Nhiều người Công giáo tại một giáo xứ ở tây nguyên Việt Nam đang tân trang các ngôi mộ không có người chăm sóc để người chết sẽ không còn bị quên lãng nữa.
Anh Giuse Đỗ Ngọc Vinh cho UCA News biết, "Trong ba tháng qua chúng tôi đã xây gần 100 ngôi mộ mà thân nhân không chăm sóc trong nhiều năm qua."
Từ cuối tháng tư, anh Vinh hướng dẫn một nhóm tình nguyện viên xây lại các ngôi mộ bị lãng quên này tại nghĩa trang của giáo xứ Tân Hà ở thị xã Bảo Lộc, cách Hà Nội 1.480 kilômét về hướng nam.
Anh Vinh, 30 tuổi, cho biết các ngôi mộ không được chăm sóc này, phần nhiều là mộ trẻ em, đã bị bào mòn do mưa nắng. Chúng chỉ thường được chú ý tới vào tháng 11, tháng Các Đẳng Linh Hồn, lúc đó người ta viếng thăm các mộ của người thân gần bên dọn dẹp giùm cho. Một số mộ chỉ còn lại một ụ đất nhỏ và bị cỏ mọc phủ kín.
Anh Vinh nói: "Con người khi còn sống thì cần cái nhà để ở, khi chết thì cũng cần ngôi mộ để người sống nhớ đến mà cầu nguyện cho họ. Vì thế, chúng tôi đi xin tiền từ một số ân nhân trong địa phương để mua vật liệu xây dựng và xây lại các phần mộ trên."
Một số người góp tiền, cho cát, gạch, xi măng hoặc sắt, trong khi những người khác tình nguyện bỏ công xây mộ.
Ông Nguyễn Ngọc Quang, 75 tuổi, người Công giáo trông coi nghĩa trang giáo xứ trong 50 năm qua, cho UCA News biết các thân nhân đã chuyển đi nơi khác làm ăn nên bỏ rơi các ngôi mộ này. Qua nhiều năm các thánh giá gỗ đã mục nát và các phần mộ chỉ còn một ụ đất nhỏ. Ông Quang đã xây khoảng 80% trong số 1.169 mộ phần tại nghĩa trang được thành lập từ năm 1954.
Ông Quang nói, các gia đình nghèo không có khả năng xây mộ vì thế họ thường chỉ đắp một ụ đất lên huyệt và đặt cây thánh giá gỗ lên đầu huyệt. Trước đây ông cũng đã xây được 13 ngôi mộ như thế nhờ tiền của một số ân nhân giúp đỡ.
Linh mục quản xứ Phaolô Lê Đức Huân, 60 tuổi, đánh giá cao sáng kiến xây mộ của nhóm. "Đây là dự án lần đầu tiên do giáo dân khởi xướng và thực hiện," ngài nói và cho rằng giáo xứ không có kinh phí để xây lại những ngôi mộ này.
Anh Phêrô Nguyễn Đình Phúc, 34 tuổi, một thợ xây, cho UCA News biết, anh rất vui khi xây những ngôi mộ bị bỏ rơi này, vì đây là một cơ hội mà anh cần chia sẻ với người qua đời. Anh làm thợ xây được 10 năm nay.
Bà Anna Vũ Thị Phi, 76 tuổi, cho biết bà ủng hộ công việc xây mộ và đóng góp số tiền ăn sáng một tháng của bà do con cháu cho. Số tiền của cụ có thể mua được hơn 100 viên gạch.
Một giáo dân khác trong xứ là anh Quân, 33 tuổi, đóng góp 10 bao ximăng. Anh nói anh cảm thấy cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn khi đóng góp tiền bạc vào hoạt động từ thiện này.
Chị Lucia Phạm Thị Mộng Huyền, người đã đóng góp nhiều tới 4 triệu đồng (252 Mỹ kim), cho UCA News biết dự án là cơ hội nhắc nhở người sống nhớ đến những người quá cố, nhất là các linh hồn mồ côi, rất cần người sống cầu nguyện hay xin lễ cho họ. Nhiều người ngày nay chỉ chú trọng đến đời sống vật chất như nhà cao cửa rộng, ăn ngon mặc đẹp, mà không nhớ đến những người qua đời.
Theo anh Vinh, có gần 30 ân nhân kể cả ba người Phật giáo trong xứ đã đóng góp 8 triệu đồng cho dự án. Các phần mộ mà nhóm anh xây có kích thước dài 1,2m, rộng 0,8m, và cao 0,7 m và một thánh giá bằng xi măng cốt sắt cao 1 mét đặt ở đầu ngôi mộ. Mỗi ngôi mộ tốn hết 100.000 đồng. Anh nói thêm, các ngôi mộ này sẽ được quét vôi trắng vào tháng 11 tới.
Các tình nguyện viên chỉ xây mộ vào ngày chủ nhật vì ngày thường họ phải làm việc nuôi sống gia đình họ.
Giáo xứ Tân Hà có 9.259 giáo dân, trong đó có 2.722 nguời dân tộc thiểu số Châu Mạ, do hai linh mục coi sóc.
Anh Giuse Đỗ Ngọc Vinh cho UCA News biết, "Trong ba tháng qua chúng tôi đã xây gần 100 ngôi mộ mà thân nhân không chăm sóc trong nhiều năm qua."
Từ cuối tháng tư, anh Vinh hướng dẫn một nhóm tình nguyện viên xây lại các ngôi mộ bị lãng quên này tại nghĩa trang của giáo xứ Tân Hà ở thị xã Bảo Lộc, cách Hà Nội 1.480 kilômét về hướng nam.
Anh Vinh, 30 tuổi, cho biết các ngôi mộ không được chăm sóc này, phần nhiều là mộ trẻ em, đã bị bào mòn do mưa nắng. Chúng chỉ thường được chú ý tới vào tháng 11, tháng Các Đẳng Linh Hồn, lúc đó người ta viếng thăm các mộ của người thân gần bên dọn dẹp giùm cho. Một số mộ chỉ còn lại một ụ đất nhỏ và bị cỏ mọc phủ kín.
Anh Vinh nói: "Con người khi còn sống thì cần cái nhà để ở, khi chết thì cũng cần ngôi mộ để người sống nhớ đến mà cầu nguyện cho họ. Vì thế, chúng tôi đi xin tiền từ một số ân nhân trong địa phương để mua vật liệu xây dựng và xây lại các phần mộ trên."
Một số người góp tiền, cho cát, gạch, xi măng hoặc sắt, trong khi những người khác tình nguyện bỏ công xây mộ.
Ông Nguyễn Ngọc Quang, 75 tuổi, người Công giáo trông coi nghĩa trang giáo xứ trong 50 năm qua, cho UCA News biết các thân nhân đã chuyển đi nơi khác làm ăn nên bỏ rơi các ngôi mộ này. Qua nhiều năm các thánh giá gỗ đã mục nát và các phần mộ chỉ còn một ụ đất nhỏ. Ông Quang đã xây khoảng 80% trong số 1.169 mộ phần tại nghĩa trang được thành lập từ năm 1954.
Ông Quang nói, các gia đình nghèo không có khả năng xây mộ vì thế họ thường chỉ đắp một ụ đất lên huyệt và đặt cây thánh giá gỗ lên đầu huyệt. Trước đây ông cũng đã xây được 13 ngôi mộ như thế nhờ tiền của một số ân nhân giúp đỡ.
Linh mục quản xứ Phaolô Lê Đức Huân, 60 tuổi, đánh giá cao sáng kiến xây mộ của nhóm. "Đây là dự án lần đầu tiên do giáo dân khởi xướng và thực hiện," ngài nói và cho rằng giáo xứ không có kinh phí để xây lại những ngôi mộ này.
Anh Phêrô Nguyễn Đình Phúc, 34 tuổi, một thợ xây, cho UCA News biết, anh rất vui khi xây những ngôi mộ bị bỏ rơi này, vì đây là một cơ hội mà anh cần chia sẻ với người qua đời. Anh làm thợ xây được 10 năm nay.
Bà Anna Vũ Thị Phi, 76 tuổi, cho biết bà ủng hộ công việc xây mộ và đóng góp số tiền ăn sáng một tháng của bà do con cháu cho. Số tiền của cụ có thể mua được hơn 100 viên gạch.
Một giáo dân khác trong xứ là anh Quân, 33 tuổi, đóng góp 10 bao ximăng. Anh nói anh cảm thấy cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn khi đóng góp tiền bạc vào hoạt động từ thiện này.
Chị Lucia Phạm Thị Mộng Huyền, người đã đóng góp nhiều tới 4 triệu đồng (252 Mỹ kim), cho UCA News biết dự án là cơ hội nhắc nhở người sống nhớ đến những người quá cố, nhất là các linh hồn mồ côi, rất cần người sống cầu nguyện hay xin lễ cho họ. Nhiều người ngày nay chỉ chú trọng đến đời sống vật chất như nhà cao cửa rộng, ăn ngon mặc đẹp, mà không nhớ đến những người qua đời.
Theo anh Vinh, có gần 30 ân nhân kể cả ba người Phật giáo trong xứ đã đóng góp 8 triệu đồng cho dự án. Các phần mộ mà nhóm anh xây có kích thước dài 1,2m, rộng 0,8m, và cao 0,7 m và một thánh giá bằng xi măng cốt sắt cao 1 mét đặt ở đầu ngôi mộ. Mỗi ngôi mộ tốn hết 100.000 đồng. Anh nói thêm, các ngôi mộ này sẽ được quét vôi trắng vào tháng 11 tới.
Các tình nguyện viên chỉ xây mộ vào ngày chủ nhật vì ngày thường họ phải làm việc nuôi sống gia đình họ.
Giáo xứ Tân Hà có 9.259 giáo dân, trong đó có 2.722 nguời dân tộc thiểu số Châu Mạ, do hai linh mục coi sóc.