mẹ, trên đường phố có gặp một người tiều tụy bệ rặc, quần áo tả tơi, rất yếu mệt. Nghe thế, Mẹ hỏi ông đang ở đâu, gặp khoảng mấy giờ, để Mẹ gọi xe cấp cứu. Mẹ còn cho số điện thoåi, khi gặp trường hợp như vậy thì gọi ngay.

Có lần nhân viên điện thoại Mẹ cho biết lũ lụt đang tràn vào Bangladesh. Mẹ hỏi có thể lấy xe vận tải chở đồ tiếp cứu các nữ tu yêu cầu. Tôi trả lời phải có giấy phép, vì phải, qua biên giới. Mẹ nói : anh lo xe, tôi giấy phép. Mẹ đã đích thân làm, không sai phái. Chúng tôi đem đủ giấy tờ và các nữ tu ra khỏi biên giới, đúng như dự liệu. Năm 1995, vì sức khỏe, Sean Callahan về Hoa Kỳ. Mẹ có đến thăm ông tại trụ sở CRS.

Linh mục dòng Tên Brian Kolodiejchuk, cáo thỉnh viên án phong thánh cho Mẹ Têrêxa Calcutta, có viết cuốn ‘‘A Call to Mercy. Hearts to Love. Hands to Serve’’ (Tiếng Gọi về Nguồn Xót Thương. Những Trái Tim Yêu Thương, Những Đôi Tay Phục Vụ). Tóm lại, 5 cách sống, như di sản của Thánh Têrêxa Calcutta :

Hãy trở thành tiếng kêu cứu thay cho những kẻ không có tiếng nói. Sứ điệp Mẹ thật đơn giản : người nghèo phải được biết rằng chính tay Mẹ chạm tới những người phong cùi và mắc bệnh liệt kháng. Mẹ căn dặn chúng ta hãy ‘nhìn thấy’’những kẻ đáng thương nhất giữa những người nghèo bằng cách dấn thân và ra đi gặp gỡ họ.

Hãy quyết tâm, những công ngài xin giúp đỡ. Mẹ thành lập tu hội “Thừa Sai Bác Ái” vào 1950, sau khi được Tòa Thánh Vatican phê chuẩn. Không có tiền của, Mẹ sẵn sàng ngửa tay xin đồ ăn và phẩm vật cứu trợ. Với quyết tâm, Mẹ đã hiến thân cứu giúp những kẻ cùng khốn và bị xã hội phát lờ. Khi Mẹ qua đời, các nữ tu của Mẹ đang làm việc trong 4000 viện mồ côi, nhà nghỉ dưỡng và trung tâm bác ái rải rác trên thế

giới. Mẹ bảo : Hãy biết dấn thân cho lý tưởng và chung tay làm việc với người khác để thực hiện lý tưởng ấy.

Hãy cầu nguyện : Tuy là người của Thiên Chúa, Mẹ không tránh khỏi cám dỗ ‘‘chật vật’’ Chúa khi đối diện với những trầm luân thống khổ nơi những người Mẹ đang gặp gỡ hàng ngày. Nhưng quan trọng hơn hết, Mẹ cầu nguyện miệt mài, liên lỷ. Mẹ cầu nguyện để thấu hiểu, xin trợ giúp, kiên cường. Nhờ cầu nguyện, Mẹ đã có thể tiếp tục công việc Mẹ hằng yêu mến. Đó là giúp đỡ kẻ nghèo cơ cực.

Hãy sống khiêm nhường. Về cuối đời, Mẹ đi vào vùng ánh sáng chói lòa của sân khấu thế giới, khiến cho biết bao người đều biết đến Mẹ. Nhất là khi Mẹ nhận giải Nobel hòa bình vào năm 1979. Mẹ không hề dừng lại ở danh tiếng đó. Mẹ luôn tự nhận là “Tôi không xứng đáng”. Suốt đời Mẹ chỉ sống đơn sơ như nữ tỳ nhỏ bé của Chúa. Mẹ lúc nào cũng chỉ quanh quẩn với những con người nghèo khó khốn cùng để xoa dịu nỗi đau khổ của họ và gieo rắc bình an bất tận.

Hãy mỉm cười : cuối cùng ta không cần cầu kỳ cao xa để trở nên giống Mẹ, mà chỉ cần làm điều dễ dàng không tốn phí, mỉm cười. Những câu nói thời danh nhất bao gồm nhũng món quà đơn giản nhất tình yêu, bình an hay nụ cười. Mẹ nói : hãy cười với nhau, hãy dành thời gian cho nhau hãy vui với nhau khi có nhau. Theo Mẹ, khi chia sẻ với người khác một nụ cười tươi tin tưởng, đó là lúc ta chia sẻ một phần con người mình. (vietcatholic.net/news. 27.8.2016)

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, dẫn phái đoàn tham dự lễ phong thánh cho Mẹ Têrêxa 4.9.2016, đã vinh Mẹ là người phục vụ người nghèo. Mẹ là tôi tớ của Thiên Chúa và nhân loại. Ấn Độ hãnh diện về Ngài.

Nhà văn Trà Lũ Trần Trung Lương, Canada đã viết, 9.2016, trong bài ‘’Lời khuyên của Mẹ (Têrêxa)’’ gửi khắp nơi, như sau: Mẹ là dòng áo trắng xứ giàu có mà đi phục vụ xứ nghèo hèn thì quá đi xuống. Mà không phải đi xuống tới số mà xuống ti đáy tận cùng. Mẹ đã ôm các em bé bệnh tật dơ bẩn bị bỏ rơi bên vệ đường vào lòng. Mẹ đem về nhà nuôi chăm sóc, không phải một ngày, không phải một tuần mà nhiều tháng nhiều năm như vậy, hình như trên 40 năm. Mẹ không chỉ cho bé ăn mà mà còn cho bé nụ cười, cho bé tình thương.

Trong bài diễn văn khi nhận giải Nobel Hòa Bình, 10.12.1997, Oslo, Na Uy, Mẹ nói : một chén cơm, miếng bánh, vậy là đã xua được cơn đói của họ. Thế nhưng một người bị ruồng bỏ, bị hất hủi khước từ, không được yêu thương, không được quan tâm. Đó mới là thứ nghèo khó cùng khủng khiếp và rất khó chữa lành.

Tổng kết lại, tất cả những việc bác ái Mẹ Têrêxa làm đều xoay quanh hai chữ ‘‘yêu thương’’, yêu cả xác cả hồn. Biểu hiệu cho tình yêu đích thực là nụ cười. Do đó, lời Mẹ trối trăn trước khi lìa đời là ‘các con hãy cười nhiều hơn nữa’.

Phó tế Phạm Bá Nha