Suy Niệm Lễ Chúa Hiển Linh
(Mt 2, 1-12)
Hôm nay toàn thể Hội Thánh mừng lễ Chúa Hiển Linh. "Hiển Linh - Epiphaino", có nghĩa là Thiên Chúa tự mặc khải trong nhân tính của Ðức Kitô, tự làm cho mình có thể trông thấy được. Cụ thể như dùng ánh sao đêm biểu lộ cho ba đạo sĩ biết, dẫn họ lên đường đến nơi Hài Nhi vừa mới sinh để nhận ra Ðức Giêsu là Ðấng Cứu Thế.
Nếu lễ Giáng Sinh người ta nêu bật sự ẩn mình của Thiên Chúa trong sự khiêm hạ với điều kiện là người, nơi Trẻ Thơ Bêlem. Thì lễ Hiển Linh lại nêu bật việc Thiên Chúa tự tỏ mình, xuất hiện qua chính nhân tính.
Còn hạnh phúc nào hơn khi con người được xem thấy Thiên Chúa cách tỏ tường. Các mục đồng là những người đầu tiên tận mắt được Thiên Chúa tỏ mình ra dưới hình hài bé thơ giáng sinh được mẹ bọc tã và đặt nằm trong máng cỏ. Tiếp đến là cụ già Simeon và Anna khi được cha mẹ dâng vào Đền Thánh và nhận Tên là Giêsu. Thấy Chúa nơi Đền thờ, cụ Simeon thốt lên : “Ánh Sáng chiếu soi các lương dân, và vinh Quang của Israel dân Chúa” (Lc 2, 32).
Phụng vụ hôm nay nhấn mạnh đến việc Chúa tỏ bản tính thần linh của Người ra cho mắt phàm của loài người chúng ta được nhìn thấy Người. Đây là niềm vui cả thể cho cả và nhân loại, bởi trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Con Thiên Chúa không những chỉ xuống thế làm người trên mặt đất này, mà còn để cho con người nhìn thấy; Người không chỉ có sinh ra, nhưng còn để con người biết đến và thờ lạy. Đây là sự thật nhãn tiền được biểu lộ trong ngày lễ Hiển Linh, ngày Chúa tỏ mình ra cách rõ nhất mà hôm nay chúng ta mừng kính.
Việc các đạo sĩ đến tôn thờ Chúa Hài Nhi đã sớm được nhìn nhận như là ứng nghiệm những lời tiên tri trong Kinh Thánh. Isaia có viết: "Các dân tộc sẽ bước đi theo ánh sáng của ngươi, và các vua chúa tiến bước theo nguồn sáng của ngươi đang mọc lên" (Is 60,3.6). Ánh sáng của Chúa Kitô, khi xưa như được chiếu tỏa trong hang Bêlem, nay tỏa sáng trên khắp địa cầu.
Trong lễ Chúa Tỏ Mình, Giáo Hội đề nghị một văn bản rất ý nghĩa của ngôn sứ Isaia: "Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi. Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi" (Is 66,1-3).
Isai mô tả cảnh các dân tộc chìm trong u tối, thì từ Giêrusalem ánh sáng của Chúa đã bừng lên rồi tỏa xuống chiếu soi muôn dân. Mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái, nào thuyền bè từ đại dương, nào lạc đà từ sa mạc, chở muôn dân tiến về Giêsusalem để thờ lạy Chúa (x.Is 60,6). Ngôi sao đã đứng lại trên nhà Hài Nhi ở; như thế, từ Giêrusalem ánh sáng đã lan tỏa khắp địa cầu, chính là Hài Nhi Giêsu mà các đạo sĩ đến thờ lạy.
Chúa Kitô chính là Nguồn Sáng thật, là “Mặt Trời mọc lên từ trên cao” (x. Lc 1,78) chiếu tỏa trần gian và lan ra theo những vòng tròn đồng tâm. Trước hết trên Ðức Maria và Thánh Giuse được chiếu sáng bởi sự hiện diện thần linh của Hài Nhi Giêsu, kế đến là các mục đồng tại Bêlem; khi được thiên sứ báo tin, các ngài mau mắn chạy đến hang đá và gặp thấy nơi đó “dấu chỉ” đã được báo trước cho họ: một con trẻ được bọc trong khăn và đặt nằm trong máng cỏ (x. Lc 2,12). Các mục đồng, cùng với Đức Maria và Thánh Giuse, đại diện cho “nhóm nhỏ còn lại của Dân Israel”, những người nghèo, những kẻ đã được loan báo Tin Mừng.
Ánh sáng của Chúa Kitô cuối cùng chiếu toả đến các vị đạo sĩ, hoa quả đầu mùa từ các dân ngoại : “Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng… và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người” (Mt 2,11).
Thánh Gioan viết : “Thiên Chúa là sự sáng” (1Ga 1,5). Lời quả quyết trên giúp chúng ta hiểu rằng: Ánh sáng bừng lên trong đêm Giáng Sinh. Chúa Giêsu “là Ánh sáng đã chiếu soi lương dân và Vinh quang của Israel dân Chúa” (Lc 2,32). Ánh sáng đã đến trong thế gian. Ánh sáng này sau đó sẽ xuất hiện trên khuôn mặt của nhân loại: thần linh hóa mọi tạo vật, chiếu dọi vào tâm hồn, phản ánh vinh quang rực rỡ của Chúa Cha.
Thế giới của chúng ta đang cần những chứng nhân cho ánh sáng. Ở những thế kỷ đầu của Kitô giáo, những người chịu phép Rửa tội được gọi là " ánh sáng" chiếu tỏa ánh sáng Thần Linh. Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng đã nói với các linh mục rằng : "Người ta muốn thấy Chúa Giêsu qua anh em".
Còn hạnh phúc nào hơn khi chúng ta được Thiên Chúa đến chiếu tỏa vinh quang rạng ngời trên chúng ta. Chúng ta được mời gọi dõi theo ánh sao cùng ba nhà đạo sĩ đến chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu, Thiên Chúa làm người trong khiêm hạ và nghèo khó, nhất là đón nhận chính Hài Nhi ấy là Ánh Sáng và là Chúa Kitô vào trong chúng ta, để chúng ta có sống là sống chính sự sống của Người, và lấy các tâm tình, tư tưởng và hành động của Người làm tâm tình, tư tưởng và hành động của chúng ta. Mừng Lễ Giáng Sinh là biểu lộ niềm vui, sự mới mẻ, ánh sáng mà biến cố Giáng Sinh này đem lại với ước mong chúng ta cũng là những người đem niềm vui, sự mới mẻ đích thật, và ánh sáng của Thiên Chúa đến cho mọi người. Amen.
Linh mục Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 2, 1-12)
Hôm nay toàn thể Hội Thánh mừng lễ Chúa Hiển Linh. "Hiển Linh - Epiphaino", có nghĩa là Thiên Chúa tự mặc khải trong nhân tính của Ðức Kitô, tự làm cho mình có thể trông thấy được. Cụ thể như dùng ánh sao đêm biểu lộ cho ba đạo sĩ biết, dẫn họ lên đường đến nơi Hài Nhi vừa mới sinh để nhận ra Ðức Giêsu là Ðấng Cứu Thế.
Nếu lễ Giáng Sinh người ta nêu bật sự ẩn mình của Thiên Chúa trong sự khiêm hạ với điều kiện là người, nơi Trẻ Thơ Bêlem. Thì lễ Hiển Linh lại nêu bật việc Thiên Chúa tự tỏ mình, xuất hiện qua chính nhân tính.
Còn hạnh phúc nào hơn khi con người được xem thấy Thiên Chúa cách tỏ tường. Các mục đồng là những người đầu tiên tận mắt được Thiên Chúa tỏ mình ra dưới hình hài bé thơ giáng sinh được mẹ bọc tã và đặt nằm trong máng cỏ. Tiếp đến là cụ già Simeon và Anna khi được cha mẹ dâng vào Đền Thánh và nhận Tên là Giêsu. Thấy Chúa nơi Đền thờ, cụ Simeon thốt lên : “Ánh Sáng chiếu soi các lương dân, và vinh Quang của Israel dân Chúa” (Lc 2, 32).
Phụng vụ hôm nay nhấn mạnh đến việc Chúa tỏ bản tính thần linh của Người ra cho mắt phàm của loài người chúng ta được nhìn thấy Người. Đây là niềm vui cả thể cho cả và nhân loại, bởi trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Con Thiên Chúa không những chỉ xuống thế làm người trên mặt đất này, mà còn để cho con người nhìn thấy; Người không chỉ có sinh ra, nhưng còn để con người biết đến và thờ lạy. Đây là sự thật nhãn tiền được biểu lộ trong ngày lễ Hiển Linh, ngày Chúa tỏ mình ra cách rõ nhất mà hôm nay chúng ta mừng kính.
Việc các đạo sĩ đến tôn thờ Chúa Hài Nhi đã sớm được nhìn nhận như là ứng nghiệm những lời tiên tri trong Kinh Thánh. Isaia có viết: "Các dân tộc sẽ bước đi theo ánh sáng của ngươi, và các vua chúa tiến bước theo nguồn sáng của ngươi đang mọc lên" (Is 60,3.6). Ánh sáng của Chúa Kitô, khi xưa như được chiếu tỏa trong hang Bêlem, nay tỏa sáng trên khắp địa cầu.
Trong lễ Chúa Tỏ Mình, Giáo Hội đề nghị một văn bản rất ý nghĩa của ngôn sứ Isaia: "Hãy đứng lên, hãy toả sáng ra, hỡi Giêrusalem! Vì sự sáng của ngươi đã tới, vì vinh quang của Chúa đã bừng dậy trên mình ngươi. Kìa tối tăm đang bao bọc địa cầu, vì u minh phủ kín các dân, nhưng trên mình ngươi Chúa đang đứng dậy, vì vinh quang của Ngài xuất hiện trên mình ngươi. Chư dân sẽ lần bước tìm về sự sáng của ngươi, và các vua hướng về ánh bình minh của ngươi" (Is 66,1-3).
Isai mô tả cảnh các dân tộc chìm trong u tối, thì từ Giêrusalem ánh sáng của Chúa đã bừng lên rồi tỏa xuống chiếu soi muôn dân. Mọi dân trên khắp cùng bờ cõi trái, nào thuyền bè từ đại dương, nào lạc đà từ sa mạc, chở muôn dân tiến về Giêsusalem để thờ lạy Chúa (x.Is 60,6). Ngôi sao đã đứng lại trên nhà Hài Nhi ở; như thế, từ Giêrusalem ánh sáng đã lan tỏa khắp địa cầu, chính là Hài Nhi Giêsu mà các đạo sĩ đến thờ lạy.
Chúa Kitô chính là Nguồn Sáng thật, là “Mặt Trời mọc lên từ trên cao” (x. Lc 1,78) chiếu tỏa trần gian và lan ra theo những vòng tròn đồng tâm. Trước hết trên Ðức Maria và Thánh Giuse được chiếu sáng bởi sự hiện diện thần linh của Hài Nhi Giêsu, kế đến là các mục đồng tại Bêlem; khi được thiên sứ báo tin, các ngài mau mắn chạy đến hang đá và gặp thấy nơi đó “dấu chỉ” đã được báo trước cho họ: một con trẻ được bọc trong khăn và đặt nằm trong máng cỏ (x. Lc 2,12). Các mục đồng, cùng với Đức Maria và Thánh Giuse, đại diện cho “nhóm nhỏ còn lại của Dân Israel”, những người nghèo, những kẻ đã được loan báo Tin Mừng.
Ánh sáng của Chúa Kitô cuối cùng chiếu toả đến các vị đạo sĩ, hoa quả đầu mùa từ các dân ngoại : “Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng… và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người” (Mt 2,11).
Thánh Gioan viết : “Thiên Chúa là sự sáng” (1Ga 1,5). Lời quả quyết trên giúp chúng ta hiểu rằng: Ánh sáng bừng lên trong đêm Giáng Sinh. Chúa Giêsu “là Ánh sáng đã chiếu soi lương dân và Vinh quang của Israel dân Chúa” (Lc 2,32). Ánh sáng đã đến trong thế gian. Ánh sáng này sau đó sẽ xuất hiện trên khuôn mặt của nhân loại: thần linh hóa mọi tạo vật, chiếu dọi vào tâm hồn, phản ánh vinh quang rực rỡ của Chúa Cha.
Thế giới của chúng ta đang cần những chứng nhân cho ánh sáng. Ở những thế kỷ đầu của Kitô giáo, những người chịu phép Rửa tội được gọi là " ánh sáng" chiếu tỏa ánh sáng Thần Linh. Thánh Gioan Phaolô II, Giáo hoàng đã nói với các linh mục rằng : "Người ta muốn thấy Chúa Giêsu qua anh em".
Còn hạnh phúc nào hơn khi chúng ta được Thiên Chúa đến chiếu tỏa vinh quang rạng ngời trên chúng ta. Chúng ta được mời gọi dõi theo ánh sao cùng ba nhà đạo sĩ đến chiêm ngắm Hài Nhi Giêsu, Thiên Chúa làm người trong khiêm hạ và nghèo khó, nhất là đón nhận chính Hài Nhi ấy là Ánh Sáng và là Chúa Kitô vào trong chúng ta, để chúng ta có sống là sống chính sự sống của Người, và lấy các tâm tình, tư tưởng và hành động của Người làm tâm tình, tư tưởng và hành động của chúng ta. Mừng Lễ Giáng Sinh là biểu lộ niềm vui, sự mới mẻ, ánh sáng mà biến cố Giáng Sinh này đem lại với ước mong chúng ta cũng là những người đem niềm vui, sự mới mẻ đích thật, và ánh sáng của Thiên Chúa đến cho mọi người. Amen.
Linh mục Antôn Nguyễn Văn Độ