Chúa Giêsu Tín Nhiệm Và Ủy Thác Cho Phụ Nữ
Các gương mặt phụ nữ sáng chói
Trong thời gian ba năm qúa ngắn đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Kitô đã gặp nhiều phụ nữ. Không phải tình cờ, nhưng ở nơi mọi người, Chúa đã úy thác cho mỗi người một công việc, thay thế cho những bài giảng của Ngài muốn truyền đạt đến cho dân chúng. Những người nữ mà Chúa gặp là những chứng từ sống, có mặt trong lúc rao giảng, như làm chứng, lặp lại những lời rao giảng của Chúa, mà dân chúng chưa thấu hiểu. Hay có thể nói những gì Chúa làm và nói qua phụ nữ này là những phần cắt nghĩa thêm về bài giảng của Ngài. Họ giữ vai trò cũng quan trọng không kém các người nam mà Chúa gặp hay chọn làm Tông Đồ. Nay, nhờ gương sáng và lời ăn tiếng nói của các (vị là phụ nữ chưa được phong Thánh) Thánh Nữ mà làn gió thế giới xoay chiều đổi hướng. Bài này không đề cập đến Đức Mẹ. Chỉ nói đến một số phụ nữ trong Giáo Hội sau gặp trên đường truyền giáo.
Sau bài giảng trên núi, Tám Mối Phúc Thật (x. Mt 5, 1-12) vạch ra con đường tìm lẽ sống, Chúa Giêsu tiếp tục chỉ dẫn xa lánh những tội phạm khác. Người đương thời, không có quan niệm về tội, hay vin vào luật cũ của Mai Sen cho rằng không có tội gì cả. Luật cũ khác. Do đó Chúa đã chỉ cho dân chúng những trường hợp tội, về : ngoại tình (Mt 5, 27), ly dị (Mt 5, 31), thề gian dối (Mt,5, 33), trả thù (Mt 5, 38), ghét kẻ thù (Mt 5,43), xét đoán (Mt 7, 1), tiền bạc (Mt 6, 19)...
Chúng tôi tạm phân chia, Chúa tín nhiệm, ủy thác theo môi trường thích hợp. Mọi thời đại Thiên chúa đã dùng phụ nữ và trao cho trách nhiệm truyền đạt sứ mệnh Ngài tiếp tục công việc rao giảng Tin Mừng. Trong thời đại chúng ta cũng vậy, qua nhiều thánh nữ trong Giáo Hội, Thiên Chúa cũng đặt để nhiều vị từ thành phần dân Chúa thi hành sứ vụ Chúa trao phó.
1) Củng cố đức tin, Chúa dùng : Thánh Marguerite Marie Alacoque, Thánh Maria Faustina Kowalska. Thánh Marie Goretti. Chân Phước Benigna Cardoso da Silva
2) Nhờ Đức Mẹ can thiệp qua các lần hiện ra với: Thánh Catherine Labouré, Thánh Bernadette Soubirous, Chị Lucia
3) Thánh hóa gia đình nhờ gương của Thánh Ông Bà Louis và Marie Zélie Martin, Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Vợ chồng Chân Phước Luigi Beltrame Quattrocchi và Maria Corsini
4) Quan tâm đến truyền giáo, người nghèo: Bà Magarita Occhiena di Capriglio (mẹ Thánh
Don Bosco), Chị Marthe Robin, Chị Chiara Lubich. Thánh Jeanne Jugan, Thánh Teresa Calcutta, Chân Phước Pauline-Marie Jaricot, Chị Magdeleine Jésus, Chị Đáng Kính Edel Mary Quinn, Nữ Tu Emmanelle.
6) Chú trọng tới ơn gọi: Chị Thérèse Neumann, Chị Marthe Robin, Chị Chiara Lubich.
Trong bài xin sắp xếp thứ tự trước sau theo năm sinh.
1 Thánh Clara (Ý, 1194-1253)
Cộng tác với Thánh Phaxicô Assisi đến lập Dòng giúp người nghèo
Nay, Assisi là trung tâm Liên Tôn Hòa Bình thế giới.
Thánh Clara sinh 18. 7. 1194, miền Umbria tại Assisi, Ý. Gia đình Công Giáo giầu có và qúi phái. ‘Clara’ nghĩa là “ánh sáng”, theo gia đình thì khi sinh ra bé luôn mỉm cười, và lúc mang thai, thân mẫu có hành hương, đang cầu nguyện có tiếng vọng : Đừng sợ, vì người con sinh ra là áng sáng, nên mới đặt tên là Clara (Ánh Sáng). Lớn lên, 18 tuổi gia đình nhận gả chồng. Thì, 18.3.1212, lễ Lá, Clara đi tu. Nghe tin Phanxico, 30 tuổi ở Assisi, từ bỏ giàu sang sống cho người nghèo. Clara hay đến nhà thờ nghe Phanxicô giảng, xám hối. Clara quyết định trốn gia đình dâng mình cho Chúa. Với nghi thức đơn giản của ĐC địa phận, Clara được nhận vào tu viện San Paolo Bebedicto, trong đó có em của Phanxico là Ane đang tu. Nghe tin, gia đình và thàn phố xôn xao, kết án cô gái xinh đẹp bỏ thế gian đi tu và tìm cách ngăn cản. Có lần đến tu viện lôi Clara về. Cậu Clara là Monado đến dòng lôi Clara về nhà. Cô bám tay vào chân bàn thờ, tự nhiên thân xác cô ra nặng. Còn chân Monado tê liệt. Dòng bèn đổi Clara đi nơi khác cho yên chuyện.
Nhập dòng Clara tỏ ra xuất sắc khôn ngoan. Nên Phanxico lập ra dòng nữ riêng ở miền San Domiano và cử Clara làm bề trên đầu tiên, có 50 chị với nội qui do Phanxico viết. Dòng chiêm niệm gọi là Dòng Phan Sinh tại thế
Thị kiến máng cỏ và Chúa Hài Nhi. ĐGH Pio XII đã đặt thánh Clara làm Bổn Mạng ngành truyền thông, cǎn cứ vào sự kiện : Khi Clara bệnh nặng, liệt giường. Dịp đêm Noel nǎm nào, chị em trong dòng vào nhà thờ ca hát mừng Chúa Giáng Sinh. Clara trên giường một mình. Clara thưa với Chúa: Lạy Chúa Hài Đồng con ở một mình. Nói xong, bỗng có tiếng đàn du dương bổn trầm, tiếng hát anh chị em Phan Sinh bổng trầm, tại nhà thờ cách đó vài cây số, vọng đến tai Clara. Hơn nữa, Clara còn nhìn thấy hang đá, máng cỏ và Chúa Hài Nhi. Sáng hôm sau, chị em xúm lại kể, đêm qua Giáng Sinh vui chừng nào! Clara trả lời: Tạ ơn Chúa, Chúa đã không để tôi cô đơn. Nhưng Ngài luôn ở với tôi và cho tôi thấy Ngài.
2. Thánh Marguerite Marie Alacoque (Pháp, 1647-1690)
Tin và ẩn náu bên Trái Tim Chúa
Sẽ được nâng đỡ ủi an do Nguồn yêu thương
Thánh Marguerite Marie Alacoque dòng Thăm Viếng (Visitation Sainte Marie) tại Paray le Monial là tông đồ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Từ 1673 đến 1675, Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần với thánh Nữ say mê qùi trước Thánh Thể, dạy loan truyền tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Năm 1899, mẹ bề trên Marie du Divin du Cœur dòng Chúa Chiên Lành (Bon Pasteur) tái phát động lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Từ đấy, rấy lên phong trào tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Năm 1975 tới nay ông Pierre Gousart (Paris, 1914-1991) có công làm cộng đoàn Emmanuel họat động tại trung tâm Paray le Monial. Năm 1688, ngôi nhà nguyện đầu tiên được xây dựng. Nay Paray le Monial là trung tâm hành hương thơ mộng, có cantine, sân cỏ, picnic, phòng họp, nhà nguyện.
3. Bà Magarita Occhiena di Capriglio (Ý, 1788-1865)
Gia đình là tiền chủng viện
Những bà mẹ Công Giáo là gương bác ái sống động
Mẹ Thánh Gioan Don Bosco là Magarita Occhiena di Capriglio (1788-1865). Ông bà thành hôn năm ông 28 tuổi bà 24 tuổi. Cha của Gioan là Phanxico Aloysii, dân quê. Ông qua đời 12.5.1817, 34 tuổi. Năm đó, Bosco mới 22 tháng, mẹ kéo Gioan vào buồng khóc, nói : Bố không còn nữa. Trên mộ ông, ghi : Orphanorum pater, cha trẻ mồ côi. Gia đình có ba anh em : Antôn, Giuse và Gioan. Trong nhà còn bà nội, 70 tuổi.
Gia đình sống trong thời đói kém. Dân làng ăn cháo bột bắp hay mì. Người chết đói la liệt ngoài đường, miệng còn ngậm cỏ. Có tiền cũng không mua được thức ăn. Có lần bà mẹ nhờ người hàng xóm đi mua thức ăn. Họ mang tiền về. Cả nhà bàng hoàng lo sợ. Giữa lúc túng bấn ngặt nghèo, bà qua nhà bên cạnh vay mượn chút ít. Nhưng không ai có. Bà nói với các con : Khi bố chết, có dặn : phải có lòng tin. Nghe lời bố cả nhà qùi xuống cầu kinh. Rồi bà xuống bắt con bê, nấu một phần cho con ăn, qua cơn đói.
Ngay trong những ngày đói kém, có người ngỏ ý muốn kết hôn. Bà từ chối : Thiên Chúa cho tôi một người chồng. Nay Chúa cất đi. Anh trao lại cho tôi ba đứa con. Tôi sẽ là người mẹ độc ác, nếu bỏ rơi chúng. Ðang khi chúng cần tôi. Giám hộ chỉ là bạn. Tôi là mẹ, không bao giờ bỏ con. Dù cho tôi vàng bạc. Chính bà để tâm dạy các con đọc kinh chung, lần chuỗi và cầu nguyện. Năm Bosco lên sáu, xưng tội lần đầu mẹ dẫn con đến nhà thờ, tham dự Lễ, bà xưng tội trước, sau đến con. Sau này, Bosco kể lại, nhờ mẹ, mà mình có lòng tôn kính Phép Thánh Thể. Nghèo, lại lận đận học hành, Bosco mất học nhiều năm. Từ nhỏ nuôi mộng thành linh mục. Nhưng sợ mẹ vất vả tốn kém. Bà đã nói với con :đừng băn khoăn. Mẹ nghèo, sống và chết nghèo. Năm 16 tuổi, Bosco nhập tu. Ngày con nhập tu viện Torino, nghèo bà phải bán áo cưới may cho con áo chùng thâm. Ngày con thụ phong linh mục, bà qùi nhận phép lành, bà nói : mẹ sung sướng thấy con thành linh mục. Con thành tâm phụng sự Chúa và các linh hồn.
Có lần thấy mẹ lạnh, ăn mặc lôi thôi, cha mua cho mẹ áo mới. Lâu không thấy mẹ mặc, cha hỏi. Mẹ trả lời đã bán phụ tiền nuôi trẻ. Sau nhiều năm phụ con, cạn tiền, lại già, kiệt sức, vì lũ trẻ tinh nghịch, phá phách bà xin nghỉ. Cha nói với mẹ: vắng mẹ, còn ai giúp con. Bà mẹ mắt mờ, lưng còng, hai mẹ con nhìn nhau, nước mắt lưng tròng, nói : Gioan con, mẹ hiểu và ở lại với con...cho đến chết. Tụi nó là con mẹ. Sau 20 năm phụ con, bà qua đời ai cũng mộ mến và gọi là ‘má’ Magarita. Hiện có tượng má lớn ngay cổng vào làng cũ xưa. Tay mang giỏ hoa. Bà qua đời năm 1865, sau 20 năm phụ con giáo dục, giúp trẻ em. Ai cũng mộ mến gọi bà : Má Margarita. (Những Người Lữ Hành Trên Ðường Hy Vọng. ttr.193-197).
4.Thánh Jeanne Jugan (Ile-et-Vilaine, 1792-1879)
Một đặc sủng cho xã hội hôm nay
Linh đạo là sống cho người cao niên bần cùng
Cha là thủy thủ lành nghề mất sớm, năm Jeanne Jugan mới 4 tuổi, sinh 1792. Jugan cùng mẹ vất vả tần tảo nuôi 4 em. Nhà 5 miệng ăn. Nhờ mẹ, 16 tuổi, Jugan biết cầu nguyện và có tinh thần liên quan đến người khác. Jugan đi làm phụ bếp cho gia đình giầu có ở Cancale. Năm 25, Jugan làm phụ y tá (aide infirmière) trong bệnh viện Saint-Servan. Trong thời gian này Jugan nghe tiếng Chúa tận hiến. Mãi tới 47 tuổi Jugan mới làm việc phục vụ theo ý muốn.
-1823, Jugan nhập dòng Ba của tu hội Mẹ Đáng Kính (Mère Admirable) ở Cancale. Dòng có mục đích ‘phụng sự Thiên Chúa và tha nhân’, nhất là người già yếu, bệnh tật.
-1829-1856, Jugan lập tu hội đón tiếp các bà góa, tên ‘Tiểu Muội Nghèo’ (Petites Soeurs des Pauvres). Được chọn làm bề trên
Năm 1879 qua đời 86 tuổi. Được tôn phong Chân Phước (1982) và Hiển Thánh (2009)
Phép lạ, 1989, Bs Edward Gatz, 51 tuổi, Hoa Kỳ, khỏi ung thư ruột vĩnh viễn.
5. Chân Phước Pauline-Marie Jaricot (Lyon, 1799-1862)
Sáng lập Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Bá Đức Tin
Nay, đồng lúa chín là trách nhiệm của mọi người
Chị được phong Chân Phước, tại hội trường triển lãm Chassieu, Lyon, 22.5.2022, là vị sáng lập Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Bá Đức Tin và Phong Trào Kinh Mân Côi, kỷ niệm 120 năm thành lập, 1822 và 150 sinh nhật của Chị Pauline Marie Jaricot. Do ĐHY Luis Antonio Tagle, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc chủ tế và có mặt của 120 giám đốc Hội Giáo Hoàng Truyền Gíao. Chị được Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 tuyên bố là Đáng Kính (1963) và ĐGH Phanxico công nhận phép lạ do sự chuyển cầu của Pauline. Chữa lành bé Mayline Trần, 3 tuổi, năm 2012. Bé bị nghẹn bởi miếng xúc xích khi ăn và rơi vào hôn mê. Năm nay Trần 13 tuổi. Cha (qùi ghế đầu) và bé Trần (bưng thánh tích) có mặt trong ngày phong thánh. ĐGH có gửi Sứ điệp và xin cầu nguyện trong Kinh Truyền tin, ngày phong Thánh và Giảng lễ, ĐHYchủ phong đã ca tụng con người có ‘Trái tim truyền giáo’ và Hội Truyền Giaáo của Chân Phước đã làm cho Giáo Hội.
Pauline sinh ra 22.7.1799, trong gia đình giầu có, quyền lực, với 7 anh em, có nhà máy tơ lụa, ở Lyon. Năm 1816, Cô bỏ đi tu sống khó nghèo, phục vụ bệnh nhân và người nghèo trong 15 năm trong Dòng Đức Trinh Nữ Fourvière, Lyon. Cô có sáng kiến gây qũi ‘Le sou de Pauline’ và năm 1822, lập ‘Hiệp Hội Truyền Bá Đức Tin’. Năm 1825, thời ĐGH Leo Chị lập ra ‘Hiệp Hội Mân Côi Sống. Sau, Hội Truyền Giáo này chuyển trụ sở và hoạt động ở Roma. Nay là Hội kỳ cựu nhất trong Giáo Hội. Một thế kỷ sau, năm 1922, ĐGH Pio XI phong cho Hiệp Hội tước hiệu ‘Giáo Hòang’. Năm 1862, Chị Jaricot qua đời. Năm 1935, di cốt Chị đặt trong nhà thờ Thánh Nizier, Lyon. (Vietcatholic, 9.10. 2022; Vaticannew.va, 23.5.2022)
6. Thánh Ông Bà Louis (Pháp, 1823-1898)
và Marie Zélie Martin (Pháp, 1831-1894)
Nêu gương bà mẹ gương mẫu trong gia đình
Các bà mẹ Công Giáo bắt chước giáo dục và nuôi dưỡng
Thánh Marie Zélie Martin chào đời năm 1831 tại Saint-Denis-sur-Sarthon, miền Orne, trong một gia đình quân nhân, ba là trung sĩ Isidore Guérin và mẹ là bà Louise-Jeanne. Thân mẫu của Zélie là một bà mẹ đạo đức nhưng khắt khe về đời sống luân lý. Khi giải ngũ, ông Guérin cũng đem gia đình về sinh sống tại Alençon. Chật vật trong phạm vi kinh tế, gia đình ông bà luôn là một gia đình Công Giáo gương mẫu, trung thành với việc sống đạo, nhất là việc giữ lễ ngày Chúa Nhật. Nhờ đó, cũng như gia đình ông bà Martin, gia đình ông Guérin đáng gọi là ‘những cây lành trổ sinh hoa quả tốt’ là con cái ngoan hiền, đầy niềm tin... Ước mong duy nhất là có con trai làm linh mục Truyền giáo. Ông bà sinh hạ 9 người con. Hai trai và hai gái đã về Thiên Ðàng sớm. Còn lại 5 gái đều đi tu :
1. Marie Louis, sinh 22.2.1860, đi tu Dòng Kín Lisieux, lấy tên Marie du Sacré Coeur, qua đời 19.1.1940, tại Dòng Kín Lisieux.
2. Marie Pauline, sinh 7.9.1861, đi tu Dòng Kín Lisieux, lấy tên Agnès de Jésus, sau làm bà mẹ nhà dòng này, qua đời 28.7.1951
3. Marie Léonie, sinh 3.6.1883, đi tu Dòng Thăm Viếng, tại Caen, lấy tên Françoise Thérèse qua đời 16.6.1941.
4. Marie Hélene, sinh 13.10.1864, mất 22. 2.1870, mới 6 tuổi
5. Marie Joseph Louis, sinh 20.9.1866, mất 14.2.1867, mới 4 tháng.
6. Marie Joseph Jean Baptiste, sinh 19.12. 1867, mất 24. 8. 1868, mới 8 tháng.
7. Marie Céline, sinh 28.4.1869, đi tu Dòng Kín Lisieux, lấy tên Geneviève de la Sainte Face, qua đời 25.2.1959.
8. Marie Mélanie Thérèse, sinh 16.8.1870, mất 8.10. 1870, mới 3 tháng.
9. Marie Françoise Thérèse, sinh 2.1.1873, đi tu dòng Kín Lisieux (9.4.1888), lấy tên Thérèse de L’Enfant Jésus, qua đời 30.9.1897.
Tất cả 8 người con đều sinh tại Alençon số 15 rue du Pont Neuf, trừ Thérèse sinh tại 36 rue Saint Blaise. Người con nào cũng có tên chữ đầu bằng Marie, kể cả con trai. (Histoire d’une Âme, tr. 296). Bà qua đời ngày 28.8.1877, năm 45 tuổi, sau 5 năm chịu đựng những đau đớn của bệnh ung thư vú. Năm năm trong đau đớn, không thuốc men, bà luôn sống trong kiên tâm và cầu nguyện. Bà là người mẹ đạo đức, chính bà đã dạy các con tuân giữ nghiêm ngặt ‘‘Mười Ðiều Răn của Chúa’’ và ‘‘Sáu Ðiều Răn của Hội Thánh’’ : Giữ chay, kiêng thịt, nghỉ việc xác...đi lễ Chúa nhật và các lễ Trọng (x. GXVN số 249. Janvier 2009. Ttr 3-16)
7. Thánh Bernadette Soubirous (Lộ Đức, 1844-1879)
Chúa trao truyền cho Thánh Trẻ nói với thế giới ‘Thương đến bệnh nhân’
Nay, thế giới chọn ngày 11.2 (Lộ Đức) là ngày cầu cho bệnh nhân.
Ngày 11.2.1858, Đức Mẹ hiện ra với thánh Bernadette, tại Lộ Đức. Cuộc đời thánh nữ gắn liền với việc Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức. Nhưng Chị nên thánh không phải vì được Đức Mẹ hiện ra mà vì Chị có đời sống đơn sơ, nghèo hèn và luôn chấp nhận bệnh tật và đau khổ. Bernadette Soubirous sinh 1844 tại Lộ Đức (Haute Pyrénées), hai ngày sau được rửa tội và mang tên Marie Bernarde. Thân sinh là ông François Soubirous và thân mẫu là bà Louise Casterot. Năm 14 tuổi, Bernadette được Đức Mẹ hiện ra tại hang đá Massabielle. Từ ngày 11-2-1858 đến 16.7.1858, Đức Mẹ đã hiện ra với Bernadette 18 lần phán bảo Bernadette :
- Con có thể đến đây được 15 ngày nữa không?
-Ta không hứa cho con hạnh phúc đời này, nhưng ở đời sau.
- Hãy đền tội, đền tội, đền tội,
- Cầu xin Thiên Chúa cho kẻ có tội trở lại.
- Đi ăn cỏ ở hang, uống nước và tắm suối.
- Nói với Cha sở tổ chức rước kiệu và xây nhà thờ ở đây
- Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội (Que soy era Immaculada counceptiou)
Được biết,1854, ĐGH Pio IX đã công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Sau khi được Đức Mẹ hiện ra, năm 22 tuổi, Bernadette nhập tu Dòng Bác Ái ở Nevers, Pháp. Năm 1867, Chị khấn tạm và 1878, Chị khấn trọn đời, tên dòng là Marie Bernarde, Chị luôn luôn điềm đạm, khiêm nhường và tươi cười với mọi người. Về sau yếu sức quá, Chị được cử lo phòng Thánh. Bí quyết nên thánh của Chị là : ‘‘Yêu thương hết lòng’’. Từ 1878, Chị bị cơn xuyễn nặng, ho ra máu, và có nhọt độc đau dữ dội ở đầu gối. Chị hoàn toàn liệt giường. Năm1879, Chị được Chúa gọi về trong êm ái và bình thản, năm Chị tròn 35 tuổi. Theo thủ tục phong thánh, 1909, thi hài Chị được cải táng và lạ thay người ta thấy thi thể Chị còn nguyên vẹn, đôi môi vẫn mỉm cười và tỏa ra hương thơm phảng phất. Hiện nay thi hài Chị được cất trong hòm kiếng trong nhà nguyện tại nhà Mẹ Dòng Bác Ái ở Nevers. Đức Giáo Hoàng Pio XI đã phong Chân Phước,1925 và phong Thánh cho Chị 1933. Lễ kính Thánh Bernadette là ngày 16.4.
8. Chân phước Mariantonia Samà (Ý,1875- )
Đón nhận đau khổ bệnh tật trong cuộc sống.
Để trở nên “giống như Đức Kitô”.
Chân phước Mariantonia Samà, sinh tại Sant’Andrea Jonio, tỉnh Catanzaro vào năm 1875. Khi còn là một thiếu nữ bà đã bị nhiễm trùng do uống nước trong một đầm lầy. Bà đã được chữa lành nhờ sự chuyển cầu của thánh Bruno thành Cologne. Bà sống nghèo nàn và giản dị. Đối với nhiều người, bà là bậc thầy về cầu nguyện. Đức Hồng Y Semeraro nhắc lại : “Hoàn toàn sống theo thánh ý Chúa, chân phước thích lặp lại: ‘Tất cả vì tình yêu của Thiên Chúa’”. Ngài nhấn mạnh rằng chân phước chịu đau khổ vì tình yêu Chúa đã khiến nhiều người nhận ra sức mạnh quyền năng của lòng bác ái. Chân phước vui tươi đón tiếp bất cứ ai đến nhà mình, trong khi cả làng chăm sóc ngài. Đã có một cuộc trao đổi quà tặng tuyệt vời và đây là bởi vì tình yêu sinh ra tình yêu”. Mariantonia sống mọi việc như một món quà và do đó trở thành một quà tặng cho người khác.
Đức Hồng Y Semeraro kết luận, sự thánh thiện, như Đức Thánh Cha Phanxicô dạy, chính là sự gặp gỡ của sự yếu đuối của con ngườivới sức mạnh của ân sủng”. (CSR_6658_2021)
9. Thánh Maria Goretti (Ý, 1890-1902)
Nêu gương bảo toàn triết trinh
Các bạn trẻ sống đạo như vị Thánh Trẻ
Thánh Maria Goretti sinh 16.10.1890, tại Corina, Ý và qua đời năm 12 tuổi, 6.7.1902, vì bảo vệ tiết trinh. Goretti sống trong gia đình đạo đức. Cha mẹ là Luygi (+ sau khi về Pheri, 1 năm) và Axunta, góa. Túng bấn, thiếu ăn. Goretti thất học lại có em trai. Năm 9 tuổi, Maria Goretti theo cha mẹ về làng Pheri, có nhà thờ Nutturo xa 12 cây số, sinh sống, cho đỡ chật vật. Năm 12 tuổi, Goretti mới xưng tội lần đầu. Không ngờ, ở Pheri lại quen ngay, bên cạnh gặp gia đình ông Xeren, góa, lại có cậu Alexander, 17 tuổi, ngông cuồng. Mồ côi mẹ từ khi mới sinh ra, thiếu văn hóa. Hai gia đình ở chung nhà. Gia đình Ông bà Luygi muốn sớm đem con trở về Corina, tránh cho con khỏi hư hỏng.
Rồi vào chiều thứ Bảy, sau đọc kinh, Goretti đang sửa bình bông, Alexander sang nhà Goretti xin khâu lại khuy áo. Anh thấy Goretti đẹp, không kiềm chế nổi, bèn hôn lên má cô. Cô chống cự xàm xỡ, đẩy anh ra. Bị chống cự, anh hăm dọa, nếu tiết lộ, ai hay chuyện, thì cô sẽ mất mạng.
Chiều hè, trời sắp giông bão, bà Axunta và Alexander thu dọn lúa nhập kho. Goretti lo cơm chiều. Alexander nấn ná qua, trò truyện và xin Goretti sửa áo rách. Anh nghĩ có một mình với một mình, dịp tốt.
Anh với dao nhỏ của Goretti cắm hoa, sẵn trên bàn. Định dọa, nếu Goretti kháng cự. Anh gọi cô qua phòng anh, nhưng cô lưỡng lự, anh mới cầm tay cô kéo qua. Goretti sợ kêu cầu cứu. Anh liền cầm dao kề cổ, dọa, chờ cô ưng thuận. Goretti vẫn mực từ chối chống cự. Tức giận, không kiềm chế nổi hành vi của mình, Alexander đâm liên tiếp 8 nhát dao vào ngực Goretti. Goretti ngã qụi, cố lết ra ngoài cửa, anh đuổi theo, đâm tiếp 4 nhát dao nữa trên người. Thất thần, ném dao, Alexander ngã gục bên Goretti.
Thấy động, ông Xeren đi vào, thì thấy máu lênh láng. Linh mục, bác sỹ và cảnh sát đến. Ngày 8.7.1902, thánh lễ an táng của Goretti được cử hành trọng thể. Goretti được phong Chân Phước (1947) và Hiển Thánh (1950). Riêng Alexander bị kết án 30 năm tù, giảm còn 10. Ra khỏi tù, Alexander xin làm lao công cho Dòng Phanxicô.
10. Thánh Têrêsa Benedicta Thánh Giá (Đức, 1891-1942)
Nêu gương đức tin của tân tòng cho mọi người
Xin sống và tuyên xưng đức tin
Thánh Têrêsa Benedicta Thánh Giá thường gọi Edith Stein là triết gia và theo Đạo Công Giáo (1922), là nữ tu Dòng Carmel Đức (từ 1934). Là người Do Thái, bà chạy qua Hà Lan vì bị truy hại của Quốc Xã. Năm 1942 bị bắt, nhốt vào trại Auschuwitz và bị giết bằng hơi ngạt. Bà được phong Chân Phước (1987) và Hiển Thánh (1998) bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Bà sinh ngày 12. 10. 1891 tại Breslau (Wrosclaw), Đức trong gia đình Do Thái
11. Chân Phước Thérèse Neumann (Đức, 1898-1962)
Chúa ủy thác “Chấp nhận đau khổ và Tôn sùng Thánh Tâm”
Ngày nay Phong Trào Tôn Sùng Thánh Tâm lan rộng khắp nơi
Chị Thérèse Neumann, được in Năm Dấu Thánh và 36 năm không ăn uống, mà chỉ chịu Mình Thánh Chúa. Chị sinh ra trong gia đình nông dân, xong tiểu học, Thérèse nghỉ học làm thuê cho một điền chủ để phụ giúp cha mẹ. Nhiều chàng trai ngắm nghé, nhưng nàng mơ ước làm nữ tu truyền giáo bên Phi châu. Nhưng Thiên Chúa đã xếp đặt khác :
- 13.11.1925, Thérèse đau ruột dạ dày, bác sĩ đề nghị mổ, tưởng chết. Cha sở Naber có mặt và đã đặt thánh tích của Thánh Têrêsa Hài Đồng lên chỗ dau. Cô được khỏi một cách lạ lùng. Trong khi đến nhà thờ tạ ơn, thì Thánh Têrêsa linh ứng cho Thérèse hay : Chúa hài lòng vì con chấp nhận đau khổ. Nhưng con còn đau khổ và từ bỏ nhiều ơn, và luôn sống trong sạch và đơn sơ.
- Đêm thứ năm, 4.3.1926, Chị được thị kiến thấy Chúa Giêsu trong vườn cây dầu. Chúa nhìn Chị, và cạnh sườn Chị có vết thương.
- Thứ sáu, 26.3.1926, Chị thấy Chúa vác Thánh Giá, tỉnh lại mất vết thương trên tay trái.
- Thứ năm tuần Thánh, 1.4.1926, Chị thấy Chúa chịu nạn chết trên núi Sọ. Xuất hiện vết thương trên tay mặt và hai chân.
Ngày 18 và 19.11.1926, Chị thấy Chúa đội mão gai, trên đầu Chị có 3 vết máu, rồi một tuần sau thấy 8 vết máu tiếp tục chảy ướt khăn.
- Giáng Sinh 1926, Chị ngưng hẳn ăn uống. Hàng ngày khi rước lễ, Chị chỉ dùng vài giọt nước cho dễ trôi Mình Thánh.Từ tháng 9.1927, và kéo dài tới khi qua đời, Chị không cần uống gì càä. Mình Thánh là của ăn duy nhất của Chị. Thêm một chứng nhân khác cho chúng ta tin lời Chúa nói là đúng: Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống’’(Ga, 6, 55). Và cho con người biết lo cho phần rỗi hơn là tranh chấp lợi danh. Trong thời gian gần, hy vọng được Giáo Hội tuyên phong Chị lên hàng Chân Phước, để mọi người sác tín rằng thời đại nào có vị tánh của thời đại đó, làm vinh danh Thiên Chúa.
12. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu (Pháp, 1873-1897)
Nên Thánh là sống đơn sơ chu toàn công việc hàng ngày
Nhiều người sống đức tin theo linh đạo của Thánh Têrêxa
Thánh sinh 1873 và qua đời 1897, 24 tuổi. Nhưng nổi tiếng là Thánh lớn nhất thời đại vì có con đường thơ ấu thiêng liêng. Cuộc đời Thánh nhân đã ghi trong ba cuốn ‘Chuyện Một Tâm Hồn’, ‘Thủ Bản Tự Thuật’ và ‘Tác phẩm toàn tập’. Nhanh chóng được tuyên phong Chân Phước (1923), Hiển Thánh (1925), Quan Thày các xứ Truyền Giáo (1927), Quan Thày nước Pháp (1944)
-Thánh lớn nhất thời đại (La plus grand Sainte des temps Modernes) : có tới 47 tấm ảnh, từ 8 tuổi, tập sinh, chụp chung, ôm hoa hồng, do Chị Céline chụp lưu giữ. Nay nhiều nhà thờ có đặt thánh tượng cho giáo dân tôn kính. Hài cốt luôn phiên kiệu trong các giáo phận được chiêm ngắm.
-Con đường thơ ấu thiêng liêng, chấp nhận đau khổ, bệnh tật. Từ 22 tuổi sống âm thầm trong tu viện, là thầy dạy con đường tu đức. Linh đạo nguồn suối ‘thơ ấu’ khơi động, khích lệ biết bao người bắt chước nên thánh (Mẹ Terexa Calcutta, VN có thày Machel Văn), trở về, soi sáng gây cảm hứng cho các nhà thần học…
-Chuyện Một Tâm Hồn, (L’Histoire une l’âme) xb 1898 : mật mí tất cả các cuộc đối thoại, thư từ, trao đổi, bút ký, thử thách… chính xác. Sách được in sau 2 năm Têrêsa qua đời do Chị Pauline thu tập
-Tự Thuật (Manuscrits Autobigraphiques) xb 1956, bản dịch của Mai Đức Vinh (1997) : Bản văn do chính Têrêsa viết
-Tác phẩm toàn tập (Œuvres Complètes de Thérèse) xb 1971-1998 : có chú giải và phê bình
13. Vợ chồng Chân Phước Luigi Beltrame Quattrocchi (Ý,1880-1951)
và Maria Corsini (1884-1965)
Gia đình là nền tảng gắn bó hạnh phúc yêu thương
Sống hòa hợp trọn đời đem lại nguồn an vui
Ngày 21.10.2001, tại quảng trường thánh Phêrô, Roma, Thánh Giáo Hoàng Gian Phao Lô II đã phong Chân Phước cho vợ chồng người Ý, Luigi Beltrame Quattrocchi (qua đời năm 71 tuổi) và Maria Corsini (81 tuổi). Ông là Luật sư bà là văn sỹ. Hai người lập gia đình năm 1905. Tháng 4.1914 bà mang thai cháu Enrichetta, lần thứ 4. Bác sỹ tiên đoán thai chỉ hy vọng sống có 5%, vì tật nguyền nặng và bà mẹ sẽ chết. Hai Ông Bà quyết giữ đến cùng. Cháu được sinh ra mẹ tròn con vuông. Bà Corsini sống thêm 51 năm nữa. Trong 4 người con có 2 linh mục Fillippo, Cesare và 1 bà sơ Stefnia (+1999). Ngày phong thánh có 2 cha (đồng tế) và em út là Enrichetta. Gia đình Luigi không chỉ là gương sáng cho Ý mà còn ảnh hưởng khắp nơi:
-Khi mới quen nhau, 46 và 41 tuổi, qua thư từ, tình cảm biểu lộ lòng khiết tịnh cho mức cao trong đời sống t¬âm linh.
-Chống và giúp quân kháng chiến chống chủ nghĩa phát xít độc tài
- Hàng ngày tham Thánh lễ, lần Chuỗi, cầu nguyện và tham gia bác ái.
- Qũi Gia Đình của HĐGM Ý mang tên Ông Bà
- Lần đầu phong thánh cho giáo dân, để cổ võ ơn gọi “Tông Đồ Giáo Dân”.
(x. GXVN số 249. Janvier 2009. Ttr 17-18 : Hiệp Nhất, số 277, 1. 2014, ttr 87-90)
14. Chị Magdeleine Jésus (Ý, 1898-1989)
Sáng lập Dòng Nữ Tiểu Muội của Thánh Charles de Foucauld
Nay, nhiều người lăn sả phục vụ người nghèo.
Sau cái chết của Cha Thánh Charles de Foucauld (1916), tưởng là những hy sinh cao cả và cuộc đời đạo đức thánh thiện của Ngài sẽ đi vào quên lãng. Nhưng Ngài như hạt giống đã chôn vùi chờ ngày trổ sinh hoa trái. Quả thật, Cha Thánh Charles de Foucauld là người cha của các dòng Tiểu Muội cho Nữ và Tiểu Đệ cho Nam, một dòng họat động và phát triển mạnh trên thế giới. Năm 1933, Ngành Nam do Cha René Voillaume thành lập. Còn ngành Nữ do Chị Magdeleine lập năm 1939. Toàn thế giới có 1.324 Tiểu Muội và 1.286 Tiểu Đệ.
Ngành Nữ, Tiểu Muội, do cô Elisabeth Hutin, người Pháp, sau làm bề trên tổng quyền mãn đời, gọi là Magdeleine de Jésus (1898-1989), thành lập năm 1939. Tinh thần và lịch sử, công trình lập Dòng chị Magdeleine viết : Chúa đã nắm tay tôi và tôi nhắm mắt bước đi theo Ngài...Trong phong cảnh bên ngoài hoàn toàn u tối và tất cả mọi phương tiện nhân sự đều
thiếu thốn hạn hẹp. Nhưng với lòng tin cậy vô bờ bến vào sức toàn năng của Chúa Giêsu. Chính Ngài là Thầy những gì mà sức người không làm nổi.
Chúa đã chọn Chị và trao phó công việc : Ngài đã chuẩn bị tôi từ thời thơ ấu, và đã kêu gọi tôi theo Ngài, chắc chắn ngay khi tôi bước vào tuổi có trí khôn. Ngài đã gieo vào lòng tôi yêu mến Châu Phi, đồng thời cũng thúc đẩy tôi yêu chuộng những người bé nhỏ nhất, nghèo nàn nhấ và bị bỏ rơi nhất. Chị Magdeleine đã lập Huynh Đoàn các Tiểu Muội Chúa Giêsu, ngày 8.9.1939, tại Touggourt, sa mạc Sahara, bên Algérie. Sau hai năm lập dòng, Chị kể lại cảm nghĩ ban đầu : Chúa theo đuổi tôi với câu nói này : ‘‘Ngài đã sai họ đi từng hai người một đến các dân làng mạc’’. Câu nói ấy là kỷ niệm tận mắt của các Tông Đồ. Tôi thấy các Tiểu Muội ở khắp nơi cùng lúc, gieo rắc tình thương như một tia sáng thật nhỏ. Mặc dầu các chị đầy khuyết điểm, hèn kém. Tôi thấy chính mình đang làm lan rộng ngọn lửa Chúa ủy thác. Tôi chẳng có gì đẹp và học hỏi thêm, mà chỉ có ngọn đuốc đang cháy. Tôi phải mang nó đi khắp nơi. Nó sẽ khêu dậy và bóng sáng khi tỏa lan và truyền được sức sống.
Điểm nổi bật nơi con người Magdeleine là chất chứa tình yêu Chúa Kitiô nóng bỏng. Tình yêu này thúc đẩy Chị không ngừng đi đến với những người nghèo khổ nhất, những người bị bỏ rơi khắp nơi. Qua họ, từ tình bạn, trao truyền tình yêu thương dịu hiền của Thiên Chúa (Sđd. tr 5). Nhà chính của Tiểu Muội ở Ý : via di Aque Salvie 2, Tre Fontaine. 00142. Roma. Italia. Các căn nhà bằng gỗ, tự làm. VN có nhà và nhiều nữ tu theo ơn gọi.
15. Chị Marthe Robin (Chateauneuf, Pháp, 1902-1981)
Chúa ủy thác “Hướng dẫn và bảo toàn ơn gọi’’
Ngày nay ơn gọi được hướng dẫn đến nơi đến chốn
Chị Marthe Robin từ nhỏ yếu ớt nên không đủ sức theo học cao, 14 tuổi đã nghỉ học. Gia đình sinh sống ở nông trại Châteauneuf de Galause. Ơn gọi nên thánh của Robin ăn sâu từ nền giáo dục của ông bà thân sinh Joseph Robin và Amélie Célestine Chosson. Từ năm lên 8, Marthe đã say mê Thánh Thể Chúa. Những lần dừng chân quanh nhà thờ, lúc rảnh Marthe đã vào nhà thờ qùi cầu nguyện trước nhà Tạm, không biết mệt mỏi.
Từ 1930 đến ngày qua đời năm 1981, Chị được in Năm Dấu Thánh ở hai tay, hai chân, ngực và quanh đầu. Suốt những năm này, Chị không ăn uống gì, chỉ chịu Mình Thánh Chúa. Thân xác bị tê liệt. Đặc biệt, ngày thứ sáu trong tuần, Chị hoàn toàn sống như Chúa Giêsu trong ngày khổ nạn. Tuy nhiên, Chị vẫn sáng suốt và hướng dẫn ơn gọi nhiều người, hàng giáo sĩ, tu sỹ cũng như giáo dân. Năm 1934, như được linh ứng, Chị đã trao cho Cha linh hướng Georges Finet mở trung tâm Bác Ái, tiếp đón trẻ em và người nghèo.
Trung tâm Bác Ái sống như gia đình dưới sự che chở của Đức Mẹ. Ngoài sống tu đức thánh hóa bản thân, trung tâm mở nhiều buổi tĩnh tâm cho những ai đến, dài ngắn, tùy. Hiện nay có 76 trung tâm Bác Ái trên thế giới, trong đó có VN. Theo bạn bè, gia đình và những người tiếp xúc, thì cho Chị "đã là Thánh từ năm 1925". Chị Marthe đã chọn con đường Chúa soi sáng và hướng dẫn : Sống cho mình Chúa trên Thập Giá, và đem tình thương đến cho những người nghèo khổ. Sau 51 năm cùng thọ nạn vói Chúa Kitô, Chị qua đời 6.2.1981. Phần mộ đơn sơ nằm chung với gia đình ở nghỉa trang Saint Bonnet de Galaure. Khi còn sống, người Pháp đã gọi Chị như ‘‘nữ thánh’’. Hồ sơ phong thánh đã hoàn tất năm 1996.
16. Thánh Maria Faustina Kowalska (Ba Lan,1905-1938)
Chúa ủy thác “rao truyền Lòng Thương Xót Chúa”
Ngày nay khắp nơi, cứ 3g chiều là có giờ chầu Lòng Thương Xót Chúa
Là Tông Đồ thời đại của Lòng Thương Xót Chúa. Thánh Maria Faustina tục danh là Hélene Kowalska, sinh 25.8.1905, tại làng Glogowice, quận Turek, Balan, và qua đời vì lao phổi ngày 05.10.1938, lúc 33 tuổi, tại tu viện Varsovie Dòng Nữ Tu Đức Bà Thương Xót tại Lagienwnibi, gần Crakow, Balan. Dòng có mục đích giúp đỡ tinh thần vật chất cho những thiếu nữ bơ vơ vô thừa nhận. Ngày 30.4.1928, chị khấn tạm. Năm năm sau chị khấn trọn đời. Chị được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II tuyên phong hiển thánh ngày 30.4. 2000.
Xuất thân từ gia đình nghèo, lao động nông nghiệp, Chị Faustina chỉ được học ba năm tiểu học. Ngay từ nhỏ, Chị đã là con ngoan và đạo đức trong gia đình. Năm 15 tuổi, Chị xin đi tu, nhưng cha mẹ từ chối vì cần con giúp đỡ trong nhà. Năm 20 tuổi mới nhập dòng. Lúc đầu là trợ tá, đến tập sinh. Trong tu viện, cá tính đặc biệt của Chị là khiêm nhường và vâng lời đã giúp Chị chu toàn công việc bề trên trao phó như quét nhà, rửa chén, làm vườn hay giữ nhà. Chị làm việc tận tâm và nhiệm nhặt. Cuộc đời Chị đã kết bằng những kinh nguyện, hy sinh thương khó và hãm mình tự nguyện nhận lãnh đau đớn thân xác. Từ 1931, Chị được Chúa in hai tia sáng từ trái tim, hiện ra các lần 1931, 1935, 1937, 1938.
17. Chị Đáng Kính Edel Mary Quinn (Ái Nhĩ Lan, 1907-1944)
Quên mình sống cho người khác bên Đức Mẹ
Là làm trọn nghĩa tông đồ với anh em
Chị Đáng Kính Edel Mary Quinn là hoa thơm tươi mát của Đạo Binh Đức Mẹ. Cuộc đời vắn vỏi 37 năm (1909-1944). Nhưng đem lại kết quả không ai ngờ. Lòng mộ mến Đức Mẹ cực độ khiến cô gia nhập Đạo Binh Đức Mẹ, nhóm trẻ, 1927, ở Dublin và lại gặp anh Frank Duff. Người sáng lập Đạo Binh. Từ đây cô dành trọn thời gian cho việc tông đồ, mặc dù sức khỏe yếu kém, sau khi bị lao phổi. Chị đã hành hương Lộ Đức và rue du Bac, Paris, 1934. Chị mong ước tu trong Dòng chiêm niệm. Từ 1932, Mary sức khỏe mỏng manh yếu dần, sau 18 tháng nằm nhà thương. Gia đình bỡ ngỡ cho là ơn lạ vì Mary khỏi bệnh mau chóng
Năm 1936, theo nhu cầu truyền giáo của Đạo Binh Đức Mẹ, Edel chọn tình nguyện đi miền tây Phi Châu, Keynya, Tanganika. Tại đây Edel khắc phục mọi khó khăn. Mới 5 tháng đầu, Chị đã ra mắt Đạo Binh. Với xe deep cọc kẹch, Chị chạy đó đây, tìm kiếm linh mục cùng chí hướng. Giáo dân mộ mến, việc truyền giáo dễ dàng. Chỗ nào cũng có vết chân của hai nhóm nòng cốt ‘truyền giáo thiện nguyện nam, nữ’. Chị có khiếu ca nhạc vũ múa nên dễ thu hút giới trẻ. Đông người gia nhập Đạo Binh, lần Chuỗi, đọc Thánh Kinh, Chầu Mình Thánh. Gặp thiên tai hầu như quanh năm, nhóm cứu trợ Đạo Binh ra tay tận tụy giúp đỡ. Đường đèo gập ghềnh cheo leo, nhóm Mary hay gặp tai nạn, rớt thung lũng là thường. 1937, Edel mở trại Phục Sinh, nhiều tham dự. Có các bạn trẻ noi gương sáng Edel xin đi tu.
Năm 1941 bệnh phổi tái phát. Ngày 12. 5.1944, kiệt sức, Chị Edel Mary Quinn trút hơi thở. Phần mộ trong nghĩa trang Nairobi.
18. Chị Lucia de Jésus dos Santos (Fatima, 1907-2005)
Sứ điệp Faima: “Cải thiện, lần hạt Mân Côi và tôn sùng Khiết Tâm Đức Mẹ.”
Hưởng ứng Đức Mẹ người ta siêng năng Lần Chuỗi Mân Côi.
Ngày 13.6.1917, tại Fatima, khi hiện ra Đức Mẹ đã nói với Lucia (năm 10 tuổi) và trao sứ mệnh: Phanxicô và Giaxinta sẽ được đưa về trời sớm, còn con sẽ ở lại thế gian lâu hơn. Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến.
Lucia buồn: Con phải ở lại đây một mình sao? Đức Mẹ liền an ủi: Đừng buồn, hỡi con gái Mẹ. Con cảm thấy đớn đau lắm phải không? Đừng nản lòng. Mẹ sẽ không bỏ rơi con đâu. Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ là nơi con nương náu và là đường của con đến với Thiên Chúa. Chị qua đời năm 98 tuổi (13.2.2005) sau khi chấp nhận mọi đau khổ, và làm tròn sứ mệnh:
- Cả thế giới Công Giáo hiểu được giá trị và tuân giữ: cải thiện đời sống, lần hạt Mân Côi và tôn sùng Khiết Tâm Đức Mẹ.
- Vận động giáo quyền chấp nhận giữ các ngày thứ Bảy đầu tháng, kính riêng Đức Mẹ, từ 13.9.1939.
-Đề nghị và được thi hành Lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, từ 4.5.1944.
- Tha thiết xin ĐTC hiệp cùng các Giám Mục trên thế giới dâng nước Nga cho Trái Tim Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, 25.3.1984.
-Ngày 26.6.2000, Tòa Thánh đã tiết lộ phần thứ ba Bí mật Fatima vào dịp Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II viếng thăm Fatima. Sứ Điệp được Chị Lucia viết 3.1.1944, lưu mật tại Tòa Thánh từ 4.4.1957. Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đọc (17.8.1959), Thánh Giáo Hoàng Phaolo VI đọc (27.3.1965). Sau một năm, linh cữu của Chị đã được di chuyển từ tu viện Coimbra về đền thánh Fatima, an táng bên cạnh mộ hai Thánh Phanxicô và Giaxinta.
Nhiều người hy vọng án phong thánh Chân Phước cho Chị sẽ khởi sự mau chóng. Vì hiện thời rất nhiều chứng từ khỏi bệnh và ơn lạ nhờ lời cầu nguyện của Chị đã được thâu thập (RG 20.2.2006). Ngày 19.2.2006, Lm Luis Kondor phó thỉnh nguyện viên án phong thánh cho Chân Phước Giaxinta và Phanxico tiết lộ : trước khi qua đời, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II cũng bày tỏ sẵn sàng chuẩn chước qui luật 5 năm sau khi qua đời mới được phép mở hồ sơ phong thánh, cho Chị Lucia (CNS 20.2.2006).
Trong sứ điệp ngày lễ an táng Chị tại đan viện Coimbra (19.2.2005), Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II gửi viết : Thiên Chúa đã thưởng Chị về nơi trường sinh thiên đình. Như thế đã đạt đến cùng đích chỉ luôn mong mỏi trong cầu nguyện và trong tĩnh lặng của tu viện... Việc Đức Mẹ hiện ra tại Fatima năm 1917 với Chị cùng Phanxico và Giaxinta là khởi điểm của sự việc đặc thù được Chị trung thành cho tới cuối đời mình. Chị đã để lại cho chúng ta một tấm gương trung thành cao cả đối với Chúa cũng là tấm gương hân hoan gắn bó với ý muốn thần linh của Ngài. (Vatican 14.2.2005).
19. Nữ Tu Emmanuelle (Bỉ,1908-2008)
Người mẹ của dân nghèo bới rác và người nghèo ổ chuột
Nhờ Sr mà họ tìm được hạnh phúc và lẽ sống
Nữ tu Emmanuelle sinh tại Bruxelles, Bỉ (mẹ người Bỉ) năm 1908, tên khai sinh là Madeleine. Cinquin. Đi tu (cha người Pháp) nhận tên Emmanuelle, nghỉ hưu ở Paris, đang chuẩn bị mừng 100 tuổi thì qua đời 2008. Tu dòng Notre Dame de Sion, học Sorbonne tại Paris, khấn xong, Sr xin qua Turquie1932, Tunisie 1954, Égype 1963 dạy văn chương và Triết học (1962-1963). Năm 1971, thôi dạy học dấn thân phục vụ trẻ em bụi đời và dân nghèo, trẻ lượm rác. Sống tại bãi rác (1985) vùng Meadi Tora, Le Caire. Về hưu ở Paris, đồng thời lập hội Asmae-Association Soeur Emmanuelle, được công nhận 1999 là ‘unité publique‘, phát triển nhiều nước. Sr được mọi người ủng hộ, hậu thuẫn. Năm 2002, Sr được trao tặng ‘Bắc Đẩu Bội Tinh‘, mở cư xá đón tiếp ‘bà mẹ trẻ‘ tại Bobigny. Từ đấy, Nữ tu Emmanuelle được ‘sai đi sống giữa dân nghèo‘, với ‘tình yêu đem cho‘. Lạy Chúa, này con đây, đứng trước mặt Chúa
Với mọi người nam nữ, đòan tụ như anh em
Lạy Chúa, xin nhìn đến từng người
Với cái nhìn đầy áp tình thương
Lạy Chúa, con xin phó thác cho Chúa
Những người nghèo, mà con phục vụ
Vì đó là ơn gọi của con (sr Emmanuelle)
(x. GXVN, số 251, Mars 2009, ttr.3-19)
20. Thánh Teresa Calcutta (Ấn Độ, 1910-1997)
Chúa ủy thác “mở rộng bàn tay tương thân tương ái”
Dòng Nữ Tu Bác Ái phát triển khắp nơi trên thế giới
Ngày 27.8.1946, trường St. Marie tổ chức mừng sinh nhật thứ 36 của Mẹ Teresa, hiệu trờngtrường. Sinh nhật năm nay không vui tý nào đối với Mẹ. Vì sau 3 thế kỷ, 400 triệu người Ấn Độ, đa số nghèo đói, chán ngấy đường lối cai trị của người Anh. Trong khi đó phong trào đòi tựdo thánh Gandhi bộc phát và có sức thu hút quần chúng khắp nơi. Bên cạnh, nhiều nhóm Hồi Giáo lợi dụng nổi loạn, cướp bóc, thảm sát đốt phá, bạo động khủng khiếp. Dân tình hết sức cực khổ.
Mẹ bàng hoàng kinh hãi như trận cuồng phong trong tâm hồn qua những biến cố mới này. Những năm qua, công việc phẳng lặng của một giáo viên không còn ăn khớp với những gì Mẹ vừa kinh qua trong lòng của tinh thần thừa sai, hằng ấp ủ trong lòng. Mẹ bắt đầu suy tư : Thiên Chúa muốn con làm gì khác đây, điều gì nữa đây nữa đối với những người đang dau khổ trên xứ sở này?
Ngày 12.9.1946, Mẹ đi tĩnh tâm hàng năm ở Darjeeling, một tuần. Trên chuyến xe lửa đêm (10-9) như một bệnh viện, đầy người mang thương tích. Mẹ đau lòng nhìn họ và thầm đọc lại câu trong Thánh Kinh: Mỗi lần con không làm những việc nhỏ cho người hèn mọn, là đã không làm cho chính Ta (Mt 25, 45). Mẹ đã nói: Cái đêm đó tôi mới nhận thức và kinh ngạc trước những đau khổ và tôi hiểu được một cách sâu xa bản chất ơn gọi cûa tôi.
Sau những ngày cấm phòng, Mẹ quyết định xin rời Dòng Lorete, và bắt đầu sứ mạng mới cho những người nghèo khổ trong thành phố. Sau những khó khăn, Mẹ được phép lập dòng Nữ Tu Bác Ái Truyền Giáo (16.8.1948). Những ngày đầu Mẹ đã ăn cơm với muối, như bao nhiêu người chung quanh.
Ngày nay, đâu có người nghèo là có mặt các nữ tu của Mẹ Teresa. Mẹ nói: Các phép lạ đã làm phát triển mọi công việc mà các nữ tu của Mẹ đang thực hiện trên thế giới. Mẹ đã đến Hà Nội và Sài Gòn, 1994, dự lễ tại nhà thờ Thanh Đa, xin lập Dòng, mà không thành.
Tin mới nhất, tháng 5.2005, Chị Tổng Quyền Dòng Bác Ái Nirmala Joshi đã qua tỉnh Qingdao, bên Trung quốc và tiếp nhận một số cơ sở của chính phủ nhờ các chị Dòng săn sóc người già và khuyết tật
21. Chị Chiara Lubich (Ý, 1920-2008)
Chiến tranh gây đổ nát điêu tàn đổ nát tinh thần và vật chất
Phong trào Focolare qui tụ sống hiệp thông bác ái
Chị sinh ra (1920), hoạt động và qua đời tại Ý. Phong trào Focolare (Tổ Ấm) do chị Chiara Lubich thành lập, thực hiện một thế giới hiệp nhất, qua tinh thần sống bác ái. Châm ngôn phát xuất từ câu: ‘‘Xin cho chúng con nên một như con trong Cha và Cha trong Con’’. (Ga 17,21). Phong trào còn có tên: ‘‘Tổ Ấm Mẹ Maria’’ hay ‘‘Công trình Mẹ Maria’’. Chu Focolare từ tiếng Ý là ‘‘Tổ ấm gia đình’’. Hiện có 200.000 hội viên tại 182 nước
Năm 1943, Chị Chiara 23 tuổi, đã dâng hiến đời cho Chúa. Giữa những đổ nát của thế chiến thứ 2. Một nhóm thiếu nữ qui tụ bên chị, dưới hầm trú bom đạn. Những câu đánh động: Các con hãy yêu nhau như Thày yêu các con (Ga 15,12). Ở đâu có hai hay ba người nhân danh Ta họp lại, thì Ta ở giữa họ (Mt 18,20). Thời gian đầu, Chiara có bạn gái rất thân, chiến tranh, đảo lộn. Chiara đang mê triết học, bỏ học, còn cô gái kia có hôn phu đi lính, không về. Trong vùng, có nhiều cô khác, trẻ nhất 15 tuổi, đều thấy mong ước thành mây khói. Họ thường gặp nhau và cùng nhận định ‘‘Mọi sự đều phù hoa giả trá và tất cả đều qua đi’’. Cuối cùng, được soi sáng, các thiếu nữ này đã tìm ra chân lý: Thiên Chúa hằng có đời đời. Họ nghĩ, dù ở dưới hầm trú, họ cũng có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Không có đâu an toàn. Phải tìm tới Chúa, chỗ nào mà chả được. Mỗi khi có báo động nguy biến, họ kéo nhau đi tìm nơi trú ẩn. Mỗi ngày nhóm này chạy vào hầm trú ẩn tới 12 lần. Mỗi lần họ mang theo cuốn Phúc Âm. Có lần họ đọc thấy câu ‘‘Không phải kẻ nào thưa với Ta, lạy Chúa, lạy Chúa, mà được vào Nước Trời, nhưng là ai thực hiện ý của Cha Ta trên trời.
Năm 1949, nhóm nòng cốt, 15 người, cùng với Chị Lubich lên núi Dolomite tĩnh tâm. Tránh tiếp xúc với dân chúng. Họ dùng một mái nhà nghèo hèn, nhỏ ở miền sơn cước. Về tổ chức, chia nhóm riêng nam, nữ, người đã có gia đình, linh mục dòng, nữ tu, các người làm chính trị... sống chung thành cộng đoàn. Hướng dẫn do nhóm linh mục như hạt nhân. Tổ chức dấn thân làm việc trong nhiều lãnh vực, canh tân theo tinh thần Phúc Âm: gia đình, xứ đạo, cộng đoàn. Trong và sau thời chiến tranh, Phong trào đã tích cực cứu trợ nạn nhân chiến cuộc, phân phát biết bao nhiêu thùng thực phẩm, thuốc men, quần áo. Họ có mặt khắp nơi với khả năng.
22. Chân Phước Benigna Cardoso da Silva (Brazil, 1928-1941)
Mười Ba tuổi bảo vệ trinh tiết
Nêu gương cho người trẻ về đạo hạnh
Chúa nhật 24.10.2022, tại công viên Petro Felicio Vavalecanti, 60.000 tín hữu thành phố Cratô, đông bắc Brazil, tham dự lễ phong Chân Phước cho thiếu nữ mới 13 tuổi tên Benigna Cardia da Silva tử đạo vì bảo vệ trinh tiết.
Cô Benigna Cardoso da Silva sinh 15.10.1928 tại Samta do Carin, bang Ceara. Bé thường đi lễ mỗi ngày, đọc Thánh Kinh và giúp đỡ người túng thiếu hay gìa nua. Ngày 24.10.1941, khi bé đang múc nước tại dòng suối, thị bị thanh niên Raimundo Raid Alves Ribeiro hãm hiếp, rồi dùng dao chém chết, mặc dầu cô ra sức chống cự. ĐHY chủ phong là Leonardo Steiner, Dòng Phanxico, TGM giáo phận Manaus, đại diện ĐTC Phanxicô. Một trong hai em của Tân Chân Phước mang kính thánh tích của Chị. Giảng lễ, ĐHY nói: Trong xã hội có nhiều phụ nữ bị hãm hiếp và trẻ em bị lạm dụng tình dục. Tân Chân Phước là mẫu gương về bảo vệ phẩm giá phụ nữ. Là mẫu gương bất khuất phụ nữ, dùng sức mạnh và giá trị của mình để bảo vệ phẩm giá, vẻ đẹp, sống động và dịu dàng của phụ nữ. Chân Phước thà chết chứ không theo đam mê, không mất phẩm giá mình. ĐHY cầu nguyện để chúng ta góp phần vào sự hoán cải tâm hồn, và chăm sóc trẻ em và gia đình. (vietcatholic. net, 2.11.2022)
23.Chân phước Gaetana Tolomeo (Ý, 1936-1997)
Đau khổ bệnh tật thể xác rèn luyện con người
Xin cho hiểu được ý nghĩa đau khổ
Chiều Chúa Nhật 3.10.2021, Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Phong thánh Marcello Semeraro đã chủ sự Thánh lễ tại đền thờ Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội ở Catanzaro, miền Calabria của Ý, để tuyên phong chân phước cho hai phụ nữ người Ý: Gaetana Tolomeo và Mariantonia Samà (x.số 9 trong bài này). Điểm chung của hai tân chân phước là đón nhận đau khổ bệnh tật trong cuộc sống. Hai vị đều muốn trở nên “giống như Đức Kitô”. Đức Hồng Y Semeraro nhấn mạnh rằng sự thánh thiện của các ngài là lịch sử của quyền năng Thiên Chúa trong sự yếu đuối của con người”.
Gaetana Tolomeo, được biết đến với cái tên Nuccia, sinh tại Catanzaro vào năm 1936. Khi còn nhỏ, bà đã bị chứng tê liệt tiến triển và biến dạng, và được gửi đến nhà một người cô ở Cuneo để chữa trị. Khi trở về nhà, thấy cha mình không chấp nhận tình trạng thể lý của mình, bà đã dâng những hy sinh cầu nguyện cho ông hoán cải. Bà đã tìm được ý nghĩa cho cuộc sống của mình bằng cách cầu nguyện cho tất cả những ai xin bà cầu nguyện. Bà qua đời vào năm 1997.
Trong bài giảng Đức Hồng Y Semeraro nói rằng một phụ nữ vì yêu Chúa Giêsu đã “biến khuyết tật của mình thành việc tông đồ để cứu chuộc con người. Khi lặp đi lặp lại: Tôi cảm ơn Chúa Giêsu đã cho tôi được đóng đinh vì tình yêu, chân phước đã trở thành một tấm gương về lòng biết ơn cho cuộc sống mà ngài đã nhận được”. Đức Hồng Y nhắc lại lời của chân phước Tolomeo: “Tôi là Nuccia, một sinh vật yếu ớt mà trong đó Quyền năng của Chúa hoạt động hàng ngày”. Đức Hồng Y Semeraro lưu ý: “Trên thực tế, cuộc sống trần thế của ngài phong phú không phải qua các sự kiện và công trình hoành tráng, nhưng trong ân sủng và hoàn toàn tuân theo ý Thiên Chúa trong sự giản dị hàng ngày”.
Hai tháng trước khi qua đời, Chân Phước Tolomeo đã gửi cho những người trẻ của Sassari thông điệp này: “Tôi 60 tuổi, tất cả năm tháng đều nằm trên một chiếc giường; thân thể tôi queo quắt, mọi việc phải phụ thuộc vào người khác, nhưng tinh thần tôi vẫn tươi trẻ. Bí mật của tuổi trẻ và niềm vui sống của tôi chính là Chúa Giêsu. Alleluia”.
Hai kết luận cho bài này.
1.Cùng với Đức Phanxicô dâng lời kinh xin ‘sống đức tin’’ cho những ai trong gia đình và thưởng công cho những người ra đi.
Lạy Mẹ,
Xin Mẹ nâng đỡ đức tin chúng con
Xin Mẹ mở rộng tai chúng con để nghe lời Thiên Chúa
và nhận ra tiếng và lời gọi cûa Người
Xin Mẹ làm sống dậy trong chúng con ước muốn
bước chân theo Người, lên đường rời bỏ quê hương
và chấp nhận lời hứa của Người
Xin Mẹ giúp chúng con được tình yêu Người chạm tới
được chạm đến Người bằng đức tin
Xin Mẹ giúp chúng con tín thác trọn vẹn vào Người
và tin vào tình yêu của Người
nhất là trong lúc bị thử thách
dưới bóng thấp khi đức tin của chúng con
được mời gọi trưởng thành hơn
Xin Mẹ gieo vào đức tin chúng con
Niềm vui của Đấng Phục Sinh
Xin Mẹ nhắc nhở chúng con rằng
Người tin không bao giờ đơn độc
Xin Mẹ dạy chúng con biết nhìn mọi sự
bằng con mắt của Chúa Giêsu
để Người là ánh sáng soi đường chúng con đi
Và ánh sáng đức tin này luôn gia tăng nơi chúng con,
cho tới hừng đông của ngày bất tận
là chính Chúa Kitô, Con Mẹ, Chúa chúng con. Amen.
Kinh kết thúc Tông Huấn ‘Ánh Sáng Đức Tin’ (Lumen Fidei)
(Tông Huấn được ĐGH Benedicto viết gần xong
Đức Phanxicô đóng góp và ban hành 29.6. 2013.
2. Đọc lại kết luận của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông Thư “Mulieris Dignitatem (“Phẩm Giá Phụ Nữ”, Năm Thánh Mẫu), ban hành, 15.8.1988
“ Nếu chị em nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban”
… Giáo Hội cám ơn vì mỗi và mọi Phụ Nữ. Vì các bà mẹ, các chị em, các bà vợ, vì các phụ nữ được thánh hiến cho Chúa trong đức khiết tịnh. Vì những phụ nữ tận tụy cho lắm người vốn mong chờ tình thương nhưng không của kẻ khác. Vì những phụ nữ đang chăm sóc những người trong gia đình, dầu chỉ nền tảng của cộng đoàn nhân loại. Vì những phụ nữ đang hoạt động nghề nghiệp cùng lúc chịu ghánh nặng của xã hội. Vì những phụ nữ đảm đang và những phụ nữ yếu đuối. Vì mọi phụ nữ.
…Đồng thời, Giáo Hội cầu xin cho ‘những sự tỏ mình của Thần Khí (x. 1Cr 12, 4tt) vốn được luôn tuôn ban hết sức quảng đại vĩnh cửu, có thể được thừa nhận và đánh gía kỹ lưỡng, để những sự tỏ mình ấy có thể trở lại vì thiện ích chung của Giáo Hội và nhân loại. Suy niệm về phụ nữ trong Thánh Kinh, Giáo Hội cầu xin cho mọi phụ nữ khám phá chính mình và ơn gọi cao qúi của mình.
(Bản dịch của Lm Phêrô Phan văn Lợi, VN – Vatican.va. HĐGM VN)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tông Huấn ‘Ánh Sáng Đức Tin’ (Lumen Fidei)
(Bản dịch Việt ngữ, Vũ Văn An. 2014)
- Mémores de Soeur Lucie. Père Louis Kondor SVD, 2015
- Marthe Robin. 2000
- Thông điệp và Sùng Kính Lòng Thương Xót. Xuân Lộc. 2002
- Đức Mẹ Tháng Hoa. Ns Hiệp Nhất. 5.2015. Tr 21.
- Têrêsa, vị Thánh lớn nhất của thời đại mới. Hương Việt, 1997.
- Les Femmes de l’Evangile. France Quéré. Seuil. Paris.19823
Các gương mặt phụ nữ sáng chói
Trong thời gian ba năm qúa ngắn đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Kitô đã gặp nhiều phụ nữ. Không phải tình cờ, nhưng ở nơi mọi người, Chúa đã úy thác cho mỗi người một công việc, thay thế cho những bài giảng của Ngài muốn truyền đạt đến cho dân chúng. Những người nữ mà Chúa gặp là những chứng từ sống, có mặt trong lúc rao giảng, như làm chứng, lặp lại những lời rao giảng của Chúa, mà dân chúng chưa thấu hiểu. Hay có thể nói những gì Chúa làm và nói qua phụ nữ này là những phần cắt nghĩa thêm về bài giảng của Ngài. Họ giữ vai trò cũng quan trọng không kém các người nam mà Chúa gặp hay chọn làm Tông Đồ. Nay, nhờ gương sáng và lời ăn tiếng nói của các (vị là phụ nữ chưa được phong Thánh) Thánh Nữ mà làn gió thế giới xoay chiều đổi hướng. Bài này không đề cập đến Đức Mẹ. Chỉ nói đến một số phụ nữ trong Giáo Hội sau gặp trên đường truyền giáo.
Sau bài giảng trên núi, Tám Mối Phúc Thật (x. Mt 5, 1-12) vạch ra con đường tìm lẽ sống, Chúa Giêsu tiếp tục chỉ dẫn xa lánh những tội phạm khác. Người đương thời, không có quan niệm về tội, hay vin vào luật cũ của Mai Sen cho rằng không có tội gì cả. Luật cũ khác. Do đó Chúa đã chỉ cho dân chúng những trường hợp tội, về : ngoại tình (Mt 5, 27), ly dị (Mt 5, 31), thề gian dối (Mt,5, 33), trả thù (Mt 5, 38), ghét kẻ thù (Mt 5,43), xét đoán (Mt 7, 1), tiền bạc (Mt 6, 19)...
Chúng tôi tạm phân chia, Chúa tín nhiệm, ủy thác theo môi trường thích hợp. Mọi thời đại Thiên chúa đã dùng phụ nữ và trao cho trách nhiệm truyền đạt sứ mệnh Ngài tiếp tục công việc rao giảng Tin Mừng. Trong thời đại chúng ta cũng vậy, qua nhiều thánh nữ trong Giáo Hội, Thiên Chúa cũng đặt để nhiều vị từ thành phần dân Chúa thi hành sứ vụ Chúa trao phó.
1) Củng cố đức tin, Chúa dùng : Thánh Marguerite Marie Alacoque, Thánh Maria Faustina Kowalska. Thánh Marie Goretti. Chân Phước Benigna Cardoso da Silva
2) Nhờ Đức Mẹ can thiệp qua các lần hiện ra với: Thánh Catherine Labouré, Thánh Bernadette Soubirous, Chị Lucia
3) Thánh hóa gia đình nhờ gương của Thánh Ông Bà Louis và Marie Zélie Martin, Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Vợ chồng Chân Phước Luigi Beltrame Quattrocchi và Maria Corsini
4) Quan tâm đến truyền giáo, người nghèo: Bà Magarita Occhiena di Capriglio (mẹ Thánh
Don Bosco), Chị Marthe Robin, Chị Chiara Lubich. Thánh Jeanne Jugan, Thánh Teresa Calcutta, Chân Phước Pauline-Marie Jaricot, Chị Magdeleine Jésus, Chị Đáng Kính Edel Mary Quinn, Nữ Tu Emmanelle.
6) Chú trọng tới ơn gọi: Chị Thérèse Neumann, Chị Marthe Robin, Chị Chiara Lubich.
Trong bài xin sắp xếp thứ tự trước sau theo năm sinh.
1 Thánh Clara (Ý, 1194-1253)
Cộng tác với Thánh Phaxicô Assisi đến lập Dòng giúp người nghèo
Nay, Assisi là trung tâm Liên Tôn Hòa Bình thế giới.
Thánh Clara sinh 18. 7. 1194, miền Umbria tại Assisi, Ý. Gia đình Công Giáo giầu có và qúi phái. ‘Clara’ nghĩa là “ánh sáng”, theo gia đình thì khi sinh ra bé luôn mỉm cười, và lúc mang thai, thân mẫu có hành hương, đang cầu nguyện có tiếng vọng : Đừng sợ, vì người con sinh ra là áng sáng, nên mới đặt tên là Clara (Ánh Sáng). Lớn lên, 18 tuổi gia đình nhận gả chồng. Thì, 18.3.1212, lễ Lá, Clara đi tu. Nghe tin Phanxico, 30 tuổi ở Assisi, từ bỏ giàu sang sống cho người nghèo. Clara hay đến nhà thờ nghe Phanxicô giảng, xám hối. Clara quyết định trốn gia đình dâng mình cho Chúa. Với nghi thức đơn giản của ĐC địa phận, Clara được nhận vào tu viện San Paolo Bebedicto, trong đó có em của Phanxico là Ane đang tu. Nghe tin, gia đình và thàn phố xôn xao, kết án cô gái xinh đẹp bỏ thế gian đi tu và tìm cách ngăn cản. Có lần đến tu viện lôi Clara về. Cậu Clara là Monado đến dòng lôi Clara về nhà. Cô bám tay vào chân bàn thờ, tự nhiên thân xác cô ra nặng. Còn chân Monado tê liệt. Dòng bèn đổi Clara đi nơi khác cho yên chuyện.
Nhập dòng Clara tỏ ra xuất sắc khôn ngoan. Nên Phanxico lập ra dòng nữ riêng ở miền San Domiano và cử Clara làm bề trên đầu tiên, có 50 chị với nội qui do Phanxico viết. Dòng chiêm niệm gọi là Dòng Phan Sinh tại thế
Thị kiến máng cỏ và Chúa Hài Nhi. ĐGH Pio XII đã đặt thánh Clara làm Bổn Mạng ngành truyền thông, cǎn cứ vào sự kiện : Khi Clara bệnh nặng, liệt giường. Dịp đêm Noel nǎm nào, chị em trong dòng vào nhà thờ ca hát mừng Chúa Giáng Sinh. Clara trên giường một mình. Clara thưa với Chúa: Lạy Chúa Hài Đồng con ở một mình. Nói xong, bỗng có tiếng đàn du dương bổn trầm, tiếng hát anh chị em Phan Sinh bổng trầm, tại nhà thờ cách đó vài cây số, vọng đến tai Clara. Hơn nữa, Clara còn nhìn thấy hang đá, máng cỏ và Chúa Hài Nhi. Sáng hôm sau, chị em xúm lại kể, đêm qua Giáng Sinh vui chừng nào! Clara trả lời: Tạ ơn Chúa, Chúa đã không để tôi cô đơn. Nhưng Ngài luôn ở với tôi và cho tôi thấy Ngài.
2. Thánh Marguerite Marie Alacoque (Pháp, 1647-1690)
Tin và ẩn náu bên Trái Tim Chúa
Sẽ được nâng đỡ ủi an do Nguồn yêu thương
Thánh Marguerite Marie Alacoque dòng Thăm Viếng (Visitation Sainte Marie) tại Paray le Monial là tông đồ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Từ 1673 đến 1675, Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần với thánh Nữ say mê qùi trước Thánh Thể, dạy loan truyền tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Năm 1899, mẹ bề trên Marie du Divin du Cœur dòng Chúa Chiên Lành (Bon Pasteur) tái phát động lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Từ đấy, rấy lên phong trào tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu. Năm 1975 tới nay ông Pierre Gousart (Paris, 1914-1991) có công làm cộng đoàn Emmanuel họat động tại trung tâm Paray le Monial. Năm 1688, ngôi nhà nguyện đầu tiên được xây dựng. Nay Paray le Monial là trung tâm hành hương thơ mộng, có cantine, sân cỏ, picnic, phòng họp, nhà nguyện.
3. Bà Magarita Occhiena di Capriglio (Ý, 1788-1865)
Gia đình là tiền chủng viện
Những bà mẹ Công Giáo là gương bác ái sống động
Mẹ Thánh Gioan Don Bosco là Magarita Occhiena di Capriglio (1788-1865). Ông bà thành hôn năm ông 28 tuổi bà 24 tuổi. Cha của Gioan là Phanxico Aloysii, dân quê. Ông qua đời 12.5.1817, 34 tuổi. Năm đó, Bosco mới 22 tháng, mẹ kéo Gioan vào buồng khóc, nói : Bố không còn nữa. Trên mộ ông, ghi : Orphanorum pater, cha trẻ mồ côi. Gia đình có ba anh em : Antôn, Giuse và Gioan. Trong nhà còn bà nội, 70 tuổi.
Gia đình sống trong thời đói kém. Dân làng ăn cháo bột bắp hay mì. Người chết đói la liệt ngoài đường, miệng còn ngậm cỏ. Có tiền cũng không mua được thức ăn. Có lần bà mẹ nhờ người hàng xóm đi mua thức ăn. Họ mang tiền về. Cả nhà bàng hoàng lo sợ. Giữa lúc túng bấn ngặt nghèo, bà qua nhà bên cạnh vay mượn chút ít. Nhưng không ai có. Bà nói với các con : Khi bố chết, có dặn : phải có lòng tin. Nghe lời bố cả nhà qùi xuống cầu kinh. Rồi bà xuống bắt con bê, nấu một phần cho con ăn, qua cơn đói.
Ngay trong những ngày đói kém, có người ngỏ ý muốn kết hôn. Bà từ chối : Thiên Chúa cho tôi một người chồng. Nay Chúa cất đi. Anh trao lại cho tôi ba đứa con. Tôi sẽ là người mẹ độc ác, nếu bỏ rơi chúng. Ðang khi chúng cần tôi. Giám hộ chỉ là bạn. Tôi là mẹ, không bao giờ bỏ con. Dù cho tôi vàng bạc. Chính bà để tâm dạy các con đọc kinh chung, lần chuỗi và cầu nguyện. Năm Bosco lên sáu, xưng tội lần đầu mẹ dẫn con đến nhà thờ, tham dự Lễ, bà xưng tội trước, sau đến con. Sau này, Bosco kể lại, nhờ mẹ, mà mình có lòng tôn kính Phép Thánh Thể. Nghèo, lại lận đận học hành, Bosco mất học nhiều năm. Từ nhỏ nuôi mộng thành linh mục. Nhưng sợ mẹ vất vả tốn kém. Bà đã nói với con :đừng băn khoăn. Mẹ nghèo, sống và chết nghèo. Năm 16 tuổi, Bosco nhập tu. Ngày con nhập tu viện Torino, nghèo bà phải bán áo cưới may cho con áo chùng thâm. Ngày con thụ phong linh mục, bà qùi nhận phép lành, bà nói : mẹ sung sướng thấy con thành linh mục. Con thành tâm phụng sự Chúa và các linh hồn.
Có lần thấy mẹ lạnh, ăn mặc lôi thôi, cha mua cho mẹ áo mới. Lâu không thấy mẹ mặc, cha hỏi. Mẹ trả lời đã bán phụ tiền nuôi trẻ. Sau nhiều năm phụ con, cạn tiền, lại già, kiệt sức, vì lũ trẻ tinh nghịch, phá phách bà xin nghỉ. Cha nói với mẹ: vắng mẹ, còn ai giúp con. Bà mẹ mắt mờ, lưng còng, hai mẹ con nhìn nhau, nước mắt lưng tròng, nói : Gioan con, mẹ hiểu và ở lại với con...cho đến chết. Tụi nó là con mẹ. Sau 20 năm phụ con, bà qua đời ai cũng mộ mến và gọi là ‘má’ Magarita. Hiện có tượng má lớn ngay cổng vào làng cũ xưa. Tay mang giỏ hoa. Bà qua đời năm 1865, sau 20 năm phụ con giáo dục, giúp trẻ em. Ai cũng mộ mến gọi bà : Má Margarita. (Những Người Lữ Hành Trên Ðường Hy Vọng. ttr.193-197).
4.Thánh Jeanne Jugan (Ile-et-Vilaine, 1792-1879)
Một đặc sủng cho xã hội hôm nay
Linh đạo là sống cho người cao niên bần cùng
Cha là thủy thủ lành nghề mất sớm, năm Jeanne Jugan mới 4 tuổi, sinh 1792. Jugan cùng mẹ vất vả tần tảo nuôi 4 em. Nhà 5 miệng ăn. Nhờ mẹ, 16 tuổi, Jugan biết cầu nguyện và có tinh thần liên quan đến người khác. Jugan đi làm phụ bếp cho gia đình giầu có ở Cancale. Năm 25, Jugan làm phụ y tá (aide infirmière) trong bệnh viện Saint-Servan. Trong thời gian này Jugan nghe tiếng Chúa tận hiến. Mãi tới 47 tuổi Jugan mới làm việc phục vụ theo ý muốn.
-1823, Jugan nhập dòng Ba của tu hội Mẹ Đáng Kính (Mère Admirable) ở Cancale. Dòng có mục đích ‘phụng sự Thiên Chúa và tha nhân’, nhất là người già yếu, bệnh tật.
-1829-1856, Jugan lập tu hội đón tiếp các bà góa, tên ‘Tiểu Muội Nghèo’ (Petites Soeurs des Pauvres). Được chọn làm bề trên
Năm 1879 qua đời 86 tuổi. Được tôn phong Chân Phước (1982) và Hiển Thánh (2009)
Phép lạ, 1989, Bs Edward Gatz, 51 tuổi, Hoa Kỳ, khỏi ung thư ruột vĩnh viễn.
5. Chân Phước Pauline-Marie Jaricot (Lyon, 1799-1862)
Sáng lập Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Bá Đức Tin
Nay, đồng lúa chín là trách nhiệm của mọi người
Chị được phong Chân Phước, tại hội trường triển lãm Chassieu, Lyon, 22.5.2022, là vị sáng lập Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Bá Đức Tin và Phong Trào Kinh Mân Côi, kỷ niệm 120 năm thành lập, 1822 và 150 sinh nhật của Chị Pauline Marie Jaricot. Do ĐHY Luis Antonio Tagle, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc chủ tế và có mặt của 120 giám đốc Hội Giáo Hoàng Truyền Gíao. Chị được Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 tuyên bố là Đáng Kính (1963) và ĐGH Phanxico công nhận phép lạ do sự chuyển cầu của Pauline. Chữa lành bé Mayline Trần, 3 tuổi, năm 2012. Bé bị nghẹn bởi miếng xúc xích khi ăn và rơi vào hôn mê. Năm nay Trần 13 tuổi. Cha (qùi ghế đầu) và bé Trần (bưng thánh tích) có mặt trong ngày phong thánh. ĐGH có gửi Sứ điệp và xin cầu nguyện trong Kinh Truyền tin, ngày phong Thánh và Giảng lễ, ĐHYchủ phong đã ca tụng con người có ‘Trái tim truyền giáo’ và Hội Truyền Giaáo của Chân Phước đã làm cho Giáo Hội.
Pauline sinh ra 22.7.1799, trong gia đình giầu có, quyền lực, với 7 anh em, có nhà máy tơ lụa, ở Lyon. Năm 1816, Cô bỏ đi tu sống khó nghèo, phục vụ bệnh nhân và người nghèo trong 15 năm trong Dòng Đức Trinh Nữ Fourvière, Lyon. Cô có sáng kiến gây qũi ‘Le sou de Pauline’ và năm 1822, lập ‘Hiệp Hội Truyền Bá Đức Tin’. Năm 1825, thời ĐGH Leo Chị lập ra ‘Hiệp Hội Mân Côi Sống. Sau, Hội Truyền Giáo này chuyển trụ sở và hoạt động ở Roma. Nay là Hội kỳ cựu nhất trong Giáo Hội. Một thế kỷ sau, năm 1922, ĐGH Pio XI phong cho Hiệp Hội tước hiệu ‘Giáo Hòang’. Năm 1862, Chị Jaricot qua đời. Năm 1935, di cốt Chị đặt trong nhà thờ Thánh Nizier, Lyon. (Vietcatholic, 9.10. 2022; Vaticannew.va, 23.5.2022)
6. Thánh Ông Bà Louis (Pháp, 1823-1898)
và Marie Zélie Martin (Pháp, 1831-1894)
Nêu gương bà mẹ gương mẫu trong gia đình
Các bà mẹ Công Giáo bắt chước giáo dục và nuôi dưỡng
Thánh Marie Zélie Martin chào đời năm 1831 tại Saint-Denis-sur-Sarthon, miền Orne, trong một gia đình quân nhân, ba là trung sĩ Isidore Guérin và mẹ là bà Louise-Jeanne. Thân mẫu của Zélie là một bà mẹ đạo đức nhưng khắt khe về đời sống luân lý. Khi giải ngũ, ông Guérin cũng đem gia đình về sinh sống tại Alençon. Chật vật trong phạm vi kinh tế, gia đình ông bà luôn là một gia đình Công Giáo gương mẫu, trung thành với việc sống đạo, nhất là việc giữ lễ ngày Chúa Nhật. Nhờ đó, cũng như gia đình ông bà Martin, gia đình ông Guérin đáng gọi là ‘những cây lành trổ sinh hoa quả tốt’ là con cái ngoan hiền, đầy niềm tin... Ước mong duy nhất là có con trai làm linh mục Truyền giáo. Ông bà sinh hạ 9 người con. Hai trai và hai gái đã về Thiên Ðàng sớm. Còn lại 5 gái đều đi tu :
1. Marie Louis, sinh 22.2.1860, đi tu Dòng Kín Lisieux, lấy tên Marie du Sacré Coeur, qua đời 19.1.1940, tại Dòng Kín Lisieux.
2. Marie Pauline, sinh 7.9.1861, đi tu Dòng Kín Lisieux, lấy tên Agnès de Jésus, sau làm bà mẹ nhà dòng này, qua đời 28.7.1951
3. Marie Léonie, sinh 3.6.1883, đi tu Dòng Thăm Viếng, tại Caen, lấy tên Françoise Thérèse qua đời 16.6.1941.
4. Marie Hélene, sinh 13.10.1864, mất 22. 2.1870, mới 6 tuổi
5. Marie Joseph Louis, sinh 20.9.1866, mất 14.2.1867, mới 4 tháng.
6. Marie Joseph Jean Baptiste, sinh 19.12. 1867, mất 24. 8. 1868, mới 8 tháng.
7. Marie Céline, sinh 28.4.1869, đi tu Dòng Kín Lisieux, lấy tên Geneviève de la Sainte Face, qua đời 25.2.1959.
8. Marie Mélanie Thérèse, sinh 16.8.1870, mất 8.10. 1870, mới 3 tháng.
9. Marie Françoise Thérèse, sinh 2.1.1873, đi tu dòng Kín Lisieux (9.4.1888), lấy tên Thérèse de L’Enfant Jésus, qua đời 30.9.1897.
Tất cả 8 người con đều sinh tại Alençon số 15 rue du Pont Neuf, trừ Thérèse sinh tại 36 rue Saint Blaise. Người con nào cũng có tên chữ đầu bằng Marie, kể cả con trai. (Histoire d’une Âme, tr. 296). Bà qua đời ngày 28.8.1877, năm 45 tuổi, sau 5 năm chịu đựng những đau đớn của bệnh ung thư vú. Năm năm trong đau đớn, không thuốc men, bà luôn sống trong kiên tâm và cầu nguyện. Bà là người mẹ đạo đức, chính bà đã dạy các con tuân giữ nghiêm ngặt ‘‘Mười Ðiều Răn của Chúa’’ và ‘‘Sáu Ðiều Răn của Hội Thánh’’ : Giữ chay, kiêng thịt, nghỉ việc xác...đi lễ Chúa nhật và các lễ Trọng (x. GXVN số 249. Janvier 2009. Ttr 3-16)
7. Thánh Bernadette Soubirous (Lộ Đức, 1844-1879)
Chúa trao truyền cho Thánh Trẻ nói với thế giới ‘Thương đến bệnh nhân’
Nay, thế giới chọn ngày 11.2 (Lộ Đức) là ngày cầu cho bệnh nhân.
Ngày 11.2.1858, Đức Mẹ hiện ra với thánh Bernadette, tại Lộ Đức. Cuộc đời thánh nữ gắn liền với việc Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức. Nhưng Chị nên thánh không phải vì được Đức Mẹ hiện ra mà vì Chị có đời sống đơn sơ, nghèo hèn và luôn chấp nhận bệnh tật và đau khổ. Bernadette Soubirous sinh 1844 tại Lộ Đức (Haute Pyrénées), hai ngày sau được rửa tội và mang tên Marie Bernarde. Thân sinh là ông François Soubirous và thân mẫu là bà Louise Casterot. Năm 14 tuổi, Bernadette được Đức Mẹ hiện ra tại hang đá Massabielle. Từ ngày 11-2-1858 đến 16.7.1858, Đức Mẹ đã hiện ra với Bernadette 18 lần phán bảo Bernadette :
- Con có thể đến đây được 15 ngày nữa không?
-Ta không hứa cho con hạnh phúc đời này, nhưng ở đời sau.
- Hãy đền tội, đền tội, đền tội,
- Cầu xin Thiên Chúa cho kẻ có tội trở lại.
- Đi ăn cỏ ở hang, uống nước và tắm suối.
- Nói với Cha sở tổ chức rước kiệu và xây nhà thờ ở đây
- Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội (Que soy era Immaculada counceptiou)
Được biết,1854, ĐGH Pio IX đã công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Sau khi được Đức Mẹ hiện ra, năm 22 tuổi, Bernadette nhập tu Dòng Bác Ái ở Nevers, Pháp. Năm 1867, Chị khấn tạm và 1878, Chị khấn trọn đời, tên dòng là Marie Bernarde, Chị luôn luôn điềm đạm, khiêm nhường và tươi cười với mọi người. Về sau yếu sức quá, Chị được cử lo phòng Thánh. Bí quyết nên thánh của Chị là : ‘‘Yêu thương hết lòng’’. Từ 1878, Chị bị cơn xuyễn nặng, ho ra máu, và có nhọt độc đau dữ dội ở đầu gối. Chị hoàn toàn liệt giường. Năm1879, Chị được Chúa gọi về trong êm ái và bình thản, năm Chị tròn 35 tuổi. Theo thủ tục phong thánh, 1909, thi hài Chị được cải táng và lạ thay người ta thấy thi thể Chị còn nguyên vẹn, đôi môi vẫn mỉm cười và tỏa ra hương thơm phảng phất. Hiện nay thi hài Chị được cất trong hòm kiếng trong nhà nguyện tại nhà Mẹ Dòng Bác Ái ở Nevers. Đức Giáo Hoàng Pio XI đã phong Chân Phước,1925 và phong Thánh cho Chị 1933. Lễ kính Thánh Bernadette là ngày 16.4.
8. Chân phước Mariantonia Samà (Ý,1875- )
Đón nhận đau khổ bệnh tật trong cuộc sống.
Để trở nên “giống như Đức Kitô”.
Chân phước Mariantonia Samà, sinh tại Sant’Andrea Jonio, tỉnh Catanzaro vào năm 1875. Khi còn là một thiếu nữ bà đã bị nhiễm trùng do uống nước trong một đầm lầy. Bà đã được chữa lành nhờ sự chuyển cầu của thánh Bruno thành Cologne. Bà sống nghèo nàn và giản dị. Đối với nhiều người, bà là bậc thầy về cầu nguyện. Đức Hồng Y Semeraro nhắc lại : “Hoàn toàn sống theo thánh ý Chúa, chân phước thích lặp lại: ‘Tất cả vì tình yêu của Thiên Chúa’”. Ngài nhấn mạnh rằng chân phước chịu đau khổ vì tình yêu Chúa đã khiến nhiều người nhận ra sức mạnh quyền năng của lòng bác ái. Chân phước vui tươi đón tiếp bất cứ ai đến nhà mình, trong khi cả làng chăm sóc ngài. Đã có một cuộc trao đổi quà tặng tuyệt vời và đây là bởi vì tình yêu sinh ra tình yêu”. Mariantonia sống mọi việc như một món quà và do đó trở thành một quà tặng cho người khác.
Đức Hồng Y Semeraro kết luận, sự thánh thiện, như Đức Thánh Cha Phanxicô dạy, chính là sự gặp gỡ của sự yếu đuối của con ngườivới sức mạnh của ân sủng”. (CSR_6658_2021)
9. Thánh Maria Goretti (Ý, 1890-1902)
Nêu gương bảo toàn triết trinh
Các bạn trẻ sống đạo như vị Thánh Trẻ
Thánh Maria Goretti sinh 16.10.1890, tại Corina, Ý và qua đời năm 12 tuổi, 6.7.1902, vì bảo vệ tiết trinh. Goretti sống trong gia đình đạo đức. Cha mẹ là Luygi (+ sau khi về Pheri, 1 năm) và Axunta, góa. Túng bấn, thiếu ăn. Goretti thất học lại có em trai. Năm 9 tuổi, Maria Goretti theo cha mẹ về làng Pheri, có nhà thờ Nutturo xa 12 cây số, sinh sống, cho đỡ chật vật. Năm 12 tuổi, Goretti mới xưng tội lần đầu. Không ngờ, ở Pheri lại quen ngay, bên cạnh gặp gia đình ông Xeren, góa, lại có cậu Alexander, 17 tuổi, ngông cuồng. Mồ côi mẹ từ khi mới sinh ra, thiếu văn hóa. Hai gia đình ở chung nhà. Gia đình Ông bà Luygi muốn sớm đem con trở về Corina, tránh cho con khỏi hư hỏng.
Rồi vào chiều thứ Bảy, sau đọc kinh, Goretti đang sửa bình bông, Alexander sang nhà Goretti xin khâu lại khuy áo. Anh thấy Goretti đẹp, không kiềm chế nổi, bèn hôn lên má cô. Cô chống cự xàm xỡ, đẩy anh ra. Bị chống cự, anh hăm dọa, nếu tiết lộ, ai hay chuyện, thì cô sẽ mất mạng.
Chiều hè, trời sắp giông bão, bà Axunta và Alexander thu dọn lúa nhập kho. Goretti lo cơm chiều. Alexander nấn ná qua, trò truyện và xin Goretti sửa áo rách. Anh nghĩ có một mình với một mình, dịp tốt.
Anh với dao nhỏ của Goretti cắm hoa, sẵn trên bàn. Định dọa, nếu Goretti kháng cự. Anh gọi cô qua phòng anh, nhưng cô lưỡng lự, anh mới cầm tay cô kéo qua. Goretti sợ kêu cầu cứu. Anh liền cầm dao kề cổ, dọa, chờ cô ưng thuận. Goretti vẫn mực từ chối chống cự. Tức giận, không kiềm chế nổi hành vi của mình, Alexander đâm liên tiếp 8 nhát dao vào ngực Goretti. Goretti ngã qụi, cố lết ra ngoài cửa, anh đuổi theo, đâm tiếp 4 nhát dao nữa trên người. Thất thần, ném dao, Alexander ngã gục bên Goretti.
Thấy động, ông Xeren đi vào, thì thấy máu lênh láng. Linh mục, bác sỹ và cảnh sát đến. Ngày 8.7.1902, thánh lễ an táng của Goretti được cử hành trọng thể. Goretti được phong Chân Phước (1947) và Hiển Thánh (1950). Riêng Alexander bị kết án 30 năm tù, giảm còn 10. Ra khỏi tù, Alexander xin làm lao công cho Dòng Phanxicô.
10. Thánh Têrêsa Benedicta Thánh Giá (Đức, 1891-1942)
Nêu gương đức tin của tân tòng cho mọi người
Xin sống và tuyên xưng đức tin
Thánh Têrêsa Benedicta Thánh Giá thường gọi Edith Stein là triết gia và theo Đạo Công Giáo (1922), là nữ tu Dòng Carmel Đức (từ 1934). Là người Do Thái, bà chạy qua Hà Lan vì bị truy hại của Quốc Xã. Năm 1942 bị bắt, nhốt vào trại Auschuwitz và bị giết bằng hơi ngạt. Bà được phong Chân Phước (1987) và Hiển Thánh (1998) bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Bà sinh ngày 12. 10. 1891 tại Breslau (Wrosclaw), Đức trong gia đình Do Thái
11. Chân Phước Thérèse Neumann (Đức, 1898-1962)
Chúa ủy thác “Chấp nhận đau khổ và Tôn sùng Thánh Tâm”
Ngày nay Phong Trào Tôn Sùng Thánh Tâm lan rộng khắp nơi
Chị Thérèse Neumann, được in Năm Dấu Thánh và 36 năm không ăn uống, mà chỉ chịu Mình Thánh Chúa. Chị sinh ra trong gia đình nông dân, xong tiểu học, Thérèse nghỉ học làm thuê cho một điền chủ để phụ giúp cha mẹ. Nhiều chàng trai ngắm nghé, nhưng nàng mơ ước làm nữ tu truyền giáo bên Phi châu. Nhưng Thiên Chúa đã xếp đặt khác :
- 13.11.1925, Thérèse đau ruột dạ dày, bác sĩ đề nghị mổ, tưởng chết. Cha sở Naber có mặt và đã đặt thánh tích của Thánh Têrêsa Hài Đồng lên chỗ dau. Cô được khỏi một cách lạ lùng. Trong khi đến nhà thờ tạ ơn, thì Thánh Têrêsa linh ứng cho Thérèse hay : Chúa hài lòng vì con chấp nhận đau khổ. Nhưng con còn đau khổ và từ bỏ nhiều ơn, và luôn sống trong sạch và đơn sơ.
- Đêm thứ năm, 4.3.1926, Chị được thị kiến thấy Chúa Giêsu trong vườn cây dầu. Chúa nhìn Chị, và cạnh sườn Chị có vết thương.
- Thứ sáu, 26.3.1926, Chị thấy Chúa vác Thánh Giá, tỉnh lại mất vết thương trên tay trái.
- Thứ năm tuần Thánh, 1.4.1926, Chị thấy Chúa chịu nạn chết trên núi Sọ. Xuất hiện vết thương trên tay mặt và hai chân.
Ngày 18 và 19.11.1926, Chị thấy Chúa đội mão gai, trên đầu Chị có 3 vết máu, rồi một tuần sau thấy 8 vết máu tiếp tục chảy ướt khăn.
- Giáng Sinh 1926, Chị ngưng hẳn ăn uống. Hàng ngày khi rước lễ, Chị chỉ dùng vài giọt nước cho dễ trôi Mình Thánh.Từ tháng 9.1927, và kéo dài tới khi qua đời, Chị không cần uống gì càä. Mình Thánh là của ăn duy nhất của Chị. Thêm một chứng nhân khác cho chúng ta tin lời Chúa nói là đúng: Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống’’(Ga, 6, 55). Và cho con người biết lo cho phần rỗi hơn là tranh chấp lợi danh. Trong thời gian gần, hy vọng được Giáo Hội tuyên phong Chị lên hàng Chân Phước, để mọi người sác tín rằng thời đại nào có vị tánh của thời đại đó, làm vinh danh Thiên Chúa.
12. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu (Pháp, 1873-1897)
Nên Thánh là sống đơn sơ chu toàn công việc hàng ngày
Nhiều người sống đức tin theo linh đạo của Thánh Têrêxa
Thánh sinh 1873 và qua đời 1897, 24 tuổi. Nhưng nổi tiếng là Thánh lớn nhất thời đại vì có con đường thơ ấu thiêng liêng. Cuộc đời Thánh nhân đã ghi trong ba cuốn ‘Chuyện Một Tâm Hồn’, ‘Thủ Bản Tự Thuật’ và ‘Tác phẩm toàn tập’. Nhanh chóng được tuyên phong Chân Phước (1923), Hiển Thánh (1925), Quan Thày các xứ Truyền Giáo (1927), Quan Thày nước Pháp (1944)
-Thánh lớn nhất thời đại (La plus grand Sainte des temps Modernes) : có tới 47 tấm ảnh, từ 8 tuổi, tập sinh, chụp chung, ôm hoa hồng, do Chị Céline chụp lưu giữ. Nay nhiều nhà thờ có đặt thánh tượng cho giáo dân tôn kính. Hài cốt luôn phiên kiệu trong các giáo phận được chiêm ngắm.
-Con đường thơ ấu thiêng liêng, chấp nhận đau khổ, bệnh tật. Từ 22 tuổi sống âm thầm trong tu viện, là thầy dạy con đường tu đức. Linh đạo nguồn suối ‘thơ ấu’ khơi động, khích lệ biết bao người bắt chước nên thánh (Mẹ Terexa Calcutta, VN có thày Machel Văn), trở về, soi sáng gây cảm hứng cho các nhà thần học…
-Chuyện Một Tâm Hồn, (L’Histoire une l’âme) xb 1898 : mật mí tất cả các cuộc đối thoại, thư từ, trao đổi, bút ký, thử thách… chính xác. Sách được in sau 2 năm Têrêsa qua đời do Chị Pauline thu tập
-Tự Thuật (Manuscrits Autobigraphiques) xb 1956, bản dịch của Mai Đức Vinh (1997) : Bản văn do chính Têrêsa viết
-Tác phẩm toàn tập (Œuvres Complètes de Thérèse) xb 1971-1998 : có chú giải và phê bình
13. Vợ chồng Chân Phước Luigi Beltrame Quattrocchi (Ý,1880-1951)
và Maria Corsini (1884-1965)
Gia đình là nền tảng gắn bó hạnh phúc yêu thương
Sống hòa hợp trọn đời đem lại nguồn an vui
Ngày 21.10.2001, tại quảng trường thánh Phêrô, Roma, Thánh Giáo Hoàng Gian Phao Lô II đã phong Chân Phước cho vợ chồng người Ý, Luigi Beltrame Quattrocchi (qua đời năm 71 tuổi) và Maria Corsini (81 tuổi). Ông là Luật sư bà là văn sỹ. Hai người lập gia đình năm 1905. Tháng 4.1914 bà mang thai cháu Enrichetta, lần thứ 4. Bác sỹ tiên đoán thai chỉ hy vọng sống có 5%, vì tật nguyền nặng và bà mẹ sẽ chết. Hai Ông Bà quyết giữ đến cùng. Cháu được sinh ra mẹ tròn con vuông. Bà Corsini sống thêm 51 năm nữa. Trong 4 người con có 2 linh mục Fillippo, Cesare và 1 bà sơ Stefnia (+1999). Ngày phong thánh có 2 cha (đồng tế) và em út là Enrichetta. Gia đình Luigi không chỉ là gương sáng cho Ý mà còn ảnh hưởng khắp nơi:
-Khi mới quen nhau, 46 và 41 tuổi, qua thư từ, tình cảm biểu lộ lòng khiết tịnh cho mức cao trong đời sống t¬âm linh.
-Chống và giúp quân kháng chiến chống chủ nghĩa phát xít độc tài
- Hàng ngày tham Thánh lễ, lần Chuỗi, cầu nguyện và tham gia bác ái.
- Qũi Gia Đình của HĐGM Ý mang tên Ông Bà
- Lần đầu phong thánh cho giáo dân, để cổ võ ơn gọi “Tông Đồ Giáo Dân”.
(x. GXVN số 249. Janvier 2009. Ttr 17-18 : Hiệp Nhất, số 277, 1. 2014, ttr 87-90)
14. Chị Magdeleine Jésus (Ý, 1898-1989)
Sáng lập Dòng Nữ Tiểu Muội của Thánh Charles de Foucauld
Nay, nhiều người lăn sả phục vụ người nghèo.
Sau cái chết của Cha Thánh Charles de Foucauld (1916), tưởng là những hy sinh cao cả và cuộc đời đạo đức thánh thiện của Ngài sẽ đi vào quên lãng. Nhưng Ngài như hạt giống đã chôn vùi chờ ngày trổ sinh hoa trái. Quả thật, Cha Thánh Charles de Foucauld là người cha của các dòng Tiểu Muội cho Nữ và Tiểu Đệ cho Nam, một dòng họat động và phát triển mạnh trên thế giới. Năm 1933, Ngành Nam do Cha René Voillaume thành lập. Còn ngành Nữ do Chị Magdeleine lập năm 1939. Toàn thế giới có 1.324 Tiểu Muội và 1.286 Tiểu Đệ.
Ngành Nữ, Tiểu Muội, do cô Elisabeth Hutin, người Pháp, sau làm bề trên tổng quyền mãn đời, gọi là Magdeleine de Jésus (1898-1989), thành lập năm 1939. Tinh thần và lịch sử, công trình lập Dòng chị Magdeleine viết : Chúa đã nắm tay tôi và tôi nhắm mắt bước đi theo Ngài...Trong phong cảnh bên ngoài hoàn toàn u tối và tất cả mọi phương tiện nhân sự đều
thiếu thốn hạn hẹp. Nhưng với lòng tin cậy vô bờ bến vào sức toàn năng của Chúa Giêsu. Chính Ngài là Thầy những gì mà sức người không làm nổi.
Chúa đã chọn Chị và trao phó công việc : Ngài đã chuẩn bị tôi từ thời thơ ấu, và đã kêu gọi tôi theo Ngài, chắc chắn ngay khi tôi bước vào tuổi có trí khôn. Ngài đã gieo vào lòng tôi yêu mến Châu Phi, đồng thời cũng thúc đẩy tôi yêu chuộng những người bé nhỏ nhất, nghèo nàn nhấ và bị bỏ rơi nhất. Chị Magdeleine đã lập Huynh Đoàn các Tiểu Muội Chúa Giêsu, ngày 8.9.1939, tại Touggourt, sa mạc Sahara, bên Algérie. Sau hai năm lập dòng, Chị kể lại cảm nghĩ ban đầu : Chúa theo đuổi tôi với câu nói này : ‘‘Ngài đã sai họ đi từng hai người một đến các dân làng mạc’’. Câu nói ấy là kỷ niệm tận mắt của các Tông Đồ. Tôi thấy các Tiểu Muội ở khắp nơi cùng lúc, gieo rắc tình thương như một tia sáng thật nhỏ. Mặc dầu các chị đầy khuyết điểm, hèn kém. Tôi thấy chính mình đang làm lan rộng ngọn lửa Chúa ủy thác. Tôi chẳng có gì đẹp và học hỏi thêm, mà chỉ có ngọn đuốc đang cháy. Tôi phải mang nó đi khắp nơi. Nó sẽ khêu dậy và bóng sáng khi tỏa lan và truyền được sức sống.
Điểm nổi bật nơi con người Magdeleine là chất chứa tình yêu Chúa Kitiô nóng bỏng. Tình yêu này thúc đẩy Chị không ngừng đi đến với những người nghèo khổ nhất, những người bị bỏ rơi khắp nơi. Qua họ, từ tình bạn, trao truyền tình yêu thương dịu hiền của Thiên Chúa (Sđd. tr 5). Nhà chính của Tiểu Muội ở Ý : via di Aque Salvie 2, Tre Fontaine. 00142. Roma. Italia. Các căn nhà bằng gỗ, tự làm. VN có nhà và nhiều nữ tu theo ơn gọi.
15. Chị Marthe Robin (Chateauneuf, Pháp, 1902-1981)
Chúa ủy thác “Hướng dẫn và bảo toàn ơn gọi’’
Ngày nay ơn gọi được hướng dẫn đến nơi đến chốn
Chị Marthe Robin từ nhỏ yếu ớt nên không đủ sức theo học cao, 14 tuổi đã nghỉ học. Gia đình sinh sống ở nông trại Châteauneuf de Galause. Ơn gọi nên thánh của Robin ăn sâu từ nền giáo dục của ông bà thân sinh Joseph Robin và Amélie Célestine Chosson. Từ năm lên 8, Marthe đã say mê Thánh Thể Chúa. Những lần dừng chân quanh nhà thờ, lúc rảnh Marthe đã vào nhà thờ qùi cầu nguyện trước nhà Tạm, không biết mệt mỏi.
Từ 1930 đến ngày qua đời năm 1981, Chị được in Năm Dấu Thánh ở hai tay, hai chân, ngực và quanh đầu. Suốt những năm này, Chị không ăn uống gì, chỉ chịu Mình Thánh Chúa. Thân xác bị tê liệt. Đặc biệt, ngày thứ sáu trong tuần, Chị hoàn toàn sống như Chúa Giêsu trong ngày khổ nạn. Tuy nhiên, Chị vẫn sáng suốt và hướng dẫn ơn gọi nhiều người, hàng giáo sĩ, tu sỹ cũng như giáo dân. Năm 1934, như được linh ứng, Chị đã trao cho Cha linh hướng Georges Finet mở trung tâm Bác Ái, tiếp đón trẻ em và người nghèo.
Trung tâm Bác Ái sống như gia đình dưới sự che chở của Đức Mẹ. Ngoài sống tu đức thánh hóa bản thân, trung tâm mở nhiều buổi tĩnh tâm cho những ai đến, dài ngắn, tùy. Hiện nay có 76 trung tâm Bác Ái trên thế giới, trong đó có VN. Theo bạn bè, gia đình và những người tiếp xúc, thì cho Chị "đã là Thánh từ năm 1925". Chị Marthe đã chọn con đường Chúa soi sáng và hướng dẫn : Sống cho mình Chúa trên Thập Giá, và đem tình thương đến cho những người nghèo khổ. Sau 51 năm cùng thọ nạn vói Chúa Kitô, Chị qua đời 6.2.1981. Phần mộ đơn sơ nằm chung với gia đình ở nghỉa trang Saint Bonnet de Galaure. Khi còn sống, người Pháp đã gọi Chị như ‘‘nữ thánh’’. Hồ sơ phong thánh đã hoàn tất năm 1996.
16. Thánh Maria Faustina Kowalska (Ba Lan,1905-1938)
Chúa ủy thác “rao truyền Lòng Thương Xót Chúa”
Ngày nay khắp nơi, cứ 3g chiều là có giờ chầu Lòng Thương Xót Chúa
Là Tông Đồ thời đại của Lòng Thương Xót Chúa. Thánh Maria Faustina tục danh là Hélene Kowalska, sinh 25.8.1905, tại làng Glogowice, quận Turek, Balan, và qua đời vì lao phổi ngày 05.10.1938, lúc 33 tuổi, tại tu viện Varsovie Dòng Nữ Tu Đức Bà Thương Xót tại Lagienwnibi, gần Crakow, Balan. Dòng có mục đích giúp đỡ tinh thần vật chất cho những thiếu nữ bơ vơ vô thừa nhận. Ngày 30.4.1928, chị khấn tạm. Năm năm sau chị khấn trọn đời. Chị được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II tuyên phong hiển thánh ngày 30.4. 2000.
Xuất thân từ gia đình nghèo, lao động nông nghiệp, Chị Faustina chỉ được học ba năm tiểu học. Ngay từ nhỏ, Chị đã là con ngoan và đạo đức trong gia đình. Năm 15 tuổi, Chị xin đi tu, nhưng cha mẹ từ chối vì cần con giúp đỡ trong nhà. Năm 20 tuổi mới nhập dòng. Lúc đầu là trợ tá, đến tập sinh. Trong tu viện, cá tính đặc biệt của Chị là khiêm nhường và vâng lời đã giúp Chị chu toàn công việc bề trên trao phó như quét nhà, rửa chén, làm vườn hay giữ nhà. Chị làm việc tận tâm và nhiệm nhặt. Cuộc đời Chị đã kết bằng những kinh nguyện, hy sinh thương khó và hãm mình tự nguyện nhận lãnh đau đớn thân xác. Từ 1931, Chị được Chúa in hai tia sáng từ trái tim, hiện ra các lần 1931, 1935, 1937, 1938.
17. Chị Đáng Kính Edel Mary Quinn (Ái Nhĩ Lan, 1907-1944)
Quên mình sống cho người khác bên Đức Mẹ
Là làm trọn nghĩa tông đồ với anh em
Chị Đáng Kính Edel Mary Quinn là hoa thơm tươi mát của Đạo Binh Đức Mẹ. Cuộc đời vắn vỏi 37 năm (1909-1944). Nhưng đem lại kết quả không ai ngờ. Lòng mộ mến Đức Mẹ cực độ khiến cô gia nhập Đạo Binh Đức Mẹ, nhóm trẻ, 1927, ở Dublin và lại gặp anh Frank Duff. Người sáng lập Đạo Binh. Từ đây cô dành trọn thời gian cho việc tông đồ, mặc dù sức khỏe yếu kém, sau khi bị lao phổi. Chị đã hành hương Lộ Đức và rue du Bac, Paris, 1934. Chị mong ước tu trong Dòng chiêm niệm. Từ 1932, Mary sức khỏe mỏng manh yếu dần, sau 18 tháng nằm nhà thương. Gia đình bỡ ngỡ cho là ơn lạ vì Mary khỏi bệnh mau chóng
Năm 1936, theo nhu cầu truyền giáo của Đạo Binh Đức Mẹ, Edel chọn tình nguyện đi miền tây Phi Châu, Keynya, Tanganika. Tại đây Edel khắc phục mọi khó khăn. Mới 5 tháng đầu, Chị đã ra mắt Đạo Binh. Với xe deep cọc kẹch, Chị chạy đó đây, tìm kiếm linh mục cùng chí hướng. Giáo dân mộ mến, việc truyền giáo dễ dàng. Chỗ nào cũng có vết chân của hai nhóm nòng cốt ‘truyền giáo thiện nguyện nam, nữ’. Chị có khiếu ca nhạc vũ múa nên dễ thu hút giới trẻ. Đông người gia nhập Đạo Binh, lần Chuỗi, đọc Thánh Kinh, Chầu Mình Thánh. Gặp thiên tai hầu như quanh năm, nhóm cứu trợ Đạo Binh ra tay tận tụy giúp đỡ. Đường đèo gập ghềnh cheo leo, nhóm Mary hay gặp tai nạn, rớt thung lũng là thường. 1937, Edel mở trại Phục Sinh, nhiều tham dự. Có các bạn trẻ noi gương sáng Edel xin đi tu.
Năm 1941 bệnh phổi tái phát. Ngày 12. 5.1944, kiệt sức, Chị Edel Mary Quinn trút hơi thở. Phần mộ trong nghĩa trang Nairobi.
18. Chị Lucia de Jésus dos Santos (Fatima, 1907-2005)
Sứ điệp Faima: “Cải thiện, lần hạt Mân Côi và tôn sùng Khiết Tâm Đức Mẹ.”
Hưởng ứng Đức Mẹ người ta siêng năng Lần Chuỗi Mân Côi.
Ngày 13.6.1917, tại Fatima, khi hiện ra Đức Mẹ đã nói với Lucia (năm 10 tuổi) và trao sứ mệnh: Phanxicô và Giaxinta sẽ được đưa về trời sớm, còn con sẽ ở lại thế gian lâu hơn. Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến.
Lucia buồn: Con phải ở lại đây một mình sao? Đức Mẹ liền an ủi: Đừng buồn, hỡi con gái Mẹ. Con cảm thấy đớn đau lắm phải không? Đừng nản lòng. Mẹ sẽ không bỏ rơi con đâu. Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ sẽ là nơi con nương náu và là đường của con đến với Thiên Chúa. Chị qua đời năm 98 tuổi (13.2.2005) sau khi chấp nhận mọi đau khổ, và làm tròn sứ mệnh:
- Cả thế giới Công Giáo hiểu được giá trị và tuân giữ: cải thiện đời sống, lần hạt Mân Côi và tôn sùng Khiết Tâm Đức Mẹ.
- Vận động giáo quyền chấp nhận giữ các ngày thứ Bảy đầu tháng, kính riêng Đức Mẹ, từ 13.9.1939.
-Đề nghị và được thi hành Lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, từ 4.5.1944.
- Tha thiết xin ĐTC hiệp cùng các Giám Mục trên thế giới dâng nước Nga cho Trái Tim Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, 25.3.1984.
-Ngày 26.6.2000, Tòa Thánh đã tiết lộ phần thứ ba Bí mật Fatima vào dịp Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II viếng thăm Fatima. Sứ Điệp được Chị Lucia viết 3.1.1944, lưu mật tại Tòa Thánh từ 4.4.1957. Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đọc (17.8.1959), Thánh Giáo Hoàng Phaolo VI đọc (27.3.1965). Sau một năm, linh cữu của Chị đã được di chuyển từ tu viện Coimbra về đền thánh Fatima, an táng bên cạnh mộ hai Thánh Phanxicô và Giaxinta.
Nhiều người hy vọng án phong thánh Chân Phước cho Chị sẽ khởi sự mau chóng. Vì hiện thời rất nhiều chứng từ khỏi bệnh và ơn lạ nhờ lời cầu nguyện của Chị đã được thâu thập (RG 20.2.2006). Ngày 19.2.2006, Lm Luis Kondor phó thỉnh nguyện viên án phong thánh cho Chân Phước Giaxinta và Phanxico tiết lộ : trước khi qua đời, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II cũng bày tỏ sẵn sàng chuẩn chước qui luật 5 năm sau khi qua đời mới được phép mở hồ sơ phong thánh, cho Chị Lucia (CNS 20.2.2006).
Trong sứ điệp ngày lễ an táng Chị tại đan viện Coimbra (19.2.2005), Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II gửi viết : Thiên Chúa đã thưởng Chị về nơi trường sinh thiên đình. Như thế đã đạt đến cùng đích chỉ luôn mong mỏi trong cầu nguyện và trong tĩnh lặng của tu viện... Việc Đức Mẹ hiện ra tại Fatima năm 1917 với Chị cùng Phanxico và Giaxinta là khởi điểm của sự việc đặc thù được Chị trung thành cho tới cuối đời mình. Chị đã để lại cho chúng ta một tấm gương trung thành cao cả đối với Chúa cũng là tấm gương hân hoan gắn bó với ý muốn thần linh của Ngài. (Vatican 14.2.2005).
19. Nữ Tu Emmanuelle (Bỉ,1908-2008)
Người mẹ của dân nghèo bới rác và người nghèo ổ chuột
Nhờ Sr mà họ tìm được hạnh phúc và lẽ sống
Nữ tu Emmanuelle sinh tại Bruxelles, Bỉ (mẹ người Bỉ) năm 1908, tên khai sinh là Madeleine. Cinquin. Đi tu (cha người Pháp) nhận tên Emmanuelle, nghỉ hưu ở Paris, đang chuẩn bị mừng 100 tuổi thì qua đời 2008. Tu dòng Notre Dame de Sion, học Sorbonne tại Paris, khấn xong, Sr xin qua Turquie1932, Tunisie 1954, Égype 1963 dạy văn chương và Triết học (1962-1963). Năm 1971, thôi dạy học dấn thân phục vụ trẻ em bụi đời và dân nghèo, trẻ lượm rác. Sống tại bãi rác (1985) vùng Meadi Tora, Le Caire. Về hưu ở Paris, đồng thời lập hội Asmae-Association Soeur Emmanuelle, được công nhận 1999 là ‘unité publique‘, phát triển nhiều nước. Sr được mọi người ủng hộ, hậu thuẫn. Năm 2002, Sr được trao tặng ‘Bắc Đẩu Bội Tinh‘, mở cư xá đón tiếp ‘bà mẹ trẻ‘ tại Bobigny. Từ đấy, Nữ tu Emmanuelle được ‘sai đi sống giữa dân nghèo‘, với ‘tình yêu đem cho‘. Lạy Chúa, này con đây, đứng trước mặt Chúa
Với mọi người nam nữ, đòan tụ như anh em
Lạy Chúa, xin nhìn đến từng người
Với cái nhìn đầy áp tình thương
Lạy Chúa, con xin phó thác cho Chúa
Những người nghèo, mà con phục vụ
Vì đó là ơn gọi của con (sr Emmanuelle)
(x. GXVN, số 251, Mars 2009, ttr.3-19)
20. Thánh Teresa Calcutta (Ấn Độ, 1910-1997)
Chúa ủy thác “mở rộng bàn tay tương thân tương ái”
Dòng Nữ Tu Bác Ái phát triển khắp nơi trên thế giới
Ngày 27.8.1946, trường St. Marie tổ chức mừng sinh nhật thứ 36 của Mẹ Teresa, hiệu trờngtrường. Sinh nhật năm nay không vui tý nào đối với Mẹ. Vì sau 3 thế kỷ, 400 triệu người Ấn Độ, đa số nghèo đói, chán ngấy đường lối cai trị của người Anh. Trong khi đó phong trào đòi tựdo thánh Gandhi bộc phát và có sức thu hút quần chúng khắp nơi. Bên cạnh, nhiều nhóm Hồi Giáo lợi dụng nổi loạn, cướp bóc, thảm sát đốt phá, bạo động khủng khiếp. Dân tình hết sức cực khổ.
Mẹ bàng hoàng kinh hãi như trận cuồng phong trong tâm hồn qua những biến cố mới này. Những năm qua, công việc phẳng lặng của một giáo viên không còn ăn khớp với những gì Mẹ vừa kinh qua trong lòng của tinh thần thừa sai, hằng ấp ủ trong lòng. Mẹ bắt đầu suy tư : Thiên Chúa muốn con làm gì khác đây, điều gì nữa đây nữa đối với những người đang dau khổ trên xứ sở này?
Ngày 12.9.1946, Mẹ đi tĩnh tâm hàng năm ở Darjeeling, một tuần. Trên chuyến xe lửa đêm (10-9) như một bệnh viện, đầy người mang thương tích. Mẹ đau lòng nhìn họ và thầm đọc lại câu trong Thánh Kinh: Mỗi lần con không làm những việc nhỏ cho người hèn mọn, là đã không làm cho chính Ta (Mt 25, 45). Mẹ đã nói: Cái đêm đó tôi mới nhận thức và kinh ngạc trước những đau khổ và tôi hiểu được một cách sâu xa bản chất ơn gọi cûa tôi.
Sau những ngày cấm phòng, Mẹ quyết định xin rời Dòng Lorete, và bắt đầu sứ mạng mới cho những người nghèo khổ trong thành phố. Sau những khó khăn, Mẹ được phép lập dòng Nữ Tu Bác Ái Truyền Giáo (16.8.1948). Những ngày đầu Mẹ đã ăn cơm với muối, như bao nhiêu người chung quanh.
Ngày nay, đâu có người nghèo là có mặt các nữ tu của Mẹ Teresa. Mẹ nói: Các phép lạ đã làm phát triển mọi công việc mà các nữ tu của Mẹ đang thực hiện trên thế giới. Mẹ đã đến Hà Nội và Sài Gòn, 1994, dự lễ tại nhà thờ Thanh Đa, xin lập Dòng, mà không thành.
Tin mới nhất, tháng 5.2005, Chị Tổng Quyền Dòng Bác Ái Nirmala Joshi đã qua tỉnh Qingdao, bên Trung quốc và tiếp nhận một số cơ sở của chính phủ nhờ các chị Dòng săn sóc người già và khuyết tật
21. Chị Chiara Lubich (Ý, 1920-2008)
Chiến tranh gây đổ nát điêu tàn đổ nát tinh thần và vật chất
Phong trào Focolare qui tụ sống hiệp thông bác ái
Chị sinh ra (1920), hoạt động và qua đời tại Ý. Phong trào Focolare (Tổ Ấm) do chị Chiara Lubich thành lập, thực hiện một thế giới hiệp nhất, qua tinh thần sống bác ái. Châm ngôn phát xuất từ câu: ‘‘Xin cho chúng con nên một như con trong Cha và Cha trong Con’’. (Ga 17,21). Phong trào còn có tên: ‘‘Tổ Ấm Mẹ Maria’’ hay ‘‘Công trình Mẹ Maria’’. Chu Focolare từ tiếng Ý là ‘‘Tổ ấm gia đình’’. Hiện có 200.000 hội viên tại 182 nước
Năm 1943, Chị Chiara 23 tuổi, đã dâng hiến đời cho Chúa. Giữa những đổ nát của thế chiến thứ 2. Một nhóm thiếu nữ qui tụ bên chị, dưới hầm trú bom đạn. Những câu đánh động: Các con hãy yêu nhau như Thày yêu các con (Ga 15,12). Ở đâu có hai hay ba người nhân danh Ta họp lại, thì Ta ở giữa họ (Mt 18,20). Thời gian đầu, Chiara có bạn gái rất thân, chiến tranh, đảo lộn. Chiara đang mê triết học, bỏ học, còn cô gái kia có hôn phu đi lính, không về. Trong vùng, có nhiều cô khác, trẻ nhất 15 tuổi, đều thấy mong ước thành mây khói. Họ thường gặp nhau và cùng nhận định ‘‘Mọi sự đều phù hoa giả trá và tất cả đều qua đi’’. Cuối cùng, được soi sáng, các thiếu nữ này đã tìm ra chân lý: Thiên Chúa hằng có đời đời. Họ nghĩ, dù ở dưới hầm trú, họ cũng có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Không có đâu an toàn. Phải tìm tới Chúa, chỗ nào mà chả được. Mỗi khi có báo động nguy biến, họ kéo nhau đi tìm nơi trú ẩn. Mỗi ngày nhóm này chạy vào hầm trú ẩn tới 12 lần. Mỗi lần họ mang theo cuốn Phúc Âm. Có lần họ đọc thấy câu ‘‘Không phải kẻ nào thưa với Ta, lạy Chúa, lạy Chúa, mà được vào Nước Trời, nhưng là ai thực hiện ý của Cha Ta trên trời.
Năm 1949, nhóm nòng cốt, 15 người, cùng với Chị Lubich lên núi Dolomite tĩnh tâm. Tránh tiếp xúc với dân chúng. Họ dùng một mái nhà nghèo hèn, nhỏ ở miền sơn cước. Về tổ chức, chia nhóm riêng nam, nữ, người đã có gia đình, linh mục dòng, nữ tu, các người làm chính trị... sống chung thành cộng đoàn. Hướng dẫn do nhóm linh mục như hạt nhân. Tổ chức dấn thân làm việc trong nhiều lãnh vực, canh tân theo tinh thần Phúc Âm: gia đình, xứ đạo, cộng đoàn. Trong và sau thời chiến tranh, Phong trào đã tích cực cứu trợ nạn nhân chiến cuộc, phân phát biết bao nhiêu thùng thực phẩm, thuốc men, quần áo. Họ có mặt khắp nơi với khả năng.
22. Chân Phước Benigna Cardoso da Silva (Brazil, 1928-1941)
Mười Ba tuổi bảo vệ trinh tiết
Nêu gương cho người trẻ về đạo hạnh
Chúa nhật 24.10.2022, tại công viên Petro Felicio Vavalecanti, 60.000 tín hữu thành phố Cratô, đông bắc Brazil, tham dự lễ phong Chân Phước cho thiếu nữ mới 13 tuổi tên Benigna Cardia da Silva tử đạo vì bảo vệ trinh tiết.
Cô Benigna Cardoso da Silva sinh 15.10.1928 tại Samta do Carin, bang Ceara. Bé thường đi lễ mỗi ngày, đọc Thánh Kinh và giúp đỡ người túng thiếu hay gìa nua. Ngày 24.10.1941, khi bé đang múc nước tại dòng suối, thị bị thanh niên Raimundo Raid Alves Ribeiro hãm hiếp, rồi dùng dao chém chết, mặc dầu cô ra sức chống cự. ĐHY chủ phong là Leonardo Steiner, Dòng Phanxico, TGM giáo phận Manaus, đại diện ĐTC Phanxicô. Một trong hai em của Tân Chân Phước mang kính thánh tích của Chị. Giảng lễ, ĐHY nói: Trong xã hội có nhiều phụ nữ bị hãm hiếp và trẻ em bị lạm dụng tình dục. Tân Chân Phước là mẫu gương về bảo vệ phẩm giá phụ nữ. Là mẫu gương bất khuất phụ nữ, dùng sức mạnh và giá trị của mình để bảo vệ phẩm giá, vẻ đẹp, sống động và dịu dàng của phụ nữ. Chân Phước thà chết chứ không theo đam mê, không mất phẩm giá mình. ĐHY cầu nguyện để chúng ta góp phần vào sự hoán cải tâm hồn, và chăm sóc trẻ em và gia đình. (vietcatholic. net, 2.11.2022)
23.Chân phước Gaetana Tolomeo (Ý, 1936-1997)
Đau khổ bệnh tật thể xác rèn luyện con người
Xin cho hiểu được ý nghĩa đau khổ
Chiều Chúa Nhật 3.10.2021, Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Phong thánh Marcello Semeraro đã chủ sự Thánh lễ tại đền thờ Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội ở Catanzaro, miền Calabria của Ý, để tuyên phong chân phước cho hai phụ nữ người Ý: Gaetana Tolomeo và Mariantonia Samà (x.số 9 trong bài này). Điểm chung của hai tân chân phước là đón nhận đau khổ bệnh tật trong cuộc sống. Hai vị đều muốn trở nên “giống như Đức Kitô”. Đức Hồng Y Semeraro nhấn mạnh rằng sự thánh thiện của các ngài là lịch sử của quyền năng Thiên Chúa trong sự yếu đuối của con người”.
Gaetana Tolomeo, được biết đến với cái tên Nuccia, sinh tại Catanzaro vào năm 1936. Khi còn nhỏ, bà đã bị chứng tê liệt tiến triển và biến dạng, và được gửi đến nhà một người cô ở Cuneo để chữa trị. Khi trở về nhà, thấy cha mình không chấp nhận tình trạng thể lý của mình, bà đã dâng những hy sinh cầu nguyện cho ông hoán cải. Bà đã tìm được ý nghĩa cho cuộc sống của mình bằng cách cầu nguyện cho tất cả những ai xin bà cầu nguyện. Bà qua đời vào năm 1997.
Trong bài giảng Đức Hồng Y Semeraro nói rằng một phụ nữ vì yêu Chúa Giêsu đã “biến khuyết tật của mình thành việc tông đồ để cứu chuộc con người. Khi lặp đi lặp lại: Tôi cảm ơn Chúa Giêsu đã cho tôi được đóng đinh vì tình yêu, chân phước đã trở thành một tấm gương về lòng biết ơn cho cuộc sống mà ngài đã nhận được”. Đức Hồng Y nhắc lại lời của chân phước Tolomeo: “Tôi là Nuccia, một sinh vật yếu ớt mà trong đó Quyền năng của Chúa hoạt động hàng ngày”. Đức Hồng Y Semeraro lưu ý: “Trên thực tế, cuộc sống trần thế của ngài phong phú không phải qua các sự kiện và công trình hoành tráng, nhưng trong ân sủng và hoàn toàn tuân theo ý Thiên Chúa trong sự giản dị hàng ngày”.
Hai tháng trước khi qua đời, Chân Phước Tolomeo đã gửi cho những người trẻ của Sassari thông điệp này: “Tôi 60 tuổi, tất cả năm tháng đều nằm trên một chiếc giường; thân thể tôi queo quắt, mọi việc phải phụ thuộc vào người khác, nhưng tinh thần tôi vẫn tươi trẻ. Bí mật của tuổi trẻ và niềm vui sống của tôi chính là Chúa Giêsu. Alleluia”.
Hai kết luận cho bài này.
1.Cùng với Đức Phanxicô dâng lời kinh xin ‘sống đức tin’’ cho những ai trong gia đình và thưởng công cho những người ra đi.
Lạy Mẹ,
Xin Mẹ nâng đỡ đức tin chúng con
Xin Mẹ mở rộng tai chúng con để nghe lời Thiên Chúa
và nhận ra tiếng và lời gọi cûa Người
Xin Mẹ làm sống dậy trong chúng con ước muốn
bước chân theo Người, lên đường rời bỏ quê hương
và chấp nhận lời hứa của Người
Xin Mẹ giúp chúng con được tình yêu Người chạm tới
được chạm đến Người bằng đức tin
Xin Mẹ giúp chúng con tín thác trọn vẹn vào Người
và tin vào tình yêu của Người
nhất là trong lúc bị thử thách
dưới bóng thấp khi đức tin của chúng con
được mời gọi trưởng thành hơn
Xin Mẹ gieo vào đức tin chúng con
Niềm vui của Đấng Phục Sinh
Xin Mẹ nhắc nhở chúng con rằng
Người tin không bao giờ đơn độc
Xin Mẹ dạy chúng con biết nhìn mọi sự
bằng con mắt của Chúa Giêsu
để Người là ánh sáng soi đường chúng con đi
Và ánh sáng đức tin này luôn gia tăng nơi chúng con,
cho tới hừng đông của ngày bất tận
là chính Chúa Kitô, Con Mẹ, Chúa chúng con. Amen.
Kinh kết thúc Tông Huấn ‘Ánh Sáng Đức Tin’ (Lumen Fidei)
(Tông Huấn được ĐGH Benedicto viết gần xong
Đức Phanxicô đóng góp và ban hành 29.6. 2013.
2. Đọc lại kết luận của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Tông Thư “Mulieris Dignitatem (“Phẩm Giá Phụ Nữ”, Năm Thánh Mẫu), ban hành, 15.8.1988
“ Nếu chị em nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban”
… Giáo Hội cám ơn vì mỗi và mọi Phụ Nữ. Vì các bà mẹ, các chị em, các bà vợ, vì các phụ nữ được thánh hiến cho Chúa trong đức khiết tịnh. Vì những phụ nữ tận tụy cho lắm người vốn mong chờ tình thương nhưng không của kẻ khác. Vì những phụ nữ đang chăm sóc những người trong gia đình, dầu chỉ nền tảng của cộng đoàn nhân loại. Vì những phụ nữ đang hoạt động nghề nghiệp cùng lúc chịu ghánh nặng của xã hội. Vì những phụ nữ đảm đang và những phụ nữ yếu đuối. Vì mọi phụ nữ.
…Đồng thời, Giáo Hội cầu xin cho ‘những sự tỏ mình của Thần Khí (x. 1Cr 12, 4tt) vốn được luôn tuôn ban hết sức quảng đại vĩnh cửu, có thể được thừa nhận và đánh gía kỹ lưỡng, để những sự tỏ mình ấy có thể trở lại vì thiện ích chung của Giáo Hội và nhân loại. Suy niệm về phụ nữ trong Thánh Kinh, Giáo Hội cầu xin cho mọi phụ nữ khám phá chính mình và ơn gọi cao qúi của mình.
(Bản dịch của Lm Phêrô Phan văn Lợi, VN – Vatican.va. HĐGM VN)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tông Huấn ‘Ánh Sáng Đức Tin’ (Lumen Fidei)
(Bản dịch Việt ngữ, Vũ Văn An. 2014)
- Mémores de Soeur Lucie. Père Louis Kondor SVD, 2015
- Marthe Robin. 2000
- Thông điệp và Sùng Kính Lòng Thương Xót. Xuân Lộc. 2002
- Đức Mẹ Tháng Hoa. Ns Hiệp Nhất. 5.2015. Tr 21.
- Têrêsa, vị Thánh lớn nhất của thời đại mới. Hương Việt, 1997.
- Les Femmes de l’Evangile. France Quéré. Seuil. Paris.19823