Giáng sinh, Thời gian của An Hòa bình An, Tìm hiểu về Đình Chiến xưa và nay
Thanh Quảng sdb
Trong cuộc phỏng vấn mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho nhật báo ABC của Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến những gì ngài muốn trong Lễ Giáng Sinh, những kỷ niệm về quê hương Argentina của ngài, và ước muốn của ngài được gần gũi với mọi người, dù thể chế chính trị của đất nước Ngài và nhiều nơi trên thế giới không được lý tưởng cho lắm, chiến tranh loạn lạc hoàng hành… đang mong đợi một giải đáp hòa bình hoặc một cuộc đình chiến tạm thời… Trong một cuộc phỏng được công bố vào Chủ nhật, ngày 18 tháng 12, ký giả Julián Quirós, Biên tập viên ABC, và Javier Martínez-Brocal, phóng viên ABC Vatican đã thể hiện một cuộc phỏng vấn với ĐTC…
Trả lời một trong những câu hỏi đầu tiên, Đức Thánh Cha thừa nhận rằng đôi khi lời nói của ngài trong những ngày qua được trích dẫn ra khỏi ngôn từ hoàn cảnh mà Ngài đang dẫn giải…
Hỏi: Vào ngày 13 tháng 3, ngài sẽ kỷ niệm 10 năm làm Giáo Hoàng. Cuộc bầu cử của Ngài đã làm chúng tôi ngạc nhiên...
A: Cả tôi cũng ngỡ ngàng nữa. Tôi đã đặt vé khứ hồi để trở về Buenos Aires cho kịp Chủ Nhật Lễ Lá. Tôi rất bình thản...
Hỏi: Điều gì khiến Đức Thánh Cha thấy khó khăn nhất khi điều hành Giáo hội?
Đáp: Đi ra ngoài tự do không được! Ở Buenos Aires, tôi rất tự do. Tôi đã xử dụng các phương tiện giao thông công cộng, tôi thích hòa chung với mọi người trong cuộc sống đời thương...
Q: Nhưng ĐTC vẫn gặp rất nhiều người...
Đáp: Việc tiếp xúc với nhiều người tiếp thêm sinh lực cho tôi, đó là lý do tại sao tôi đã không hủy bỏ một Buổi Tiếp Kiến Chung Thứ Tư nào. Nhưng tôi vẫn nhớ đi ra ngoài phố, vì bây giờ mọi hoạt động đã trở lại. Dù có nhiều người 'gặp Đức Thánh Cha', nhưng có muôn vàn nghi lễ hình thức! Trước đây tôi đi dạo phố, thậm chí không ai biết tôi là Hồng Y (tổng giám mục Buenos Aires).
Ở đây tại Santa Marta, ĐTC gặp gỡ nhiều người. Một số có thể lợi dụng nó vì lợi ích riêng và làm ra vẻ như thể họ là bạn thân của Đức Thánh Cha. Sáu hoặc bảy năm trước, một người Argentina đã đến tham dự Thánh lễ. Họ chụp được một tấm ảnh bên ngoài phòng áo và tôi nói với anh ấy: 'Xin đừng xử dụng nó vào mục đích chính trị'. "ĐTC yên tâm," anh ấy đáp. Một tuần sau, bức ảnh đó tràn ngập khắp Buenos Aires, được chỉnh sửa để làm ra vẻ như một một hội kiến cá nhân. Vâng, đôi khi họ lợi dụng tôi. Nhưng chúng tôi xử dụng Chúa nhiều hơn, vì vậy tôi giữ im lặng và tiến tới.
Q: Chắc ĐTC cảm thấy khó khăn lắm vì phải đắn đo từng lời nói việc làm?
A: Nhiều khi tha nhân cắt nghĩa những gì tôi nói theo ý họ muốn... 'Đức Thánh Cha đã nói điều này'... Vâng, nhưng tôi đã nói điều đó trong một bối cảnh cụ thể... Nếu người ta ngắt ra khỏi bối cảnh đó, nó mang ý nghĩa khác.
Q: ĐTC mong muốn gì cho Giáng sinh này?
Đáp: Hòa bình trên thế giới. Có bao nhiêu cuộc chiến trên thế giới! Cuộc chiến ở Ukraine khiến chúng ta đau xót, nhưng chúng ta cũng không quên Myanmar, Yemen, Syria, nơi chiến sự đã và đang tiếp diễn cả mười ba năm qua...
Mơ ước một cuộc đình chiến trong đêm Giáng sinh
Là những người Việt, chúng ta đã cảm nghiệm trong thời gian nội chiến bắc nam… nhưng ngày Giáng sinh và Năm mới thường là những ngày đình chiến để đôi bên có thể mừng lễ và thăm hỏi nhau trong an hòa bình an… Hôm nay thế giới đang có những cuộc chiến bùng nổ thật hung bạo trên cả đất nước Ukrian khiến bao triệu người đã đi tản và bao nhiêu triệu người vô tội không nhà cửa hoạc đang phải dối diện với một mùa đông khắc nghiệt không có điện ga để sưởi ấm… đang mong có một cuộc đình chiến hay một ngày, một đêm không bom đan để người người được tự do thăm viếng, chào hỏi và mừng lễ dù trong cảnh nghèo túng thiếu thốn!... Nhưng ngày đó thật xa vời vì bên Nga, bên Ukraine khong bên nào chịu nhượng bộ!...
Nhân dịp này chúng ta thử tìm hiểu một chút về “cuộc đình chiến đầu tiên vào năm 1914 – Thế Chiến Thứ Nhất” xem sao.
Cuộc đình chiến đêm Giáng sinh bắt nguồn từ thế chiến thứ nhất năm 1914. Cuộc chiến đã cướp đi hàng triệu sinh mạng con người… Một tuần trước lễ Giáng sinh, binh lính hai bên tham chiến đối đầu nhau là Đức và Anh Quốc đã băng qua các chiến hào để trao đổi lời chúc cho nhau. Vào ngày và đêm trước Lễ Giáng Sinh cũng như đúng ngày lễ, binh sĩ từ hai phía dò dẫm tiến vào vùng giao tranh, ngồi lại với nhau, trao đổi thức ăn và quà kỷ niệm. Họ trao đổi tù binh, tổ chức chung lễ an táng, rồi hát với nhau các ca khúc Giáng sinh trước khi chia tay.
Năm sau, một ít đơn vị cố sắp xếp những cuộc hưu chiến, số lượng các cuộc ngừng bắn không nhiều bằng năm 1914, một phần do mệnh lệnh nghiêm nhặt từ cấp trên ngăn cấm binh lính hai bên biểu lộ tình thân hữu.
Những cuộc đình chiến này chỉ đơn giản là tình trạng thụ động, cả hai phía công khai tránh những hoạt động gây hấn, trong khi ở một số chiến tuyến, binh sĩ hai bên trò chuyện hoặc tìm đến chiến hào bên kia để thăm hỏi nhau.
Theo ký thuật thời thế chiến, Đại úy Bruce Barinsfather cho hay những người lính Đức thắp nến trong chiến hào, treo trên cây Giáng sinh, rồi cử hành lễ bằng cách hát vang những ca khúc Giáng sinh: "Stille Natch! Heilige Natch!"(phiên bản tiếng Đức của bài Đêm thánh vô cùng). Một người lính Anh đã la lên:" Họ đang hát, chúng ta hãy hát theo!". Thế là các người lính Anh đáp lễ bằng cất lên những ca khúc Giáng sinh… Tiếng kêu chào hỏi và chúc mừng Giáng sinh vang lên từ hai bên chiến tuyến. Ngay sau đó nhiều người băng qua vùng trận địa, tặng cho nhau những món quà như thức ăn, thuốc lá, rượu, và những vật kỷ niệm như nút áo và mũ. Những khẩu đại pháo cũng im tiếng...
Tác giả Henry Williamson, lúc ấy là một binh nhì 19 tuổi thuộc Lữ đoàn London Rifle, viết trong thư gởi mẹ nhân lễ Boxing Day, “Con viết thư cho mẹ từ chiến hào. Bây giờ là 11 giờ sáng. Cạnh con là lò sưởi than, đối diện con là hầm trú ẩn ẩm ướt. Mặt đất trơn trợt trong giao thông hào, bên ngoài là băng giá. Con đang ngậm tẩu. Trong tẩu có thuốc. Dĩ nhiên, mẹ sẽ nói thế. Nhưng đừng vội. Trong tẩu là thuốc lá Đức. Ha ha, mẹ sẽ nói, là của một tù binh hoặc con tìm thấy trong một chiến hào chiếm được. Ồ không! Đó là quà của một người lính Đức. Vâng, một lính Đức còn sống đến từ chiến hào của anh ấy. Hôm qua lính Anh và Đức gặp và bắt tay nhau trên mặt trận, giữa những chiến hào, trao đổi vật kỷ niệm, và bắt tay nhau. Vâng, suốt ngày lễ Giáng sinh, và như con viết. Thật tuyệt vời!”
Năm 2005, đình chiến đêm Giáng sinh được dựng thành phim Joyeux Noël, được đề cử cho thể loại "Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất" tại Giải Oscar lần thứ 78. Câu chuyện này cũng được trình bày ngắn gọn trong một cuốn phim năm 1969 của Richard Attenborough, Oh What a Lovely War.
Ngày 21 tháng 11 năm 2005, người cựu binh cuối cùng của cuộc hưu chiến đêm Giáng sinh, Alfred Anderson, qua đời ở Newtyle, Scotland, thọ 109 tuổi.
Trong bầu khí tương bừng của Mùa Giáng sinh và trong tâm tình cầu mong An bình của Cứu Chúa được hiển trị, Chúng tôi xin được đại diện toàn ban Giám đốc và các chương trình của Vietcatholic xin kính chúc Giáng sinh an bình và Năm mới thành công tới quí Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Quí Bề trên, Linh mục Tu sĩ cùng toàn thể quí vị Cộng tác viên và toàn quí khán thính giả một mùa Giáng sinh an bình và một Năm mới khang an nhiều thành đạt như lòng mong muốn.
Thanh Quảng sdb
Trong cuộc phỏng vấn mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành cho nhật báo ABC của Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến những gì ngài muốn trong Lễ Giáng Sinh, những kỷ niệm về quê hương Argentina của ngài, và ước muốn của ngài được gần gũi với mọi người, dù thể chế chính trị của đất nước Ngài và nhiều nơi trên thế giới không được lý tưởng cho lắm, chiến tranh loạn lạc hoàng hành… đang mong đợi một giải đáp hòa bình hoặc một cuộc đình chiến tạm thời… Trong một cuộc phỏng được công bố vào Chủ nhật, ngày 18 tháng 12, ký giả Julián Quirós, Biên tập viên ABC, và Javier Martínez-Brocal, phóng viên ABC Vatican đã thể hiện một cuộc phỏng vấn với ĐTC…
Trả lời một trong những câu hỏi đầu tiên, Đức Thánh Cha thừa nhận rằng đôi khi lời nói của ngài trong những ngày qua được trích dẫn ra khỏi ngôn từ hoàn cảnh mà Ngài đang dẫn giải…
Hỏi: Vào ngày 13 tháng 3, ngài sẽ kỷ niệm 10 năm làm Giáo Hoàng. Cuộc bầu cử của Ngài đã làm chúng tôi ngạc nhiên...
A: Cả tôi cũng ngỡ ngàng nữa. Tôi đã đặt vé khứ hồi để trở về Buenos Aires cho kịp Chủ Nhật Lễ Lá. Tôi rất bình thản...
Hỏi: Điều gì khiến Đức Thánh Cha thấy khó khăn nhất khi điều hành Giáo hội?
Đáp: Đi ra ngoài tự do không được! Ở Buenos Aires, tôi rất tự do. Tôi đã xử dụng các phương tiện giao thông công cộng, tôi thích hòa chung với mọi người trong cuộc sống đời thương...
Q: Nhưng ĐTC vẫn gặp rất nhiều người...
Đáp: Việc tiếp xúc với nhiều người tiếp thêm sinh lực cho tôi, đó là lý do tại sao tôi đã không hủy bỏ một Buổi Tiếp Kiến Chung Thứ Tư nào. Nhưng tôi vẫn nhớ đi ra ngoài phố, vì bây giờ mọi hoạt động đã trở lại. Dù có nhiều người 'gặp Đức Thánh Cha', nhưng có muôn vàn nghi lễ hình thức! Trước đây tôi đi dạo phố, thậm chí không ai biết tôi là Hồng Y (tổng giám mục Buenos Aires).
Ở đây tại Santa Marta, ĐTC gặp gỡ nhiều người. Một số có thể lợi dụng nó vì lợi ích riêng và làm ra vẻ như thể họ là bạn thân của Đức Thánh Cha. Sáu hoặc bảy năm trước, một người Argentina đã đến tham dự Thánh lễ. Họ chụp được một tấm ảnh bên ngoài phòng áo và tôi nói với anh ấy: 'Xin đừng xử dụng nó vào mục đích chính trị'. "ĐTC yên tâm," anh ấy đáp. Một tuần sau, bức ảnh đó tràn ngập khắp Buenos Aires, được chỉnh sửa để làm ra vẻ như một một hội kiến cá nhân. Vâng, đôi khi họ lợi dụng tôi. Nhưng chúng tôi xử dụng Chúa nhiều hơn, vì vậy tôi giữ im lặng và tiến tới.
Q: Chắc ĐTC cảm thấy khó khăn lắm vì phải đắn đo từng lời nói việc làm?
A: Nhiều khi tha nhân cắt nghĩa những gì tôi nói theo ý họ muốn... 'Đức Thánh Cha đã nói điều này'... Vâng, nhưng tôi đã nói điều đó trong một bối cảnh cụ thể... Nếu người ta ngắt ra khỏi bối cảnh đó, nó mang ý nghĩa khác.
Q: ĐTC mong muốn gì cho Giáng sinh này?
Đáp: Hòa bình trên thế giới. Có bao nhiêu cuộc chiến trên thế giới! Cuộc chiến ở Ukraine khiến chúng ta đau xót, nhưng chúng ta cũng không quên Myanmar, Yemen, Syria, nơi chiến sự đã và đang tiếp diễn cả mười ba năm qua...
Mơ ước một cuộc đình chiến trong đêm Giáng sinh
Là những người Việt, chúng ta đã cảm nghiệm trong thời gian nội chiến bắc nam… nhưng ngày Giáng sinh và Năm mới thường là những ngày đình chiến để đôi bên có thể mừng lễ và thăm hỏi nhau trong an hòa bình an… Hôm nay thế giới đang có những cuộc chiến bùng nổ thật hung bạo trên cả đất nước Ukrian khiến bao triệu người đã đi tản và bao nhiêu triệu người vô tội không nhà cửa hoạc đang phải dối diện với một mùa đông khắc nghiệt không có điện ga để sưởi ấm… đang mong có một cuộc đình chiến hay một ngày, một đêm không bom đan để người người được tự do thăm viếng, chào hỏi và mừng lễ dù trong cảnh nghèo túng thiếu thốn!... Nhưng ngày đó thật xa vời vì bên Nga, bên Ukraine khong bên nào chịu nhượng bộ!...
Nhân dịp này chúng ta thử tìm hiểu một chút về “cuộc đình chiến đầu tiên vào năm 1914 – Thế Chiến Thứ Nhất” xem sao.
Cuộc đình chiến đêm Giáng sinh bắt nguồn từ thế chiến thứ nhất năm 1914. Cuộc chiến đã cướp đi hàng triệu sinh mạng con người… Một tuần trước lễ Giáng sinh, binh lính hai bên tham chiến đối đầu nhau là Đức và Anh Quốc đã băng qua các chiến hào để trao đổi lời chúc cho nhau. Vào ngày và đêm trước Lễ Giáng Sinh cũng như đúng ngày lễ, binh sĩ từ hai phía dò dẫm tiến vào vùng giao tranh, ngồi lại với nhau, trao đổi thức ăn và quà kỷ niệm. Họ trao đổi tù binh, tổ chức chung lễ an táng, rồi hát với nhau các ca khúc Giáng sinh trước khi chia tay.
Năm sau, một ít đơn vị cố sắp xếp những cuộc hưu chiến, số lượng các cuộc ngừng bắn không nhiều bằng năm 1914, một phần do mệnh lệnh nghiêm nhặt từ cấp trên ngăn cấm binh lính hai bên biểu lộ tình thân hữu.
Những cuộc đình chiến này chỉ đơn giản là tình trạng thụ động, cả hai phía công khai tránh những hoạt động gây hấn, trong khi ở một số chiến tuyến, binh sĩ hai bên trò chuyện hoặc tìm đến chiến hào bên kia để thăm hỏi nhau.
Theo ký thuật thời thế chiến, Đại úy Bruce Barinsfather cho hay những người lính Đức thắp nến trong chiến hào, treo trên cây Giáng sinh, rồi cử hành lễ bằng cách hát vang những ca khúc Giáng sinh: "Stille Natch! Heilige Natch!"(phiên bản tiếng Đức của bài Đêm thánh vô cùng). Một người lính Anh đã la lên:" Họ đang hát, chúng ta hãy hát theo!". Thế là các người lính Anh đáp lễ bằng cất lên những ca khúc Giáng sinh… Tiếng kêu chào hỏi và chúc mừng Giáng sinh vang lên từ hai bên chiến tuyến. Ngay sau đó nhiều người băng qua vùng trận địa, tặng cho nhau những món quà như thức ăn, thuốc lá, rượu, và những vật kỷ niệm như nút áo và mũ. Những khẩu đại pháo cũng im tiếng...
Tác giả Henry Williamson, lúc ấy là một binh nhì 19 tuổi thuộc Lữ đoàn London Rifle, viết trong thư gởi mẹ nhân lễ Boxing Day, “Con viết thư cho mẹ từ chiến hào. Bây giờ là 11 giờ sáng. Cạnh con là lò sưởi than, đối diện con là hầm trú ẩn ẩm ướt. Mặt đất trơn trợt trong giao thông hào, bên ngoài là băng giá. Con đang ngậm tẩu. Trong tẩu có thuốc. Dĩ nhiên, mẹ sẽ nói thế. Nhưng đừng vội. Trong tẩu là thuốc lá Đức. Ha ha, mẹ sẽ nói, là của một tù binh hoặc con tìm thấy trong một chiến hào chiếm được. Ồ không! Đó là quà của một người lính Đức. Vâng, một lính Đức còn sống đến từ chiến hào của anh ấy. Hôm qua lính Anh và Đức gặp và bắt tay nhau trên mặt trận, giữa những chiến hào, trao đổi vật kỷ niệm, và bắt tay nhau. Vâng, suốt ngày lễ Giáng sinh, và như con viết. Thật tuyệt vời!”
Năm 2005, đình chiến đêm Giáng sinh được dựng thành phim Joyeux Noël, được đề cử cho thể loại "Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất" tại Giải Oscar lần thứ 78. Câu chuyện này cũng được trình bày ngắn gọn trong một cuốn phim năm 1969 của Richard Attenborough, Oh What a Lovely War.
Ngày 21 tháng 11 năm 2005, người cựu binh cuối cùng của cuộc hưu chiến đêm Giáng sinh, Alfred Anderson, qua đời ở Newtyle, Scotland, thọ 109 tuổi.
Trong bầu khí tương bừng của Mùa Giáng sinh và trong tâm tình cầu mong An bình của Cứu Chúa được hiển trị, Chúng tôi xin được đại diện toàn ban Giám đốc và các chương trình của Vietcatholic xin kính chúc Giáng sinh an bình và Năm mới thành công tới quí Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Quí Bề trên, Linh mục Tu sĩ cùng toàn thể quí vị Cộng tác viên và toàn quí khán thính giả một mùa Giáng sinh an bình và một Năm mới khang an nhiều thành đạt như lòng mong muốn.