Mười Phát Biểu Đáng Nhớ Của ĐGH Biển Đức XVI
Nhiều người đã đoan chắc là một ngày nào đó Đức Biển Đức XVI (BĐXVI) sẽ được nhìn nhận là một Tiến Sĩ nữa của Giáo Hội. Những điều Ngài đã từng viết và giáo huấn gom lại phải lên đến hàng trăm tác phẩm. Hôm nay, nhân lúc Ngài trở về Nhà Cha, chúng ta chỉ nhìn vào 10 lời phát biểu thật đáng ghi nhận của Ngài (Nguồn: Aleteia, 12/31/2022).
“Kẻ ấu dâm không làm linh mục được”
Đến bây giờ, nhiều người đã thừa nhận vai trò trụ cột của Đức BĐXVI trong việc chống lại nạn ấu dâm trong Giáo Hội, như một thứ đại họa Ngài đã khổ tâm lên án kịch liệt. Tháng Tư 2006, trên chuyến bay đến Washington, khi được hỏi về nạn lạm dụng tình dục mà một số linh mục Hoa Kỳ vướng vào, Ngài cho biết đã rất “xấu hổ” vì các hành động ấy. Ngài nói: “Phải tuyệt đối loại trừ các kẻ ấu dâm khỏi tác vụ thánh thiêng.”
“Tại một nơi thế này, lời nói không có tác dụng gì; rốt cuộc, chỉ còn có sự im lặng hãi hùng - một sự im lặng tự nó là tiếng kêu tâm thành vọng lên tới Chúa: ‘Chúa ơi, sao Chúa cứ im lặng hoài thế?’”
Đức BĐXVI đã thốt lên những lời này tại trại trừng giới Birkenau ở Balan. Với tư cách là “một người con dân của Nước Đức,” Ngài đã đến đó cầu nguyện vào ngày 28 tháng 5 năm 2006. Với cuộc thăm viếng này, cùng với nhiều cử chỉ thấm đầy tinh thần đối thoại với cộng đồng Do Thái, Đức BĐXVI đã tiếp nối bước chân của Đức Gioan Phaolô II. Hơn nữa, do quốc tịch và việc bất đắc dĩ phải đăng nhập Đoàn Thanh Niên Hitler, chuyến đi này đã tạo dấu ấn trong tâm trí nhiều người.
“Chúng ta đang tạo ra một nền độc tài của chủ nghĩa tương đối vốn không nhìn nhận bất cứ điều gì là quyết đoán, và chỉ nhắm mục tiêu tối hậu là ‘cái tôi’ và dục vọng ích kỷ.”
Trong bài giảng Thánh Lễ chuẩn bị bầu chọn Giáo Hoàng Rôma, chỉ một vài giờ trước khi Nghị Hội Hồng Y Cử Tri bầu Ngài lên ngôi Giáo Hoàng, những lời nhận xét trên của Hồng Y Ratzinger (khi đó) đã làm nổi bật con người của Ngài, khiến cả đoàn Hồng Y nhiệt liệt tán thưởng. Trước khi được bầu chọn, Đức BĐXVI đã đặt nền móng cho triều Giáo Hoàng của Ngài: châm ngôn Ngài chọn cho mình là trở nên cộng tác viên của sự thật. Cuộc chiến chống lại chủ nghĩa tương đối sẽ in đậm nét trong rất nhiều diễn từ tương lai của Ngài.
“Tôi muốn nói rằng vấn đề bệnh AIDS không thể giải quyết bằng việc phân phát bừa bãi các bao cao su, việc này chỉ làm nó thêm trầm trọng thôi.”
Ngày 17 tháng 3 năm 2009, trên chuyến bay đến Yaoundé (Cameroon), những lời nói trên của vị Giáo Hoàng người Đức đã gây chấn động khiến cho giới truyền thông và lãnh đạo tại Phi Châu có phản ứng tiêu cực. Vài ngày sau, Toà Thánh công bố một văn bản có lời lẽ nhẹ nhàng hơn. Phần hai của lời phát biểu--thường bị cắt bỏ--đã làm sáng tỏ lời tuyên bố của Ngài. Với Đức BĐXVI, cuộc chiến chống bệnh AIDS bao gồm hai phần: trước hết, “nó nêu bật chiều kích nhân bản của dục tính, nói khác đi, một cuộc canh tân thiêng liêng và nhân bản,” tiếp đó là “một tấm thịnh tình chân chính trước tiên dành cho những ai đang đau khổ, một lòng sẵn sàng hy sinh và thực thi việc từ bỏ chính mình.”
“Việc chia sẻ của cải và tài nguyên, từ đó giúp cho sự phát triển chân chính, không thể được bảo đảm chỉ bởi tiến bộ kỹ thuật (…), mà phải được hỗ trợ bởi tình yêu đem cái thiện chinh phục cái ác.”
Giữa cơn khủng hoảng về kinh tế, Đức BĐXVI đã gưi ra thông điệp Caritas in Veritate (Đức Ái trong Chân Lý) vào ngày 7 tháng 7 năm 2009. Bốn mươi năm sau thông điệp Populorum Progressio (Bước Tiến của các Dân Tộc) vốn phân tích hậu quả của tiến trình toàn cầu hóa đối với việc phát triển nhân bản (và nhiều lãnh vực khác nữa), Đức BĐXVI đã trưng ra lập trường cập nhật của Giáo Hội về nền kinh tế thế giới, gây ra bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ngài nhấn mạnh đến đặc trưng tiên quyết của tình yêu ngay giữa trọng tâm của nền kinh tế, được soi tỏ qua lăng kính của lý trí.
“Các tôn giáo không cần phải sợ hãi gì khi đứng trước một nền thế tục công bằng vốn mở rộng và cho phép cá nhân được sống phù hợp với điều mình tin từ trong đáy lương tâm.”
Đây là những lời Đức BĐXVI đã gửi đến các giáo hữu nước Pháp qua một buổi phát hình tại Paris vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, nhân đề cập đến vấn đề chủ nghĩa thế tục. Khi đó, chính phủ Pháp cũng đã chuẩn bị một buổi tranh luận nóng bỏng về vấn đề này.
“Đã tới lúc phải chấm dứt ngay nạn mãi dâm, cũng như việc loan truyền, phát tán bừa bãi những tài liệu mang nội dung gợi dục hoặc hình ảnh khỏa thân.”
Cũng vào năm 2011, trong diễn từ gửi đến tân Đại Sứ Đức quốc, Đức BĐXVI đã hết lực nhấn mạnh đến nhu cầu của Giáo Hội trong việc dấn thân giải quyết “các vấn nạn căn bản của phẩm giá con người.” Ngoài việc phải chống lại nạn mãi dâm, Ngài còn nói đến việc tôn trọng mọi giai đoạn của cuộc sống con người, vốn là một đề tài Ngài rất lưu tâm.
“Hãy cho thôi thấy điều Mohamed bảo là mới mẻ, thì chính tại đó, quý vị sẽ nhìn ra toàn là những điều quái ác và phi nhân, tỉ như lệnh Ngài truyền là dùng gươm đao để quảng bá niềm tin Ngài giảng dậy.”
Việc đặt các lời trên ở ngoài ngữ cảnh nguyên thủy đã gây ra một trong những khủng hoảng truyền thông lớn nhất lịch sử Vaticăng. Ngày 12 tháng 9 năm 2006, Đức BĐXVI được viện Đại Học Regensburg mời thuyết trình về chủ đề “Đức Tin, Lý Trí và trường Đại Học.” Ngài đã trích dẫn những lời của Hoàng Đế thời Byzantine là Manuel II Palaeologus trả lời cho người đàm thoại gốc Ba Tư. Những lời này không phản ảnh tư tưởng của Ngài, nhưng là một phần của chiều suy tư bao quát hơn về mối liên hệ giữa tôn giáo và bạo lực. Khi được hỏi về cuộc bút chiến đã gây ra những phản ứng mạnh trong thế giới Hồi Giáo, Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí Toà Thánh đã tuyên bố rằng: “Hiển nhiên là ĐGH không hề có ý dậy một bài học, hay một giải thích mang tính bạo lực về Hồi Giáo. Ngài chỉ có ý nói rằng: trong trường hợp có một giải thích mang tính bạo lực về tôn giáo, thì rõ ràng là chúng ta đã bước vào vòng mâu thuẫn với bản tính của Thiên Chúa.”
“Tôi đoan chắc là vì tuổi đã dầy, tôi không còn đủ sức khỏe để chu toàn thỏa đáng tác vụ của Thánh Phêrô được nữa.”
Ngày 11 tháng 2 năm 2013, trước mặt toàn thể các Hồng Y hiện diện trong nghị phòng, ĐBĐXVI đã trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên thoái vị trong lịch sử thời đại. Với bước cách mạng này, theo nhiều quan sát viên, Joseph Ratzinger đã thực sự biến đổi tác vụ của Thánh Phêrô.
“Tôi cảm thấy y như Thánh Phêrô và các Tông Đồ đang trên chiếc thuyền tròng trành mặt biển Galilê (…) Tôi luôn tin rằng Chúa cũng ở trên thuyền ấy. Tôi cũng luôn tin rằng con thuyền Giáo Hội không phải là của tôi, cũng không phải là của chúng ta, mà là của Chúa. Ngài không để đắm thuyền; chính Ngài lèo lái nó…”
Những lời này trích từ buổi triều yết chung cuối cùng đã kết thúc triều giáo hoàng của ĐBĐXVI bằng một niềm hy vọng. Ngày 25 tháng 3 năm 2005, vài ngày trước khi được bầu làm Giáo Hoàng, Hồng Y Ratzinger hồi đó đã cất lên bài suy niệm về chủ đề con thuyền Giáo Hội khi đi đàng Thánh Giá tại hý trường Colosseum. Lời Ngài bộc lộ một nỗi quan ngại. Ngài viết như đang nói thẳng với Chúa: “Giáo Hội của Chúa, với chúng con đây, y như con thuyền sắp chìm, vì nước đã tràn vào tứ phía rồi.”
Để tưởng nhớ Đức BĐXVI
3 tháng 1 năm 2023
Nguyễn Kim Ngân
Nhiều người đã đoan chắc là một ngày nào đó Đức Biển Đức XVI (BĐXVI) sẽ được nhìn nhận là một Tiến Sĩ nữa của Giáo Hội. Những điều Ngài đã từng viết và giáo huấn gom lại phải lên đến hàng trăm tác phẩm. Hôm nay, nhân lúc Ngài trở về Nhà Cha, chúng ta chỉ nhìn vào 10 lời phát biểu thật đáng ghi nhận của Ngài (Nguồn: Aleteia, 12/31/2022).
“Kẻ ấu dâm không làm linh mục được”
Đến bây giờ, nhiều người đã thừa nhận vai trò trụ cột của Đức BĐXVI trong việc chống lại nạn ấu dâm trong Giáo Hội, như một thứ đại họa Ngài đã khổ tâm lên án kịch liệt. Tháng Tư 2006, trên chuyến bay đến Washington, khi được hỏi về nạn lạm dụng tình dục mà một số linh mục Hoa Kỳ vướng vào, Ngài cho biết đã rất “xấu hổ” vì các hành động ấy. Ngài nói: “Phải tuyệt đối loại trừ các kẻ ấu dâm khỏi tác vụ thánh thiêng.”
“Tại một nơi thế này, lời nói không có tác dụng gì; rốt cuộc, chỉ còn có sự im lặng hãi hùng - một sự im lặng tự nó là tiếng kêu tâm thành vọng lên tới Chúa: ‘Chúa ơi, sao Chúa cứ im lặng hoài thế?’”
Đức BĐXVI đã thốt lên những lời này tại trại trừng giới Birkenau ở Balan. Với tư cách là “một người con dân của Nước Đức,” Ngài đã đến đó cầu nguyện vào ngày 28 tháng 5 năm 2006. Với cuộc thăm viếng này, cùng với nhiều cử chỉ thấm đầy tinh thần đối thoại với cộng đồng Do Thái, Đức BĐXVI đã tiếp nối bước chân của Đức Gioan Phaolô II. Hơn nữa, do quốc tịch và việc bất đắc dĩ phải đăng nhập Đoàn Thanh Niên Hitler, chuyến đi này đã tạo dấu ấn trong tâm trí nhiều người.
“Chúng ta đang tạo ra một nền độc tài của chủ nghĩa tương đối vốn không nhìn nhận bất cứ điều gì là quyết đoán, và chỉ nhắm mục tiêu tối hậu là ‘cái tôi’ và dục vọng ích kỷ.”
Trong bài giảng Thánh Lễ chuẩn bị bầu chọn Giáo Hoàng Rôma, chỉ một vài giờ trước khi Nghị Hội Hồng Y Cử Tri bầu Ngài lên ngôi Giáo Hoàng, những lời nhận xét trên của Hồng Y Ratzinger (khi đó) đã làm nổi bật con người của Ngài, khiến cả đoàn Hồng Y nhiệt liệt tán thưởng. Trước khi được bầu chọn, Đức BĐXVI đã đặt nền móng cho triều Giáo Hoàng của Ngài: châm ngôn Ngài chọn cho mình là trở nên cộng tác viên của sự thật. Cuộc chiến chống lại chủ nghĩa tương đối sẽ in đậm nét trong rất nhiều diễn từ tương lai của Ngài.
“Tôi muốn nói rằng vấn đề bệnh AIDS không thể giải quyết bằng việc phân phát bừa bãi các bao cao su, việc này chỉ làm nó thêm trầm trọng thôi.”
Ngày 17 tháng 3 năm 2009, trên chuyến bay đến Yaoundé (Cameroon), những lời nói trên của vị Giáo Hoàng người Đức đã gây chấn động khiến cho giới truyền thông và lãnh đạo tại Phi Châu có phản ứng tiêu cực. Vài ngày sau, Toà Thánh công bố một văn bản có lời lẽ nhẹ nhàng hơn. Phần hai của lời phát biểu--thường bị cắt bỏ--đã làm sáng tỏ lời tuyên bố của Ngài. Với Đức BĐXVI, cuộc chiến chống bệnh AIDS bao gồm hai phần: trước hết, “nó nêu bật chiều kích nhân bản của dục tính, nói khác đi, một cuộc canh tân thiêng liêng và nhân bản,” tiếp đó là “một tấm thịnh tình chân chính trước tiên dành cho những ai đang đau khổ, một lòng sẵn sàng hy sinh và thực thi việc từ bỏ chính mình.”
“Việc chia sẻ của cải và tài nguyên, từ đó giúp cho sự phát triển chân chính, không thể được bảo đảm chỉ bởi tiến bộ kỹ thuật (…), mà phải được hỗ trợ bởi tình yêu đem cái thiện chinh phục cái ác.”
Giữa cơn khủng hoảng về kinh tế, Đức BĐXVI đã gưi ra thông điệp Caritas in Veritate (Đức Ái trong Chân Lý) vào ngày 7 tháng 7 năm 2009. Bốn mươi năm sau thông điệp Populorum Progressio (Bước Tiến của các Dân Tộc) vốn phân tích hậu quả của tiến trình toàn cầu hóa đối với việc phát triển nhân bản (và nhiều lãnh vực khác nữa), Đức BĐXVI đã trưng ra lập trường cập nhật của Giáo Hội về nền kinh tế thế giới, gây ra bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ngài nhấn mạnh đến đặc trưng tiên quyết của tình yêu ngay giữa trọng tâm của nền kinh tế, được soi tỏ qua lăng kính của lý trí.
“Các tôn giáo không cần phải sợ hãi gì khi đứng trước một nền thế tục công bằng vốn mở rộng và cho phép cá nhân được sống phù hợp với điều mình tin từ trong đáy lương tâm.”
Đây là những lời Đức BĐXVI đã gửi đến các giáo hữu nước Pháp qua một buổi phát hình tại Paris vào ngày 25 tháng 3 năm 2011, nhân đề cập đến vấn đề chủ nghĩa thế tục. Khi đó, chính phủ Pháp cũng đã chuẩn bị một buổi tranh luận nóng bỏng về vấn đề này.
“Đã tới lúc phải chấm dứt ngay nạn mãi dâm, cũng như việc loan truyền, phát tán bừa bãi những tài liệu mang nội dung gợi dục hoặc hình ảnh khỏa thân.”
Cũng vào năm 2011, trong diễn từ gửi đến tân Đại Sứ Đức quốc, Đức BĐXVI đã hết lực nhấn mạnh đến nhu cầu của Giáo Hội trong việc dấn thân giải quyết “các vấn nạn căn bản của phẩm giá con người.” Ngoài việc phải chống lại nạn mãi dâm, Ngài còn nói đến việc tôn trọng mọi giai đoạn của cuộc sống con người, vốn là một đề tài Ngài rất lưu tâm.
“Hãy cho thôi thấy điều Mohamed bảo là mới mẻ, thì chính tại đó, quý vị sẽ nhìn ra toàn là những điều quái ác và phi nhân, tỉ như lệnh Ngài truyền là dùng gươm đao để quảng bá niềm tin Ngài giảng dậy.”
Việc đặt các lời trên ở ngoài ngữ cảnh nguyên thủy đã gây ra một trong những khủng hoảng truyền thông lớn nhất lịch sử Vaticăng. Ngày 12 tháng 9 năm 2006, Đức BĐXVI được viện Đại Học Regensburg mời thuyết trình về chủ đề “Đức Tin, Lý Trí và trường Đại Học.” Ngài đã trích dẫn những lời của Hoàng Đế thời Byzantine là Manuel II Palaeologus trả lời cho người đàm thoại gốc Ba Tư. Những lời này không phản ảnh tư tưởng của Ngài, nhưng là một phần của chiều suy tư bao quát hơn về mối liên hệ giữa tôn giáo và bạo lực. Khi được hỏi về cuộc bút chiến đã gây ra những phản ứng mạnh trong thế giới Hồi Giáo, Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí Toà Thánh đã tuyên bố rằng: “Hiển nhiên là ĐGH không hề có ý dậy một bài học, hay một giải thích mang tính bạo lực về Hồi Giáo. Ngài chỉ có ý nói rằng: trong trường hợp có một giải thích mang tính bạo lực về tôn giáo, thì rõ ràng là chúng ta đã bước vào vòng mâu thuẫn với bản tính của Thiên Chúa.”
“Tôi đoan chắc là vì tuổi đã dầy, tôi không còn đủ sức khỏe để chu toàn thỏa đáng tác vụ của Thánh Phêrô được nữa.”
Ngày 11 tháng 2 năm 2013, trước mặt toàn thể các Hồng Y hiện diện trong nghị phòng, ĐBĐXVI đã trở thành vị Giáo Hoàng đầu tiên thoái vị trong lịch sử thời đại. Với bước cách mạng này, theo nhiều quan sát viên, Joseph Ratzinger đã thực sự biến đổi tác vụ của Thánh Phêrô.
“Tôi cảm thấy y như Thánh Phêrô và các Tông Đồ đang trên chiếc thuyền tròng trành mặt biển Galilê (…) Tôi luôn tin rằng Chúa cũng ở trên thuyền ấy. Tôi cũng luôn tin rằng con thuyền Giáo Hội không phải là của tôi, cũng không phải là của chúng ta, mà là của Chúa. Ngài không để đắm thuyền; chính Ngài lèo lái nó…”
Những lời này trích từ buổi triều yết chung cuối cùng đã kết thúc triều giáo hoàng của ĐBĐXVI bằng một niềm hy vọng. Ngày 25 tháng 3 năm 2005, vài ngày trước khi được bầu làm Giáo Hoàng, Hồng Y Ratzinger hồi đó đã cất lên bài suy niệm về chủ đề con thuyền Giáo Hội khi đi đàng Thánh Giá tại hý trường Colosseum. Lời Ngài bộc lộ một nỗi quan ngại. Ngài viết như đang nói thẳng với Chúa: “Giáo Hội của Chúa, với chúng con đây, y như con thuyền sắp chìm, vì nước đã tràn vào tứ phía rồi.”
Để tưởng nhớ Đức BĐXVI
3 tháng 1 năm 2023
Nguyễn Kim Ngân