Hơn 360 triệu Kitô hữu bị bách hại trên thế giới
Tổ chức Open Doors công bố Danh sách Theo dõi những bá cáo Thế giới hàng năm năm 2023 cho hay rằng cứ bảy Kitô hữu trên thế giới thì có một người phải chịu sự ngược đãi và phân biệt đối xử ở mức độ tàn tệ vì đức tin của họ.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Mặc dù các con số không thay đổi đáng kể so với năm trước, nhưng năm 2022 là năm tồi tệ nhất đối với các Kitô hữu trên toàn thế giới, do mức độ phân biệt đối xử và loại trừ bạo lực ngày càng gia tăng, theo Danh sách Theo dõi Thế giới mới nhất do Open Doors, một nhóm theo dõi việc phát triển của Kitô giáo.
Bản báo cáo, được trình bày vào thứ Tư (18/1/2023) tại Quốc hội Ý ở Rome, đã xếp hạng 50 quốc gia nơi mà các Kitô hữu phải đối diện với các cuộc đàn áp tồi tệ nhất.
Bắc Triều Tiên đứng đầu danh sách
Theo dữ liệu được báo cáo, hơn 360 triệu Kitô hữu bị ngược đãi và đối xử phân biệt ở mức độ tàn tệ vì đức tin của họ. Những con số tương tự đã được ghi nhận vào năm ngoái. Tuy nhiên, điểm số của các chỉ số ở 50 quốc gia có nguy cơ tăng lên.
Bắc Triều Tiên một lần nữa xuất hiện như một nơi thù địch nhất đối với các Kitô hữu sinh sống, do “Luật chống tư duy phản động" mới được ban hành vào năm 2021, dẫn đến sự gia tăng các vụ bắt giữ. Các Kitô hữu hoàn toàn không có tự do và nếu bị phát hiện thực hành đức tin của họ, họ sẽ phải đối diện với lao động cải tạo và cái chết. Ngay cả việc sở hữu một cuốn Kinh thánh cũng là một tội nghiêm trọng và sẽ bị trừng phạt nặng nề.
Afghanistan ở vị trí thứ chín
Trong báo cáo trước, Bình Nhưỡng đã được thay thế bằng Afghanistan, sau khi Talebani tiếp quản vào tháng 8 năm 2021. Thứ hạng của Afghanistan đã tụt xuống vị trí thứ chín, không phải vì bất kỳ sự cải thiện nào, mà vì lý do đơn giản là hầu hết các Kitô hữu có mặt ở đó đã chạy trốn khỏi Afghanistan. Cải đạo từ Hồi giáo sang tín ngưỡng khác bị trừng phạt bằng cái chết ở Afghanistan. Do đó, cộng đồng Kitô giáo địa phương nhỏ bé buộc phải sống trong bí mật.
Theo sau Bắc Triều Tiên là Somalia, Yemen, Eritrea, Lybia, Nigeria, Pakistan và Iran, tất cả đều đang phải đối diện với chiến tranh hoặc xung đột nội bộ, hoặc dưới chế độ độc tài, như trường hợp của Eritrea và Iran.
Ni-giê-ri-a
Một trong những quốc gia đáng lo ngại nhất là Nigeria, nơi các Kitô hữu là mục tiêu của lực lượng nổi dậy Boko Haram, những người chăn nuôi gia súc Fulani theo đạo Hồi, cùng với những tên cướp, như trong vụ việc gần đây nhất ở Giáo phận Minna, nơi đó một linh mục bị thiêu sống và một người khác bị thương do những kẻ tấn công không rõ danh tính.
Xét về con số tuyệt đối Kitô hữu bị giết trong năm 2022 đã từ 5.621 lên 5.898. Ngoài ra, số lượng nhà thờ bị tấn công hoặc đóng cửa đã giảm hơn một nửa từ hơn 5 nghìn vào năm 2021 xuống chỉ còn hơn 2 nghìn vào năm ngoái. Trung Quốc đã đóng vai trò chính trong việc thay đổi này, với một nghìn sự cố so với ba nghìn nố vào năm trước.
Các cuộc tấn công vào nhà thờ Ngũ tuần ở CHDC Congo
Sự gia tăng mạnh mẽ các vụ bắt cóc Kitô hữu
Tuy nhiên, mặt khác, năm 2022 đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ các vụ bắt cóc các Kitô hữu, từ 3.829 xuống 5.259. Gần năm nghìn người tập trung ở ba quốc gia: Nigeria, Mozambique và Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi mà trong những ngày gần đây, những người Hồi giáo đã tuyên bố thực hiện một vụ đánh bom nhằm vào một nhà thờ Ngũ Tuần ở thị trấn Kasindi, miền đông Congo, khiến 14 người thiệt mạng và 39 người bị thương.
Theo Open Doors, hàng chục nghìn Kitô hữu đã bị tấn công ở một số quốc gia trên thế giới và gần 30.000 vụ việc đã được ghi lại.
Ấn Độ
Ở Ấn Độ, nơi chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu của Tổng Thống Narendra Modi đã hạn chế quyền của các thành viên theo các tín ngưỡng khác, tổng cộng 1.750 Kitô hữu đã bị bắt giữ mà không cần xét xử.
Quấy rối công khai thường đi kèm với những áp lực tinh vi hơn, bao gồm lạm dụng hàng ngày tại nơi làm việc, ở trường học, trong các cơ sở công cộng. Mặc dù khó định lượng, nhưng chúng có tác động mạnh mẽ đến các cộng đồng và góp phần buộc các Kitô hữu phải di dời trong nước và quốc tế.
Myanma
Điều này đặc biệt rõ ràng ở Trung Đông và khu vực Sahel ở Châu Phi, do cuộc nổi dậy của các phần tử thánh chiến, cũng như ở Iran và Myanmar, kể từ cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2 năm 2021, quân đội của chính quyền đã nhắm mục tiêu vào các nhà thờ.
Vụ việc mới nhất xảy ra vào ngày 15 tháng 1, khi Tatmadaw đốt phá một nhà thờ Công Giáo lịch sử ở làng Chan Thar, thuộc Giáo phận Mandalay.
Theo Open Doors, ở một số quốc gia, việc di dời thường là một chiến lược có chủ ý nhằm xóa sổ sự hiện diện của Kitô giáo ở đó.
Đàn áp tôn giáo đối với phụ nữ
Các hình thức ngược đãi tàn ác nhưng “ẩn giấu” khác nhắm vào phụ nữ Kitô hữu: hàng nghìn người là nạn nhân của các vụ hãm hiếp để làm xấu hổ gia đình và cộng đồng của họ, hoặc các cuộc hôn nhân cưỡng bức nhằm mục đích ép buộc cải đạo.
Báo cáo chỉ ghi lại một số ít trường hợp: hơn 2.000 vụ cưỡng hiếp và 717 cuộc hôn nhân cưỡng bức. Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì các lý do xã hội và văn hóa, hầu hết các trường hợp này không được báo cáo với chính quyền. Đây là lý do tại sao Open Doors trong những năm gần đây đã điều tra các cuộc đàn áp tôn giáo riêng rẽ...
Tổ chức Open Doors công bố Danh sách Theo dõi những bá cáo Thế giới hàng năm năm 2023 cho hay rằng cứ bảy Kitô hữu trên thế giới thì có một người phải chịu sự ngược đãi và phân biệt đối xử ở mức độ tàn tệ vì đức tin của họ.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Mặc dù các con số không thay đổi đáng kể so với năm trước, nhưng năm 2022 là năm tồi tệ nhất đối với các Kitô hữu trên toàn thế giới, do mức độ phân biệt đối xử và loại trừ bạo lực ngày càng gia tăng, theo Danh sách Theo dõi Thế giới mới nhất do Open Doors, một nhóm theo dõi việc phát triển của Kitô giáo.
Bản báo cáo, được trình bày vào thứ Tư (18/1/2023) tại Quốc hội Ý ở Rome, đã xếp hạng 50 quốc gia nơi mà các Kitô hữu phải đối diện với các cuộc đàn áp tồi tệ nhất.
Bắc Triều Tiên đứng đầu danh sách
Theo dữ liệu được báo cáo, hơn 360 triệu Kitô hữu bị ngược đãi và đối xử phân biệt ở mức độ tàn tệ vì đức tin của họ. Những con số tương tự đã được ghi nhận vào năm ngoái. Tuy nhiên, điểm số của các chỉ số ở 50 quốc gia có nguy cơ tăng lên.
Bắc Triều Tiên một lần nữa xuất hiện như một nơi thù địch nhất đối với các Kitô hữu sinh sống, do “Luật chống tư duy phản động" mới được ban hành vào năm 2021, dẫn đến sự gia tăng các vụ bắt giữ. Các Kitô hữu hoàn toàn không có tự do và nếu bị phát hiện thực hành đức tin của họ, họ sẽ phải đối diện với lao động cải tạo và cái chết. Ngay cả việc sở hữu một cuốn Kinh thánh cũng là một tội nghiêm trọng và sẽ bị trừng phạt nặng nề.
Afghanistan ở vị trí thứ chín
Trong báo cáo trước, Bình Nhưỡng đã được thay thế bằng Afghanistan, sau khi Talebani tiếp quản vào tháng 8 năm 2021. Thứ hạng của Afghanistan đã tụt xuống vị trí thứ chín, không phải vì bất kỳ sự cải thiện nào, mà vì lý do đơn giản là hầu hết các Kitô hữu có mặt ở đó đã chạy trốn khỏi Afghanistan. Cải đạo từ Hồi giáo sang tín ngưỡng khác bị trừng phạt bằng cái chết ở Afghanistan. Do đó, cộng đồng Kitô giáo địa phương nhỏ bé buộc phải sống trong bí mật.
Theo sau Bắc Triều Tiên là Somalia, Yemen, Eritrea, Lybia, Nigeria, Pakistan và Iran, tất cả đều đang phải đối diện với chiến tranh hoặc xung đột nội bộ, hoặc dưới chế độ độc tài, như trường hợp của Eritrea và Iran.
Ni-giê-ri-a
Một trong những quốc gia đáng lo ngại nhất là Nigeria, nơi các Kitô hữu là mục tiêu của lực lượng nổi dậy Boko Haram, những người chăn nuôi gia súc Fulani theo đạo Hồi, cùng với những tên cướp, như trong vụ việc gần đây nhất ở Giáo phận Minna, nơi đó một linh mục bị thiêu sống và một người khác bị thương do những kẻ tấn công không rõ danh tính.
Xét về con số tuyệt đối Kitô hữu bị giết trong năm 2022 đã từ 5.621 lên 5.898. Ngoài ra, số lượng nhà thờ bị tấn công hoặc đóng cửa đã giảm hơn một nửa từ hơn 5 nghìn vào năm 2021 xuống chỉ còn hơn 2 nghìn vào năm ngoái. Trung Quốc đã đóng vai trò chính trong việc thay đổi này, với một nghìn sự cố so với ba nghìn nố vào năm trước.
Các cuộc tấn công vào nhà thờ Ngũ tuần ở CHDC Congo
Sự gia tăng mạnh mẽ các vụ bắt cóc Kitô hữu
Tuy nhiên, mặt khác, năm 2022 đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ các vụ bắt cóc các Kitô hữu, từ 3.829 xuống 5.259. Gần năm nghìn người tập trung ở ba quốc gia: Nigeria, Mozambique và Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi mà trong những ngày gần đây, những người Hồi giáo đã tuyên bố thực hiện một vụ đánh bom nhằm vào một nhà thờ Ngũ Tuần ở thị trấn Kasindi, miền đông Congo, khiến 14 người thiệt mạng và 39 người bị thương.
Theo Open Doors, hàng chục nghìn Kitô hữu đã bị tấn công ở một số quốc gia trên thế giới và gần 30.000 vụ việc đã được ghi lại.
Ấn Độ
Ở Ấn Độ, nơi chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu của Tổng Thống Narendra Modi đã hạn chế quyền của các thành viên theo các tín ngưỡng khác, tổng cộng 1.750 Kitô hữu đã bị bắt giữ mà không cần xét xử.
Quấy rối công khai thường đi kèm với những áp lực tinh vi hơn, bao gồm lạm dụng hàng ngày tại nơi làm việc, ở trường học, trong các cơ sở công cộng. Mặc dù khó định lượng, nhưng chúng có tác động mạnh mẽ đến các cộng đồng và góp phần buộc các Kitô hữu phải di dời trong nước và quốc tế.
Myanma
Điều này đặc biệt rõ ràng ở Trung Đông và khu vực Sahel ở Châu Phi, do cuộc nổi dậy của các phần tử thánh chiến, cũng như ở Iran và Myanmar, kể từ cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2 năm 2021, quân đội của chính quyền đã nhắm mục tiêu vào các nhà thờ.
Vụ việc mới nhất xảy ra vào ngày 15 tháng 1, khi Tatmadaw đốt phá một nhà thờ Công Giáo lịch sử ở làng Chan Thar, thuộc Giáo phận Mandalay.
Theo Open Doors, ở một số quốc gia, việc di dời thường là một chiến lược có chủ ý nhằm xóa sổ sự hiện diện của Kitô giáo ở đó.
Đàn áp tôn giáo đối với phụ nữ
Các hình thức ngược đãi tàn ác nhưng “ẩn giấu” khác nhắm vào phụ nữ Kitô hữu: hàng nghìn người là nạn nhân của các vụ hãm hiếp để làm xấu hổ gia đình và cộng đồng của họ, hoặc các cuộc hôn nhân cưỡng bức nhằm mục đích ép buộc cải đạo.
Báo cáo chỉ ghi lại một số ít trường hợp: hơn 2.000 vụ cưỡng hiếp và 717 cuộc hôn nhân cưỡng bức. Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì các lý do xã hội và văn hóa, hầu hết các trường hợp này không được báo cáo với chính quyền. Đây là lý do tại sao Open Doors trong những năm gần đây đã điều tra các cuộc đàn áp tôn giáo riêng rẽ...